Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BCKT của các công ty niêm yết ở Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Nguyên nhân hình thành dịch vụ kiểm toán độc lập

Nhu cầu dịch vụ kiểm toán được hình thành từ: khoảng cách thông tin giữa người sử dụng BCTC và những người lập BCTC; sự xung đột lợi ích giữa những người sử dụng BCTC với nhau; sự phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế và những ảnh hưởng của thông tin trên BCTC trong việc ra quyết định kinh tế. Do đó, BCKT là trung gian thông tin giữa KTV và người sử dụng BCTC, nó mang tính khách quan và được chấp nhận bởi những người sử dụng. Các cuộc kiểm toán BCTC độc lập giúp tăng cường độ tin cậy của các thông tin mà các công ty cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác theo quy định của pháp luật. Trên thị trường, các cuộc kiểm toán BCTC đáng tin cậy sẽ củng cố lòng tin của nhà đầu tư. Trong nội bộ các tổ chức, các cuộc kiểm toán này làm tăng thêm sự hiểu biết của hội đồng quản trị và ban giám đốc về doanh nghiệp và các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Các thông tin trên BCKT sẽ tác động đến các quyết định đầu tư, các quyết định tín dụng và giá cổ phần.

2.1.1 Đối với nhà đầu tư

Thông tin tài chính tác động tới hành vi đầu tư trên thị trường, thông tin này được trình bày trên BCTC nói chung và trên BCKT về BCTC nói riêng. Vì vậy, chất lượng thông tin được dịch vụ kiểm toán đảm bảo góp phần công khai, minh bạch thông tin tài chính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong việc đảm bảo công khai, minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp. Đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết là vấn đề được cơ quan quản lý, công chúng đầu tư đặc biệt quan tâm.

Dịch vụ KTĐL là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư nó cung cấp sự đảm bảo thông tin cho người sử dụng. Sản phẩm của dịch vụ này là BCKT giúp góp phần công khai, minh bạch thông tin tài chính. Đây chính là mối quan mà người viết muốn đề cập tới giữa 3 đối tượng: doanh nghiệp, nhà đầu tư và công ty KTĐL.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2.1.2 Đối với doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm các KTV – những người có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan – thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính.

Cùng với sự phát triển và đa dạng của nền kinh tế, các thông tin tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tất cả những người sử dụng kết quả kiểm toán đều cần sự đảm bảo rằng những thông tin tài chính mà họ được cung cấp có trung thực và hợp lý hay không. Như vậy nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độc lập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính. Đồng thời trong một số trường hợp, kết quả kiểm toán cho thấy doanh nghiệp có hành vi không tuân thủ pháp luật ở mức độ nào đó mà theo qui định của pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó KTV còn có nghĩa vụ báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đó của doanh nghiệp.

Việc xác định nghĩa vụ báo cáo của kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọng bởi cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kết giữa đơn vị được kiểm toán và tổ chức kiểm toán, do vậy về hình thức các KTV phải báo cáo cho đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên những người sử dụng kết qủa kiểm toán mới là đối tượng chính mà KTV có nghĩa vụ phải báo cáo đó là các chủ sở hữu, các cổ đông, những người cho vay,…, hay những đối tượng khác theo qui định của pháp luật (gọi chung là bên thứ 3).

Trong thực tế luôn tồn tại khoảng cách giữa KTV và những những người sử dụng kết quả kiểm toán về những mong muốn của những đối tượng này với phạm vi trách nhiệm của KTV. Các mong muốn của này luôn vượt quá trách nhiệm và khả năng của KTV. Trách nhiệm của KTV là đảm bảo rằng trong báo cáo tài chính đó không có các sai sót trọng yếu, và nếu có các sai sót trọng yếu, KTV phải hành động theo hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm toán và pháp luật.

