Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM tại thị trường nội địa đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quát về ngành chế biến thủy sản và tôm đông lạnh ở Việt Nam

Nghề nuôi thủy sản Việt Nam bao gồm nuôi thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ chủ yếu như tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng và các loại cá. Nhờ đầu tư mạnh và đúng trọng tâm, ngành nuôi thủy sản đã tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm qua. Tổng sản lượng năm 2021 đạt 2.569 ngàn tấn, tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Ngoài nuôi thủy sản, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Trong giai đoạn 2000–2021, sản lượng thủy sản đánh bắt của Việt Nam tăng 28,5% (đạt 2,28 triệu tấn năm 2021), sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt đạt 197.000 tấn. Đến hết năm 2021, cả nước có khoảng 600 DN chế biến thủy sản đông lạnh, trong đó trên 450 DN với công suất cấp đông 6.000 tấn/ngày. Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

Về xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 chỉ đứng sau dầu thô, dệt may và da giày, đưa Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 170 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 6.1 tỷ USD, so với năm 2000 tăng 21.5%.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2020 – 2023

Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 82 thị trường, 3 thị trường dẫn đầu trong năm 2023 gồm EU 27, Nhật Bản, Mỹ chiếm trên 57% kim ngạch. Xuất khẩu tôm năm 2023 đạt 250 ngàn tấn, đạt kim ngạch 2.396 triệu USD, chiếm 39,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Năm 2021, Việt Nam có trên 300 doanh nghiệp xuất khẩu tôm, trong đó 60% doanh nghiệp dẫn đầu chiếm 80% tổng kim ngạch. Hiện nay có 100 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. Minh Phú Seafood Corp. là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất, với khối lượng xuất khẩu đạt kim ngạch 14 triệu USD năm 2023.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam từ 2020 – 2023

Chất lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá cao. Tuy nhiên, ở thị trường Nhật Bản và EU, một số lô hàng của một số doanh nghiệp đã bị cảnh báo hoặc trả hàng về do dư lượng kháng sinh vượt tiêu chuẩn. Năm 2023, Nhật Bản đã đưa ra tổng cộng 117 cảnh báo đối với lô hàng thủy sản Việt Nam nói chung, trong đó chủ yếu là tôm đông lạnh. Và ngày 09/06/2023, Nhật Bản đã chính thức tăng tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin lên mức 100% với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tại thị trường EU, năm 2023 Việt Nam cũng có 61 lô hàng thủy sản bị cảnh báo, từ chối tại cửa khẩu hoặc thu hồi do dư lượng kháng sinh vượt chuẩn.

Theo báo cáo của Vasep thì BIM đứng vị thứ 40 trong xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2022, với kim ngạch khoảng 11.8 triệu USD, chiếm tỉ trọng 0,62% so với tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

Tình hình nuôi tôm và chất lượng nguồn nguyên liệu tôm tại Việt Nam

Nghề nuôi, khai thác và chế biến tôm đông lạnh đang được phát triển để đáp ứng cho nhu cầu về xuất khẩu và trong nước. Năm 2023, Việt Nam có khoảng 70 loài tôm phân bố ở các vùng biển xa bờ, vùng biển ven bờ, và các thủy vực trong nội địa. Các loài tôm được nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo,… Sản lượng tôm nuôi nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) đạt 435.000 tấn năm 2023, tăng 5,3% so với năm 2022 và diện tích được mở rộng từ 641 ngàn ha năm 2022 lên 658 ngàn ha vào năm 2023. Và theo dự báo của bộ NNPTNT thì năm 2012 sản lượng tôm sẽ tăng so với năm 2023 nhưng không đáng kể do diện tích giảm.

Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm nước lợ tại Việt Nam năm 2022-2012

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 2 Tôm thẻ chân trắng là một trong 3 đối tượng nuôi quan trọng nhất của nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay (cùng với tôm sú, tôm he), là đối tượng có giá trị kinh tế, khả năng thích nghi cao, khả năng kháng bệnh tốt hơn tôm sú, thời gian sinh trưởng ngắn (2,5 – 3 tháng); năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt tới 20 tấn/ha.

Hiện nay, phần lớn diện tích đối với tôm chân trắng là nuôi thâm canh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh, điều này gây nên những hậu quả về môi trường và không mang lại hiệu quả kinh tế cao như mong đợi, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao do mật độ nuôi thả dày và người nuôi nhỏ lẻ chưa trang bị kỹ thuật đầy đủ, có thể gây hại đến hoạt động sản xuất trên diện rộng.

