Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Các nhân tố chi phối ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông.
2.1.1. Chính sách Pháp luật
Hệ thống chính sách và luật pháp cùng các văn bản hướng dẫn thi hành luật là cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý đất đai nói chung cũng như quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiệu quả hoạt động cấp GCNQSDĐ. Hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ gồm Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Các văn bản trên nếu đầy đủ đồng bộ và rõ ràng thì việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ sẽ hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ.
Tuy nhiên hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước cũng như về cấp GCNQSDĐ còn có nhiều bất cập, chưa cụ thể, chưa điều chỉnh hết những trường hợp phát sinh trong thực tế nên nhiều trường hợp phải vận dụng tương tự các quy định khác trong quản lý và cấp GCNQSDĐ
2.1.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên Luận văn: Tổng quan quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông
Năng lực là khả năng của con người để thực hiện tốt công việc có hiệu quả. Năng lực được con người sử dụng ở nhiều phương diện như: năng lực công tác, năng lực sản xuất, năng lực quản lý…[11. Tr, 37]
Năng lực cán bộ địa chính là năng lực giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật nói chung cũng như quá trình cấp GCNQSDĐ nói riêng.
Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quá trình đòi hỏi sự phối hợp của các đối tượng có liên quan. Trong đó lực lượng cán bộ ngành tài nguyên, cán bộ địa chính tham gia công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn như để cấp được giấy chứng nhận cho người dân thì trước hết phải có hồ sơ, thủ tục. Hồ sơ thủ tục đó do cán bộ địa chính xã lập và xác nhận tính chính xác về những thông tin mà người sử dụng đất kê khai dựa vào hồ sơ địa chính và địa bàn mình quản lý. Sau đó cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất dựa vào những thông tin mà xã cung cấp thẩm tra lại và cấp GCNQSD đất cho người dân. Mặt khác cán bộ địa chính xã là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân. Họ là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của nhân dân về đất đai cũng như cấp GCNQSDĐ. Do đó lực lượng cán bộ địa chính tham gia công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thì quá trình cấp GCNQSDĐ được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng. Ngược lại nếu đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên, cán bộ địa chính có trình độ thấp, phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm không cao sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCNQSDĐ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công
2.1.3. Sự hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và trong hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ nói riêng có vai trò rất lớn trong việc nân cao hiệu lưc và hiệu quả quản lý. Nếu được ứng dụng càng nhiều thì quá trình quản lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra nhanh chóng và gọn nhẹ. Với sự giúp đỡ của máy móc hiện đại như bản đồ số, hệ thống máy tính, các phần mềm quản lý đất đai… công việc của cán bộ quản lý và cán bộ địa chính được giảm rất nhiều so với việc sử dụng các thiết bị thủ công trước đây (trước đây đo bằng thước dây và tính diện tích bằng tay thì nay đo bằng máy móc hiện đại và cách tính diện tích được tính bằng máy). Bên cạnh đó nếu quản lý đất đai được hệ thống hóa bằng máy móc hiện đại và bản đồ dạng số thì cán bộ địa chính được áp dụng và lấy kết quả đo đạc từ bản đồ số không phải đi đo đạc thực địa từng thửa đất, do đó rút ngắn thời gian cấp GCNQSDĐ.
Trong những năm gần đây nhất là trong năm 2016 tỉnh ĐắkNông đã chú trọng đầu tư nhằm hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ nói riêng nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, hệ thống công nghệ còn lạc hậu, thiếu về chủng loại, chậm thay đổi, hư hỏng chậm được sửa chữa điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ và cấp GCNQSDĐ.
2.1.4. Quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất Luận văn: Tổng quan quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông
Quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ. Quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT-XH của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian [19. Tr, 26].
Kế hoạch sử dụng đất là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch.
Quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất là căn cứ quan trọng trong việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ. Nội dung các văn bản quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất chứa đựng nhiều thông tin về việc bố trí sắp xếp sử dụng các loại đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau. Qua đó Nhà nước nắm được quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ và hiệu quả cao. Việc tính thuế, xác định giá cả cho các loại đất phải dựa vào việc đánh giá, phân hạng đất đai và quy mô đất đai của các đối tượng sử dụng. Những việc đó đều thể hiện trong các văn bản quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, là cơ sở quan trọng trong việc cấp GCNQSDĐ, đảm bảo cho công tác cấp GCNQSDĐ được tiến hành theo quy định. Đối với những nơi chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cho dù người dân có làm bao nhiêu hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ thì cũng không thể triển khai cấp GCNQSDĐ do vướng quy hoạch chi tiết.
Vì vậy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nếu làm tốt ngay từ ban đầu sẽ tạo điều kiện cho việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất cũng như các sai phạm khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra nhanh chóng.
Để hoạt động quản lý Nhà nước đúng quy định của pháp luật, theo quy hoạch. Ngày 20 tháng 12 năm 2012 Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 5 đã ban hành Nghị quyết số 39/2012/NQ-HĐND thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Đắk Nông.
Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Tờ trình số 122/TTr-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2013, trình chính phủ đề nghị xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Đắk Nông.
Ngày 15 tháng 07 năm 2013 tại Nghị quyết số 84 Chính phủ đã xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Đắk Nông với các chỉ tiêu cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý để tỉnh Đắk Nông thực hiện quản lý quỹ đất của địa phương.
Trên cơ sở các văn bản quy hoạch này mà UBND tỉnh đã ban hành các quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của các huyện, thị xã trong tỉnh làm cơ sở pháp lý cho UBND các huyện, thị xã thực hiện việc quản lý nhà nước đối với quỹ đất của địa phương.
Tuy nhiên việc quy hoạch của tỉnh chưa thật sự chi tiết đến tầng thửa đất nhiều địa phương xây dựng quy hoạch sai, chòng chéo phải điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn lớn cho việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ và cấp GCNQSDĐ tại một số địa phương.
2.1.5. Trình độ nhận thức của người dân
Người dân là đối tượng sử dụng đất, là người có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò quan trọng đối với người sử dụng đất nên họ sẽ chấp hành các quy định khi tham gia đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên không phải người sử dụng đất nào cũng có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật và các chính sách của Nhà nước nên quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phụ thuộc vào sự hiểu biết của người sử dụng đất. Tức là nếu người dân chưa có sự hiểu biết đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi được cấp GCNQSDĐ thì quá trình lập hồ sơ cũng như xét duyệt sẽ khó khăn và quá trình thực hiện cũng lâu hơn. Vì vậy ở địa phương nào công tác tuyên truyền pháp luật và các chính sách về đất đai được làm tốt thì sự hiểu biết của người sử dụng đất được nâng cao do đó việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra nhanh chóng hiệu quả và ít khiếu kiện, khiếu nại hơn.
Đắk Nông dân số ít nhưng tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiếu số đông, nhận thức pháp luật nói chung và nhận thức pháp luật về đất đai và cấp GCNQSDĐ còn nhiều hạn chế đây cũng là một trong những khó khăn của công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ.
2.1.6. Nguồn gốc sử dụng đất Luận văn: Tổng quan quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông
Xác minh làm rõ nguồn gốc sử dụng đất là một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ.
Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu các khoản thu tài chính khác cho nên việc xác minh tính chính xác của các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất được đặt ra hàng đầu và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ
Các giấy tờ có thể là di chúc, giấy tặng cho, chuyển nhượng, các phiếu thu chuyển nhượng đất của Ủỷ ban nhân dân xã hoặc xác nhận của Ủỷ ban nhân dân xã là mảnh đất này đã được chuyển nhượng cho người khác. Ví dụ như hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo quy định, còn đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở của địa phương… Do đó để xác minh tính hợp pháp của các giấy tờ này thì cán bộ Ủỷ ban nhân dân xã, thị trấn phải có sự hiểu biết về nguồn gốc đất đai trên địa bàn minh quản lý. Vậy nên nếu có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành nhanh chóng hơn. Ngược lại nếu như không nắm được nguồn gốc sử dụng đất cũng như thời điểm sử dụng đất thì sẽ gây khó khăn trong việc xác định các khoản thu tài chính do đó làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ.