Theo nguồn số liệu trong cuốn Auditing – Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow cho thấy kết quả khảo sát đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán thì các yêu cầu, mong đợi của các đối tượng này đối với các KTV xoay quanh các vần đề:

  • 93% những người được hỏi cho rằng KTV cung cấp sự đảm bảo rằng không có bất cứ gian lận nào gây ra bởi các người lãnh đạo của công ty,
  • 92% cho rằng KTV đảm bảo chắc chắn rằng Ban giám đốc công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ,
  • 71% KTV phải cảnh báo về bất cứ sự kém hiệu quả nào của Ban giám đốc công ty,
  • 81% cho rằng KTV mang lại sự đảm bảo rằng Công ty có tình hình tài chính tốt và
  • 71% cho rằng KTV đảm bảo rằng mọi hành vi của Ban giám đốc là phù hợp với lợi ích của các cổ đông.

KTV rất khó và không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Khoảng cách này tồn tại một phần do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về bản chất, mục tiêu của kiểm toán của khách hàng và những người sử dụng kết quả kiểm toán. Về mặt pháp lý, trong chuẩn mực kiểm toán cũng đã nêu, KTV không thể có và không phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa những gian lận, tuy nhiên công tác kiểm toán chỉ có thể được coi là một biện pháp răn đe hữu hiệu.

Tóm lại:

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ KTĐL với nhiều mục đích khác nhau nhưng có thể thấy doanh nghiệp sử dụng BCTC được kiểm toán để đáp ứng ba mục đích:

  • Một là, tuân thủ theo quy định của Chính phủ đối với các đối tượng bị bắt buộc kiểm toán BCTC hằng năm – theo Công văn 1339/BTC-CĐKT ngày 24 tháng 01 năm 2014.
  • Hai là, chủ sở hữu doanh nghiệp (hay các cổ đông) cần kiểm tra mọi thông tin tài chính khi họ ủy quyền cho Giám đốc quản lý
  • Ba là, vì các mục đích khác như vay ngân hàng, cung cấp thông tin đảm bảo cho các đối tượng bên ngoài.

2.1.3 Đối với công ty cung cấp dịch vụ KTĐL Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế.

Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực.

Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động KTĐL ra đời và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. KTĐL cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không và các thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không.

Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho người sử dụng thì các BCTC phải được kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý. Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. KTĐL không thể thiếu được của hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quan lý của Nhà nước. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng BCTC được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về BCTC, các KTV, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung.

Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trình bầy về tình hình tài chính của mình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá, lựa chọn đối tác kinh doanh. Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi đầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộc kiểm toán sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minh về khả năng tài chính của mình. Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm toán luôn đáng tin cậy hơn. Ngay cả khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thì nhu cầu kiểm toán của các công ty này là tất yếu bởi yêu cầu quản lý của các đối tác nước ngoài trong doanh nghiệp. Do vậy KTĐL ra đời đã đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Ngoài những đóng góp tích cực nêu trên cho nền kinh tế, KTĐL còn là hoạt động dịch vụ và như vậy nó tạo ra giá trị cho nền kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, nâng cao nguồn thu cho ngân sách. Hoạt động kiểm toán còn thu hút được lực lượng lớn các lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đặc biệt là lực lượng chuyên gia tư vấn nước ngoài làm việc tại các công ty kiểm toán quốc tế. Lực lượng này đã chuyền đạt nhiều kinh nhiệm quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp, tổ chức cũng như những đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, ta cần đề cập tới trách nhiệm pháp lý của KTV được luật pháp qui định: “Nếu KTV vi phạm pháp luật (như cố ý làm sai qui định, thông đồng bao che cho người phạm lỗi, dùng thủ thuật nghiệp vụ để che dấu sai sót, nhận hối lộ, báo cáo kiểm toán thiếu khách quan trung thực…) thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ có thể bị thu hồi chứng chỉ KTV và bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu vì những vi phạm và thiếu sót mà gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì KTV phải bồi thường thiệt hại”. Ở các nước có hoạt động kiểm toán phát triển thì qui định này chỉ cụ thể rằng, các KTV chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đến các thiệt hại cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm này chỉ có thể xẩy ra khi:

  • Có thiệt hại xẩy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáo kiểm toán đó và đối tượng này yêu cầu KTV thực hiện trách nhiệm bồi thường
  • Thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng báo cáo kiểm toán có sai sót trọng yếu.

KTV chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại. Khi xảy ra các thiệt hại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra. Các KTV không thể bảo đảm cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán khỏi các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, đầu tư, cho vay…Lý do của vấn đề này do sự khác biệt giữa rủi ro thông tin và rủi ro kinh doanh.

Mặc dù KTV không có trách nhiệm ngăn ngừa các sai sót cố ý hay gian lận hoặc các hành không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời KTV cũng không thể đảm bảo rằng ban giám đốc doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng của mình và phù hợp với lợi ích của các cổ đông, nhưng trong quá trình kiểm toán, bằng các kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán thông thường, nếu phát hiện bất cứ sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong hệ thống quản lý, thì đồng thời với báo cáo kiểm toán, KTV phải đưa ra ý kiến, nhận xét, đánh giá và các gợi ý hoàn thiện về từng nội dung cần sửa đổi thông qua thư quản lý. Thư quản lý được gửi cho Ban giám đốc công ty và có thể cần gửi cho các thành viên công ty – Hội đồng Quản trị.

Tóm lại:

Qua cách trình bày xuyên suốt trong mục 2.1 về những lý thuyết nền tảng của dịch vụ KTĐL với sản phẩm là BCTC đã được kiểm toán, tác giả muốn trình bày cho người đọc được thấy những nhân tố hình thành nên dịch vụ KTĐL để đáp ứng cho nhu cầu từ nhà đầu tư bên ngoài tới nội tại bên trong của doanh nghiệp.

Có thể thấy chất lượng dịch vụ KTĐL và thông tin trên BCTC được kiểm toán bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tùy thuộc vào góc nhìn của các đối tượng quan tâm, nhưng đều có chung mục tiêu là KTV đưa ra ý kiến đúng đắn về tính trung thực của thông tin trên BCTC kiểm toán tại doanh nghiệp. Hơn nữa, BCTC có tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

Chất lượng của kiểm toán bảo đảm trung thực, minh bạch, công khai sẽ giúp ích đáng kể cho nhà quản lý, nhà đầu tư và cho chính doanh nghiệp khi sử dụng kết quả kiểm toán.

2.2 Cơ sở lý thuyết về trình bày thông tin trên BCKT về BCTC

2.2.1 Khái niệm về BCTC Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

BCTC là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

BCTC của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: – Bảng cân đối kế toán;

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

Bản thuyết minh BCTC.

2.2.2 Nội dung của BCKT và đối tượng sử dụng thông tin từ BCKT về BCTC Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

2.2.2.1 Nội dung của BCKT:

Hình thức và nội dung của BCKT được quy định tại VSA 700 và ISA 700 với tiêu đề chung theo tiếng việt là “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”. Chuẩn mực kiểm toán VSA 700 được ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của BTC.

  • Hai vấn đề cần lưu ý khi tìm hiểu nội dung của BCKT theo VAS 700 là:
  • Chuẩn mực này được áp dụng cho cuộc kiểm toán một bộ BCTC đầy đủ cho mục đích chung. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 800 quy định và hướng dẫn những vấn đề cần lưu ý khi kiểm toán BCTC cho mục đích đặc biệt. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 805 quy định và hướng dẫn những vấn đề cần lưu ý khi kiểm toán BCTC riêng lẻ hoặc kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của một BCTC.

Vậy, hình thức và nội dung của BCKT mà tác giả trình bày ở đây với phạm vi áp dụng là cuộc kiểm toán BCTC đầy đủ cho mục đích chung nên sẽ mang tính tổng quát cho người đọc về BCKT.

Bên cạnh đó tác giả xin được đề cập thêm chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 705 và VSA 706 quy định và hướng dẫn những ảnh hưởng đến hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” trong BCKT.

Tóm lại:

Nội dung chủ yếu mà BCKT đem lại là đưa ra ý kiến kiểm toán về việc BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Để đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, KTV phải kết luận liệu kiểm toán viên đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.

