Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Tổng quan về thị trường tài chính và công cụ tài chính tại Việt Nam
Năm 1986 Việt Nam chính thức chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của trung tâm chứng khoán (http://www.hsx.vn/)
Tháng 7/2000, trung tâm chứng khoánTP.HCM (từ năm 2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động – đây chính là một sự khác biệt được khởi tạo sau hơn 10 năm của chính sách đổi mới nền kinh tế. Ngày mở cửa và cũng là phiên giao dịch đầu tiên chỉ có 02 cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM); 02 công ty chứng khoán; 01 trung tâm giao dịch chứng khoán kiêm chức năng trung tâm lưu ký và 01 ngân hàng chỉ định thanh toán. (http://www.hsx.vn/)
Ngày 08/03/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (từ năm 2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Đến nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức giao dịch chứng khoán sơ cấp với hai hoạt động chính là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu; và giao dịch chứng khoán thứ cấp với 3 thị trường gồm thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM), và thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ. (http://www.hnx.vn/)
Sau 15 năm hoạt động, quy mô và phạm vi của thị trường tuy có những thăng trầm song vẫn đang dần lớn mạnh. Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, mức vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến tháng 12/2014 đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24% GDP. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết với tổng giá trị là 425.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM chiếm 78,19%. Thị trường trái phiếu cũng tăng trưởng mạnh mẽ (23 – 25% so với 2013). (http//www.cafef.vn/)
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện mạnh. Đến tháng 12/2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2013; quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.
Tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2014 ước đạt 237.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng giá trị huy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ ước đạt 214.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm do chịu tác động từ các điều kiện kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước song thị trường chứng khoán vẫn đạt kết quả khá tích cực. Việt Nam vẫn được xếp vào các nước có thị trường chứng khoán tăng trưởng đứng đầu trên thế giới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2 Mẫu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
Mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài doanh nghiệp. Để có kết luận đầy đủ hơn tác giả đã đưa ra một số giả thuyết và lựa chọn một số các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát thực tế đồng thời định lượng các nhân tố ảnh hưởng.
Có hai cách tiếp cận để nghiên cứu mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty. Cách thứ nhất là nghiên cứu theo chuỗi thời gian cho nhiều công ty. Cách này có ưu điểm là đánh giá được tiến triển mức độ công bố thông tin theo thời gian, được sử dụng khi muốn đánh giá mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của doanh nghiệp với những thay đổi về quy định pháp lý cơ chế công bố thông tin. Cách thứ hai là nghiên cứu tại một thời điểm. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu tại một thời điểm phản ánh được thực tế công bố thông tin. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận thứ hai: nghiên cứu mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính của các công năm 2014. Những công ty hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm sẽ bị loại khỏi mẫu vì những đặc điểm riêng của nó không thể so sánh với những doanh nghiệp. Số mẫu còn lại là 285 công ty. Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy 100 công ty với tỷ lệ 35%. Cụ thể, tác giả khảo sát ngẫu nhiên báo cáo tài chính của 100 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014, do các công ty kiểm toán khác nhau thực hiện, trong đó 50 công ty có quy mô vốn hóa lớn và trung bình (nằm trong VN100) và 50 công ty có giá trị vốn hóa thấp (nằm trong VNsmallcap).
3.3 Giả thuyết nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
Từ những kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính đã được trình bày ở chương II, tác giả tiến hành xác định các biến số và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cùng các thang đo phù hợp với nhân tố trong giả thuyết.
Việc xây dựng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trong phân tích dựa vào những nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, các nhân tố được lựa chọn thích hợp với việc xác định mức độ Công bố thông tin công cụ tài chính và có thể đo lường dễ dàng cho mục đích phân tích thống kê.
Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định nhân tố quy mô được đo lường bởi tổng tài sản có tác động đến mức độ công bố thông tin về Công cụ tài chính. Theo Lopes và các đồng sự (2006), Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007), Vargas (2013), đều cho thấy quy mô doanh nghiệp lớn thì mức độ công bố về các công cụ tài chính thì cao hơn các doanh nghiệp nhỏ.
