Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Thành phố Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ HUẾ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế

Thành phố Huế nằm ở trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp huyện Hương Thuỷ, phía Đông giáp huyện Phú Vang, phía Tây giáp huyện A Lưới, với diện tích tự nhiên là 68 km2.

Toạ độ địa lý: 107o31‘45‘‘-107o38′ kinh Ðông và 16o30’‘45‘‘-16o24′ vĩ Bắc. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc – Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông – Tây của tuyến đường xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km về phía Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế – thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất…, có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Điều kiện tự nhiên của thành phố đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hình thành và phát triển.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Tình hình phát triển kinh tế của Thành phố

Trong những năm qua, kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành phố văn hoá-du lịch dịch vụ-thương mại – công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN).

Phát huy lợi thế của Huế, trong những năm qua nhờ cơ chế thông thoáng nên thành phố đã thu hút nhiều nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Với nguồn lao động trong độ tuổi tăng hàng năm góp phần cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương. Nguồn lao động tăng so với năm 2008 là 12.144 người, tỷ lệ tăng 106,6%. Bên canh đó với việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư lớn từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó làm cho tổng sản phẩm(GDP) bình quân hàng năm tăng. Trong các năm qua thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể. Thu nhập của năm 2010 cao hơn năm 2008 là 345,2 USD, tỷ lệ tăng 136,2% là một tín hiệu đáng mừng cho thành phố Huế.

Đầu tư phát triển CN-TTCN tạo được hàng hoá có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, tốc độ phát triển năm 2010 so với năm 2008 tăng 141,6% tức là tăng 983 tỷ đồng. Giá trị hàng xuất khẩu tăng cao nhờ phát triển các làng nghề thu hút được nhiều lao động tạo ra giá trị xuất khẩu năm 2010 tăng so với năm 2008 là 10 triêụ USD tăng 128,6% Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế

Thành phố Huế với chủ trương ưu tiên phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại dựa trên lợi thế của địa phương, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Ngành du lịch đã thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế nên có bước phát triển nhanh, chất lượng tốt và đa dạng. Doanh thu du lịch 2010 đạt 830 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 117,5 tỷ đồng, tăng bình quân 116,5% so với năm 2008.

Thương mại phát triển khá phong phú: hoạt động có qui mô ngày càng lớn, các hoạt động bán buôn có quy mô ngày càng được mở rộng, thị trường vươn xa, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng nhanh qua từng năm. Năm 2010 tăng so với năm 2008 là 3.390 tỷ đồng tăng 175,1% so với năm 2008.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của các DN ngoài quốc doanh mà tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2008 tổng thu ngân sách trên toàn thành phố đạt 1.049,5 tỷ đồng, đến năm 2010 số thu đạt 1850 tỷ đồng tức là tăng 76,3% tương ứng tăng 755,5 tỷ đồng. Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn , thu thuế NQD của thành phố có tốc độ tăng 10,4 % và chiếm 27% trên tổng thu của Chi cục thuế (Bảng 2.2). sở dĩ nguồn thu NQD thấp so với tổng thu là do thu ngân sách của việc thu tiền sử dụng đất của thành phố chiếm tỷ trọng lớn,

2.1.3 Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Huế

Huế là thành phố trọng điểm của khu vực miền trung có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhờ cơ chế thông thoáng nên thành phố đã thu hút nhiều nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Các DN NQD trên địa bàn Thành phố Huế ra đời và phát triển một cách nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo của Chi cục thuế Thành phố Huế về tình hình quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh tế NQD ở bảng 2.3 cho thấy số DN NQD của thành phần kinh tế tư nhân tăng nhanh qua các năm và cơ cấu nguồn thu từ lĩnh vực kinh tế này cũng thay đổi. Cụ thể là số DN NQD tăng năm 2010 so với năm 2008 là 370 DN tương ứng tăng 135,6%. Số cơ sở kinh tế cá thể tăng so với năm 2008 là 131 cơ sở tương ứng tăng 101,7%.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của các DN ngoài quốc doanh mà tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng lên. Cơ cấu nguồn thu cũng thay đổi năm 2008 tổng thu ngân sách lĩnh vực kinh tế NQD trên toàn thành phố đạt 91,8 tỷ đồng trong đó số thu hộ cá thể chiếm 68,2%, đến năm 2010 số thu đạt 101,4 tỷ đồng nhưng cơ cấu nguồn thu thay đổi số thu DN NQD tăng nhanh chiếm 52,6%.

Tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị SXKD đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp các doanh nghiệp phát triển theo định hướng của Nhà nước và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách thành phố Huế, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.

2.2 MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ

2.2.1 Quá trình hình thành Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế

Thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 07/08/1990 của Chính phủ, Quyết định 314TC/QĐ ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 01 tháng 10 năm 1990, Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập và cơ cấu hoạt động hệ thống thuế theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Chi cục thuế thành phố Huế cũng được thành lập theo Quyết định này.

Tháng 01/2004, thực hiện Quyết định 218/2003/QĐ – TTG ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ Tài Chính, bộ máy tổ chức Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 9 Chi cục thuế huyện, thành phố và 10 phòng chức năng.

Cùng với việc ra đời của Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục thuế Thành phố Huế nắm một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ, là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách. Bên cạnh việc sắp xếp các phòng ở văn phòng Cục, hệ thống tổ đội thuế phường xã ở các Chi cục cũng được kiện toàn, bảo đảm tinh gọn đầu mối, đáp ứng yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Thành phố Huế

Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Cùng với yêu cầu của cải cách hành chính thuế giai đoạn 2006-2010 của ngành thuế và theo Quyết định số 729/QĐ –BTC ngày 18/06/2007 của Tổng Cục thuế. Chi cục thuế thành phố Huế đã có sự sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quy trình quản lý thuế(sơ đồ 2.1)

Bộ máy cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thành phố Huế từ 1/7/2007 được chuyển đổi từ mô hình quản lý đối tượng sang mô hình quản lý theo chức năng bao gồm 19 đội thuế, trong đó: 8 đội chức năng, gồm đội tuyên truyền hỗ trợ NNT; đội nghiệp vụ dự toán; đội kê khai – kế toán thuế và tin học; đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; đội kiểm tra bao gồm đội kiểm tra số 1,2,3; đội quản lý hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ; đội quản lý lệ phí trước bạ và thu khác, đội quản lý thuế TNCN và 11 đội thuế trực tiếp thu thuế tại 27 phường xã trên địa bàn Thành phố Huế theo vị trí địa lý của từng khu vực được phân công.

2.2.3 Chức năng nhiệm vụ Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế

Theo Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng cục thuế quy định: Chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế như sau:

  • Đội tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế: Thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý.
  • Đội kê khai kế toán thuế và tin học: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế nộp vào NSNN theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triễn khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
  • Đội kiểm tra: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu các DN thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
  • Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
  • Đội Nghiệp vụ – Dự toán: Hướng dẫn về nghiệp vụ QLT, chính sách, pháp luật thuế cho CBCC thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục thuế.
  • Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi chi cục thuế quản lý.
  • Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Ấn chỉ: Thực hiện công tác hành chính; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý.
  • Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.
  • Đội thuế liên phường, xã: Thực hiện quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn phường, xã được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế tài nguyên…).

2.2.4 Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế Thành phố Huế

Hiện nay, đơn vị có một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, năng động và sáng tạo. Tổng số lao động của đơn vị thường xuyên biến động giảm qua các năm. Năm 2008 tổng số CBCC của Chi cục thuế là 227 cán bộ, năm 2009 tinh giảm biên chế do nghỉ hưu còn 219 cán bộ, năm 2010 tinh giảm biên chế còn 213 cán bộ. Những năm gần đây ngành thuế nói chung và ngành thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng rất ít tuyển dụng công chức do vậy số lượng cán bộ công chức thuế chỉ giảm dần theo thời gian. Hằng năm, Chi cục thuế đều thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ theo đúng tinh thần mà Nhà nước cũng như ngành thuế quy định.

Năm 2010, Chi cục có 44,1% cán bộ có trình độ Đại học, 55,4% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp và được đào tạo chuyên môn. Thực tế hiện nay có rất nhiều cán bộ đang theo học tiếp đại học và trên đại học các ngành để nâng cao trình độ của mình. Điều này chứng tỏ Chi cục thuế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể cán bộ trong đơn vị (Bảng 2.4).

Với yêu cầu và đặc thù của ngành nhân lực chủ yếu là nam chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng số lao động của đơn vị là 54,5% (Bảng 2.4).

Hàng năm Chi cục thuế đã chú trọng bố trí sắp xếp cán bộ tập trung cho các đội thuế chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu luật QLT. Công tác cán bộ đã có nhiều quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng lực lượng cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học ở các đội chức năng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số cán bộ có trình độ đại học của toàn đơn vị. Cán bộ có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ tương đối lớn 62,9%, đây là lớp cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác thực tiễn. Trong các năm qua Cục thuế hầu như không phân bổ thêm cán bộ biên chế mới do đó cán bộ Chi cục thuế có tuổi đời khá lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa của ngành. Luận văn: Tổng quan công tác quản lý thuế của thành phố Huế

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Thực trạng, thực hiện nhiệm vụ thu thuế ở chi cục thuế

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x