Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Vấn đề phát triển Marketing Internet tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
Internet được chính thức hoạt động tại Việt nam từ tháng 11/1997, được khuyến khích phát triển tương đối nhanh. Đây là một trong những chính sách khuyến khích đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành viễn thông ngay từ những năm đầu những năm 1990. Trong lĩnh vực viễn thông, Việt nam đã nhanh chóng xây dựng được một mạng lưới viễn thông tương đối hiện đại, gồm các hệ thống truyền dẫn đường trục quan trọng dọc theo đất nước trên cơ sở công nghệ cáp quang SDH, các huyện trong toàn quốc đã được trang bị tổng đài điện tử, mạng điện thoại cơ bản được số hoá.
Có thể nói, cả về thực tế lẫn lý thuyết thì Marketing Internet đang bắt đầu hình thành từ sự ứng dụng ngày một nhiều Internet vào hoạt động sản xuất, thương mại ở Việt nam. Chúng ta sẽ khảo sát sự hình thành và phát triển của Marketing Internet Việt nam qua các điển hình và bức tranh toàn cảnh về ứng dụng Internet vào sản xuất kinh doanh, các nỗ lực của chính phủ Việt nam trong việc đưa Internet trở thành lực lượng tham vào hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, từng bước xây dựng nền kinh tế của thời đại- nền kinh tế số hoá.
2.1 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING INTERNET HIỆN NAY Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Hiện nay, khái niệm Marketing Internet đang được bắt đầu nhắc đến tại Việt Nam. Kiến thức về lĩnh vực này hiện còn rất mới mẻ, môn học này chưa được giảng dạy ở trong nước. Với các chương trình phát triển Internet và TMĐT của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp xúc với phương thức kinh doanh mới mẻ này. Một số doanh nghiệp tích cực chủ động học hỏi, đổi mới trong khi một số còn xa lạ, hoặc ngần ngại. Có thể thấy Marketing Internet nói riêng và TMĐT nói chung tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu sơ khai, đó là đưa các ứng dụng Internet và CNTT vào sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Và các hoạt động nghiên cứu thị trường trên mạng, phân khúc thị trường, định vị, lập các chiến lược, chính sách…mới chỉ được nói đến trên lý thuyết là chủ yếu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.1.1 Tính sơ khai, đa dạng trong áp dụng Marketing Internet
Tính đa dạng, linh hoạt thể hiện trong tất cả những khâu gì doanh nghiệp có thể làm được như kết hợp với Internet tạo ra sản phảm mới, xúc tiến nông sản qua mạng tạo uy tín, mở rộng thị trường, giảm chi phí xúc tiến,… Mức độ thấp như giới thiệu thông tin doanh nghiệp, sản phẩm với bạn bè quốc tế đến mức độ cao như Marketing Internet B2C. Bên cạnh những thành công, cũng không ít trường hợp thất bại.
2.1.1.1 Khai thác những tính năng mới của Internet cho ra đời sản phẩm dịch vụ mới
Dịch vụ xem ảnh cưới trên mạng
Vào mùa cưới năm 2003, nhà hàng Sinh Đôi Tp. Hồ Chí Minh cho ra đời dịch vụ mới: xem ảnh cưới trên www.sinhdoi.com . Chỉ 4 tiếng sau khi cưới, hình ảnh đám cưới sẽ được đưa lên mạng, bạn bè trong và ngoài nước có thể cùng xem.[8]
Dịch vụ này là tận dụng thành tựu về mạng Internet để tạo ra nhu cầu mới. Đó là tận dụng tính ảo như thật, tính toàn cầu của mạng. Những doanh nghiệp nhanh nhạy với công cụ mới, tận dụng tính ưu việt của nó thì sẽ có nhiều cơ hội mới, chẳng hạn ví dụ trên là kết hợp dịch vụ chụp ảnh truyền thống với mạng Internet để tạo ra một dịch vụ mới.
2.1.1.2 Xúc tiến, giao dịch với khách hàng quốc tế qua mạng Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Văn phòng của công ty Phú Nghĩa nằm sâu trong một ngõ nhỏ trên phố Thái Hà (Hà nội), vẻn vẹn chỉ có 3 thành viên: giám đốc, kế toán, người còn lại làm công việc từ quản lý máy, đưa hình ảnh sản phẩm lên website công ty đến công việc của một “chân chạy”. Sản phẩm giao thương của công ty là mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, có khoảng 15 mặt hàng với trên 2000 sản phẩm như giỏ, khay, lẵng mây, lót cốc, mũ, nón, túi xách, hộp,… “Không cần phải ra mặt phố, bởi khách hàng của chúng tôi đều ở nước ngoài như Nhật bản, Hà Quốc, châu Âu,… Chúng tôi giao dịch với họ chủ yếu qua thư điện tử (email)”, ông Nguyễn Danh Tôn, giám đốc công ty nói.[ 13]
Năm 1999, khi khái niệm Internet còn khá xa lạ với mọi người, công ty đã bắt đầu sử dụng để giao dịch với khách hàng. Chịu khó đầu tư hơn, năm 2000, công ty đã công ty FPT xây dựng website ( www.phunghia.com.vn ), mua máy ảnh kỹ thuật số, chụp hình mẫu sản phẩm và đưa trực tiếp lên trang web để quảng bá.
Trang web đã giúp Phú Nghĩa có nhiều khách hàng mới: 20 khách hàng đã ký hợp đồng mua hàng công ty và một lượng gấp 3 lần số đó là khách hàng tiềm năng. Trung bình mỗi năm Phú Nghĩa ký được khoảng 30 hợp đồng, trị giá mỗi đơn hàng từ 15.000 USD đến hàng trăm ngàn USD.
Quy trình giao dịch, thiết lập hợp đồng của Công ty Phú Nghĩa với khách hàng khá đơn giản: Khách hàng gửi ảnh sản phẩm và yêu cầu đặt hàng; công ty đưa ra mức giá và thương thảo với khách hàng; khi khách hàng chấp nhận thì Công ty lập hợp đồng và gửi cho khách hàng. Toàn bộ giai đoạn thương thảo hợp đồng giữa hai bên được tiến hành qua đường thư điện tử, khi hợp đồng thống nhất xong sẽ được fax cho khách hàng. Ông Tôn nói: “Chúng tôi chờ đến khi ngân hàng báo tín dụng thư (L/C) được mở thì sẽ sản xuất (tại làng nghề ở huyện Chương Mỹ- Hà Tây), đóng hàng và gửi đi. Quy trình này chưa bao giờ trục trặc”.
Khi chưa dùng Internet, phí giao dịch quốc tế của Phú Nghĩa gồm điện thoại quốc tế, cước gửi mẫu, cước gửi giấy thanh toán qua bưu điện,… vào khoảng 17- 20 triệu đồng/tháng. Từ khi có internet, phí điện thoại giảm hẳn, phí gửi mẫu cũng không còn vì ảnh được đưa lên web, trung bình phí giao dịch chỉ còn 6,5- 7 triệu đồng/tháng. [13] đây, hoạt động Marketing Internet mới chỉ được tiến hành ở giai đoạn đầu, đó là đưa thông tin đến khách hàng.
2.1.1.3 Nông sản xúc tiến qua mạng Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Ngay cả những nông dân ở vùng xa, nghèo đói đã nhờ mạng Internet đã đưa sản phẩm của họ đi xa, hội nhập và làm giàu cho quê hương. Đó là Quỳnh Lương, một xã miền biển thuộc vùng bãi ngang của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trước đây là một trong những xã khó khăn về kinh tế. Chỉ khi người nông dân ở đây quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau sạch thì họ mới thoát đói vượt nghèo. Nhưng không dừng lại ở đó, lãnh đạo và nhân dân nơi đây đã nhờ CNTT, Internet đưa sản phẩm đi xa, làm giàu cho người dân.
Được sự hỗ trợ của Sở KHCN tỉnh Nghệ An, xã đã đầu tư mua máy tính, lập trang website và tổ chức đào tạo CNTT cho cán bộ kinh phí gần 70 triệu đồng. Tháng 9 năm 2003, rau sạch Quỳnh Lương chính thức lên mạng Internet (địa chỉ: www.quynhluong.gov.vn), hội nhập với thị trường rộng lớn toàn cầu.
