Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Vấn đề phát triển Marketing Internet tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2.1 Những thuận lợi

2.2.1.1 Hỗ trợ của các cơ quan quản lý thương mại của Nhà nước trên mạng Internet

Tra cứu thông tin nhãn hiệu trực tuyến [44]:

Vào tháng 3/2004, Cục Sở hữu công nghiệp và Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ (thuộc Sở KHCN Tp. Hồ Chí Minh) cho ra mắt cơ sở dữ liệu hàng hoá tại địa chỉ: http://nhhh.cesti.gov.vn/ . Khi truy cập vào trang web này, người dùng có thể tra cứu thông tin tham khảo về các nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Xúc tiến thương mại qua SMS:

Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm cơ hội giao thương, thông tin giá cả, thị trường một cách nhanh chóng và thuận tiện với chi phí thấp bằng dịch vụ nhận bản tin xúc tiến thương mại qua SMS (SMS Eximpro) từ ngày 1/3/2004 do trang Xúc tiến xuất nhập khẩu Eximpro thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC cung cấp. Khi đăng ký vào trang http://www.exim-pro.com/sms_reg_form.asp hoặc trực tiếp qua số máy 84-4-7722729. Sau khi đăng ký, hàng ngày các thông tin: Giá hàng hoá, thông tin đối tác xuất khẩu, Tỷ giá hối đoái một số ngoại tệ giao dịch chính.

Eximpro hiện cung cấp cho gần 7000 thành viên với hàng trăm nghìn lần truy cập mỗi tuần giúp các doanh nghiệp nắm bắt tốt thời cơ thị trường với 11 loại bản tin: Bản tin Gạo, Ngô, Đậu tương, Bông, Cà phê, Kim loại, khí đốt,.. . Ngoài ra còn có các dịch vụ hỗ trợ như xúc tiến thương mại khi ký kết hợp đồng, Tư vấn và giải đáp các thắc mắc về XNK, cung cấp thông tin theo yêu cầu, Hỗ trợ doanh nghiệp về vận tải giao nhận, thủ tục hải quan,..; Sử dụng dịch vụ này, các doanh nghiệp bước đầu làm quen với hình thức thương mại mới của kỷ nguyên Kỹ thuật số- Thương mại di động (M-commerce) hiện đang rất phổ biến tại các nước phát triển

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.2.1.2 Hệ thống pháp lý đang được xây dựng đúng hướng

Pháp lệnh Thương mại điện tử là một văn bản quan trọng, làm cơ sở hình thành hành lang pháp lý cho các hoạt động liên quan tới TMĐT tại Việt Nam, hiện đang trong quá trình quá trình hoàn thiện. Pháp lệnh do Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh TMĐT theo Quyết định thành lập của Bộ Thương mại tháng 3/2002 (thực hiện Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh của Quốc Hội nhiệm kỳ 2002 – 2007 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Thương mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh TMĐT) hiện đang được xây dựng, từng bước hoàn chỉnh để trình Quốc Hội phê duyệt. Hiện nay, Ban soạn thảo Pháp lệnh TMĐT đã xây dựng được dự thảo Pháp lệnh lần thứ 6 (xem Phụ lục).

Ngoài Pháp lệnh TMĐT đang được soạn thảo, vừa qua, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đã trình lên Quốc hội Dự án Luật Giao dịch điện tử (Cyber laws) với lộ trình hoàn tất bản thảo vào năm nay và trình Quốc hội thông qua trong năm 2005.

2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng CNTT & TT tương đối hiện đại Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Mạng ADSL (đường dây thuê bao số không đối xứng) tốc độ cao:

Mạng ADSL là công nghệ truyền thông băng rộng cho phép truy cập với tốc độ rất cao tới Internet và mạng thông tin số liệu bằng cách sử dụng đường điện thoại sẵn có được phân chia theo 2 hướng: 1 kênh tốc độ cao cho Internet và 1 kênh tốc độ thấp hơn cho điện thoại, fax.

Trên lý thuyết, ADSL nhanh hơn dùng modem dial-up 56 Kbits/s tới 140 lần, nhanh hơn truy nhập ISDN 128 Kbits/s 60 lần và nhiều ưu việt khác như: liên tục kết nối, không phải trả cước điện thoại nội hạt, dùng đồng thời với điện thoại,..

Tháng 7/2003, Bưu điện Hà nội triển khai dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao ADSL – VNN gọi tắt “Mega VNN”. Cước hoà mạng 1.600.000 đồng/ thuê bao (đã có VAT). Cước thuê bao 181.818 đồng/tháng/thuê bao (chưa VAT).

Truy cập Internet không dây tốc độ cao: chính thức được VNPT cung cấp từ ngày 1/12/2003. Đây là phương thức truy cập Internet hoàn toàn mới, công nghệ cao hiện đại và tiện dụng. Dịch vụ này ứng dụng chuẩn công nghệ WLAN 802.11a/b (phương thức truyền dữ liệu qua sóng radio) cho phép khách hàng có thể truy cập Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần vướng bận về các loại dây dẫn. Khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí 24/24 bằng cách liên hệ qua số máy 18001260, hoặc truy cập vào website http://support.vnn.vn. Hiện nay dich vụ này đang có mặt tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại Internet đã được cung cấp tại Việt nam :

Tháng 7/2003, Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép một số đơn vị cung cấp Internet cung cấp dịch vụ điện thoại Internet giá rẻ. Đây là điều nhiều người mong mỏi từ lâu bởi giá cước cực kỳ thấp. Chẳng hạn dịch vụ Internet Telephony do VDC cung cấp có thương hiệu FoneVNN được cung cấp khắp các tỉnh thành trên cả nước- bất kỳ nơi nào có Internet với giá không thấp hơn giá sàn do Nhà nước quy định là 1400 đồng/phút và giá cước thay đổi không đáng kể theo quốc gia gọi đến.

