Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về tỷ suất sinh lợi của các Công ty thủy sản hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng cho đề tài này được lấy từ trang web của các công ty chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn (http://www.hsx.vn ), Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (www.hsc.com.vn), Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (www.sbsc.com.vn), Công ty cổ phần chứng khoán FPT (www.fpts.com.vn) Luận văn: Khái quát về tỷ suất sinh lợi của các Công ty thủy sản
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được trích từ các báo cáo tài chính hàng năm của các công ty thủy sản niêm yết gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cụ thể, dữ liệu bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: tổng tài sản, tài sản lưu động, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, phải trả người bán, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nguồn vốn, doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận ròng .
Dữ liệu này được sử dụng để tính toán kỳ thu tiền bình quân (ACP), thời gian luân chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), kỳ trả tiền bình quân (APP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ( ROA) , quy mô công ty ( CS), đòn bẩy tài chính (LEV), tỷ số đầu tư tài chính dài hạn ( FFAR ), tốc độ tăng trưởng doanh thu ( GS ) và số năm công ty tồn tại ( AGE ) .
Ngoài ra, các quan sát thiếu số liệu hoặc có giá trị dị biệt, không có tính đại diện bị loại ra khỏi mẫu.
Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 24 công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể gồm 20 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và 4 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2008 đến năm 2010.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Khái quát về tỷ suất sinh lợi của các Công ty thủy sản
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp định lượng dựa trên phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS – Ordinary Least Square). Bộ dữ liệu nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để chạy ra mô hình hồi quy ước lượng sự ảnh hưởng giữa quản lý vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của công ty. Sau đó, dựa trên kết quả hồi quy nhận được, tác giả đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của các công ty thủy sản.
2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Bài nghiên cứu này dựa trên nhóm giả thiết sau:
H1: Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty thủy sản, nghĩa là hệ số của CCC có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-).
H2: Rút ngắn kỳ thu tiền bình quân (ACP) sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty thủy sản, nghĩa là hệ số của ACP có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-).
H3: Rút ngắn chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho ( ICP ) sẽ tăng hiệu quả hoạt động, của công ty thủy sản, nghĩa là hệ số của ICP có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-).
H4: Duy trì kỳ thanh toán cho người bán (APP) sẽ dẫn đến sự gia tăng trong tỷ suất sinh lời của các công ty thủy sản , nghĩa là hệ số của APP có ý nghĩa thống kê và mang dấu (+).
2.4 Mô hình nghiên cứu Luận văn: Khái quát về tỷ suất sinh lợi của các Công ty thủy sản
Để phân tích tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó lên khả năng sinh lợi của công ty, tác giả sử dụng tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc. Sau đó, tiến hành hồi quy lần lượt các biến độc lập gồm: chu kỳ tiền mặt (CCC), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và kỳ thanh toán cho người bán (APP) với biến phụ thuộc này. Ngoài ra, tác giả còn đưa thêm bốn biến kiểm soát vào trong mô hình, tác giả sử dụng thêm các biến khác gồm qui mô công ty (CS), đòn bẩy tài chính (LEV), tỷ số đầu tư tài chính dài hạn ( FFAR), số năm công ty tồn tại ( AGE ). Mô hình tương quan cụ thể như sau:
(1)ROAit = β0 + β1ACPit + β2CSit + β3LEVit + β4FFARit + β5AGEit + εit
(2)ROAit = β0 + β1ICPit + β2CSit + β3LEVit + β4FFARit + β5AGEit
Trong đó:
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP) là số ngày trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu xong tiền từ khách hàng.
- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này.
- Kỳ thanh toán cho người bán (APP) là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán.
- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu gồm 24 công ty thủy sản niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Ngoài các biến chính được sử dụng trong mô hình như: chu kỳ tiền mặt (CCC), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) và kỳ thanh toán cho người bán (APP), tác giả sử dụng thêm các biến khác gồm doanh thu công ty (CS), đòn bẩy tài chính (LEV), tỷ số đầu tư tài chính dài hạn (FFAR), số năm công ty tồn tại (AGE) để phân tích tác động của các nhân tố này lên khả năng sinh lợi của công ty. Luận văn: Khái quát về tỷ suất sinh lợi của các Công ty thủy sản
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng về vốn lưu động sinh lợi tại Cty thủy sản