Kết quả bước đầu: trước đây mỗi ngày xã tiêu thụ được 10-15 tấn rau quả, sau khi lập web, rau Quỳnh Lương mỗi ngày tiêu thụ 60-70 tấn. Thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn ở nhiều nơi như Đà Nẵng, Huế, Đông Hà (Quảng Trị), Hà Tĩnh, Vinh (Nghệ An), Hà Nội,… Khá nhiều khách hàng liên hệ đặt mua qua trang web. Chủ tịch xã Hồ Văn Khả cho biết: “Chỉ sau 10 ngày hoà mạng, một công ty ở Singapo đã gửi thư điện tử chào bán một dây chuyền xử lý rau phế phẩm của chúng tôi. Đại diện cầu nối xúc tiến thương mại BVOM (thuộc công ty ATI- Mỹ) cũng gửi e-mail mời Quỳnh Lương tham gia xúc tiến xuất khẩu rau sạch sang Mỹ”.
Mặt khác, theo ông Khả, trước đây thị trường chưa có cơ sở tin là rau Quỳnh Lương sạch và an toàn. Nhưng khi có trang web, nhiều người hiểu rõ hơn và tin và rau sạch của địa phương.
2.1.1.4 Marketing Internet B2C: Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Ra đời vào tháng 12/2002 là một siêu thị điện tử đa chủng loại với hơn 6000 mặt hàng, từ những món nhỏ (giấy, bút,… ) đến các mặt hàng cao cấp (máy hút bụi, tủ lạnh,…). Nhờ cách thức hoạt động luôn đổi mới, lại giao hàng tận nhà, lượng khách hàng đến Golmart đạt con số trên 2.000 với con số lượt truy cập hơn 61.000 tính đến tháng 12 năm 2003.
Những hoạt động như tăng chủng loại hàng hoá, tổ chức khuyến mãi thường xuyên (thống kê Golmart cho thấy đến 70 % khách hàng có thích quà tặng khi mua hàng, mở các cuộc thi dự đoán trúng thưởng, đa dạng hình thức thanh toán đã ngày càng “kéo” khách hàng đến với siêu thị này. Có 5 cách thanh toán khi mua hàng: bằng tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng, thông qua Western Union và bằng điện thoại di động với tin nhắn M- Banking (ngân hàng ACB). Tuy nhiên, thanh toán bằng tiền mặt được đa số khách hàng trong nước chọn: 70 %. Tốc độ truy cập được đảm bảo do Golmart dùng leased line 320 Kbps, 70 % khách hàng đánh giá truy cập nhanh. [8]
2.1.1.5 Sàn giao dịch trực tuyến
Có những hệ thống TMĐT hoạt động liên tục ngày đêm, ví dụ: http://www.vietetrade.com/ và http://www.bvom.com/ , nơi hàng hoá và các cơ hội mua bán được giao tiếp chuyên nghiệp (không mất phí ). Hệ thống TMĐT này đã bền bỉ nằm trong các danh mục địa chỉ quan trọng nhất của Việt nam trên hệ thống nổi tiếng toàn cầu http://www.google.com/ và http://www.excite.com/ từ hơn hai năm nay. Điều này cho phép khách hàng thế giới dễ dàng tiếp cận hơn với các hàng hoá thông qua công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất thế giới hiện nay.
Có các sàn giao dịch điện tử có quy mô tương đối lớn như VNEMARK, VNET,… Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã mạnh dạn đi tiên phong trong lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam này như: VDC, VASC,…
2.1.1.6 Thất bại Marketing Internet ở làng gốm Bát Tràng Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Xã Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô 15 km, từ lâu đã nổi tiếng về các sản phẩm gốm sứ lâu đời. Đến cuối năm 2003, Bát Tràng có 1000 hộ sản xuất kinh doanh gốm sứ, trên 40 doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế. Từ những năm 1990 trở lại, Bát Tràng chuyển sang thêm một hướng mới là sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài bên cạnh việc cung cấp mặt hàng truyền thống cho thị trường trong nước. Đến nay, mặt hàng truyền thống của Bát Tràng xuất khẩu đã chiếm một tỷ trọng cao sang các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Nhật, Ôtrâylia, Mỹ,… Với ở mức độ kinh doanh hộ gia đình, việc lập một phòng trưng bày ở nước ngoài là rất tốn kém và vượt xa khả năng tài chính của họ.