Thứ nhất, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có tổng tài sản lớn, khối lượng sản phẩm, dịch vụ lớn hơn, cấu trúc tài sản phức tạp hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Do đó các thông tin về công cụ tài chính cần trình bày sẽ nhiều hơn.
Thứ hai, theo lý thuyết ủy nhiệm, chi phí ủy nhiệm có liên quan đến sự tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu, thường xuất hiện ở những doanh nghiệp có quy mô lớn. Chi phí ủy nhiệm có xu hướng gia tăng cùng với quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn để nỗ lực giảm chi phí này.
Giả thuyết đặt ra là:
H1: Doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn hơn sẽ có mức độ trình bày và công bố thông tin về Công cụ tài chính cao hơn doanh nghiệp có quy mô tài sản thấp hơn.
Theo lý thuyết tín hiệu thì khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi có thể sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn để truyền đạt những tin tốt tới các nhà đầu tư nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là phát những tín hiệu tốt ra thị trường. Ngoài ra lý thuyết ủy nhiệm với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm trong nhà quản trị và cổ đông. Khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì việc cung cấp nhiều thông tin chi tiết như vậy sẽ góp phần giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên này.
Nghiên cứu của Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007) cho thấy các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng ở Úc có kết quả kinh doanh tốt thì công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh minh bạch hơn. Giả thuyết đặt ra là:
H2: Kết quả kinh doanh có mối tương quan thuận đối với mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của Tỉ lệ nợ trên Vốn chủ sở hữu đến mức độ trình bày và công bố thông tin cho kết quả trái chiều. Lopes và các đồng sự (2006) không tìm thấy ảnh hưởng của Tỉ lệ nợ trên Vốn chủ sở hữu đến mức độ công bố thông tin, Trong khi Abd-Elsalam và Weetman (2003) cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ này và công bố thông tin, còn Tarca et al. (2005), cho rằng các công ty tài chính có nợ ngoài tương đối nhiều hơn có nhiều khả năng để công bố thông tin theo IAS. Họ xác định nợ ngoài như các khoản nợ dài hạn có nguồn gốc từ các thị trường vốn công cộng. Giả thuyết đặt ra là:
H3: Các mức độ trình bày và công bố thông tin Công cụ tài chính có liên quan đến lệ nợ trên Vốn chủ sở hữu.
Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cho thấy có sự tác động của doanh nghiệp kiểm toán đến mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của công ty. Nghiên cứu của Lopes và các đồng sự (2006) đã kết luận loại công ty kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán của Bồ Đào Nha. Kiểm toán là một cách để giảm đi chi phí ủy nhiệm (Jensen & Meckling, 1976) và vì thế nên các công ty có chi phí ủy nhiệm cao sẽ muốn chọn những công ty kiểm toán có chất lượng cao, từ đó chất lượng thông tin cung cấp ra được đảm bảo.Các doanh nghiệp kiểm toán lớn hơn sẽ có tác động đến các doanh nghiệp được kiểm toán để cung cấp những thông tin chất lượng cáo, vì nó ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp kiểm toán. Giả thuyết được đặt ra là:
H4: Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán trong nhóm Big4 sẽ cao hơn doanh nghiệp không được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán trong nhóm Big4.
3.4 Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
Tác giả tìm kiếm mối quan hệ giữa mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính với các đặc điểm riêng của các doanh nghiệp qua việc sử dụng phương trình (1) sau:
DFI = α0 + α1 SIZE + α2 PROFIT 1+ α3 PROFIT2 + α4 LEVERAGE+ α5 AUDIT + ε
3.4.1 Biến phụ thuộc (Mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính – DFI)
Việc xây dựng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trong phân tích dựa vào kết quả của những nghiên cứu trước đây của Lopes và Rodrigues (2006), Hassan và các cộng sự (2006 – 2007), Malaquias và Vargas (2013).Nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2006) sử dụng cách cho điểm đối với các mục thông tin xem xét (1 điểm với mục được công bố và 0 điểm nếu ngược lại).Sau đó chia tổng số điểm này cho toàn bộ số điểm công bố mà công ty có thể đạt được.Nghiên cứu của Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007) cũng sử dụng cách tính tương tự này để xác định tính minh bạch trong công bố thông tin.
Có 26 yêu cầu ghi trong Thông tư 210/2009/TT-BTC về trình bày và công bố thông tin Công cụ tài chính.Dựa vào Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014, tác giả tính Điểm trình bày và công bố thông tin Công cụ tài chính.Lấy điểm đó chia cho Điểm có thể đạt được (26 điểm) để tính chỉ số DFI (mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính của các doanh nghiệp). Chỉ số DFI được xác định như sau:
Trong đó: ∑ : Tổng điểm trình bày, công bố thông tin về công cụ tài chính của từng doanh nghiệp
dj = 1 nếu mục j doanh nghiệp có trình bày, có công bố thông tin về công cụ tài chính hoặc những thông tin không có trong Báo cáo tài chính (không phát sinh) dẫn đến không thuyết minh (công bố);
dj = 0 nếu ngược lại;
0 ≤ j ≤ 26
Bảng 3.1 Thang điểm đánh giá mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính:
3.4.2 Biến quy mô (SIZE) Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
Quy mô tài sản của doanh nghiệp thường lớn và tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp, do vậy chọn biến quy mô bằng log (tổng tài sản) nhằm giảm sự phân tán thông qua xem xét một phần trăm thay đổi của tài sản tác động đến mức độ công bố thông tin.
Biến quy mô công ty (SIZE) = log (tổng tài sản).
3.4.3 Biến kết quả kinh doanh (PROFIT)
Theo nghiên cứu của Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007) thì đo lường biến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo 2 cách: lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tải sản và chỉ số giá thị trường trên lợi nhuận trước khoản mục bất thường trên cổ phiếu (earnings before extraordinary items per share). Chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng tài sản thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư, thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS) và được tính theo công thức sau: P/E = P/EPS. Nghiên cứu này đo lường biến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo hai cách:
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản (PROFIT1).
Tỷ lệ chỉ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu (PROFIT2)
Giá cổ phiếu
PROFIT2 = Thu nhập của cổ phiếu
3.4.4 Biến tỉ lệ nợ trên Vốn chủ sở hữu (LEVERAGE) Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
3.4.5 Biến doanh nghiệp kiểm toán (AUDIT)
Big4 là cách gọi quen thuộc của 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới về quy mô và doanh thu, bao gồm: Pricewaterhouse Coopers (PWC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), Ernst and Young (E&Y), KPMG.
Biến doanh nghiệp kiểm toán là một biến giả (dummy variable) nên sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi một doanh nghiệp kiểm toán trong Big4 và ngược lại sẽ nhận giá trị bằng 0.
Bảng 3.2: Giải thích biến phụ thuộc và các biến độc lập
(+): nhân tố có mối tương quan thuận với mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính.
(-): nhân tố có mối tương quan nghịch với mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính.
3.5 Phương trình nghiên cứu: Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dựa vào phân tích của những nghiên cứu trước, nghiên cứu dự đoán mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc theo mô hình sau:
Trong đó:
i = 1, 2, …, n (doanh nghiệp thứ i);
DFIi: Tỷ lệ mức độ mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính của doanh nghiệp i;
SIZEi: Logarit của tổng tài sản doanh nghiệp i;
PROFIT1i: Tỷ lệ lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN trên tổng tài sản;
PROFIT2i: Tỷ lệ chỉ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu;
LEVERAGEi: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu;
AUDITi: Được nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty kiểm toán trong nhóm Big4, được nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big4.
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả để phân tích tổng quát thông tin từ mẫu. Sau khi thu thập nguồn dữ liệu từ các báo cáo tài chính năm 2014 của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (100 doanh nghiệp), phương pháp hồi quy tương quan đa biến tuyến tính được lựa chọn (ứng dụng phần mềm Eviews 7) để phân tích mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và kiểm định các giả thuyết mô hình.
Kết luận chương 3
Từ tổng quan lý thuyết và các mô hình thực nghiệm đã trình bày trong chương 2, luận văn đã đưa ra các giả thuyết, xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính tại các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán TP.HCM, đồng thời thu thập dữ liệu và sử dụng phương pháp hồi quy tương quan đa biến tuyến tính để phân tích mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc để kiểm định các giả thuyết mô hình. Luận văn: Thực trạng về thị trường tài chính của chứng khoán VN
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp p.tr niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM