Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Thống kê mô tả
Bảng 3.1 Thống kê mô tả
Bảng 3.1 trình bày các số liệu thống kê tổng hợp về giá trị trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn của các biến có trong mô hình hồi quy, cụ thể. Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
ROA: tỷ suất sinh lời trung bình (trung vị), phụ thuộc vào tổng tài sản của các công ty thủy sản là 15% (13%).
ACP: Kỳ thu tiền bình quân trung bình (trung vị) là 60 (62) ngày ( khoảng 2 tháng).
ICP: Trung bình các công ty thủy sản phải mất 114 (115 ) ngày (khoảng 3.8 tháng) để chuyển đổi sản phẩm hải sản trong kho thành của họ thành doanh thu. Điều này phù hợp với đặc thù ngành thủy sản phải thường xuyên duy trì mức tồn kho tương đối cao để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những lúc khan hiếm do thời tiết thất thường dẫn đến nguồn cung nguyên liệu không ổn định, tình trạng dịch bệnh khó kiểm soát đồng thời khắc phục yếu tố mùa vụ.
APP: Như vậy bình quân các công ty thủy sản mất 30 (trung vị 30) ngày (tương đương 1 tháng ) để thanh toán cho nhà cung cấp (chủ yếu là những người nuôi trồng thủy sản ).
CCC: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình (trung vị) là 144 ( 142 ) ngày (khoảng 4,8 tháng). Nhìn chung các công ty thủy sản có chính sách tín dụng tương đối hợp lý kỳ thu tiền bình quân và kỳ thanh toán bình quân đều ở mức thấp và cách xa so với chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều gặp khó khăn trong việc tính toán mức tồn kho như thế nào cho hợp lý và hiệu quả ( cân đối chính xác giữa nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ). Vì thế, đối với các công ty thủy sản do đặc thù như đã phân tích ở phần ICP nên chu kỳ chu chuyển tiền mặt chiếm một khoảng thời gian tương đối dài.
Bảng cũng chỉ ra rằng các công ty thủy sản trung bình có quy mô trung bình là 13,95 (trung vị 14.35), được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng doanh thu của các công ty. Tỷ số đòn bẩy tài chính trung bình (trung vị) là 59% (63%), phụ thuộc vào tổng tài sản. Tỷ số đầu tư tài chính dài hạn được thống kê ở mức trung bình là 3% ( trung vị =0% cho thấy tỷ trọng công ty thủy sản có đầu tư tài chính tương đối ít, chưa đến 50% ). Tuổi thọ trung bình (trung vị) của các công ty thủy sản trong mẫu là 17(18) năm , được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng số năm tồn tại kể từ khi công ty được thành lập.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2 Ma trận tương quan Pearson Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
Bảng 3.2 Ma trận tương quan
Bảng 3.2 trong mô hình. CCC, cụ thể : trình bày ma trận tương quan của tất cả các biến được sử dụng Bảng chỉ ra rằng ROA có tương quan phủ định với ACP, ICP và Mối tương quan phủ định của ROA và ACP phù hợp với quan điểm rằng thời gian cần thiết để khách hàng ( nhà nhập khẩu thủy hải sản và người tiêu dùng trong nước ) thanh toán các hóa đơn của công ty thủy sản càng ngắn thì càng có nhiều tiền mặt sẵn có để bổ sung cho hàng tồn kho, do đó dẫn đến việc tăng thêm doanh thu mà kết quả là sự gia tăng trong tỷ suất sinh lời.