Nhận thức được rằng nếu dùng website thì chi phí thấp mà có thể chuyển tải được nhiều thông tin đến bạn hàng trong nước nhất là nước ngoài, nên có lẽ Bát Tràng là làng nghề đầu tiên của cả nước nối mạng Internet để giới thiệu sản phẩm, giao dịch buôn bán với khách hàng. Bắt đầu từ năm 1999-2000, một số doanh nghiệp và hộ sản xuất lớn ở Bát Tràng đã sắm máy vi tính, nối mạng và mở website giới thiệu sản phẩm. Cho đến cuối năm 2003 trong xã có trên 200 máy vi tính, 50 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nối mạng, lập trang web. Nhiều doanh nhân mong muốn biến trang web của mình thành nơi giao dịch, mua bán. Lãnh đạo xã cũng mong muốn ứng dụng website thành công thì Bát Tràng có thể trở thành một trung tâm gốm sứ của Việt nam. Tuy nhiên đến nay kết quả không được như mong muốn. Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Trang web của công ty TNHH Hamico (www.hamico.com.vn ) được đánh giá thuộc loại “top ten” của Bát Tràng: cách thiết kế rất đẹp, “rất gốm”, tốc độ truy cập nhanh, gồm cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, có đầy đủ các thư mục: giới thiệu lịch sử truyền thống làng gốm sứ, trưng bày các mẫu mới, các mặt hàng truyền thống,..Nhưng cho đến cuối năm 2003 tức 4 năm trôi qua, Phó giám đốc Lương Ngọc Quang cho biết: khách liên hệ qua web chỉ vài ba người. Nghệ nhân Nguyễn Lợi cho biết: Mình mở web đã lâu mà chỉ có trên 1000 lần truy cập và vẫn chưa thấy có vị khách mới nào ghé qua trang web mà tìm đến với mình cả. Các trang web của Bát Tràng ngày càng trở nên trì trệ (nếu không muốn nói là chết hẳn).
Đây là cách làm mang tính phong trào, và rằng cứ có mạng có trang web là có thể kinh doanh được trên mạng. Tiếc rằng tư duy này không chỉ phổ biến hiện nay tại Bát Tràng, trong giới doanh nhân Việt nam, không ít những nhà nghiên cứu, và cả những người lập chính sách phát triển kinh doanh trên mạng hiện nay. Điều này cũng dễ hiểu bởi vấn đề về Marketing Internet là rất mới mẻ, con người mới chỉ thực sự nhận ra nó qua cuộc khủng hoảng dot- com năm 2000.
Với cách làm này, các doanh nhân không hề tính đến đặc thù sản phẩm là chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào cách phối men liệu, chất liệu men và cả độ độc hại. Khách hàng cũng chưa chắc tin tưởng nếu giới thiệu tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật lên mạng. Mặt khác, lại càng khó tin hơn bởi lẽ khách hàng chưa tin tưởng vào tư cách pháp nhân của người lập lên trang web. Điều này còn dẫn đến khó có thể tiến hành giao dịch trên mạng.
Thêm vào đó, các doanh nhân không hề tính đến đặc điểm hành vi khách hàng là họ rất kỹ tính. Cộng với sự không tin tưởng nên họ chỉ yên tâm về chất lượng khi “mắt thấy, tay sờ”. Do đó họ rất khó tin qua tranh ảnh trên mạng là điều dễ hiểu.
Với cách kinh doanh hiện nay của các doanh nhân Bát Tràng đang tự mình làm tăng sự thất vọng với khách hàng khi truy cập website của chính họ. Bởi lẽ, vì lý do “bảo mật” nên các doanh nhân không đưa các mẫu mới nhất mà chỉ đưa các mẫu truyền thống, thậm chí còn không đưa cả biểu giá. Nếu có khách liên hệ, họ sẽ gửi mẫu và giá qua thư điện tử. Nếu khách nước ngoài muốn tìm kiếm thông tin về Bát Tràng mà không có địa chỉ cụ thể, chỉ vào “ceramics battrang” thì chỉ thấy vỏn vẹn duy nhất trang web của công ty TNHH Quang Vinh hết sức nghèo nàn: chỉ có độc một trang thiết kế như một tờ quảng cáo, ở giữa là vài dòng tiếng Anh giới thiệu về lịch sử làng gốm, viền xung quanh là và hình ảnh đồ gốm sứ,…
Ngoài ra, các doanh nhân Bát Tràng ngoài cái khó thiết lập trang web mà thực sự lôi cuốn khách hàng quốc tế, thì họ còn gặp cái khó của việc làm sao trang web tiếp cận được người đọc, tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình. Điều này vượt quá sức của các cá nhân kinh doanh, các hộ gia đình, các doanh nghiệp.