Dịch vụ này chạy trên mạng Internet công cộng nên người sử có thể thực hiện một cuộc gọi với chất lượng khá với tốc độ truy cập Internet tổi thiểu 12 Kbps. Với tốc độ truy cập 56 Kbps (tốc độ truy cập Internet phổ biến tại Việt Nam), truy cập Internet trực tiếp, truy cập Internet băng thông rộng (ADSL) khách hàng có thể có được cuộc đàm thoại chất lượng cao hơn.

Kể từ ngày 1/3/2004, khách hàng sử dụng Fone VNN thẻ vàng chỉ phải trả 60% đến 70% so với mức cước cũ với các hướng thông dụng, trong khi thời hạn sử dụng của thẻ cũng tăng lên gấp ba lần. Cụ thể: giá cước với hướng gọi thông dụng giảm từ 1400 đồng/phút còn khoảng 700- 800 đồng/phút như gọi đi Nhật bản giảm xuống 818 đồng/ phút, gọi đi Singapo giảm 740 đồng/phút, gọi đi Mỹ còn 761 đồng/ phút, riêng gọi đi Trung Quốc giảm mạnh nhất, tới hơn 60% từ 2030 đồng/phút còn 767 đồng/phút. Các mức giá trên chưa bao gồm thuế VAT.

Thời hạn sử dụng thẻ Fone VNN cũng tăng, chẳng hạn thời hạn gọi của thẻ mệnh giá 100 000 đồng là 100 ngày, tăng 70 ngày so với trước, của thẻ 200 000 đồng là 210 ngày, tăng 150 ngày so với trước, của thẻ 500 000 đồng là 550 ngày, tăng 400 ngày. Ngoài ra, thời hạn nhận cuộc gọi, thời gian giữ số thuê bao cũng tăng. Riêng thời hạn lưu hành của thẻ vẫn giữ ở mức 2 năm với tất cả các mệnh giá.

2.2.1.4 Hình thành hệ thống thanh toán qua mạng Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Ngày 2/5/2002, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động. Là một tiểu dự án trong khuôn khổ Dự án “ Hiện đại hoá Ngân hàng vè Hệ thống Thanh toán” do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện. Đây là dự án CNTT lớn nhất Việt nam, là cơ sở hạ tầng rất quan trọng, tạo môi trường cho TMĐT Việt nam phát triển.

Cuối tháng 8 năm 2003, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương dịch vụ TMĐT với tên gọi Vietcombank Cyber Bill Payment (V-CBP). Dịch vụ này cho phép khách hàng là chủ tài khoản mở tại Vietcombank là chủ sử dụng thẻ Connect 24 có thể sử dụng mạng Internet để thực hiện các giao dịch qua trang web: www.vietcombank.com.vn .

Các giao dịch của dịch vụ gồm: thanh toán cước phí điện thoại, chuyển tiền, thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán tiền điện, nước, thanh toán tiền mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng,…

Hiện nay có khoảng hơn 120.000 tài khoản cá nhân đã được mở tại Vietcombank,  trong đó có  gần 10.000 chủ tài khoản đã tham gia dịch vụ thẻ Internetbanking và 87.000 người là chủ thẻ Connect 24.[28]

Khi sử dụng dịch vụ V-CBP người sử dụng sẽ được chủ động chi trả các phí dịch vụ, thanh toán tiền mua hàng mà không phải trả phí giao dịch và phí đăng ký sử dụng dịch vụ. Qua dịch vụ này, Vietcombank sẽ là kênh nối giữa nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá với người tiêu dùng. Và qua kênh thanh toán không dùng tiền mặt này, sẽ từng bước thay đổi thói quen dùng tiền mặt của đại đa số người dân Việt nam đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển TMĐT B2C, B2C tại Việt nam.

Hệ thống thanh toán qua mạng từng bước được hình thành tạo cho hoạt động TMĐT được tiến hành một cách hoàn chỉnh, nghĩa là tất cả các khâu của quá trình TMĐT đã đầy đủ để tiến hành các hoạt động thương mại thông thường. Điều này thực sự có ý nghĩa hoàn chỉnh hệ thống TMĐT của Việt nam, đưa TMĐT của Việt nam hội nhập với thế giới. Nhờ đó tạo lòng tin của bạn hàng quốc tế, thúc đẩy hoạt động Marketing Internet, cũng như các hoạt động thương mại khác.