Về chất lượng nguồn nguyên liệu tôm, theo số liệu thống kê cho thấy lượng tôm nhiễm khuẩn Samonella, Ecoli ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ngày càng gia tăng, đặc biệt các sản phẩm bán tại các quán ăn, nhà hàng. Điều này không chỉ gây mất ATVSTP mà tệ hơn, nó còn khiến thịt tôm dập nát, giảm chất lượng. Ngoài hóa chất, kháng sinh cũng được dùng để bảo quản tôm. Kháng sinh làm tôm ít bị biến đổi về màu sắc và mùi vị, tuy nhiên kháng sinh khó bị phân hủy và tồn tại trong thực phẩm, người thường xuyên ăn có khả năng bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chi phí đầu vào của việc nuôi tôm và giá nguyên liệu: Trong năm 2023, chất lượng thức ăn giảm sút và người nuôi phải sử dụng lượng thức ăn nhiều hơn để sản xuất. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn, tiếp tục khiến giá thức ăn nội địa chịu ảnh hưởng lớn của biến đống giá nguyên liệu thế giới. Điều này đẩy chi phí nuôi tăng cao. Giá tôm nguyên liệu trong 3 năm trở lại đây tăng ổn định và duy trì ở mức cao do sự thiếu hút nguồn cung tôm nguyên liệu nghiêm trọng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.2. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần thực phẩm BIM Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Phân tích môi trường Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM BIM Group là tập đoàn dẫn đầu trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như phát triển bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch vận tải, sản xuất muối và thủy sản. Có trụ sở chính tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập bởi ông Đoàn Quốc Việt, một doanh nhân sở hữu và điều hành chuỗi khách sạn, nhà hàng và hoạt động kinh doanh thương mại ở Ba Lan trước khi đầu tư về Việt Nam vào năm 1994.

Công ty BIM là một trong những công ty con trực thuộc tập đoàn BIM Group, được thành lập năm 2007. Hiện nay, BIM là nhà nuôi trồng tôm lớn hàng đầu tại Việt Nam, đang quản lý và phát triển khoảng 2.000 ha nuôi tôm cùng với hệ thống đầm tôm và máy móc chế biến hiện đại. Công ty sở hữu hệ thống trại giống sạch bệnh, nhà máy chế biến thủy sản. Khu nuôi tôm của công ty được quy hoạch tốt đảm bảo việc nuôi bền vững theo mô hình biosecurity. BIM là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ vi sinh tự nhiên trong nuôi tôm. Nhờ đó mà chất lượng tôm được nâng cao đáp ứng những tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe nhất của Nhật, Châu Âu và Mỹ.

Hệ thống quản lý chất lượng đạt các chứng nhận như HACCP, ISO 9001:2000, ISO 22000, tiêu chuẩn BRC về an toàn vệ sinh thực phẩm và quy trình nuôi trồng khép kín từ con giống – nuôi tôm – chế biến. BIM luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất.

Bên cạnh đó, BIM cũng là thành viên của hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam – VASEP. Các cơ sở sản xuất và CN nhánh của BIM bao gồm trại giống Phú Quốc – Kiên Giang, khu nuôi Đồng Hòa – Kiên Giang, Khu nuôi Minh Thành – Quảng Ninh, nhà máy chế biến Tắc Cậu – Kiên Giang, chi nhánh hoạt động khác của công ty tại Kiên Giang, TP. HCM và Hà Nội.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty BIM Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

Cơ cấu tổ chức (xem sơ đồ trang kế tiếp)

Chức năng của công ty:

  • Nuôi trồng con giống, tôm nguyên liệu và chế biến tôm thẻ chân trắng.
  • Xuất khẩu tôm sơ chế, tôm giá trị gia tăng đông lạnh ra thị trường nước ngoài.
  • Phân phối sản phẩm tôm nguyên liệu, tôm đông lạnh, muối và gạo tại thị trường nội địa.

 Nhiệm vụ của công ty:

  • Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn để không ngừng củng cố và phát triển quy mô hoạt động phù hợp với chức năng và nội dung kinh tế của công ty.
  • Sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, góp phần gia tăng thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty.
  • Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội. Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN
  • Chấp hành các chính sách, quy định và luật lệ liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thành các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản đã kí kết.

2.2.3. Định hướng phát triển của công ty

Ngoài thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và phát triển, BIM tham gia ngành thực phẩm thị trường nội địa với 3 ngành hàng: muối, gạo và tôm à đây là 3 ngành hàng cơ bản mà hầu như 100% dân số đều có nhu cầu sử dụng và sử dụng thường xuyên hàng ngày, liên tục. Tuy vậy, đây lại là những ngành hầu như trống về mặt thương hiệu mà thị trường hiện nay chỉ xuất hiện những sản phẩm có nhãn hiệu hoặc không có nhãn hiệu. Chính vì thế, BIM sẽ được xem là “người đầu tiên” đặt chân xây dựng thương hiệu vào các ngành hàng này.

Định hướng trở thành một trong số những thương hiệu hàng đầu Việt Nam; có sức cạnh tranh cao với các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ;

Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành; có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn nhân lực; lên sàn chứng khoán vào năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 30 – 50% trong 3 năm đầu (2013 – 2015) và 25 – 30% cho các năm sau (2015 – 2020).

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn này tập trung nghiên cứu, phân tích về sản phẩm tôm và tôm đông lạnh.

2.2.4. Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty BIM Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

 Công nghệ và năng lực sản xuất: Công ty có quy trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất con giống đến chế biến thành phẩm với công nghệ hiện đại nhất. Trại giống, đầm tôm và nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế và chứng nhận ACC.

Trại giống Phú Quốc – Kiên Giang: Là khu sản xuất con giống, đặt tại đảo Phú Quốc, cách vùng biển miền Nam 200 km. Tôm bố mẹ được nhập từ Singapore, được kiểm nghiệm và chứng nhận tôm sạch, khỏe và không bị bệnh. Với số lượng công nhân khoảng 500 người, đây là khu cung cấp tôm con giống cho khu nuôi Đồng Hòa, đảm bảo chất lượng tôm sạch bệnh và nguồn gốc an toàn. Áp dụng kỹ thuật nuôi hiện đại nhất. Không sử dụng con giống bên ngoài nên kiểm soát được chất lượng đầu vào.

Khu nuôi Đồng Hòa – Kiên Giang: Đặt tại tỉnh Kiên Giang với 1.700 ha gồm 1.484 ao nuôi, diện tích mỗi ao từ 5.000 m2 – 15.000 m2, công suất mà đầm tôm đạt được khoảng 20.000 tấn/năm. Đây là khu nuôi tôm lớn nhất tại Việt Nam. Là nguồn cung cấp tôm cho nhà máy Tắc Cậu và bán tôm nguyên liệu tại thị trường nội địa. Tôm được nuôi khép kín, kiểm tra thường xuyên bởi các chuyên gia nên đảm bảo chất lượng, không nhiễm kháng sinh và dịch bệnh từ các nơi. Tại đầm tôm, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng thâm canh nên BIM chủ động được size nguyên liệu từ nhỏ đến lớn. Hơn nữa, kinh nghiệm và công nghệ tốt nên công ty nuôi được tôm size lớn, mang lại giá trị kinh tế cao.

Khu nuôi Minh Thành – Quảng Ninh: Đặt tại tỉnh Quảng Ninh với diện tích khoảng 251 ha. Khu nuôi chủ yếu cung cấp nguyên liệu tôm nguyên con cho các nhà hàng, khách sạn ở khu vực phía Bắc. Số lượng công nhân khoảng 150 người.

Nhà máy Tắc Cậu – Kiên Giang: Được xây dựng tại khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang. Nguồn nguyên liệu chế biến lấy hoàn toàn từ đầm tôm Đồng Hòa. Hệ thống máy móc hiện đại, được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế nên sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… Công suất khoảng 15.000 tấn/năm. Số lượng công nhân khoảng 1,000 người. Nhà máy chế biến Kiên Giang với hệ thống dây chuyền đảm bảo tất cả các kiểu đông lạnh theo yêu cầu của khách như đông IQF, đông block, đông semi – IQF, semi – block.

 Sản phẩm: Đối với thị trường nội địa, BIM bán tôm thẻ chân trắng nguyên liệu cho các đầu nậu thu gom tôm cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu khu vực miền Nam và một ít tại khu vực miền Trung. Bán tôm tươi sục oxy cho các nhà hàng phía Bắc từ đầm tôm Minh Thành – Quảng Ninh. Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc,… Vì vậy, sản phẩm của công ty đạt các yêu cầu:

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính.
  • Sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, quy cách, đóng gói, kích cỡ,… Có hầu hết các size thỏa mãn nhiều nhu cầu của thị trường như 21/25, 26/30, 31/40/ 41/50, 51/60, 61/70, 71/90, 91/120, 100/200, 200/300, 300/500.
  • Sản phẩm được các công ty nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt đảm bảo không nhiễm kháng sinh, tạp chất, các chỉ tiêu vi sinh theo yêu cầu khó tính của thị trường.
  • Giá sản phẩm cạnh tranh so với các công ty xuất khẩu tôm trong nước do chủ động nguồn và giá thành của nguyên liệu.

 Thị trường và kết quả kinh doanh

Từ 2007 đến nay (2012) công ty BIM chủ yếu xuất khẩu tôm đông lạnh ở các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật,… chiếm 97% tổng doanh thu trong khi đó, bán tôm nguyên liệu tại thị trường nội địa chiếm 3% tổng doanh thu. Kết quả kinh doanh từ 2021 – 2023 như bảng sau đây.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của công ty BIM qua các năm 2020 – 2023

Thị trường nội địa chủ yếu là các đầu nậu thu gom tôm nguyên liệu bán lại cho các công ty chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu cung cấp cho nhóm khách hàng của BIM từ miền Trung trở vào đến Cà Mau. Còn các nhà hàng mua tôm tươi của BIM chủ yếu ở miền Bắc và đầm tôm Minh Thành đáp ứng nhu cầu này. Luận văn: Tổng quan về chế biến thủy sản đông lạnh tại VN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x