2.1.2 Sự yếu kém về Marketing Internet của các doanh nghiệp Việt nam Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Hiện nay, một thực tế là Việt nam đang đứng trong nhóm cuối bảng của thế giới về TMĐT, chưa nói gì đến các nghiệp vụ như Marketing Internet. Theo điều tra của Trung tâm Thông tin kinh tế EIU thuộc tập đoàn phát hành báo chí Economist và hãng IBM đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT (e – readiness) của Việt nam năm ngày càng giảm sút: năm 2000 là 54/60 và tụt xuống 58/60 trong năm 2001, năm 2002 là 56/60, và năm 2004 là 60/60, tụt 4 bậc so năm 2003 [39] [32]
2.1.2.1 Về nhận thức vai trò của của Marketing Internet, của TMĐT
Nếu như hiện nay TMĐT và các hoạt động Marketing Internet phát triển rất mạnh trong khu vực và trên thế giới thì hầu hết các doanh nghiệp Việt nam vẫn quen với nếp kinh doanh cũ với bề bộn các công việc bàn giấy cũng như các ràng buộc về thủ tục hành chính,… Còn người tiêu dùng Việt nam vẫn quen nếp mua sắm: đến cửa hàng chọn hàng, mua hàng, trả tiền mặt, mang hàng về nhà,… Trong báo cáo điều tra do Cục Xúc tiến thương mại tập hợp, hiện nay [4]:
- Sau 4 năm Internet triển khai tại Việt nam, thì chỉ có khoảng 1 500 doanh nghiệp có trang web riêng.
- Đến năm 2003, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, chúng ta mới có 3.000 trang web .com trong khi có tới 100.000 doanh nghiệp và 1, 4 triệu hộ kinh doanh trên cả nước.[20]
- Nội dung các trang web chỉ mới dừng lại ở việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm
- 48% doanh nghiệp sử dụng Internet chỉ để nhận và gửi thư
- 33% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet nhưng không dùng nó để hỗ trợ kinh doanh
- Chỉ có 3% doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến TMĐT
- Trong số 56 000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có tới 90% số doanh nghiệp không có một chút khái niệm gì về TMĐT, Marketing Internet. Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có khoảng 4 người biết nhận và gửi thư qua Internet
- Chỉ có rất ít doanh nghiệp chủ động tạo website cho mình, còn lại đa số do sự thuyết phục của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
Cho đến cuối năm 2003, điều tra của tổ chức Quỹ Châu Á và Sở Khoa Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh khẳng định khái niệm TMĐT được 80% doanh nghiệp biết đến, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thực hiện TMĐT chỉ bằng cách xây dựng website như một brochure, “quên” chưa tận dụng ưu thế kinh doanh của nó [8] Có thể thấy kiến thức và nhận thức về ứng dụng CNTT, TMĐT cao hơn là Marketing Internet của các doanh nghiệp Việt nam hầu như chưa có.
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp:
Theo báo cáo của Tiểu ban Kỹ thuật TMĐT – Bộ Thương mại, hiện nay:
- Hầu hết các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với các công nghệ mới, đa số các nhân viên chỉ quen các ứng dụng tin học văn phòng. Đặc biệt tới 60% – 70% doanh nghiệp không có máy tính thì không thể tiếp cận được các công nghệ mới, TMĐT, Marketing Internet .
- Nhiều doanh nghiệp không biết cách tìm thông tin và cách quảng bá thông tin trên mạng Internet
- Số lượng không đáng kể các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng Internet làm công cụ giao dịch và xúc tiến thương mại
- Các phần mềm đặc thù như kế toán, quản lý khách hàng, hỗ trợ ra quyết định,… được sử dụng rất ít.
- Hầu hết các doanh nghiệp không có các bộ chuyên trách về CNTT, hoặc nếu có thì kiến thức và kinh nghiệm rất ít, chủ yếu là tự học, tự mày mò.