Đắk Nông là một tỉnh mới được tái thành lập, dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến khó kiểm soát, hiện tượng tranh chấp đất đai diễn ra khá phức tạp đặc biệt là tranh chấp xảy ra giữa cá nhân, hộ gia đình với các nông lâm trường do hiện tượng dân di cư tự do lấn chiếm canh tác qua nhiều năm, sang nhượng bằng giấy viết tay qua nhiều lần, nguồn gốc sử dụng đất khó xác định gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ cũng như công tác cấp GCNQSDĐ.
Hình 2.2. Đoàn đại biểu Quốc hội và Ban pháp chế HĐND tỉnh giám sát thực tế về hiện trạng sử dụng đất tại xã Quảng Sơn ( huyện Đắk Glong ).
2.1.7. Cơ quan, cán bộ công chức có thẩm quyền thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Tổng quan quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông
Một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế cho thấy, các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được đi vào thực tiễn cuộc sống hay không, có ý nghĩa giá trị thiết thực hay không còn phụ thuộc vào những người thực hiện, thi hành các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực tế tại tỉnh Đák Nông cho thấy một số cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thi hành pháp luật quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ chưa nẵm vững các quy định của pháp luật hiện hành dẫn đến việc nhiều trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do nhận thức của cán bộ còn hạn chế, kéo dài thời gian xác minh, gây ngưng trệ hồ sơ, thậm chí còn không cấp giấy chứng nhận, hay có những trường hợp lại cấp sai thẩm quyền, trái quy định của pháp luật gây mất thời gian xử lý hậu quả sau này, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Một số cán bộ công chức nắm chắc các quy định của pháp luật hiện hành, giỏi về trình độ chuyên môn nhưng đạo đức nghề nghiệp, thái độ tiếp công dân chưa đúng mực, chưa nhiệt tình, có trường hợp gây khó khăn, sách nhiễu.
Ngoài ra Đắk Nông là một tỉnh có đường biên giới với nước bạn Cam phuchia, địa hình của tỉnh là không bằng phẳng, bị chia cắt mạnh bởi núi đồi, song suối, Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm phân bổ dân cư … cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến họat động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ và công tác cấp GCNQSDĐ.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông như sau:
Thuận lợi
Đời sống của nhân dân được cải thiện dần, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đai được các cấp các ngành cũng như người dân quan tâm. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ưu tiên thực hiện.
Ngoài ra tiềm năng phát triển kinh tế xã hội đã thúc đẩy tỉnh hoàn thành nhanh quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khó khăn
Do địa hình không bằng phẳng, kéo dài và bị phân cách mạnh đã gây khó khăn trong việc đo đạc và lập bản đồ, khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện với những vùng núi thưa dân cư. Đất đai phân bố không đều về chất lượng đất, để đảm bảo công bằng cho tất cả các hộ gia đình buộc phải phân chia nhỏ ra và mỗi gia đình sử dụng nhiều thửa gây khó khăn trong công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận.
Dân số ít nhưng tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiếu số đông, nhận thức pháp luật hạn chế, dân cư phân bố không tập trung, nằm rải rác cả ở những sâu vùng xa, vùng núi gây khó khăn cho công tác triển khai các công tác. Phải tốn nhiều thời gian để phổ biến luật đất đai và tuyên truyền cho tất cả người dân thấy được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Dân di cư tự do khó kiểm soát, hiện tượng xâm canh, lấn chiếm đất đai giữa dân cư và các nông, lâm trường hết sức phức tạp làm cho việc đo đạc, thiết lập hồ sơ kỹ thuật để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Luận văn: Tổng quan quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Nông
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng chứng nhận sử dụng đất tại Đắk Nông