Mối tương quan phủ định của ROA và ICP cho thấy một phần do đặc thù kinh doanh của các công ty thủy sản : phụ thuộc vào tính mùa vụ cao, do thời tiết thất thường và tình hình dịch bệnh khó kiểm soát nên thông thường các công ty thường để tồn kho ở mức cao. Do đó một khi tồn kho tăng sẽ kéo theo chi phí lưu kho, bảo quản cũng tăng theo dẫn đến lợi nhuận giảm và tỷ suất sinh lợi giảm tương ứng. Điều này cũng ngược với bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu của David M Mathuva , 2010 là ICP và ROA có tương quan khẳng định vì họ cho rằng duy trì mức tồn kho cao sẽ giảm bớt chi phí phát sinh do những gián đoạn tiềm năng trong quá trình sản xuất. Điều này giúp ngăn ngừa thua lỗ trong kinh doanh do khan hiếm sản phẩm và giúp giảm chi phí cung ứng hàng hóa. Đồng thời, các công ty được bảo vệ khỏi các biến động giá. Từ đó gia tăng tỷ suất sinh lời.
Mối tương quan khẳng định của ROA và APP có thể được giải thích rằng việc thanh toán chậm cho các nhà cung cấp ( người nuôi trồng thủy sản trong nước và các công ty thủy sản nước ngoài ) đảm bảo cho công ty có thêm tiền mặt để mua nhiều hàng tồn kho để bán. Nhờ đó làm gia tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận .
Mối tương quan phủ định giữa ROA và CCC phù hợp với quan điểm cho rằng độ trễ thời gian giữa chi tiêu để mua các nguyên vật liệu thô và thu về doanh thu từ các thành phẩm có thể để quá lâu. Và việc làm giảm độ trễ thời gian này sẽ góp phần làm gia tăng tỷ suất sinh lời của công ty .
Ngoài ra các biến còn lại như CS, FFAR và AGE đều có tương quan khẳng định với ROA. Điều này cho thấy rằng các công ty thủy sản có doanh thu cao (CS cao) hay có qui mô lớn thì tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Chứng tỏ khả năng khai thác thị trường của các công ty này cao hơn. Mặt khác các công ty thủy sản có chỉ tiêu FFAR cao thì cơ hội gia tăng tỷ suất sinh lời cũng cao. Đồng thời, biến AGE cũng cho thấy rằng số năm tồn tại của công ty thủy sản càng nhiều thì công ty cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để gia tăng tỷ suất sinh lời do thời gian tiếp cận thị trường lâu hơn. Riêng biến LEV có tương quan phủ định với ROA do chi phí của các công ty thủy sản chủ yếu là các chi phí nguyên vật liệu trong khi đa số các công ty đều có ACP khá cao (2 tháng ) nên các công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu này. Vì thế hầu như các công ty thủy sản đều sử dụng đòn bẩy tài chính cao như công ty thủy sản Ngô Quyền, Sao Ta và Avaco…Điều này làm cho chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay tăng cao (chỉ thấp sau giá vốn hàng bán) dẫn đến giảm tỷ suất sinh lời. 9 Về tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CCC với kỳ thu tiền bình quân ACP, kỳ luân chuyển hàng tồn kho ICP là cao tương ứng ( 0.874 và 0.952 ). Vấn đề này sẽ được kiểm định trong phần 3.4 để xem liệu có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra hay không ?
Như vậy thật khó để nói liệu rằng kỳ thu tiền bình quân ngắn hơn có thể dẫn đến một tỷ suất sinh lời cao hơn hay một tỷ suất sinh lợi cao hơn có làm cho kỳ thu tiền bình quân ngắn hơn hay không ? Kiểm định mối tương quan của hai biến đơn giản trong một ma trận thông thường không phải chú ý đến mối tương quan của mỗi biến với tất cả các biến giải thích khác ( Padachi, 2006 ). Phép phân tích quan trọng nhất sẽ được suy ra từ mô hình đa biến phù hợp được ước lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất thông thường OLS. Để đánh giá tác động của việc quản trị vốn lưu động lên tỷ suất sinh lời của công ty thủy sản, tỷ suất sinh lời phải được mô hình hóa theo một công thức từ ba thước đo của quản trị vốn lưu động cơ bản cùng với các đặc trưng của công ty thủy sản như sau.
3.3 Kết quả hồi qui OLS Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
Bảng 3.3 : Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời
Tất cả các số trong dấu ngoặc đơn là mức ý nghĩa thống kê
Bảng 3.3 trình bày kết quả nhận được sau khi tiến hành hồi quy 4 phương trình của mô hình. Dựa vào các giá trị thống kê t và mức ý nghĩa hai phía quan sát được của kiểm định t đối với giả thiết về các hệ số hồi quy, ta thấy tất cả các biến độc lập bao gồm AGEit, LEVit, FFARit, CSit, ACPit, ICPit, APPit và CCCit đều có tương quan có ý nghĩa thống kê với ROAit. Cụ thể:
- Bốn biến LEVit và ACPit, ICPit và CCCit có tương quan âm với ROAit vì trong 4 phương trình, dấu của các hệ số β đều là dấu (-) và độ tin cậy đều trên 95%.
- Ngược lại, bốn biến CSit, AGEit, FFARit, và APPit có tương quan dương với ROAit. Điều này thể hiện qua dấu của các hệ số β đều là dấu (+) và độ tin cậy trên 90%.
Thuyết đại diện cho rằng các nhà quản lý có thể quản trị vốn lưu động theo các mục tiêu đã thiết lập, do đó, đánh lừa các cổ đông của công ty. Một lần nữa, như Deloof (2003) đã nhận định, các quốc gia đang phát triển có thị trường vốn chậm phát triển cho thấy vấn đề thông tin và đại diện rất rõ ràng. La Porta et al.(1997), người phát hiện ra rằng các quốc gia có sự bảo hộ nhà đầu tư càng thấp thì thị trường vốn bên ngoài càng nhỏ và hẹp, điều đó cho thấy một nước đang phát triển có sự bảo hộ hợp pháp yếu kém đối với các cổ đông công ty và chủ nợ sẽ làm cho tài chính ngân hàng và tín dụng thương mại hấp dẫn hơn. Fisman và Love (2003) đã tranh luận rằng tín dụng thương mại khắc phục sự yếu kém của bảo hộ chủ nợ và thông tin không hoàn hảo tốt hơn là các nhà cho vay chính thức. Họ cũng phát hiện ra rằng các công ty ở các nước có thị trường tài chính phát triển thấp thì thường sử dụng tín dụng không chính thức, được cung cấp bởi các nhà cung cấp của họ, để tài trợ cho tăng trưởng. Như vậy tác giả sẽ đi vào khảo sát tác động của tín dụng thương mại đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản Việt Nam thông qua việc xem xét các mối quan hệ giữa các biến ACP,ICP, APP và CCC … qua 4 phương trình hồi quy.
Phương trình 1 : Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân ACP và tỷ suất sinh lời ROA
Phù hợp với nghiên cứu của David M. Mathuva, 2010 tồn tại một mối tương quan nghịch giữa ACP và tỷ suất sinh lợi (sig<0.01). Kết quả này chỉ ra rằng các công ty thủy sản có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi của họ bằng cách giảm số ngày thu tiền của các khoản phải thu chưa trả. Kết quả có thể cũng giải thích rằng khi thời gian mà khách hàng thanh toán hóa đơn của họ càng ngắn thì càng có nhiều tiền mặt có sẵn để bổ sung thêm hàng tồn kho, do đó doanh thu sẽ nhiều hơn dẫn đến mức tỷ suất sinh lợi cao hơn cho công ty. Hệ số âm của ACP chỉ ra rằng một sự gia tăng 1 ngày trong kỳ phải thu sẽ dẫn đến một sự giảm đi trong tỷ suất sinh lợi. Phù hợp với Lazaridis và Tryfonidis (2006), phát hiện này chỉ rằng các nhà quản trị có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi bằng cách giảm kỳ hạn tín dụng được cấp cho khách hàng. Phát hiện này cũng ám chỉ rằng chính sách tín dụng càng thắt chặt, tức đưa cho khách hàng ít thời gian hơn để thanh toán nợ, sẽ cải thiện hiệu quả. Các hệ số của các biến khác cùng có ý nghĩa như biến AGE và FFAR. Phù hợp với Deloof (2003), tỷ suất sinh lời cũng tăng cùng chiều với tỷ số đầu tư tài chính dài hạn (sig<0.05). Đồng thời, tỷ suất sinh lời cũng tăng theo sự gia tăng của độ tuổi công ty (được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng số năm tồn tại của công ty ) (sig<0.05). Trong đó, hệ số tự điều chỉnh R2 của phương trình là 66,5%.
Phương trình 2 : Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân ICP và tỷ suất sinh lời ROA
Trong phương trình 2, hệ số của kỳ thu tiền bình quân là âm và có mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%. Điều này có nghĩa là tồn tại một mối tương quan phủ định giữa ICP và tỷ suất sinh lợi. Phát hiện này trái với các nghiên cứu được tiến hành trên các chính sách vốn lưu động bảo thủ. Các nghiên cứu này cho rằng việc duy trì mức hàng tồn kho cao sẽ làm giảm chi phí phát sinh do các gián đoạn tiềm năng trong quá trình sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh do sự khan hiếm sản phẩm. Việc duy trì ở mức cao hàng tồn kho cũng giúp giảm chi phí cung ứng sản phẩm và bảo vệ công ty khỏi các biến động giá gây ra do các yếu tố kinh tế vĩ mô bất lợi, các yếu tố này đã được xem xét bởi Blinder và Maccini (1991). Hầu hết các nghiên cứu đều không tìm thấy mối tương quan phủ định được kỳ vọng giữa ICP và tỷ suất sinh lợi có ý nghĩa (Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Padachi, 2006). Và điều này nó không phù hợp cho trường hợp của các công ty thủy sản. Mặc dù đặc thù của các công ty thủy sản luôn để tồn kho ở mức cao như đã phân tích ở phần tương quan. Tuy nhiên đối với các công ty thủy sản được khảo sát thì việc để tồn kho ở mức cao làm cho chi phí lưu kho, bảo quản tăng làm lợi nhuận giảm và kéo theo tỷ suất sinh lợi cũng giảm tương ứng. Hay nói cách khác khi lượng tồn kho giảm ( chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm ) thì cũng có thể làm gia tăng chi phí thiệt hại do không có hàng, hậu quả là uy tín công ty sụt giảm, mất nhiều cơ hội kinh doanh dẫn đến giảm lợi nhuận. Điều này hoàn toàn phù hợp với các công ty thủy sản có tỷ trọng hoạt động xuất khẩu cao hay thị phần lớn. Trong những giai đoạn nguyên liệu thủy sản khan hiếm do thời tiết, dịch bệnh …công ty không đáp ứng được các đơn hàng nhập khẩu của các đối tác nước ngoài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các hệ số của các biến khác cùng có ý nghĩa như biến AGE và FFAR. Phù hợp với Deloof (2003), tỷ suất sinh lời cũng tăng cùng chiều với tỷ số đầu tư tài chính dài hạn (sig<0.05). Đồng thời, tỷ suất sinh lời cũng tăng theo sự gia tăng của độ tuổi công ty (được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng số năm tồn tại của công ty ) (sig<0.1). Trong đó, hệ số tự điều chỉnh R2 của phương trình là 72,3%. Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
Phương trình 3 : Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lời ROA.
Trong phương trình 3, hệ số của kỳ thanh toán bình quân là dương và có ý nghĩa cao ở mức nhỏ hơn 0.05%. Điều này chỉ ra rằng một sự tăng thêm 1 ngày trong tổng số ngày phải trả bình quân dẫn đến một sự gia tăng trong tỷ suất sinh lợi. Mối tương quan thuận có thể được giải thích theo hai cách. Thứ nhất, ngược với Deloof (2003) và Raheman và Nasr (2007), phát hiện này nói rằng các công ty thủy sản có khả năng sinh lợi cao hơn sẽ chờ lâu hơn để thanh toán các hóa đơn của họ. Điều này ám chỉ rằng họ từ chối các khoản thanh toán cho nhà cung cấp để tạo cơ hội có nhiều tiền mặt hơn cho nhu cầu vốn lưu động của họ. Thứ hai, kết quả này có nghĩa kinh tế rằng một công ty trì hoãn việc thanh toán cho các chủ nợ càng lâu thì mức vốn lưu động được công ty dự trữ và sử dụng càng cao để gia tăng tỷ suất sinh lợi. Phát hiện này phù hợp với quy tắc về quản trị vốn lưu động là các công ty nên cố gắng trì hoãn các khoản thanh toán cho chủ nợ lâu nhất có thể, nhưng cần đảm bảo rằng không làm phá hủy mối quan hệ kinh doanh với họ. Ngoài ra, các hệ số của các biến khác cùng có ý nghĩa như biến AGE và CS. Điều này có nghĩa là tỷ suất sinh lời cũng tăng theo sự gia tăng của độ tuổi công ty (được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng số năm tồn tại của công ty ) (sig<0.01). Đồng thời tỷ suất sinh lời cũng gia tăng theo sự gia tăng của qui mô công ty ( sig <0.1). Riêng biến LEV có mối quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lời ( sig < 0.05). Điều này cho thấy mặc dù việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm tăng giá trị công ty do tận dụng được chi phí vay rẻ hơn so với chi phí sử dụng vốn cổ phần và lợi ích từ tấm chắn thuế nhưng nó cũng tạo ra áp lực cho công ty vì các khoản chi trả lãi vay và nợ gốc là nghĩa vụ bắt buộc. Do đó, công ty muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm việc sử dụng đòn bẩy tài chính bởi vì một công ty được tài trợ nhiều từ nợ sẽ có rủi ro lớn hơn. Trong đó, hệ số tự điều chỉnh R2 của phương trình là 59,6 %.
Phương trình 4 : Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt CCC và tỷ suất sinh lời ROA .
Trong phương trình 4, tồn tại mối tương quan phủ định giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ suất sinh lợi. Phát hiện này có ý nghĩa ở mức nhỏ hơn 1%. Điều này ủng hộ cho quan điểm rằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi. Shin và Soenen (1998) đã tranh luận rằng mối quan hệ phủ định giữa lợi nhuận và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thể được giải thích bằng quyền lực ảnh hưởng thị trường hoặc thị phần, hay nói cách khác, một CCC ngắn hơn là do vị thế đàm phán của nhà cung cấp hoặc khách hàng cũng như tỷ suất sinh lợi cao hơn là do ưu thế thị trường. Mối tương quan nghịch giữa CCC của công ty và tỷ suất sinh lợi có thể được giải thích rằng việc tối thiểu hóa đầu tư vào tài sản lưu động có thể giúp thúc đẩy gia tăng lợi nhuận. Điều này đảm bảo rằng tiền mặt không được duy trì trong kinh doanh quá lâu và nó được dùng để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, các hệ số của các biến khác cùng có ý nghĩa như biến AGE và FFAR. Phù hợp với Deloof (2003), tỷ suất sinh lời cũng tăng cùng chiều với tỷ số đầu tư tài chính dài hạn (sig<0.05). Đồng thời, tỷ suất sinh lời cũng tăng theo sự gia tăng của độ tuổi công ty (được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng số năm tồn tại của công ty ) (sig<0.1). Trong đó, hệ số tự điều chỉnh R2 của phương trình là 78,8%.
Như vậy, từ kết quả phân tích hồi quy, ta có cơ sở để chấp nhận bốn giả thiết nghiên cứu H1, H2, H3 và H4 của mô hình. Nhóm giả thiết này cho rằng việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), kỳ phải thu khách hàng (ACP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của công ty. Đồng thời chấp nhận giả thuyết trì hoãn kỳ thanh toán bình quân (APP) cũng làm gia tăng tỷ suất sinh lời của công ty nhưng cần đảm bảo rằng không làm phá hủy mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp của họ.
3.4 Kiểm định thống kê Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
3.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (Phân tích phương sai)
Sau khi xây dựng xong một mô hình hồi quy tuyến tính, vấn đề quan tâm đầu tiên là ta phải xem xét độ phù hợp của mô hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R2. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, ta cần kiểm định giả thiết H0: R2 = 0. Từ bảng phân tích phương sai ANOVA (Analysis Of Variance), ta thấy giá trị F của tất cả các phương trình hồi quy đều có xác suất rất nhỏ1 nên ta an toàn bác bỏ giả thiết H0 và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.
Xem phần phụ lục
3.4.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến
Trong ma trận tương quan Pearson đã trình bày ở phần 3.2, ta thấy tương quan giữa một số biến độc lập tương đối cao, cụ thể hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) với kỳ phải thu khách hàng (ACP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) 0,874 và 0,952. Vấn đề này phải được kiểm định để xem trong tất cả các mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra hay không.
Để phát hiện trường hợp một biến có tương quan tuyến tính mạnh với các biến còn lại của mô hình, ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF-Variance Inflation Factor). Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, theo quy tắc kinh nghiệm khi VIFj>10 thì mức độ cộng tuyến được xem là cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng với độ chính xác không cao.
Từ kết quả hồi quy OLS, ta thấy giá trị VIF của tất cả các hệ số trong các phương trình hồi quy của hai mô hình dao động trong khoảng từ 1,018 đến 1,4272. Như vậy, ta có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến trong các mô hình hồi quy.
3.4.3 Kiểm định của Durbin – Watson Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
Sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình cũng như kiểm định vấn đề đa cộng tuyến, bước tiếp theo ta phải kiểm định xem trong mô hình, hiện tượng tự tương quan có xảy ra hay không. Khi có hiện tượng tự tương quan, tuy các ước lượng OLS vẫn là các ước lượng không chệch nhưng chúng không phải là ước lượng hiệu quả nữa. Nói cách khác, ước lượng OLS không phải là ước lượng không chệch tốt nhất. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện có tự tương quan xảy ra trong mô hình hồi quy hay không là kiểm định d của Durbin – Watson. Ta dùng phương pháp kinh nghiệm như sau:
- Khi 1<d<3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan
- Xem phần phụ lục
- Khi 0<d<1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương
- Khi 3<d<4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm
Từ kết quả hồi quy OLS, ta thấy giá trị d của các phương trình hồi quy trong mô hình lần lượt là 1,639; 2,019; 1,556; 1,8643. Như vậy, ta có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong các mô hình hồi quy.
Tóm lại, qua các thủ tục kiểm định cần thiết, ta thấy mô hình hồi quy xây dựng được là một mô hình tốt vì phù hợp với tập dữ liệu, đồng thời không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương quan trong mô hình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua phần thống kê mô tả, ta có thể thấy được các công ty thủy sản trên TTCK Việt Nam có kỳ thu tiền khách hàng (ACP) và kỳ thanh toán cho người bán (APP) tương đối ngắn trong khi kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) lại khá dài. Kết quả là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) bị kéo dài, điều này cũng có nghĩa là hiệu quả quản lý vốn lưu động không cao.
Từ kết quả hồi quy nhận được, ta thấy:
- Việc giảm thời gian thu tiền khách hàng (ACP), thời gian tồn kho hàng hóa (ICP), đồng thời rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của công ty. Ngoài ra, việc trì hoãn kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (APP) thì mức vốn lưu động được công ty dự trữ và sử dụng càng cao để gia tăng tỷ suất sinh lợi nhưng cần đảm bảo rằng không làm phá hủy mối quan hệ kinh doanh với họ.
- Hơn nữa, các công ty có thể nhận được các lợi thế cạnh tranh lâu dài bằng cách tận dụng các nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả thông qua việc rút ngắn một cách cẩn thận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến điểm cực tiểu của nó. Như vậy, tỷ suất sinh lợi của công ty được kỳ vọng sẽ gia tăng. Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp nâng cao huy đông vốn tại Cty thủy sản