2.2.1.5 Các chương trình phát triển ứng dụng Internet, TMĐT của Chính phủ Việt nam

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận TMĐT trong quá trình hội nhập và phát triển được xây dựng và hoàn thiện trong hai năm 2004 và 2005 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), Hiệp hội và Doanh nghiệp kết hợp tổ chức. Sàn giao dịch TMĐT Việt nam được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam thử nghiệm giao dịch 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2003. Ông Nguyễn Văn Thảo, Phó Tổng thư ký VCCI, Trưởng ban quản lý dự án cho biết: “Sàn giao dịch Vnemart được khai trương tháng 4 năm 2003 với 27 doanh nghiệp tham gia. Cho tới nay, sàn có bước phát triển mở rộng thêm nhiều ngành hàng, tổ chức các lớp giao dịch TMĐT cho hơn 700 doanh nghiệp. Hiện mỗi ngày có hơn 10 ngàn lượt truy cập Vnemart.” Trong năm 2004, Hiệp hội sẽ lựa chọn từ 15 đến 30 doanh nghiệp có tiềm lực xuất khẩu tham dự vào chương trình. Trong năm, chương trình sẽ đào tạo 6 khoá kiến thức về marketing quốc tế, 3 khoá xuất nhập khẩu [34].

Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001- 2005 “Nghiên cứu một số vấn đề Kỹ thuật, Công nghệ chủ yếu trong Thương mại điện tử và triển khai” được Chính phủ giao cho Bộ Thương mại chủ trì, đã được Công ty Vnet thực hiện thông qua Chương trình Hỗ trợ doanh nhân tương lai kinh doanh điện tử – một nội dung trong đề tài: “Nghiên cứu xây dựng trung tâm hỗ trợ, xúc tiến TMĐT và triển khai” là một nhánh thuộc đề tài nói trên. Chương trình Hỗ trợ doanh nhân tương lai kinh doanh điện tử vừa quan tâm chú trọng tới đối tượng sinh viên, vừa hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận phương thức kinh doanh mới, đang được phổ biến toàn thế giới. Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Sinh viên là đối tượng được đặc biệt quan tâm của chương trình này bởi hai lý do: Thứ nhất, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung là chủ nhân tương lai của đất nước, cho dù không phải tất cả sinh viên đều làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn cần được trang bị kiến thức và kinh nghiệp thực tiễn về TMĐT, về Kinh tế tri thức của thời đại. Thứ hai, với việc sinh viên- những người khao khát khám phá cái mới, tích cực tham giam vào chương trình này sẽ là một tiền đề cho việc bùng nổ TMĐT tại Việt nam trong một tương lai không xa. Chương trình Hỗ trợ doanh nhân tương lai kinh doanh điện tử nhằm trang bị và hỗ trợ cho sinh viên và những người có ý tưởng kinh doanh những kiến thức và công cụ về kinh doanh trên mạng, giúp họ trở thành Giám đốc của một Siêu thị điện tử. Một số trường đại học trên thế giới đã và đang trang bị kiến thức TMĐT cho sinh viên và đưa ra điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp là phải có doanh số nhất định trên mạng. VNet hiện đang kết hợp cùng với hội sinh viên các trường (đặc biệt sinh viên CNTT và kinh tế) để giới thiệu, quảng bá chương trình này; số lượng sinh viên được bảo trợ tham gia không hạn chế.

Tham gia Chợ điện tử (E- market) của VNet là bước đi cụ thể giúp các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận một phương thức kinh doanh mới, hiện đại đang được phổ biến toàn thế giới. Lợi ích kinh doanh trên VNet là vô cùng tiềm tàng và rất thiết thực. Tham gia chương trình này, công ty không cần đầu tư hạ tầng CNTT (máy chủ, phần mềm, đường truyền, nhân lực CNTT,…); được thừa hưởng sẵn hệ thống hạ tầng CNTT tiên tiến hiện đại, luôn phát triển với những công nghệ mới nhất của thế giới, được duy trì hoạt động với tính ổn định cao bởi các chuyên gia CNTT của VNet. Hệ thống VNet E- Market thực hiện được đầy đủ các thao tác nghiệp vụ thương mại, giới thiệu và bán được sản phẩm, dịch vụ,… Thông qua VNet E-Market, doanh nghiệp có thể quảng cáo tiếp thị và bán hàng trên toàn quốc, toàn cầu với mức chi phí rất thấp không cần chi phí chi nhánh với mặt bằng, nhân viên…

Doanh nghiệp còn được cung cấp thông tin kinh tế thương mại đa phương đã được tổng hợp, phân loại.

VNet E- Market được xây dựng không chỉ giải quyết các vấn đề thông tin, quảng cáo, thị trường,… mà còn là trung gian đứng giữa cung cấp các dịch vụ TMĐT, hỗ trợ về kinh doanh điện tử, xác thực các thông tin đặt hàng có giá trị như hợp đồng ký tay, tổ chức dịch vụ giao nhận vận tải giá rẻ và nhanh với hệ thống các Chi nhánh của VNet tại một số tỉnh thành khu vực, hơn thế các doanh nghiệp được quảng cáo thương hiệu của mình một cách hiệu quả nhất, đồng thời có thể tiến hành trực tiếp một số nghiệp vụ thương mại và được cấp miễn phí một địa chỉ email cùng với sự hỗ trợ toàn diện của VNet.

Để đẩy mạnh hội nhập khu vực, trong tháng 3/2004, Việt nam đã có sáng kiến xây dựng một sàn giao dịch điện tử và nguồn thông tin chung cho doanh nghiệp giữa các nước thành viên khu vực tiểu vùng sông Mêkông. Qua đó, hạn chế tình trạng thiếu thông tin thị trường của doanh nghiệp Việt nam cũng như các nước thành viên, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt nam và các nước trong khu vực. Sáng kiến của Việt nam được sự ủng hộ cao của nhiều nước thành viên và cả nhà tài trợ là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). [256 ]

2.2.1.6 Các chương trình phát triển CNTT của Chính phủ Việt nam Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Các chương trình phát triển CNTT của Chính phủ Việt nam được thể hiện trong một hệ thống các văn bản:

  • Quyết định số 81/2001/QĐ – TTg, ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58 giai đoạn 2001-2005.
  • Quyết định số 95/2002/QĐ – TTg, ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt nam đến 2005
  • Quyết định số 33/2002/QĐ – TTg, ngày 8/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt nam giai đoạn 2001 – 2005.
  • Quyết định 176/2002/QĐ – TTg, ngày 3/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005.
  • Quyết định số 235/2004/QĐ – TTg, ngày 2/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt nam giai đoạn 2004-2008”
  • Nhà nước nhằm thúc đẩy ngành CNTT, đặc biệt là công nghệ phần cứng. Có ba dự án lớn: Xây dựng Tổ hợp Công nghiệp CNTT & TT Hoà Lạc, Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh, khu Công nghiệp CNTT tại thành phố Đà Nẵng, sẽ góp phần đáng kể cho mục tiêu xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc cho Việt nam.

Về Quyết định số 235/2004/QĐ – TTg, Chính phủ phê duyệt dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 -2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ đệ trình. Dự án này có ba mục tiêu lớn sau:

  • Đẩy nhanh việc ứng dụng phần mềm nguồn mở (PMNM), góp phần bảo vệ quyền tác giả và giảm mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm của Việt Nam.
  • Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ và phát huy tính sáng tạo trong ứng dụng và phát triển PMNM
  • Tạo được một số sản phẩn CNTT đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu trong nước trên cơ sở PMNM.

Quyết định này của Chính phủ thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển, ứng dụng CNTT trong bối cảnh đất nước chưa đủ khả năng mua phần mềm nước ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, phát triển công nghệ phần mềm Việt nam, gấp rút chuẩn bị đáp ứng các đòi hỏi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tự do hoá lĩnh vực dịch vụ CNTT theo đòi hỏi của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, yêu cầu khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong những tháng đầu năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt 5 dự án và các giải pháp nằm trong chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010. Các dự án gồm:

  • Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học;
  • Hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết đào tạo CNTT với các đại học nước ngoài;
  • Bồi dưỡng về CNTT cho các chuyên ngành;
  • Đào tạo về quản lý CNTT và phổ cập tin học cho cán bộ công chức, viên chức
  • Đề án dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông.

Ngoài ra, chương trình còn đề cập đến các giải pháp như:

Mỗi cấp quản lý, cơ sở giáo dục và đào tạo đều phải có một cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm và một bộ phận chức năng làm đầu mối quản lý về lĩnh vực đào tạo và ứng dụng CNTT; Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Tập trung đầu tư cho các trường, lĩnh vực trọng điểm để đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, kể cả sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài;

Bồi dưỡng giảng viên, trang bị phương tiện đào tạo, kết nối mạng và khai thác Internet

Xây dựng cơ chế khuyến khích dạy và học CNTT, xã hội hoá giáo dục và đào tạo CNTT, khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT và cho phép thành lập các trường và các trung tâm đào tạo CNTT 100 % vốn nước ngoài đảm bảo chất lượng;

Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng CNTT, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ, vốn vay quốc tế phục vụ lĩnh vực này.[53]

2.2.1.7 Triển khai phát triển, đẩy mạnh ứng dụng Internet, CNTT tại các địa bàn trọng điểm

Tp. Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển TMĐT. Trong “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất- chất lượng- hội nhập” năm 2004 của UBND Tp. Hồ Chí Minh, Sở KHCN sẽ phối hợp cùng Sở

Thương Mại tổ chức điểm giới thiệu về các giải pháp triển khai TMĐT (hạ tầng kỹ thuật, hành lang pháp lý, thanh toán điện tử và đào tạo nguồn lực); kết hợp với trường, viện huấn luyện và tư vấn cho doanh nghiệp quy trình triển khai TMĐT; nghiên cứu đề xuất hành lang pháp lý và phương thức thanh toán điện tử.[23]

Ngày 31/2/2004, UBND Tp. Hà nội đã ra quyết định thành lập Ban CNTT Tp. Hà nội, trên cơ sở đó tổ chức lại Ban Quản Lý Dự Án CNTT và Phòng CNTT (Sở KHCN và Môi Trường thành phố). Theo quyết định, Ban CNTT sẽ thực hiện chương trình mục tiêu của thành phố, giúp UBND thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình ứng dụng và phát triển CNTT. Ban sẽ nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn; thay mặt UBND thành phố quản lý và khai thác các sản phẩm đầu tư chung (gồm hạ tầng cơ sở CNTT, các công trình về sản phẩm CNTT chung… ), đầu tư liên ngành về CNTT của thành phố; thực hiện một số dự án trọng điểm về CNTT, trước mắt là các dự án khu Công Nghiệp Phần mềm tại Khu Công Nghệ Cao Hoà Lạc, Trung tâm giao dịch CNTT; Trung tâm đào tạo CNTT,… [24]

2.2.2 Những hạn chế Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

2.2.2.1 Hệ thống giáo dục, phổ biến kiến thức kinh doanh

Hiện nay, các tài liệu về TMĐT đang từng bước được phổ cập tại Việt nam dưới nhiều chủng loại: sách tham khảo, trên Internet, các bài báo, các công trình nghiên cứu,..Đồng thời đã có trường đại học tiến hành giảng dạy chính thức môn TMĐT: như Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương, ..

Tuy nhiên, với thời lượng giảng dạy khá hạn chế và thực tế tại Việt nam cũng không khác gì đánh giá của International Trade Centre: “ Đã có quá nhiều bài báo về sự bùng nổ sử dụng mạng Internet. Tuy vậy, còn có rất ít công trình nghiên cứu về hiện trạng người tiêu dùng sử dụng mạng Internet để mua sắm sản phẩm và dịch vụ, kỹ thuật e- marketing, số người truy cập đủ để bán hàng và những cản trở với TMĐT” [27, 7]. Mà tất cả điều này được gói gọn trong kiến thức Marketing Internet.

Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo viết về các khía cạnh kỹ thuật trong làm Marketing Internet và TMĐT, chẳng hạn “Nghiên cứu thị trường trên mạng”trên trang http://www.mot.gov.vn/ của Bộ Thương Mại, “5 nguyên tắc của làm marketing trên mạng”; “Định giá bán lẻ TMĐT” trên trang http://internet.vdc.com.vn/ của Diễn đàn CNTT Việt nam ,..Tuy nhiên, kiến thức của một lĩnh vực mới phải được nghiên cứu, ứng dụng một các hệ thống, toàn diện và bài bản. Với những kiến thức đề cập đến những khía cạnh rời rạc được phân bố rời rạc theo thời gian và phân tán nhiều nơi là phi khoa học, khó tiếp thu và áp dụng, và dễ dẫn đến những kết quả xấu vì dễ được áp dụng một cách nguyên xi cho mọi trường hợp. Những thất bại của những cách làm của những người nhận thức về Marketing Internet, về marketing còn hạn chế là những bài học rất đắt giá không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn có giá trị cho hệ thống giáo dục nước ta

2.2.2.2 Bộ máy xúc tiến thương mại, phát triển TMĐT Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Trên thực tế, theo bài “Thách thức cũ – cơ hội mới cho Thương mại điện tử Việt nam” trên trang web của Công ty Cổ phần Phần mềm Hà nội ngày 20 tháng 3 năm 2004 [ 39] khảo sát, đã không thể tra cứu nổi công ty nào trong phần danh bạ trên hệ thống từng một thời rầm rộ “cắt băng khánh thành” được báo chí ca ngợi như bước tiến vào kỷ nguyên TMĐT là http://www.business.gov.vn/ . Ngay cả khi tìm công ty nổi tiếng như FPT và Vinamilk, cũng không thấy. Font chữ trên trang web lộn xộn, mất dấu mất chữ, không thể đọc được. Tốc độ truy cập rất chậm cho dù từ Việt nam. Trang web còn nhiều nhược điểm thể hiện tính không chuyên (?!). Đặc biệt nếu là khách nước ngoài muốn liên lạc thì nhận được thông điệp là chúng tôi chỉ biết tiếng Việt thôi (?!), không thể nào gọi là xúc tiến thương mại được.

Thử tiếp đến website của cơ quan nổi tiếng là điểm kết nối doanh nghiệp: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam – VCCI là http://www.vcci.com.vn/, thử mục bất kỳ là thông tin kinh tế/ tài chính – ngân hàng thì tin gần nhất là tháng 8 năm 2001. Tệ hơn là khi nhấn vào để đọc tin thì nhiều tin mục báo lỗi. Trong thời đại tiến như vũ bão về thông tin, tình hình tài chính biến động từng giờ, thì hệ thống thông tin này là không hiểu là phục vụ ai và có ai dám tin tưởng sử dụng không?.

Đến một trang web không kém phần nổi tiếng là http://www.vietrade.gov.vn/ của Cục Xúc tiến thương mai, Bộ Thương mại thì điểm “nổi bật” là tốc độ chậm không thể chịu được. Khi vào “thành công” mục Cơ-hội-kinh-doanh, và thử mặt hàng May mặc – một thế mạnh sản phẩm Việt nam cần xúc tiến thì có năm cơ hội cho cả bán (4 cơ hội) và mua (01 cơ hội). Thử một cơ hội ta sẽ có các thông tin sau: một cái tên, một cái e- mail, không có số điện thoại, không số fax, không cả tên công ty ?!

Điều này có thể thấy một cách trực tiếp những tắc trách trước những cơ hội kinh doanh đang mở ra của các cơ quan lớn, mang trọng trách thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư Việt nam. Gián tiếp có thể thấy là sự thất thoát có thể rất lớn (so với kỷ lục vài chục phần trăm trong xây dựng cơ bản) trong đầu tư vào Internet. Thêm vào đó, là mất đi các cơ hội, mất đi niềm tin của các nhà doanh nghiệp, của bạn bè quốc tế, của công chúng vào Internet Việt nam trong hoạt động kinh doanh nói riêng, các hoạt động xã hội nói chung. Điều này dẫn đến những đổ vỡ của những hệ thống nổi tiếng như: http://www.b2vn.com/, và liên doanh dự kiến http://www.meetvietnam.com/, vốn đã làm tốn bao nhiêu giấy mực.

Ngay tại trang web của Bộ Thương mại Việt nam phần TMĐT cho đến tháng năm 2004 (http://www.mot.gov.vn ), có thể thấy được việc triển khai TMĐT của Chính phủ đến đâu. Đó là có đến gần một nửa số các mục trong trang này không có dữ liệu. Chẳng hạn, khi bạn vào mục “Khái quát về TMĐT”, bạn sẽ nhận được dòng chữ : “Thông tin đang được cập nhật, mong quý vị thông cảm”. Khi bạn vào mục

“Thực trạng phát triển”, bạn sẽ nhận được 03 dòng chữ “Sorry, Database is empty!!!” (nghĩa là: xin lỗi, không có dữ liệu) tại các mục “Nhóm nước đang phát triển”, “Nhóm nước tiềm năng” và “Nhóm nước kém phát triển”,..

2.2.2.3 Hệ thống hạ tầng Internet, CNTT và viễn thông Việt nam Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Tính đến tháng 6 năm 2003, Việt nam vẫn là nước có số người sử dụng Internet dưới 5%:

Bảng 2.2: Khu vực Đông Nam  Á [33]

Có thể thấy tỷ lệ số người dùng Internet Việt nam vào hàng ngũ thấp nhất thế giới: 2,35 % xếp thứ 7 trong khu vực, bằng một nửa tỷ lệ bình quân khu vực là 4,82 %, 1/26 lần Mỹ và 1/ 3 so thế giới.

Phân bố số người sử dụng Internet rất không đồng đều

Người sử dụng Internet chủ yếu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng: 86 % số người sử dụng Internet ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khi hai thành phố này chỉ chiếm 10 % dân số cả nước [10, 2]

Tỷ lệ máy tính cá nhân/100 dân năm 2002 rất thấp: 0,98 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN + 3; trong khi tỷ lệ khu vực là 13,39 [ 5, 2]

Tốc độ truy cập vẫn là một vấn đề: mặc dù người sử dụng có thể truy cập Internet tại tất cả 61 tỉnh thành trong cả nước, đại đa số người truy cập sử dụng truy cập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại cố định, với tốc độ chưa cao. Mới chỉ có 32/61 tỉnh thành trong cả nước có khả năng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp (tốc độ cao) cho các thuê bao.

Trên thực tế, chất lượng ADSL còn kém xa với lý thuyết, đó là tốc độ truy cập chậm, hay nghẽn mạch. Nhiều khách hàng phản ánh MEGA VNN thấp hơn cam kết đến 30 lần,..[50]. Điều này gây nhiều khó khăn trong liên lạc, trong xúc tiến, giao dịch qua mạng.

Cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế:

  • Doanh nghiệp được phép cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông: Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL), Công ty Thông tin Điện lực
  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
  • Công ty Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom),
  • Công ty Điện tử Hàng hải (Vishipel)

Về cung cấp dịch vụ Internet:

  • Doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP)
  • Doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP)
  • Doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ điện thoại Internet.

Về thị phần doanh thu các doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 2.4: Doanh thu các doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông ( 6 tháng đầu năm 2003)

Là tổng số thuê bao đã quy đổi, bao gồm số thuê bao trực tiếp (đã quy đổi ra 64 KBps và ADSL), thuê bao gián tiếp (PSTN & ISDN) và các loại hình thuê bao khác (thẻ Internet, đại lý Internet,..)

Tốc độ tăng trưởng so với tháng trước

Nguồn: Bộ Bưu chính viễn thông, Trung tâm Internet Việt nam , Số liệu về tình hình phát triển Internet tháng 1/2004.

Hiện nay, doanh thu của VNPT chiếm hơn 90% tổng số doanh thu về dịch vụ viễn thông và Internet ở Việt nam. Về thị phần, VNPT vẫn là doanh nghiệp chủ đạo về mạng lưới, dịch vụ cũng như khách hàng, với gần 100% thị phần thị trường dịch vụ cơ bản, hơn 60% thị phần dịch vụ Internet Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Vào đầu năm 2004, VNPT tiếp tục mong muốn tăng cước tem thư và điện thoại nội hạt [48]. Điều này gây bất bình và xôn xao dư luận bởi những lý do quá đơn giản và vô lý.

Ngoài ra, những bê bối của các quan chức cấp cao của VNPT về tự nhân nhượng với đối tác nước ngoài, gây thiệt hại cho Nhà nước 860 tỷ đồng trong đợt thanh tra đầu năm 2004. Ngoài ra Thanh tra Nhà nước còn kết luận: “Người ký đề xuất gây thiệt hại hơn 860 tỷ đồng không ai khác là ông Đỗ Trung Tá”(xem Phụ lục)

Giá cước dịch vụ viễn thông và Internet còn cao so với thu nhập trung bình của người dân

Ví dụ: GDP tính trên đầu người Việt nam năm 2002 là 406 USD, tức là khoảng 6.090.000 VNĐ/năm (tỷ giá: 1 USD = 15.000 VNĐ)

Giá cước truy cập vào thời điểm đó là 140 VNĐ/ phút

Nếu tính toàn bộ GDP tính trên đầu người dùng cho truy cập Internet sẽ truy cập được 43.500 phút, khoảng 725 giờ

Tức là, nếu tính toàn bộ GDP bình quân mỗi người chỉ dùng cho truy cập Internet sẽ truy cập được mỗi ngày khoảng 2 giờ.

Mặc dù Việt nam đã tiến hành đợt giảm giá vào đầu năm 2003 từ 10- 40 % cho 12 loại dịch vụ viễn thông và Internet, nhưng giá cước viễn thông và Internet vẫn còn cao so với thu nhập trung bình của người dân Việt nam, nhất là đa số đối với người nghèo và nông dân. Điều này hạn chế người dân sử dụng Internet. Chính sách định giá cước hiện nay vẫn chua được tính dựa trên chi phí và cước phí điện thoại quốc tế cao đã phần nào làm nhụt chí các nhà đầu tư nước ngoài.

Chi phí đăng ký tên miền cao hơn so với thế giới:

Chi phí duy trì tên miền .vn hiện nay của VNNIC là 480.000 đồng/năm tương đương 32 USD/năm, trong khi chi phí tên miền .com là 7 USD. Phí cho dịch vụ lưu trữ web (web hosting) cũng cao hơn các nhà cung cấp nước ngoài vài chục lần.[22]

Tình trạng vị phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới

Năm 2002, Việt nam là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm đứng đầu thế giới: xấp xỉ 95 %, khiến ngành công nghệ phần mềm Việt nam tổn thất 49 triệu USD. Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt nam (VINASA), nguyên nhân gốc của tình trạng này là do thu nhập của người Việt nam thấp, cộng với những đặc điểm kỹ thuật phần mềm là dễ sao chép và vòng đời ngắn. Cùng với đó là hàng loạt những vấn đề tác động khác như môi trường pháp lý, nhận thức về sử dụng phần mềm có bản quyền.[15]

Ngoài tác động là hạn chế tốc độ tăng trưởng CNTT, vi phạn bản quyền phần mềm còn làm thất thu thuế, ảnh hưởng xấu đến vấn đề hội nhập, sự phát triển của ngành phần mềm và môi trường đầu tư,…

2.2.2.4 Hệ thống pháp lý: Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Nói chung hiện nay chưa có văn bản chính thức nào quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến Marketing Internet, TMĐT tại Việt Nam. Ví dụ như việc lợi dụng mạng Internet để gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, cộng đồng chưa được đề cập đến. Chẳng hạn, chưa có quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ như các quy định bảo vệ nội dung trang web, bản quyền tác giả,.. .

Chưa có quy định gì về việc sử dụng “thư rác” để quảng cáo, xâm nhập vào cơ sở dữ liệu không được phép để khai thác thông tin,… Trong khu vực và trên thế giới hiện cuộc chiến chống lại hành vi này rất sôi động và Việt nam hình như vẫn đứng ngoài cuộc (xem Phụ lục)

Ngoài ra, dù có các xúc tiến, giao dịch liên quan đến TMĐT nhưng khi xung đột xảy ra không biết căn cứ vào đâu để giải quyết, chưa kể đến các quy định về hóa đơn tài chính hạch toán, các căn cứ tính thuế,.. đều chưa có.

Chẳng hạn, một hiểm hoạ đối với hoạt động Marketing Internet, TMĐT mới được cảnh báo nhưng xem ra chẳng mấy ai quan tâm, trừ số người phải gánh chịu hậu quả và chính những tin tặc. Đó là nạn ăn cắp thẻ tín dụng (CC- Credit Card) để thực hiện các giao dịch qua mạng. Bằng công cụ tìm kiếm đơn giản là Google cho kết quả là 1.930 trang web tiếng Việt đề cập đến việc này. Hậu quả là hàng loạt các trang web không thực hiện giao dịch với các công ty tại Việt nam. Nhiều công ty hàng đầu tại Mỹ như www.ivhosting.com, www.goddady.com, www.onehost.ws, đã chặn tất cả các giao dịch có địa chỉ từ IP Việt nam, hoặc không cho truy cập,..Thiệt hại không chỉ nhiều công ty phải gánh chịu mà cả chính uy tín quốc gia trong TMĐT (xem Phụ lục)

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1 Những kết quả nổi bật đã đạt được

Chính phủ Việt nam đã có nhiều nỗ lực, các chương trình hành động đầy quyết tâm nhằm đưa TMĐT cùng các hoạt động nghiệp vụ vào cuộc sống. Các chương trình của Chính phủ đã từng bước hiện đại hoá hạ tầng CNTT, đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh cũng như trong nhiều mặt của đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Việt nam đã nhận thức được những lợi ích lớn lao của mạng Internet mang lại. Các doanh nghiệp bước đầu ứng đã chủ động ứng dụng hiệu quả Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, tham gia vào TMĐT cho dù những yếu tố cần thiết cho TMĐT như thanh toán quan mạng, tính pháp lý của chữ ký điện tử,.. chưa hình thành.

2.3.2 Những thách thức chủ yếu hiện nay Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Trình độ Marketing Internet cùng với trình độ CNTT của Việt nam đang ở mức rất thấp so với khu vực và thế giới. Trong khi TMĐT thế giới ngày càng lớn mạnh về tốc độ phát triển, trình độ kinh doanh, trình độ Marketing Internet không ngừng được nâng cao và hoàn thiện cùng với các hệ thống pháp luật và chính sách của từng quốc gia, thì Việt nam cùng các nước trong khu vực, các nước đang phát triển khác đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống pháp lý cho hoạt động TMĐT cùng các hoạt động nghiệp vụ khác. Một số không nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng CNTT vào kinh doanh nhưng đang trong tình trạng mày mò vận dụng. Số doanh nghiệp quan tâm đến TMĐT có tăng qua các năm do nỗ lực của Chính phủ. Tuy nhiên, Marketing Internet cũng như TMĐT là lĩnh vực hết sức mới mẻ và phức tạp, thì việc lĩnh hội còn nhiều hạn chế.

Do vậy, hiện trạng vận dụng Marketing Internet rất sơ khai, biết đến đâu thì làm đến đó, không biết thì mày mò làm thử, hoặc làm theo phong trào. Tại các doanh nghiệp, hoạt động marketing, quảng bá và giới thiệu sản phẩm chưa bài bản và hiệu quả không cao, chưa thể khai thác thế mạnh do mạng Internet mang lại để tiếp thị, tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Số lượng website của doanh nghiệp Việt nam còn quá ít, thông tin chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp, ít có giao dịch trực tuyến và không thanh toán được. Việc xây dựng trang web mang nặng tính chủ quan, phong trào, chưa thực sự là công cụ tiếp cận khách hàng tiềm ẩn, xúc tiến đáp ứng nhu cầu khách hàng Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp kết nối Internet và khai thác thông tin trên mạng còn hạn chế. Số doanh nghiệp còn lại ngần ngại trước cửa sổ thông tin do Internet mang lại, một phần là do còn lúng túng trước những bước phát triển nhanh và mới của thế giới CNTT. Số khác đã có những bước tìm hiểu thì lại gặp khó khăn tài chính hoặc lưỡng lự trước môi trường pháp lý về TMĐT chưa hoàn thiện,…

Nguy cơ tụt hậu về không những về công nghệ mà còn về trình độ kinh doanh càng rõ rệt nếu không có giải pháp đúng hướng, phù hợp và kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Có thể thấy lĩnh vực kinh doanh trên mạng Internet hiện nay tại Việt nam còn khá mới mẻ, cộng với điều kiện phát triển lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh (như cơ sở hạ tầng CNTT, sự phổ biến CNTT trong xã hội cũng như trong hoạt động kinh tế còn rất hạn chế,…). Các hoạt động kinh doanh trên mạng cũng chỉ ở giai đoạn đầu của ứng dụng CNTT, chủ yếu là đưa thông tin, khai thác thông tin và bước đầu giao dịch qua mạng, vì thế chưa thực sự khai thác hết thế mạng của lĩnh vực mới này.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhạy bén đã chủ động tiến hành quảng bá và kinh doanh trên mạng. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ dừng lại ở mức áp dụng CNTT theo phong trào hoặc tự phát, trong khi đây là lĩnh vực rất mới mẻ và phức tạp, cần phải được trang bị, hỗ trợ những kiến thức nhất định về Marketing Internet, TMĐT thì mới có thể thành công. Tư tưởng cho rằng cứ có lập trang website là có thể tiến hành kinh doanh trên mạng rất phổ biến. Sự thất bại trên thế giới và những thất bại của nhiều trang website trong nước là những cảnh báo rõ ràng về vấn đề này.

Cơ hội Internet mang lại cho kinh doanh là rất lớn. Khả năng tiếp cận Internet không còn là quá khó đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thất bại của nhiều dot-com trong nước cũng như trên thế giới và sự điều chỉnh hoạt động TMĐT cũng như nội dung giảng dạy TMĐT theo hướng coi trọng Marketing Internet là những bằng chứng cho thấy cần phải nhìn nhận lại vai trò của Marketing Internet. Vậy thách thức lớn nhất hiện nay cần phải được nhìn nhận đúng là sự tụt hậu trình độ kinh doanh trên mạng bên cạnh sự tụt hậu về cơ sở hạ tầng CNTT &TT.

Vậy, cần phải làm gì để đưa kiến thức và hoạt động Marketing Internet cũng như TMĐT thành công vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt nam? Chính phủ Việt nam có vai trò gì trong việc xây dựng đội ngũ doanh nghiệp TMĐT hùng hậu? Doanh nghiệp cần phải làm gì khi nhận rõ những thời cơ và thách thức của nền kinh tế mạng toàn cầu? Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này trong chương tiếp theo. Luận văn: Thực trạng môi trường Marketing tại Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển Marketing Internet tại Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x