Ngoài ra, theo ông Trần Sơn, giám đốc công ty tư vấn ERAS, mặc dù các công ty Việt nam còn hạn chế về đầu tư cho CNTT thì một tình trạng phổ biến tại các công ty, đơn vị: “…tiền đổ vào cho ứng dụng CNTT rất nhiều mà hiệu quả không được bao nhiêu… dàn máy tính mới tinh mua về ngoài việc chạy những phần mềm đơn giản như Word, Exel, còn thì chủ yếu để chơi trò chơi hoặc nghe nhạc”[16]
2.1.2.3 Trình độ marketing của các doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Đầu tư nước ngoài thực sự vào Việt nam từ năm 1992, đánh dấu mốc chuyển biến mạnh sang kinh tế thị trường của đất nước. Cho đến nay, trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam còn khá hạn chế, nhất là trong lĩnh vực marketing – lĩnh vực là cầu nối, là định hướng cho mọi hoạt động của công ty trong thị trường. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty nước ngoài ngày càng phân biệt rõ những hạn chế về trình độ marketing của các công ty nội địa so với các công ty ngoại quốc.
Ông Trần Nguyệt Đán, Giám đốc Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Việt nam cho rằng các doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng kinh doanh xấu thường thụ động chờ, nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì chờ Nhà nước khoanh nợ, giãn nợ. Trong khi nếu là doanh nghiệp nước ngoài, càng khó khăn họ càng làm marketing mạnh hơn để gia tăng sức cạnh tranh.
Theo ông Trần Minh Đạo- Trưởng Khoa Marketing Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, công ty trong nước chỉ mới tập trung cạnh tranh bằng phương pháp rất cổ điển là giảm chi phí và giá, chỉ lo bán hàng mà thiếu tập trung vào các yếu tố rất quan trọng của marketing như xúc tiến quảng bá, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và chăm sóc khách hàng, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, trongkhi xu thế tiêu dùng thay đổi rất nhanh. Không chỉ vậy, nhiều công ty đã có uy tín và chỗ đứng trên thị trường nhưng vì hạn chế về trình độ đã bỏ quên mất giá trị thương hiệu và đội ngũ nhân sự quý giá của mình.
Tâm lý cho rằng đầu tư vào nghiên cứu thị trường là lãng phí, không cần thiết, và không xem đó là chi phí đầu tư là khá phổ biến. Thêm vào đó, các quy định về chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp chỉ được sử dụng một khoản phần trăm chi phí nhất định trên doanh thu cho hoạt động marketing đã khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng mức đầu tư cho hoạt động này.
Xã hội và báo chí cũng có những nhận thức chưa chính xác về hoạt động marketing. Gia đình và bản thân học sinh sinh viên vẫn còn nghĩ rằng học ngành marketing rồi chỉ có đi tiếp thị bán hàng. Nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng sinh viên ngành marketing thì cũng thường dùng cho mục tiêu tiếp thị bán hàng trực tiếp.
Đào tạo vẫn chưa theo kịp nhu cầu. Theo ông Đạo, trong công tác đào tạo chuyên ngành marketing ở các trường đại học chưa theo kịp nhu cầu, giảng viên chưa được đào tạo bài bản về marketing, bài giảng chưa được cập nhật và gắn liền với thực tiễn, không có các trợ giảng là những doanh nhân hay giám đốc giỏi về marketing…
Chỉ xét về hoạt động quảng cáo thì vẫn con nhiều hạn chế. Ông Đạo đã cảnh báo các doanh nghiệp không chịu đầu tư sâu cho hoạt động quảng bá, chưa chịu tìm hiểu kỹ càng pháp luật quảng cáo và lấy mục tiêu khách hàng làm đầu nên vẫn còn nhiều loại quảng cáo vi phạm pháp luật như nói sản phẩm của mình tốt hơn sản phẩm của đối thủ, hay rất lãng phí vì không có tác dụng do chỉ đăng ảnh giám đốc, nêu chức năng nhiệm vụ công ty,… Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
Trong hoạt động nghiên cứu marketing càng thể hiện sự yếu kém của công ty Việt nam :
- Có 80% trong số các công ty nội địa được phỏng vấn tổ chức nghiên cứu marketing là một chức năng của phòng kinh doanh, chỉ có 20% có sự chuyên môn hoá rõ ràng đặt nghiên cứu marketing thuộc chức năng của phòng marketing. Trái lại, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện mức độ chuyên môn hoá cao hơn: chỉ có 40% đặt nghiên cứu marketing trong phòng kinh doanh tổng hợp, 35% đặt dưới sự kiểm soát của phòng marketing và 15% thiết lập riêng một bộ phận nghiên cứu marketing để tiến hành công việc khảo sát. Tuy nhiên, những bộ phận này thường được thiết lập ở các công ty mẹ ở nước ngoài chứ không nằm trong liên doanh với Việt nam. [10, tr.8]
- Các nhà quản lý công ty nội địa chưa quen với việc sử dụng nghiên cứu marketing, không coi đó là công cụ chiến lược để đưa ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, cấp lãnh đạo cao nhất thường ít tiếp cận với nghiên cứu marketing một cách trực tiếp và có hệ thống: tại 80% các công ty nội địa kết quả nghiên cứu marketing thỉnh thoảng được báo cáo trực tiếp với giám đốc. Trái lại, có 90% những công ty liên doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty ngoại quốc báo cáo kết quả nghiên cứu marketing trực tiếp cho giám đốc và rất ít qua các chức vụ thấp hơn. [10, tr.8]
- Việc sử dụng kết quả nghiên cứu marketing hoàn toàn khác nhau giữa công ty nội địa và công ty ngoại quốc. Hầu hết các giám đốc công ty ngoại quốc sử dụng số liệu nghiên cứu marketing trong quá trình ra quyết định, trong khi chỉ có 40% giám đốc công ty nội địa cho rằng họ có lưu ý đến kết quả nghiên cứu khi cần đưa ra một số quyết định cụ thể. Họ hiểu về nghiên cứu marketing một cách khác hẳn với những gì mà nghiên cứu marketing hiện đại được tiến hành trên thực tế. [10, tr.8] 60% các công ty nội địa sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, trong khi 60% các công ty ngoại quốc sử dụng dữ liệu sơ cấp. [10, tr.10]
Khi muốn biết thông tin chính xác và hữu ích về thị trường, các doanh nghiệp nội địa đặt niềm tin nhiều hơn vào cửa hàng bán buôn và bán lẻ. Họ không cần dùng đến nghiên cứu marketing với các kỹ thuật hiện đại, chẳng hạn phương pháp điều tra người tiêu dùng hoặc kỹ thuật nghiên cứu định lượng. Thông thường các giám đốc tham khảo ý kiến từ các trưởng phòng kinh doanh hay marketing.
Những trưởng phòng này quen thu thập số liệu hoặc khuynh hướng thị trường từ nhân viên, khách hàng, bạn bè và thông qua một số mối quan hệ khác. Cách làm này bộc lộ sự yếu kém về mặt phương pháp luận của nghiên cứu thị trường hiện nay và không giúp cho giám đốc công ty nội địa hiểu thấu đáo về hành vi khách hàng như các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc.
Trong bối cảnh cơ chế thị trường trong nước còn chưa hoàn thiện, cạnh tranh còn hạn chế nên các doanh nghiệp ít cần đến marketing như là công cụ hữu hiệu mang lại thành công, là cầu nối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên tìm kiếm, giao dịch với đối tác nước ngoài ở những thị trường phát triển hơn hẳn nhưng trình độ marketing cũng không khả dĩ hơn là bao. Chẳng hạn cách thức thu thập thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình.
Theo kết quả một cuộc điều tra khảo sát năm 2000, thực trạng thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh như sau:
Bảng 2.1: Các nguồn thông tin thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu [19,tr.102]
Như vậy, các phương tiện thông tin đại chúng và sách báo, tạp chí là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu các thông tin chính thức về thị trường và đối thủ cạnh tranh, tiếp đến là các nguồn thông tin mang tính không chính thức như từ bạn bè, người thân, bạn hàng,..Còn dịch vụ cung cấp thông tin của các tổ chức Việt nam như Đại diện thương mại Việt nam tại nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam được đánh giá ở mức độ còn hạn chế.
Có thể thấy các công ty nội địa Việt nam hiện nay vẫn còn bị ảnh hưởng nặng của nền kinh tế quốc doanh trước đây, trình độ marketing cũng như tiếp cận và học hỏi marketing hiện đại còn hạn chế. Luận văn: Tổng quan áp dụng Marketing Internet tại Việt Nam
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam