Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM tại thị trường nội địa đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Phân tích môi trường bên trong công ty BIM 

2.3.1. Phân tích các nguồn lực của công ty

 Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của công ty tương đối ổn định 2,000 – 2,300 người. Đội ngũ quản lý của công ty tốt, được đào tạo bài bản. Hằng năm công ty tổ chức tuyển dụng và đào tạo tay nghề cho đội ngũ kế thừa sẵn sàng đáp ứng công việc. Đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ cao. Cán bộ quản lý được trang bị các kiến thức về ISO, kiến thức quản trị điều hành, thường xuyên được đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn đổi mới. Luôn luôn chú trọng tuyên truyền ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh công ty,

  • Quản trị viên cấp cao: Gồm ban giám đốc và các trưởng phó phòng ban có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt nên công ty sẽ có sức cạnh tranh cao.
  • Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ trực tiếp quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có có kinh nghiệm công tác, khả năng ra quyết định và diều hành công tác.
  • Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần nào cũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ… bởi vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của sản phẩm.

Công ty luôn xem nguồn nhân lực là vốn quý nhất nên hàng năm đầu tư nhiều vào công tác đào tạo, bao gồm cả đào tạo nội bộ và gởi nhân viên đào tạo dài hạn. công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm đúng mực, hằng năm người lao động được khám sức khỏe định kỳ đầy đủ. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Nguồn lực tài chính: Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty phát triển khá tốt nên nguồn lực tài chính khá dồi dào và ổn định. Bên cạnh đó, công ty còn góp phần vốn vào các công ty con của tập đoàn BIM nên phát huy tối đa khả năng sinh lời từ lợi nhuận giữ lại.

Hệ số thanh khoản hiện thời của công ty luôn duy trì ở mức tương đối an toàn và khá hợp lý. Việc duy trì tài khoản lưu động không quá cao cũng không quá thấp đã đảm bảo khả năng chi trả vừa đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả. Trong năm 2020 và 2021 khoản nợ ngắn hạn tăng lên do nợ dài hạn đến hạn phải trả chuyển sang, nên hệ số thanh toán hiện thời giảm, gây áp lực lên tình hình thanh toán nợ của công ty. Tuy nhiên vẫn đảm bảo ở mức an toàn.

Hệ số thanh toán nhanh: thanh toán tiền mặt cũng được duy trì ở an toàn, những năm gần đây giảm xuống do công ty đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác và một phần do các khoản nợ dài hạn tới kỳ phải trả.

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu tài chính của công ty BIM qua các năm 2020 – 2023

Chỉ số hoạt động vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên nên số ngày thu tiền bình quân giảm xuống. Năm 2022 là 24 và năm 2023 là 23 ngày.

Vòng quay tồn kho qua các năm ít biến động, số ngày hoạt động từ 48 – 64 ngày điều này phản ánh tình hình hoạt động của công ty là khá ổn định.

Chỉ số sinh lời trong những năm qua cho thấy tình hình kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả cao, các chỉ tiêu này luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành. Chỉ tiêu biên lợi nhuận hoạt độnglợi nhuận trước thuế đạt ở mức cao. Cụ thể là đối với biên lợi nhuận hoạt động năm 2023 là 27,60%, lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 27,86%. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty. Qua các năm chỉ tiêu này đạt được ở mức khá, cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả. Chỉ số ROA qua các năm 2022, 2023 là 16,12% và 13,21%.

Nhìn chung tình hình tài chính của công ty khá tốt vào ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc phát triển và đầu tư trong hoạt động Marketing trong thời gian sắp tới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.3.2. Phân tích hoạt động Marketing của công ty BIM Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Từ năm 2007 đến năm 2023, BIM chú trọng vào thị trường xuất khẩu nên mọi hoạt động Marketing, bán hàng của công ty cũng chỉ mục đích phục vụ cho thị trường này. Tuy nhiên, hoạt động Marketing của công ty tập trung chủ yếu vào nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cạnh tranh, bán hàng thông qua các nhà nhập khẩu lớn và tìm kiếm khách hàng qua các hội chợ thủy sản quốc tế. Các hội chợ công ty tham gia như hội chợ thủy sản tại Mỹ, Brussels – Bỉ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong nước công ty tham gia hội chợ Vietfish. Bên cạnh đó, là hội viên của hiệp hội VASEP nên BIM cũng được nhiều khách hàng biết đến thông qua hiệp hội này. Đối với thị trường xuất khẩu, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của BIM là các công ty thủy sản hàng đầu Việt Nam và các công ty xuất khẩu của Thái Lan, Inđônêxia và Ấn Độ.

Hiện tại BIM chưa có website riêng, thông tin của BIM được giới thiệu sơ lược trên website của tập đoàn BIM GROUP. Tuy nhiên, thông tin được đăng tải rất hạn chế, chỉ giới thiệu về ngành hàng. Các thông tin như sản phẩm, chất lượng, tin tức, quy mô, các hoạt động và các thông tin cần thiết khác không được đăng tải. Khách hàng chỉ có thể biết về sản phẩm, nhà máy qua cuốn catalogue của công ty được cập nhật, in mới 2 năm một lần.

BIM không có hoạt động xúc tiến quảng bá nào ở thị trường xuất khẩu. BIM chỉ thực hiện một phóng sự dài khoảng 15 phút, nội dung giới thiệu về nhà máy BIM và các cơ sở sản xuất khác nhưng phóng sự này chỉ sử dụng trình chiếu tại các hội chợ nước ngoài. Tuy nhiên, phóng sự này cũng khá sơ sài, chưa làm nổi bật được lợi thế của BIM trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh.

Còn các hoạt động Marketing khác, kể cả hoạt động nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng nước ngoài hầu như không được chú tâm và thực hiện. BIM bán hàng thông qua các nhà nhập khẩu với thương hiệu của họ nên BIM cũng chưa có được thương hiệu ở thị trường nước ngoài đối với người tiêu dùng. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Nói chung, hoạt động Marketing ở thị trường xuất khẩu của BIM rất yếu do chưa được chú trọng đầu tư. Hơn nữa, không có nguồn nhân lực cho công việc này cũng thiếu, nếu có thì trình độ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Còn đối với thị trường nội địa, vì công ty chưa khai thác nên hoạt động Marketing cũng chưa được thực hiện. Tuy nhiên, BIM đánh giá đây là thị trường tiềm năng. có thể phát triển với nhiều sản phẩm và nhiều cơ hội được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, hiện tại chưa có thương hiệu nào mạnh cũng như mức độ phát triển sản phẩm còn ở mức cơ bản, chưa có nhiều giá trị gia tăng và khác biệt. Hơn nữa, mức độ hài lòng của NTD hiện nay chưa cao với những sản phẩm hiện tại cũng như chi phí sẵn lòng chi cho sản phẩm cũng chỉ ở mức trung bình thấp.Vì thế, BIM quyết định thâm nhập vào thị trường từ năm 2013 và xác định được vai trò của Marketing trong ngành kinh doanh thực phẩm nội địa khác biệt so với thị trường xuất khẩu. Từ đó, công ty đã nhanh chóng thành lập phòng Marketing và mở rộng phòng bán hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Việc nắm giữ nguồn nguyên liệu ưu việt, cơ sở sản xuất mạnh, tiên tiến và lớn của BIM là nền tảng cho việc phát triển sản phẩm và xây dựng vị thế cạnh tranh. Đa dạng hóa sản phẩm giúp đa dạng hóa việc tiếp cận đến các nhu cầu khác nhau, phân khúc khác nhau và định vị khác nhau của sản phẩm trong cùng ngành. BIM xác định, khách hàng mục tiêu là phụ nữ nấu ăn trong gia đình sống ở các thành phố và các nhà hàng, quán ăn từ trung cấp đến cao cấp.

Công ty có kế hoạch nghiên cứu chuyên sâu về hai đối tượng này bằng các phương pháp như phương pháp Focus Group và CLT. Các nghiên cứu này sẽ được thực hiện cùng với các công ty nghiên cứu và tư vấn về Marketing – những người kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu.

Hiện tại, công ty mới xây dựng phòng Marketing riêng biệt nhưng tổ chức khá đơn giản theo sơ đồ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng Marketing của công ty BIM

Giám đốc Marketing: điều hành và thiết kế tổ chức lực lượng marketing; làm việc tốt với tổng giám đốc và đáp ứng kỳ vọng tăng trưởng và lợi nhuận. Các nhiệm vụ cụ thể là: tuyển đủ nhân viên; đưa ra các mục tiêu tốt cho tiếp thị; cải thiện các kỹ năng tiếp thị cho nhân viên; làm cho mọi người trong tổ chức thấu hiểu mục tiêu của tiếp thị, hiểu vai trò của mỗi cá nhân, bộ phận với chức năng của tiếp thị; định hướng, kết hợp hoạt động với các bộ phận khác để đưa lại giá trị lớn nhất cho khách hàng.

Trưởng phòng Marketing: là cầu nối giữa Giám đốc Marketing với các nhân viên khác. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Marketing, triển khai và giám sát công việc của các nhân viên khác.

Quản lý nhãn hàng: Triển khai chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm, cộng tác với các cơ sở quảng cáo để triển khai các chiến lược quảng cáo, khích lệ lực lượng bán hàng và các nhà phân phối ủng hộ sản phẩm, phân tích thành tích và đề xuất những sự cải tiến sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi của thị trường

2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty BIM (IFE)

Sau khi phân tích các yếu tố bên trong, tác giả đã xây dựng 2 bảng câu hỏi gồm bảng câu hỏi mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty BIM tại thị trường nội địa và bảng phân loại cho mỗi yếu tố (Chi tiết ở phụ lục 1) gởi cho các chuyên gia và sau đó xử lý số liệu. Từ kết quả này, tác giả đã tổng hợp nên ma trận đánh giá các yếu tố bên trong công ty BIM.

Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Từ kết quả của ma trận đánh giá môi trường bên trong cho thấy, công ty BIM đang vị trí khá mạnh với tổng điểm quan trọng là 2,99 cao hơn mức trung bình 2,5.

2.4. Phân tích môi trường bên ngoài công ty BIM Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

2.4.1. Phân tích môi trường vi mô

2.4.1.1. Phân tích nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho công ty BIM rất đa dạng từ các loại phục vụ cho sản xuất tôm nguyên liệu như tôm bố mẹ, thức ăn cho tôm, hóa chất xử lý ao nuôi,.. hay chế biến như hóa chất ngâm tôm, …các trang thiết bị phục vụ khác như máy móc, xe vận tải, đồ bảo hộ lao động,… các dịch vụ vận chuyển, khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc, logistics có nhiều nhà cung cấp giá cả cạnh tranh và ổn định. Tuy nhiên, công ty không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp mới để chủ động hơn trong việc đàm phán giá cả và ổn định đầu vào trong hoạt động Marketing của mình.

Đối với nguồn giống tôm bố mẹ, thức ăn nuôi tôm và máy móc chế biến tôm công ty đều nhập khẩu. Tuy nhiên, các nhà cung cấp này có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nên cũng tạo điều kiện, phối hợp với công ty trong những giai đoạn khó khăn. Luôn đảm bảo được đầu vào cho công ty.

2.4.1.2. Phân tích tiềm năng sử dụng tôm đông lạnh tại các nhà hàng và khách sạn

Đời sống của người dân Việt ngày càng được nâng cao, vì thế nhiều thói quen đã thay đổi. Trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, rất ít người Việt có điều kiện ăn uống tại các quán ăn, nhà hàng. Còn hiện nay, thói quen này thay đổi rất nhiều, việc ăn uống ở bên ngoài trở nên phổ biến. Điều này thể hiện rõ ở thực tế ngày càng nhiều quán ăn, nhà hàng mọc lên như nấm. Theo Ông David Elworth, Giám đốc kế hoạch Công ty Ogilvy & Mather, phát biểu tại cuộc hội thảo “Những xáo trộn về thói quen ăn uống” được tổ chức tại TP. HCM ngày 4/12/2012: Do thời gian công việc quá bận rộn, người tiêu dùng thường tìm đến những quán xá bán thức ăn. Trong các cuộc phỏng vấn gần 400 NTD Việt Nam, có đến 35% người ăn tại quán hơn 3 lần/tuần (TP HCM: 51,4%). Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Bảng 2.7: Số lượng nhà hàng trên cả nước năm 2012

HCM có 1.262 nhà hàng, chiếm 53% tổng số nhà hàng cả nước, theo sau là Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Nẵng,.. Với hệ thống nhà hàng lớn như thế này, đây là nơi tiêu thụ lượng thực phẩm lớn bao gồm tôm và tôm đông lạnh.

Bên cạnh nhà hàng, cửa hàng đồ ăn nhanh cũng là lựa chọn của nhiều người Việt hiện nay. NTD ở mọi lứa tuổi cũng thường gọi đồ ăn nhanh về nhà khi lỡ bữa, hoặc trong những dịp tiệc tùng nhỏ, vì nhanh, tiện, không phải nấu nướng dọn dẹp. Thời gian gần đây, nhiều thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài mở rộng hoạt động như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Pizza Inn và Subway khiến thị trường đồ ăn nhanh của Việt Nam ngày càng đa dạng và nhiều lựa chọn. Vì vậy, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi.

Bảng 2.8: Một số hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam năm 2023

Hầu hết các cửa hàng thức ăn nhanh vẫn tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, kế đến là Hà Nội, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hòa, Huế, Hải Phòng.

Hệ thống khách sạn ở Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Tính đến tháng 9 năm 2023, cả nước có 12.500 khách sạn, trong đó TP. HCM có tới 1.425 khách sạn và là nơi có số lượng khách sạn nhiều nhất nước. Với mặt hàng tôm đông lạnh giá trị cao, BIM nhắm tới các dạng khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên.

Bảng 2.9: Số lượng khách sạn cả nước tính đến tháng 9/2023

Tổng cục du lịch Việt Nam 22 Tôm là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn của các nhà hàng, khách sạn của Việt Nam. Các món ăn của tôm cũng khá phong phú, từ món ăn Tây, Tàu đến món ăn Việt. Theo các chuyên gia nấu ăn thì trong các nhà hàng và khách sạn, tôm đông lạnh sử dụng nhiều trong các món ăn như gỏi, tôm tẩm bột, súp, các món canh, xào,… Nguyên liệu tôm đông lạnh được sử dụng cho các món ăn này thường là tôm PD, PTO, Nobashi có ngâm hóa chất và kích cỡ tôm đa dạng tùy thuộc vào món ăn.

Còn các cửa hàng thức ăn nhanh, tôm được sử dụng trong hambuger tôm, tôm tẩm bột tempura, tôm tẩm bột xù, món salad hải sản, pizza hải sản,…

Chính vì thế, các nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh và khách sạn là thị trường lớn cho mặt hàng tôm đông lạnh của BIM. Trong đó, BIM tập trung vào thị trường này tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP. HCM.

2.4.1.3. Phân tích người tiêu dùng tôm đông lạnh ở thị trường nội địa Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Bữa cơm gia đình và vai trò của nấu ăn của người tiêu dùng Việt

Những người nội trợ dành rất nhiều quan tâm cho sức khỏe và dinh dưỡng cho gia đình nên bữa ăn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và xây dựng tổ ấm của họ. Họ quan tâm tỉ mỉ đến các bữa ăn, cân nhắc chọn lọc thực phẩm tươi ngon và gia vị để mang đến từng món ngon và bổ dưỡng, mà hợp vệ sinh an toàn thực phẩm và tiết kiệm. Bên cạnh đó, tần suất nấu bữa cơm gia đình ngày nay cao, đa số mọi người được khảo sát nấu ăn hàng ngày cho gia đình, chiếm gần 80% tổng số người được hỏi.

Bảng 2.10: Tần xuất nấu ăn của người phụ nữ cho gia đình và bản thân

Các bà nội trợ thường tìm mua thực phẩm và gia vị phục vụ cho nấu nướng tại các chợ (166/172 người được hỏi, chiếm 97% tổng số người được hỏi), siêu thị (147/172 người được hỏi) và cửa hàng tiện ích/ tạp hóa (71/172 câu trả lời).

Họ thường tìm hiểu thông tin thông qua các kênh Ti vi – chương trình quảng cáo, chương trình dạy nấu ăn, báo – Phụ Nữ, Tiếp Thị Gia Đình, Tuổi Trẻ,… và Internet – được xem là công cụ hỗ trợ khi muốn tìm công thức nấu ăn của món mới mà chưa biết cách nấu.

Rõ ràng là nội trợ thuần túy có tần suất nấu ăn cao hơn phụ nữ đi làm, điều này đơn giản vì nội trợ thuần túy thì có nhiều thời gian hơn để tập trung vào chăm nom bữa ăn gia đình, ngày thường họ nấu khoảng 2-3 lần/ngày, trong khi phụ nữ đi làm nấu ăn trung bình 1 lần/ngày.

Cách dùng và hiểu biết về tôm của người tiêu dùng Việt

Ngày nay, tôm được dùng khá nhiều trong các bữa cơm gia đình (100% người được hỏi cho rằng họ sử dụng tôm cho bữa ăn) nhờ mức độ nhận biết về dinh dưỡng của tôm khá cao. Tôm còn tươi được tin là sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại sự ngon cho bữa cơm gia đình. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Để lại ấn tượng nhất với NTD là khả năng “làm ngọt nước” của tôm, bên cạnh đó, tôm chứa nhiều Canxi, ăn không ngán, dễ ăn và chế biến được nhiều món. Vì thế, tôm không những đóng vai trò mang lại dinh dưỡng cho bữa ăn mà còn rất then chốt trong việc làm “ngọt” cho các món canh/lẩu. Chính vì vậy, dù là tôm đông lạnh hay tôm tươi thì nó cũng phải đáp ứng yêu cầu trước hết về tính chất “tươi” của tôm để từ đó mang lại dinh dưỡng và ngon cho bữa cơm. Có thể nói, cả tôm đông lạnh và tôm tươi đều được đánh giá cao về những thế mạnh riêng. Một vài nhận biết phổ biến của NTD dành cho tôm đông lạnh là tôm đông lạnh không phải là tôm cũ và tôm đông lạnh không tươi bằng tôm tươi.

Để khai thác dinh dưỡng và sự ngon của tôm, hiện nay, tôm được dùng với tần suất khoảng 1 – 2 lần/tuần (kể cả người độc thân lẫn người có gia đình) trong các chế biến như món ăn như hấp/luộc, rim, món canh, xào (thường ngày), lăn bột, nấu lẩu và nướng (khi có dịp/ lễ/ tiệc tùng).

Bảng 2.11: Tần xuất sử dụng tôm để chế biến các món ăn cho gia đình

Mỗi lần mua như thế, họ chỉ mua từ 200 – 500 g tôm, chiếm 54% trong tổng số 172 người mà tác giả khảo sát. Lượng tôm này được họ sử dụng trong thời gian rất ngắn vì bản thân những người này không thích trữ đồ đông lạnh.

Bảng 2.12: Trọng lượng tôm người tiêu dùng thường xuyên mua (N=172 người)

Tiêu chí khi chọn tôm ngon: Với vai trò về dinh dưỡng và làm ngọt nước của tôm thì tiêu chí “ngon” luôn được đưa lên hàng đầu, và đối tôm đông lạnh và tôm tươi thì tiêu chí “ngon” được nhận biết như sau: (1) Đối với tôm đông lạnh: Màu sắc tôm chín là màu đỏ hồng tươi, thịt trong, không bủng, không hàn the/chất bảo quản, hạn sử dụng trong thời gian ngắn và công ty sản xuất uy tín cũng tạo nên sự an tâm và tin tưởng thể hiện sản phẩm tôm ngon. (2) Đối với tôm tươi: Tôm còn sống, nhảy đành đạch hoặc tôm ngộp nhưng thịt còn trong và tươi. Mình tôm không mềm, đầu dính vào thân, màu tôm sáng không tái mét. Tôm chắc, nhìn vệ sinh và sạch sẽ.

 Thói quen sử dụng tôm đông lạnh của người Việt

Người tiêu dùng thường hay mua tươi chứ không thích tôm đông lạnh vì nghĩ tôm đông lạnh là tôm cũ, không còn tươi nên không còn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tôm đông lạnh nhìn màu sắc không hấp dẫn, màu bị tái, nhìn không tươi ngon nên họ nghĩ ăn sẽ bị bã, không ngọt, không còn độ giòn sật và thơm như tôm tươi, không còn gạch nên sẽ giảm vị béo của tôm. Hơn nữa, độ giòn của tôm đông lạnh được NTD cho rằng sản phẩm có sử dụng hàn the. Theo kết quả khảo sát của tác giả, trong 172 người trả lời chỉ có 50 người mua tôm đông lạnh chiếm 29%. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Ngày nay, nhiều người phụ nữ đi chợ hoặc siêu thị với tần suất ít hơn vì họ muốn tiết kiệm thời gian, đặc biệt là phụ nữ đi làm. Rất nhiều người đi chợ 1 lần/tuần (71/147 người trả lời, chiếm 48%), họ mua thực phẩm tôm, cá, thịt,… rồi sơ chế bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh để lưu trữ cả tuần.

Bảng 2.13: Tần suất đi siêu thị mua thực phẩm theo nghề nghiệp

Biểu đồ 2.1: Tần suất mua tôm đông lạnh của NTD TP. HCM (N = 50 người)

Cũng trong kết quả nghiên cứu này, người tiêu dùng sử dụng tôm chủ yếu trong các bữa ăn hằng ngày hoặc khi gia đình có tiệc. Trong tổng số 50 người sử dụng tôm đông lạnh thì 50/50 người cho rằng họ sử dụng tôm cho bữa ăn hàng ngày và 35/50 người sử dụng khi gia đình có tiệc.

Còn về tính tiện ích của tôm đông lạnh thì NTD có nhận thấy được sự tiện dụng của sản phẩm tôm đông lạnh so với tôm tươi. Tuy nhiên, họ chưa cảm nhận được sự khác biệt về sự tiện lợi nhiều lắm. Trong số 50 người sử dụng tôm đông lạnh, chỉ có 27 người cho rằng tôm đông lạnh tiện dụng hơn rất nhiều so với tôm tươi, 33 người (chiếm 66%) cho rằng tiện dụng hơn một ít, còn 8 người cho rằng không tiện dụng hơn so với tôm tươi.

Bảng 2.14: Mức độ tiện dụng của tôm đông lạnh so với tôm tươi

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hiện nay người tiêu dùng chủ yếu sử dụng 95% tôm tươi và chỉ có 5% tôm đông lạnh. Việc này dẫn đến khó khăn là khó dịch chuyển thói quen của người dùng từ tôm tươi sang tôm đông lạnh. Bên cạnh đó, những người đã từng sử dụng tôm đông lạnh cũng không có ý sẽ mua thường xuyên hơn 12/50 người trả lời và hơn nữa số người trả lời là sẽ duy trì thói quen của họ. Tuy nhiên, để tạo sản lượng lớn thì nhất thiết phải lôi kéo họ. Việc này đòi hỏi đầu tư nhiều chi phí quảng bá để tạo sự “dịch chuyển”. BIM cần lấy thị trường lớn vì nguồn sản xuất của BIM lớn.

Biểu đồ 2.2: Khả năng thay đổi thói quen mua tôm đông lạnh của NTD

Theo xu thế phát triển của phong cách sống hiện đại, mọi người ngày càng bận rộn và dần quen với việc sử dụng các sản phẩm đông lạnh vì lý do tiện dụng, nhanh chóng trong khâu sơ chế. Do đó, sản lượng tôm đông lạnh sẽ ngày càng gia tăng trong nội địa. Ước đoán tăng từ 10% đến 15% hàng năm một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu có sự tác động mạnh của một nhà sản xuất bằng việc đầu tư quảng bá khuyến khích việc sử dụng tôm đông lạnh, đưa ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu người dùng thì sản lượng chung của ngành tôm đông lạnh có thể đạt mức tăng 20% trở lên.

Về nhà sản xuất tôm đông lạnh, người dùng chưa thực sự trung thành với nhãn hiệu nào, sẵn sàng thay đổi khi có nhãn hiệu khác. Vì vậy, không tốn nhiều “lực” để lôi kéo. Hơn nữa, chưa có nhãn hiệu nào đầu tư xây dựng thương hiệu nên BIM sẽ là người đi đầu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đối thủ tại kênh siêu thị nên cần ngăn chặn sự phát triển “dựa hơi” của họ.

Người dùng sử dụng sản phẩm tôm thường xuyên, hàng ngày nhưng mức độ quan tâm đến sản phẩm không cao và với mức chi phí tương đối thấp. Vì thế, mức độ gắn kết với sản phẩm không cao, dễ thay đổi nên cũng dễ thâm nhập thương hiệu mới.

Người dùng chưa có khái niệm về “giá trị cộng thêm”. Đây là một sự thuận lợi khi đưa “giá trị cộng thêm” mà dễ thuyết phục.

2.4.1.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Các DN Việt Nam chế biến tôm đông lạnh chủ yếu để xuất khẩu. Trong những năm qua, các DN này nói riêng và công ty chế biến thủy sản nói chung không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, quy mô và năng lực. Công nghệ được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, nguồn vốn được tích lũy, năng lực nghiên cứu gia tăng. Nhiều DN đã xây dựng được thương hiệu ở các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu như các DN này bỏ ngõ thị trường nội địa, chỉ số ít tham gia nhưng chưa tập trung, đầu tư mạnh về sản phẩm, bao bì, phân phối và chiêu thị.

Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu tôm với nhiều DN. Vì vậy, đối thủ của BIM là vô cùng lớn về số lượng. Tuy nhiên, ở thị trường nội địa thì chưa được các DN đầu tư nhiều. Nhưng trong tương lai, khi thị trường này phát triển và đặc biệt được công ty như BIM bắt đầu thay đổi thói quen và nhận thức tiêu dùng của NTD thì tình trạng thâm nhập thị trường ồ ạt của các DN sẽ xảy ra.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm tôm đông lạnh là tôm sơ chế và tôm GTGT. Số lượng các công ty có sản phẩm tại các siêu thị còn ít.

Những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam, trong đó xuất khẩu tôm trên 1 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2022 của các công ty như sau:

Bảng 2.15: Khối lượng, kim ngạch XK và vị trí trong ngành XK tôm của các đối thủ cạnh tranh của BIM năm 2022

Bản tin tuần Thương mại thuỷ sản số 1-2023 10 Trong các đối thủ hiện tại, Camimex, Cadovimex và Phú Cường là 3 công ty lớn về mặt qui mô và hàng hóa có mặt hầu hết ở các siêu thị trên toàn quốc. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia kinh doanh trong ngành thủy sản thì nhiều công ty bán hàng ở thị trường nội địa với mục đích tiêu thụ hàng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; mở rộng thị trường nội địa để giải quyết những vấn đề khó khăn như công việc cho lao động, duy trì sản xuất, tạo doanh thu; xây dựng thương hiệu; …

Đối thủ cạnh tranh tương lai: Các công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam khả năng các doanh nghiệp này thâm nhập và cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường nội địa rất cao khi thị trường này thay đổi thói quen tiêu dùng và tăng nhu cầu sử dụng tôm đông lạnh.

Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Điểm mạnh: Các công ty có quy mô, năng lực sản xuất lớn, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh. Trong những năm qua, các công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu. Tạo được uy tín lớn trên thị trường thực phẩm tươi sống và chế biến, là một trong những đơn vị chế biến thực phẩm hàng đầu trên cả nước.

Đã có hàng hóa trên thị trường từ lâu nên phần nào hiểu được thị trường, nhu cầu của NTD, dự báo được sản lượng,… Đối với các siêu thị đi gia công các sản phẩm ở các công ty xuất khẩu thì họ có lợi thế nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu NTD và kiểm soát được lượng hàng bán, hàng tồn kho, ưu tiên vị trí trưng bày trong siêu thị và có các chiến lược nhanh chóng và phù hợp nhất.

Sản phẩm của các công ty này trên thị trường phong phú và đa dạng. Bên cạnh tôm đông lạnh có nhiều mặt hàng sơ chế gồm PD, PTO (tươi và hấp) và tôm giá trị gia tăng gồm tôm tẩm bột, tôm cuộn khoai tây/môn, tôm tẩm cốm tươi, chạo tôm,…, Hình thức bao bì đóng gói phong phú gồm túi nilon có in, hộp màu, khay xốp. Nhiều trọng lượng đơn vị sản phẩm như 200g, 250g, 300g, 350g, 500g, 950g, 1kg. Tạo ra được nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, ISO, Global Gap, GMP, SSOP, và BRC,…

Mặt hàng giá trị gia tăng được người tiêu dùng thích như dễ dàng chế biến, nhanh, thích hợp khi có tiệc, cho trẻ con và những người thích ăn đồ chiên. NTD đánh giá sản phẩm tôm cuộn khoai tây/ khoai môn nhìn đẹp mắt, tiện lợi và đây là sản phẩm mà họ không thể thực hiện ở nhà.

Còn mức giá khá tốt so với giá thành của sản phẩm và được NTD chấp nhận với 86% trong tổng số người được hỏi.

Bảng 2.16: NTD đánh giá mức giá của sản phẩm tôm đông lạnh trên thị trường

Chiến lược giá thấp để thu hút lượng tiêu dùng. Khuyến mãi giá chỉ diễn ra ở một số công ty khi lượng hàng bán ra ít. Đối với mặt hàng tôm GTGT thì giá cả khá phù hợp với NTD vì sự thuận tiện của nó.

Các công ty có hệ thống phân phối trên toàn quốc với kênh phân phối hiện đại: hệ thống siêu thị Metro, Big C, Coopmart, Fivimart, Citimart, Starmart, Maximark, Lottemart, Intimex, Fivimex, Bài thơ Đà Nẵng – Hạ Long, Vinacomex, hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vissan,… Ngoài ra, một số công ty còn bán hàng cho các nhà hàng, khách sạn như công ty Seajoco (Lotteria, Pizza Hut, Seoul Garden,…), công ty Trung Sơn bán hàng cho các khách sạn 5 sao,…

Đặc biệt, Đại Thuận và Cholimex đã và đang thiết lập một hệ thống phân phối bán sỉ và bán lẻ trên toàn quốc để các sản phẩm đến tay NTD một cách tiện lợi. Hệ thống bán lẻ là cửa hàng tiện ích Amart (Đại Thuận), Cholimex. Đây là nơi không những bán và giới thiệu các sản phẩm tôm đông lạnh mà còn nhiều thực phẩm khác, là một địa điểm tiện lợi, hấp dẫn và tin cậy đối với khách.

Về hoạt động xúc tiến thương mại, một số công ty tham gia tích cực các hội chợ tiêu dùng trong nước như Hải Lộc, Trung Sơn, Cholimex nhằm giới thiệu sản phẩm đến NTD. Hơn nữa, công ty Hải Lộc và Digico thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại tại các siêu thị như tặng quà, giảm giá sản phẩm,… nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng.

Điểm yếu: Đối với thị trường xuất khẩu, NTD nước ngoài không biết nhiều bởi sản phẩm được đóng gói theo bao bì của nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối. Còn tại thị trường nội địa, sản phẩm được đóng gói theo tên hiệu của các công ty nhưng chưa có một thương hiệu nào thật sự được xây dựng trong tâm trí NTD. Theo kết quả khảo sát của tác giả, trong 50 người sử dụng tôm đông lạnh, 92% người trả lời là không nhớ nhãn hiệu nào cả, chỉ có 4 người nhớ tên trên bao bì gồm Camimex (1 người), Hải Lộc (1 người) và Horeca (2 người). Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Năng lực Marketing của các công ty thủy sản Việt Nam nói chung và đối thủ của BIM nói riêng còn yếu. Theo kết quả khảo sát nghiên cứu của TS.Trần Thế Hoàng, điểm số bình quân năng lực Marketing của DN XK thủy sản Việt Nam do chuyên gia đánh giá là 2.70, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố Marketing còn thấp.

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát năng lực Marketing của DNXKTS Việt Nam

Rất không đồng ý: 1, Không đồng ý: 2, Trung dung: 3, Đồng ý: 4, Rất đồng ý: 5

Đối với sản phẩm tôm sơ chế, các công ty này chế biến nhiều sản phẩm nhưng tại thị trường nội địa số lượng mặt hàng còn hạn chế như PD hoặc PTO dạng tươi hoặc hấp, nguyên liệu chủ yếu là tôm sú, chỉ có Nigico bán sản phẩm tôm thẻ. Bao bì cho mặt hàng này chưa được đầu tư nhiều, sản phẩm chủ yếu đựng trong khay xốp, bên ngoài là túi nilon trắng và dán decal. Thông tin trên bao bì ít, chủ yếu các thông tin cơ bản, không chuyển tải được ý tưởng nổi bật gì của sản phẩm.

Theo khảo sát của tác giả, NTD đánh giá không cao lắm về chất lượng sản phẩm hiện tại trên thị trường bởi sản phẩm ít còn giữ được độ ngọt vốn có của tôm, hơi mặn và hơi giòn. Bên cạnh đó, màu sắc tôm không đồng đều, màu hơi nhạt, sau khi nấu chín có màu đỏ không tươi, mùi vị tôm không đậm đà như tôm tươi. Kích cỡ tôm không đều, con to con nhỏ. Tôm sau khi rã đông nhỏ hơn nhiều so với trước khi rã đông, vụn đá nhiều (do tỉ lệ mạ băng cao 18 – 20%) và tôm hay gẫy đuôi. (xem phụ lục 2 kết quả chi tiết hơn)

Còn đối với tôm GTGT, sản phẩm được đóng trong khay xốp và có hộp màu nhưng đóng gói chưa hợp lý nên nhiều sản phẩm như tôm tẩm bột, tôm tẩm cốm,… bị bong bột, nhìn không đẹp mắt. Theo NTD, sản phẩm tôm tẩm cốm tươi ăn dễ bị dính răng, rơi hạt cốm khi chiên và sau khi nhiều bài báo về cốm tươi sử dụng phẩm công nghiệp thì họ không dám ăn nữa. Chạo tôm thì bột nhiều, không còn vị tôm. Tôm tẩm bột thì hút dầu nhiều nên béo quá.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu không ổn định về chất lượng. Tình trạng hàng không đạt chỉ tiêu về kháng sinh, tạp chất ngày càng nhiều. Không kiểm soát được chất lượng đầu vào. Sản phẩm bên trong được tăng trọng tối đa bằng hóa chất và tỉ lệ mạ băng cao (18%). Việc này giúp tăng trọng lượng tổng của đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn cảm quan thấy nhiều đá vụn, không bắt mắt.

Năng lực cạnh tranh về giá thấp vì giá nguồn nguyên liệu đầu vào khá bấp bênh, có những giai đoạn khan hiếm nguồn nguyên liệu đẩy giá lên cao. Đến nay, doanh nghiệp và nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào chưa thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung – cầu chưa gặp nhau.

Các công ty chủ yếu nhắm đến hệ thống phân phối là các siêu thị lớn, còn các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa bị các công ty chưa chú trọng. Hầu như không có sản phẩm tôm đông lạnh nào được tìm thấy ở các cửa hàng này.

Chiến lược chiêu thị: Hầu như các công ty không có thực hiện hình thức chiêu thị, quảng cáo. Ngoại trừ giảm giá hàng bán khi lượng tiêu thụ quá chậm, hàng tồn kho quá nhiều và có nguy cơ bị siêu thị trả hàng về.

2.4.2. Phân tích môi trường vĩ mô Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Môi trường nhân khẩu: Việt Nam dân số đông gần 88 triệu người tính hết năm 2023 (Tổng cục thống kê). Trong đó, tổng số người dân sống ở thành thị gần 28 triệu người, chiếm 31,8 % tổng số dân cả nước. Số người trong độ tuổi 25 – 49 xấp xỉ 17 triệu người, chiếm 61% tổng dân số thành thị. Đây là khách hàng mục tiêu cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty. Vì thế, thị trường nội địa được đánh giá rất tiềm năng với số lượng người tiêu dùng nhiều.

Môi trường kinh tế: Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng: giá xăng tăng kéo theo giá cả tiêu dùng, các mặt hàng thực phẩm tăng. Điều này ảnh hưởng đến hành mua hàng của người tiêu dùng. Hiện nay, người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu.

Bảng 2.18: Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng qua các năm như sau:

Thực tế, theo nghiên cứu của TNS thì có đến 30% cho rằng mức sống sẽ xấu đi, 33% sẽ không được cải thiện và chỉ 37% sẽ được cải thiện tốt hơn. Tiêu dùng trong năm 2012 sẽ tiếp tục suy giảm về số lượng nhưng nhu cầu về chất lượng sẽ tăng cao khi có 90% chấp nhận chi tiêu ít đi để mua sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu.

Theo nghiên cứu của Nielsen thì lạm phát như hiện nay ở Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng. Chỉ có 7% NTD cho biết lạm phát không ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ. Tuy nhiên, có đến 54% người dân cắt giảm chi tiêu và chỉ mua những đồ dùng thiết yếu, 42% chủ động tìm mua sản phẩm khuyến mãi, giảm giá; 34% lượng mua hàng ít hơn và 24% chuyển sang mua hàng giá rẻ.

Một số chuyên gia kinh tế khuyến cáo doanh nghiệp cần tích cực cải thiện niềm tin của người tiêu dùng vào giá bán sản phẩm thông qua cắt giảm chi phí trung gian, vận chuyển, tăng cường tiết kiệm, giảm lợi nhuận. Trong khi đó, Nielsen lại lưu ý các doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào nắm bắt nhu cầu tiêu dùng ở thị trường này, đưa ra các hình thức khuyến mãi liên quan đến giá,… Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Về phía công ty BIM, trên lộ trình khép kín hoạt động sản xuất từ đầu vào sản xuất con giống – nuôi tôm – thu hoạch – chế biến – tiêu thị thì nhu cầu vốn hiện rất lớn, đặc biệt vốn đầu tư nuôi tôm thẻ cao gấp 2,5 lần so với tôm sú. Lãi suất không ổn định nên ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉ giá hoái đối cao nên ảnh hưởng đến chi phí nuôi tôm vì nguồn thức ăn thủy sản Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này dẫn đến giá thành tôm đông lạnh cao.

Môi trường tự nhiên: Thời tiết không ổn định, những cơn mưa trái mùa xảy ra vào đầu vụ đã làm nhiệt độ thấp kéo dài, dễ phát sinh dịch bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng và hội chứng Taura dẫn đến chất lượng tôm giống kém. Đặc biệt, khi trời mưa, giọt nước mưa rơi xuống mặt nước ao gây ra tiếng động ảnh hưởng đến tôm, khiến cho tôm giảm ăn. Ngoài ra tôm sẽ tập trung ở đáy ao, nơi mà có hàm lượng khí độc cao và hàm lượng oxy rất thấp. Một số tôm bị kích thích lột xác bởi pH thấp. Đó là lý do thường sau những cơn mưa một số tôm chết mềm vỏ. Bên cạnh đó, thời tiết không ổn định, nhiệt độ thay đổi thường xuyên làm cho hệ số thức ăn nuôi tôm cao, điều này đẩy giá thành sản phẩm lên cao.

Môi trường nước bị ô nhiễm dễ sinh bệnh cho tôm, chi phí xử lý nước cao và hiệu quả nuôi trồng thấp, chất lượng tôm kém. Nhiều giai đoạn tôm dịch bệnh chết hàng loạt gây nên tình trạng thua lỗ.

Môi trường công nghệ: công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh nói chung và tôm đông lạnh nói riêng ngày càng được phát triển theo hướng công suất lớn hơn và hiện đại hơn. Công ty BIM đã đầu tư hàng chục triệu USD cho các thiết bị đông lạnh, hầm lạnh, kho lạnh, dây chuyền cấp đông, máy làm đá, máy hút chân không, máy đóng gói và xe tải lạnh. Nhờ vậy, BIM đã đạt trình độ công nghệ tương đương với các nước trong khu vực và tiệm cận trình độ công nghệ thế giới. Đầu tư công nghệ chế biến hiện đại có thể nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí.

Môi trường chính trị: Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, gây cản trở đến hoạt động kinh doanh. Có nhiều quy định để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng liên quan đến chất lượng sản phẩm, quảng cáo,… Nhiều cơ quan đã xác định hành vi gian lận trong kinh doanh và ngăn chặn những hành vi gian dối đối với người tiêu dùng. Hiện nay, có một số luật đang được sửa đổi như luật về quảng cáo, luật bảo vệ người tiêu dùng,…

Môi trường văn hóa: Hầu hết các phụ nữ như phụ nữ nội trợ thuần túy, công nhân viên chức, hoặc làm chủ (kinh doanh) mặc dù có đôi chút khác nhau trong công việc nhưng họ đều có điểm chung của người phụ nữ Á Đông: chăm lo cho gia đình và chồng con. Đó không những thể hiện tình yêu thương mà còn là nét đẹp tự hào của người phụ nữ thuần Việt. Chăm lo cho gia đình thể hiện qua việc chăm sóc từng bữa cơm, giấc ngủ, vệ sinh chung cho gia đình. Vì dành rất nhiều quan tâm cho sức khỏe và dinh dưỡng nên bữa ăn gia đình đóng vai trò quan trọng, đó không chỉ là bữa ăn đơn thuần mà là tất cả sự quan tâm tỉ mỉ, cân nhắc chọn lọc thực phẩm và gia vị để mang đến từng món ngon và bổ dưỡng, và hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, mà tiết kiệm.

2.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty BIM (EFE) Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Sau khi phân tích các yếu tố bên ngoài công ty BIM, tác giả đã xây dựng 2 bảng câu hỏi gồm bảng câu hỏi mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty BIM tại thị trường nội địa và bảng phân loại cho mỗi yếu tố (Chi tiết ở phụ lục 1) gởi cho các chuyên gia và sau đó xử lý số liệu. Từ kết quả này, tác giả đã tổng hợp nên ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài công ty BIM.

Bảng 2.19: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Từ kết quả của ma trận đánh giá môi trường bên trong cho thấy, công ty BIM có tổng điểm quan trọng là 2,66 cao hơn mức trung bình là 2,5. Điều này chứng tỏ công ty đang phản ứng tốt với môi trường bên ngoài.

Kết luận chương 2

Chương này, tập trung phân tích tình hình nuôi và chế biến tôm của Việt Nam nói chung, của BIM và các công ty khác nói riêng để thấy được thế mạnh cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường nội địa.

Phân tích sâu về công ty BIM từ giai đoạn hình thành đến phát triển, các định hướng hoạt động và mục tiêu của công ty, đặc biệt tập trung các yếu tố bên trong của công ty như sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính, hoạt động Marketing,… từ đó có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về công ty BIM. Chính những phân tích này giúp đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của công ty để tạo nền tảng hoạch định các chiến lược Marketing phù hợp. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

Bên cạnh đó, phân tích các yếu tố bên ngoài như môi trường vĩ mô, môi trường vi mô. Trong đó tập trung phân tích yếu tố người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của công ty để đánh giá các cơ hội cũng như thách thức của thị trường nội địa. Từ đó, kết hợp đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như sau:

Các điểm mạnh:

  • Mục tiêu công ty thâm nhập thị trường nội địa
  • Năng lực sản xuất dư thừa
  • Quy trình sản xuất khép kín
  • Công nghệ hiện đại, trình độ ứng dụng cao
  • Sản phẩm đạt nhiều chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
  • Chủ động nguồn nguyên liệu
  • Công nhân lành nghề mặt hàng sơ chế
  • Năng lực tài chính tốt
  • Tổ chức giữa các phòng ban khá tốt
  • Đội ngũ quản lý trình độ cao
  • Mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp

Các điểm yếu:

  • Sản phẩm hạn chế về chủng loại
  • Chưa có phòng R&D, lab tại cơ sở sản xuất
  • Chưa có hệ thống phân phối
  • Chưa có thương hiệu trên thị trường nội địa
  • Chưa có website riêng

 Các cơ hội:

  • Thị trường tôm đông lạnh lớn và tiềm năng
  • Ít công ty đủ điều kiện nuôi tôm trong quy trình khép kín
  • Tôm tươi trên thị trường không đảm bảo ATVSTP
  • NTD sử dụng mạng điện tử ngày càng phổ biến
  • NTD chưa trung thành với nhãn hiệu trên thị trường
  • Số lượng lớn nhà hàng và khách sạn
  • Nhu cầu của NTD chưa được đáp ứng
  • Các siêu thị lớn nhỏ đều có tủ đông, kho lạnh

 Các nguy cơ:

  • Chỉ số giá tiêu dùng cao, NTD nhạy cảm về giá
  • Thị trường ngày càng yêu cầu khắt khe về ATVSTP
  • NTD có thói quen sử dụng tôm tươi, không thích tôm đông lạnh
  • Thị trường phong phú sản phẩm tôm giá trị gia tăng
  • Giá tôm đông lạnh trên thị trường thấp
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh có hệ thống phân phối
  • Sản phẩm mới khó vào hệ thống siêu thị lớn
  • Các cửa hàng tiện ích/tạp hóa không có tủ đông

Các yếu tố này làm cơ sở xây dựng ma trận SWOT đề xuất các chiến lược cho công ty và ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược trong chương 3. Luận văn: Thực trạng về chế biến tôm động lạnh tại Cty BIM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao marketing cho Công ty BIM

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x