2.2.2.2 Đối tượng sử dụng thông tin từ BCKT về BCTC: Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Có thể thấy thông tin từ BCKT về BCTC được rất nhiều đối tượng bên ngoài và bên trong quan tâm tới tiêu biểu là các đối tượng sau:

  • Cơ quan chính phủ: thường quan tâm đến việc báo cáo và những quy định định giá có tuân thủ luật hay không và đặc biệt quan tâm tới phần thu nhập chịu thuế.
  • Chủ sở hữu, cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng: có xu hướng quan tâm nhất đến lợi nhuận.
  • Nhà đầu cơ: quan tâm nhiều hơn đến giá trị cổ phiếu, vì họ luôn muốn tái đầu tư thu nhập của họ.
  • Người nắm giữ trái phiếu: có xu hướng tìm kiếm các chỉ số về khả năng thanh toán dài hạn.
  • Chủ nợ ngắn hạn như ngân hàng: đặc biệt chú ý đến dòng tiền và các chỉ số thanh khoản ngắn hạn, chẳng hạn như chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn.

Như đã trình bày ở trên, nhà quản lý có thể sử dụng BCTC cho các mục đích dự đoán – các nhà quản lý khác nhau sẽ chú ý đến các chỉ số khác nhau. Người mua có thể quan tâm nhiều đến doanh thu hàng tồn kho. Quá nhiều hàng tồn kho có nghĩa là không gian lưu trữ lớn và khả năng hư hỏng cao, ngược lại hàng tồn kho quá ít có nghĩa là mất doanh thu bán hàng và mất khách hàng do thiếu hàng. Nhà quản lý tín dụng có thể quan tâm hơn đến doanh thu các khoản phải thu để đánh giá chính sách tín dụng một cách chính xác. Chỉ số doanh thu trên tài sản cố định phản ánh sự sử dụng hiệu quả dòng tiền đầu tư vào nhà máy và các tài sản sản xuất hoặc tài sản vốn khác. Các nhà quản lý cấp cao, cũng như các nhà đầu tư, có xu hướng quan tâm đến các chỉ số lợi nhuận tổng thể như các tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động.

Tóm lại:

Đối tượng sử dụng thông tin từ BCTC rất đa dạng như tất cả điều có một điểm chung đó là hầu hết các đối tượng luôn có sự nghi ngờ khi sử dụng BCTC do chính đơn vị lập nên họ có xu hướng sử dụng BCTC đã được kiểm toán như một sự đảm bảo bởi bên thứ ba với mong muốn thông tin nhận được từ BCTC sẽ phản ánh trung thật và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán.

2.3 Thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC

Nội dung mục này tác giả muốn đề cập tới ý nghĩa của thông tin hữu ích có vai trò quan trọng đến người sử dụng như thế nào. Trong thị trường kinh tế mở như ngày nay, ta có thể thu nhận rất nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng chỉ có những thông tin thật sự hữu ích mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho người dùng. Nguồn thông tin nói chung không mang lại sự hữu ích cho người sử dụng mà nó cần phải qua giai đoạn xử lý, chọn lọc để có được những thông tin hữu ích. Vậy, thông tin hữu ích là thông tin được quan tậm, mang độ tin cậy và dễ dàng sử dụng để đem lại lợi ích.

Thông tin hữu ích phải mang một số tính chất đặc trưng sau:

  • Tính thích hợp: có nhiều loại thông tin khác nhau nhưng thông tin phải mang tính chất thích hợp với mục đích sử dụng thì nói mới thật sự hữu ích
  • Tính tin cậy: đây là tính chất quan trọng nhất khi sử dụng thông tin. Vì thông tin không mang độ tin cậy cao thì sẽ ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng và họ sẽ đưa ra các quyết định sai khi dựa vào thông tin mang độ tin cậy thấp.
  • Tính kịp thời: thông tin mang tính chất kịp thời tức là thông tin phải đến được với người sử dụng trước khi nó mất tác dụng.
  • Tính đầy đủ: thông tin không những phải đảm bảo được chất lượng mà còn cần phải đảm bảo được sự đầy đủ về số lượng. Vì nếu thông tin cung cấp không đầy đủ thì chưa đủ cơ sở để mà thực hiện được quyết định.
  • Tính có thể hiểu: là khả năng tiếp nhận thông tin của người sử dụng, thông tin cần trình bày phù hợp với nhu cầu sử dụng, phù hợp với trình độ và khả năng của người dung

Như vậy, BCKT về BCTC của các công ty niêm yết đã góp phần tích cực giúp gia tăng những thông tin hữu ích cho người sử dụng. Nó mạng lại sự đảm bảo thông tin tài chính cho người sử dụng và bên cạnh đó nhằm hạn chế các rủi ro tiềm tang mà người dung không thể đoán trước được. BCKT về BCTC hầu hết đem lại được các tính chất về chất lượng thông tin như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, BCKT thật sự có chất lượng tốt còn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố khác như mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích giữa các bên (nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và công ty KTĐL).

2.4 Cơ sở pháp lý xây dựng dịch vụ KTĐL Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Dịch vụ KTĐL đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam khi Quốc hội ban hành Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011. Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động KTĐL; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán.

Hệ thống các văn bản pháp quy ảnh hưởng tới dịch vụ KTĐL của các Công ty cung cấp dịch vụ và các KTV hành nghề kiểm toán như sau:

  • Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 03 năm 2011;
  • Nghị định số 17/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012
  • Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KTĐL;
  • Nghị định số 105/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2013
  • Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, KTĐL;
  • Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC do Bộ tư pháp bạn hành ngày 26 tháng 6 năm 2013 – Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán;
  • Thông tư số 44/2011/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2011 – Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Thông tư số 39/2011/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2011- Quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Thông tư số 129/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 09 tháng 8 năm 2012 – Quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán;
  • Thông tư số 150 /2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2012 – Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán
  • Thông tư số 202/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2012 – Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán;
  • Thông tư số 203/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2012 – Về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Thông tư số 78/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 07 tháng 6 năm 2013
  • Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
  • Thông tư số 183/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2013 – Về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.

Có thể thấy những quy định pháp quy về dịch vụ KTĐL được các cơ quan chức năng ban hành còn khá mới mẻ. Tính tới thời điểm hiện tại khi tác giả viết luận văn này thì Luật kiểm toán độc lập mới có hiệu lực trong khoản 4 năm trở lại đây. Do đó, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho KTĐL sẽ còn phát triển chặt chẽ hơn trong tương lai.

2.4 Ảnh hưởng của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đến thông tin trên BCKT về BCTC Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

2.4.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Về hệ thống KTĐL của Việt Nam ra đời rất chậm so với quốc tế. Nếu như thế giới đã có Hệ thống kiểm toán từ hơn 100 năm thì Việt Nam mới có từ năm 1991, khởi đầu bằng việc BTC quyết định thành lập 2 công ty dịch vụ kế toán và dịch vụ kiểm toán đầu tiên vào ngày 13/5/1991, đó là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) nay là Deloitte Việt Nam và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán AASC. Đến nay Hệ thống kiểm toán độc lập của Việt Nam mới phát triển được 23 năm.

Tiếp theo ngày 11/7/1994, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/CP thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, là hệ thống kiểm toán thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện kiểm tra, kiểm toán các đơn vị sử dụng và quản lý ngân sách Nhà nước và tài sản Nhà nước.

Hệ thống kiểm toán nội bộ ra đời muộn nhất, vào ngày 28/10/1997 bằng việc BTC ban hành Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT, ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ, là tổ chức kiểm toán của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng hoặc hoạt động phức tạp cần có bộ phận kiểm toán nội bộ giúp người đứng đầu tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng thông tin kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị, tập đoàn.

2.4.2 Nội dung đổi mới của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng cho năm 2014

Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ KTĐL.

Theo đó, đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và các công việc kiểm toán khác được thực hiện trước ngày 01/01/2014 mà đến ngày 01/01/2014 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Thông tư này.

Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.

Nội dung chính trong việc đổi mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán như sau:

  • Việc đổi mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là bước đi phù hợp sau gần 10 năm ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán đầu tiên, phù hợp với những đổi mới về kinh tế thị trường ở Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán lần này đánh dấu vai trò của tổ chức nghề nghiệp trong quá trình soạn thảo chuẩn mực, tạo tiền đề cho sự đổi mới trong ban hành các văn bản pháp lí về kế toán và kiểm toán.
  • Hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới có những thay đổi căn bản về phương pháp luận kiểm toán mà ở đó nhấn mạnh đến đánh giá rủi ro trên cơ sở xét đoán của KTV; các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp; hồ sơ kiểm toán; báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên. Những thay đổi này không chỉ tác động đến các công ty kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán mà còn đối với các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo báo cáo tài chính.
  • Theo đó VACPA cũng nhất trí cao về vai trò của việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức thực hành kiểm toán theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới ở các trường đại học. Đây là tiền đề cơ bản để xây dựng lực lượng kiểm toán viên được đào tạo căn bản, chuyên nghiệp,thích ứng với những thay đổi trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay.

2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCKT Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Một là, hệ thống chuẩn mực kiểm toán trở thành cơ sở lý luận của hoạt động kiểm toán và là cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán đặc biệt là chuẩn mực kiểm toán về BCKT có ảnh hưởng đến BCKT được phát hành. Nội dung và hình thức của BCKT do KTV và công ty kiểm toán phát hành chịu sự chi phối của CMKT.

Hai là, sự tương tác giữa chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực kế toán có những ảnh hưởng khác dẫn đến các thay đổi trên BCKT khi chuẩn mực kế toán thay đổi thì chuẩn mực kiểm toán cũng thay đổi theo.

Ba là, quy định liên quan đến công bố thông tin đối với các công ty niêm yết đối với thị trường chứng khoán thì yêu cầu về minh bạch thông tin tài chính mang tính sống còn. Ngoài hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán còn có các quy định về công bố thông tin. Với các quy định chặt chẽ, hoàn thiện sẽ gia tăng tính minh bạch thông tin thông qua gia tăng tính kịp thời, đầy đủ và dễ hiểu của thông tin.

Vậy, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kiểm toán đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực kiểm toán là nền tảng lý luận có chức năng hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán giúp khái quát cơ bản về công việc của KTV sẽ thực hiện và đưa ra các quy định cụ thể áp dụng khi thực hiện KTĐL.

Chuẩn mực kiểm toán giúp nâng cao vai trò và năng lực quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán; kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về kế toán, kiểm toán cũng như hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán nhằm thúc đẩy quản lý nghề nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Tăng cường quản lý nhà nước về kế toán – kiểm toán trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường lực lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán của BTC, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý nghề nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp; đồng thời thiết lập cơ chế và hệ thống kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với chất lượng công tác kế toán, kiểm toán thông tin trên báo cáo tài chính của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, qua đó nhằm tăng cường giám sát chất lượng báo cáo tài chính, đảm bảo tính trung thực, hợp lý, minh bạch, xử lý nghiêm các sai phạm về lập và trình bày BCTC.

2.5 Ý nghĩa và nội dung cơ bản của BCKT Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

Căn cứ vào Chuẩn mực kiểm toán số 700: “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” có quy định hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán được phát hành như là kết quả công việc kiểm toán báo cáo tài chính và được áp dụng cho cuộc kiểm toán một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cho mục đích chung.

Ý nghĩa của BCKT

Đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được

Trình bày ý kiến kiểm toán một cách rõ ràng bằng văn bản, trong đó nêu rõ cơ sở của ý kiến đó.

Nội dung cơ bản của BCKT

  • Số hiệu và tiêu đề BCKT: BCKT phải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). BCKT phải có tiêu đề chỉ rõ đó là Báo cáo kiểm toán độc lập.
  • Người nhận BCKT: pháp luật và các quy định của Việt Nam quy định rõ người nhận BCKT. Người nhận BCKT là những người mà báo cáo được lập cho họ sử dụng, thường là các cổ đông, Ban quản trị hoặc Ban Giám đốc của đơn vị có BCTC được kiểm toán.
  • Mở đầu của báo cáo kiểm toán: mở đầu của BCKT nói rõ rằng KTV đã kiểm toán các BCTC kèm theo của đơn vị, bao gồm đầy đủ tiêu đề của từng báo cáo tài chính cấu thành bộ báo cáo tài chính đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, nêu rõ ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kỳ kế toán của từng báo cáo tài chính.
  • Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với BCTC: mục này trong BCKT mô tả trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính tại đơn vị được kiểm toán. BCKT không nhất thiết phải đề cập một cách cụ thể đến “Ban Giám đốc” mà sẽ sử dụng thuật ngữ thích hợp, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán, như Ban quản lý dự án, Ban Giám hiệu..

Trách nhiệm của KTV: bao gồm 2 phần chính

  • Một là, trách nhiệm của KTV: nêu rõ trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả cuộc kiểm toán
  • Hai là, công việc của KTV: tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. BCKT cũng phải giải thích rằng các chuẩn mực đó yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính có còn sai sót trọng yếu hay không. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của KTV, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC, do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá rủi ro, KTV xem xét kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị.

Ý kiến của kiểm toán viên:

Khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC được lập theo khuôn khổ về tuân thủ, ý kiến kiểm toán phải nêu rõ là BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Nếu khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng được đề cập đến trong ý kiến kiểm toán không phải là chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế do Uỷ ban CMKT Quốc tế ban hành thì ý kiến kiểm toán phải chỉ rõ nước ban hành ra khuôn khổ về lập và trình bày BCTC đó.

Căn cứ vào ISA hiện hành, mục tiêu của KTV là đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được và trình bày ý kiến kiểm toán một cách rõ ràng bằng văn bản, trong đó nêu rõ cơ sở của ý kiến đó. Tính trọng yếu là sự cân nhắc chủ yếu khi KTV hình thành ý kiến kiểm toán. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Đánh giá tính trọng yếu phụ thuộc vào xét đoán của KTV, đây là một việc thật sự khó khăn. Theo ISA phân biệt bốn loại ý kiến kiểm toán:

Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC đã được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.Trong dạng ý kiến chấp nhận toàn phần có thêm dạng ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh hoặc đoạn vấn đề khác khi muốn lưu ý người đọc BCTC về một vấn đề không ảnh hưởng đến ý kiến của KTV.

Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.

Ý kiến kiểm toán trái ngược: khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Từ chối đưa ra ý kiến: khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Các trách nhiệm báo cáo khác: ở Việt Nam, KTV có thể có thêm trách nhiệm báo cáo về các vấn đề khác, ngoài trách nhiệm đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính theo quy định của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Chữ ký của KTV: Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 kiểm toán viên hành nghề, dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số đăng ký hành nghề kiểm toán. Chữ ký thứ nhất trên báo cáo kiểm toán là của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký thứ hai là của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật được ký báo cáo kiểm toán phải là thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.

Ngày lập BCKT: ngày lập BCKT sẽ thông báo cho người sử dụng BCKT biết rằng KTV đã xem xét ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch phát sinh mà KTV biết được cho tới thời điểm ký BCKT.

Kết luận chương 2:

Tóm lại, chương 2 cung cấp những lý luận pháp lý cơ bản liên quan tới dịch vụ KTĐL. Toàn bộ chương này xoay quanh sự hình thành và phát triển của dịch vụ kiểm toán, nêu bật lên nhu cầu của thị trường để từ đó hình thành nên dịch vụ kiểm toán.

Bên cạnh đó, tác giả đề cập tới các khái niệm căn bản về hoạt động KTĐL cũng như các quy định pháp lý hiện hành ảnh hưởng tới công việc của các công ty kiểm toán.

Trên cơ sở lý thuyết nền tảng này, luận văn sẽ tiếp tục đào sâu tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động KTĐL tại Việt Nam trong các chương tiếp theo. Luận văn: Tổng quan về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng về thông tin kiểm toán ở các Cty niên yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x