Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về văn nghị luận

2.1.1. Khái niệm, vị trí

Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất [1, 137].

Trong nhà trường hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận là một yêu cầu quan trọng trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn. Văn nghị luận giúp HS tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội vào làm văn; rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp phát triển tư duy khoa học, tư duy lý luận cho HS.

2.1.2. Đặc điểm của văn nghị luận Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Theo PGS. Lê A, văn nghị luận có ba đặc điểm: “Là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy logic; là sự nhận thức logic lý thuyết về các hiện tượng có ý nghĩa xã hội và hướng tới mục đích thuyết phục” [1, 137].

2.1.2.1. Là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy logic

Để duy trì và phát triển, con người luôn luôn đặt ra những yêu cầu nhận thức thế giới xung quanh mình. Tư duy logic và tư duy hình tượng chính là hai hình thức giúp con người nhận thức thế giới. Nội dung của tư duy logic là khái niệm trừu tượng, hình thức của nó là sự sắp xếp theo hình tuyến thành chuỗi trong không gian và thời gian. Bản chất của tư duy logic là khẳng định, xác nhận.

Trên cơ sở hai loại tư duy này đã hình thành hai loại văn bản: văn bản nghị luận và văn bản nghệ thuật. Hai loại văn bản này đều sử dụng phương tiện ngôn ngữ làm công cụ biểu đạt. Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn từ của chúng có khác nhau. Văn nghệ thuật sử dụng ngôn từ sao cho nội dung hình tượng của ngôn từ được nổi bật lên bề mặt, xuất hiện trong đầu người đọc các biểu tượng để họ cảm nhận, suy nghĩ. Ví dụ: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời – Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Xuân Diệu). Trái lại, ngôn từ trong văn bản nghị luận lại được sử dụng sao cho nội dung khái niệm hiện lên bề mặt. Ví dụ: “Văn học là nhân học”, “Hạnh phúc là đấu tranh”,… Với phương thức tư duy này, văn nghị luận luôn hướng tới hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng, tác động vào lí trí của người đọc và chiếm lĩnh phần bản chất trừu tượng của sự vật và hiện tượng ấy.

Sự đối lập giữa văn nghị luận và văn nghệ thuật không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Văn nghị luận có lúc cũng sử dụng các yếu tố hình tượng đan xen vào để tính thuyết phục mạnh mẽ, để “đánh” thẳng vào cảm xúc người đọc. Ngược lại, trong văn nghệ thuật, những yếu tố nghị luận cũng được sử dụng không ít, đặc biệt là ở những nhà văn lớn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Tập

2.1.2.2. Là sự nhận thức logic lý thuyết về các hiện tượng có ý nghĩa xã hội

Đối tượng của nghị luận là các hiện tượng xã hội, hiện tượng mang nội dung và ý nghĩa xã hội. Ví dụ, người ta không nghị luận về quy trình công nghệ sản xuất ô tô nhưng có thể nghị luận về thái độ, ý thức trong việc sử dụng ô tô; người ta không nghị luận về nước với bản chất là một hợp chất do hiđrô và ôxi tạo thành nhưng có thể nghị luận về vấn đề bảo vệ nguồn nước,…nghĩa xã hội được xác định trên cơ sở quan niệm, một lập trường nhất định của người cầm bút. Bài nghị luận không bắt đầu bằng việc sưu tầm, gom góp tư liệu mà bắt đầu bằng việc xác định ý nghĩa xã hội của vấn đề nghị luận. Từ đó, người viết mới huy động kiến thức, kinh nghiệm, tập hợp những cứ liệu để kiến tạo nên bài văn. Như vậy, muốn tạo tiềm lực cho bài văn nghị luận, người viết phải thường xuyên suy ngẫm, đánh giá để rút ra những ý nghĩa khái quát, tiêu biểu, có tính quy luật của các vấn đề trong đời sống xã hội.

Bởi mục đích của nghị luận là nhận thức xã hội bằng tư duy logic nhằm thể hiện thái độ và đánh giá của người cầm bút, nhằm làm cho người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và tin tưởng vào sự đúng đắn của ý kiến được đưa ra, cho nên bài văn nghị luận cần phải thưc hiện các thao tác: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,… “Đó chính là từng khâu trong một chuỗi liên tục của việc nhận thức xã hội, một nhận thức dựa trên cơ sở tư duy lý thuyết” [1, 141].

2.1.2.3. Hướng tới mục đích thuyết phục Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Nghị luận không đơn thuần chỉ là nhận thức mà chủ yếu là thuyết phục, bởi đối tượng nghị luận bao giờ cũng có tính vấn đề, nghĩa là trong bản thân nó còn chứa đựng nhiều quan niệm, nhiều đánh giá cần làm sáng tỏ, cần được chứng minh. Hơn nữa, thực chất của nghị luận là giao tiếp mà giao tiếp là phải có sự trao đi đáp lại. Khi viết một bài văn nghị luận, bao giờ người cầm bút cũng có một nhân vật đối thoại ngầm. Nhân vật này luôn đòi hỏi phải được hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về đối tượng nghị luận và không ít trường hợp có những ý kiến tranh luận, phản bác lại người lập luận.

Để thuyết phục người đối thoại ngầm, người viết cần phải lập luận thuyết phục, tức là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng và vận dụng cách thức luận chứng phù hợp để dẫn người đọc đến kết luận, tán đồng với quan điểm, sự đánh giá của mình. Như vậy, người cầm bút phải hướng tới chân lí cần thuyết phục, đồng thời cũng phải dựa vào các chân lí đã được khẳng định để dẫn dắt người đọc nhận thức và tin tưởng vào chân lí mới.

2.1.3. Phân loại văn nghị luận

Hiện nay, trong lý thuyết Làm văn, việc phân chia các kiểu bài văn nghị luận có nhiều ý kiến khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách phân loại văn nghị luận theo từng cấp độ như sau:

  • Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành hai loại: nghị luận xã hội (NLXH) và nghị luận văn học (NLVH).
  • NLXH gồm các kiểu bài: nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
  • NLVH gồm các kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm tryện (hoặc đoạn trích); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
  • Căn cứ vào cách thức nghị luận thì văn nghị luận được chia thành các kiểu bài: Chứng minh, Giải thích, Bình luận, Phân tích, Bình giảng. Tất nhiên, ở mỗi kiểu bài này, bên cạnh việc sử dụng một thao tác chính, người viết (người nói) cần phải vận dụng kết hợp một số thao tác khác sao cho phù hợp nhằm tăng sức mạnh thuyết phục người đọc (người nghe).

2.1.4. Các yếu tố cấu thành bài văn nghị luận Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Nội dung và cấu trúc của một bài văn nghị luận được hình thành từ ba yếu tố cơ bản là: luận điểm, luận cứ và lập luận.

“Luận điểm là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán (câu văn) mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, những thuộc tính của vấn đề, những nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề” [75, 190]. Các luận điểm trong bài nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lí, đầy đủ và được triển khai bằng những lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra. Ví dụ: Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng đã đưa ra những luận điểm sau đây:

  • Giản dị trong đời sống vật chất.
  • Giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú.
  • Giản dị trong quan hệ với mọi người.
  • Giản dị trong lời nói và bài viết.

Trong mỗi luận điểm lại có nhiều luận cứ. “Luận cứ là các dẫn chứng (chứng cứ) cụ thể nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm [75, 190]. Trong từng luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng cũng được soi sáng cho nhau: lí lẽ nhằm làm cho dẫn chứng có khả năng chứng minh cho luận điểm, ngược lại dẫn chứng làm cho lí lẽ có nội dung và có sức nặng thuyết phục hơn. Ví dụ: ở bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, để làm sáng tỏ luận điểm: Bác Hồ giản dị trong đời sống vật chất, Phạm Văn Đồng đã đưa ra những luận cứ:

  • Mỗi bữa, Bác chỉ ăn vài ba món đơn giản.
  • Cái nhà sàn Bác ở vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.
  • Bác suốt đời làm việc: từ việc rất lớn đến việc rất nhỏ, chỉ cần Bác làm được thì Bác không muốn người giúp việc làm.
  • Người giúp việc và người phục vụ của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có luận điểm, luận cứ rồi còn cần phải biết tổ chức, phối hợp, trình bày chúng theo những quan hệ nhất định sao cho luận cứ nói lên được luận điểm, luận điểm thuyết minh được luận đề một cách mạnh mẽ, nổi bật, đầy sức thuyết phục. Việc tổ chức, liên kết ý này được gọi chung là lập luận. “Lập luận (hay luận chứng), là sự tổ hợp các luận điểm và luận cứ, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin, đồng tình với điều mà người viết đặt ra và giải quyết” [75, 190]. (Điều này sẽ được chúng tôi trình bày kĩ hơn ở phần sau).

Bất kể một bài văn nghị luận nào cũng đều là một hệ thống nhỏ. Trong hệ thống này, cho phép chúng ta tách riêng ra từng yếu tố (luận điểm, luận cứ, lập luận) để nhận thức. Nhưng trên thực tế, chúng liên kết chặt chẽ với nhau, không thể cắt rời ra được. Có thể ví những yếu tố này như những tế bào của một thực thể sống động đang tồn tại và hoạt động với một tổ chức nhất định. Nếu tách riêng từng tế bào ra và cho nó một nguồn dinh dưỡng để sống thì đặc tính của tế bào này cũng sẽ mất đi ngay. Các yếu tố cấu thành bài văn nghị luận cũng như vậy. Đã có không ít người khi làm văn nghị luận, họ có thể nói rất rõ ràng các yếu tố này (trong quá trình lập dàn ý), nhưng thực tế lại không viết được một bài văn hoàn chỉnh. Một trong những nguyên nhân chính vẫn là vì họ chưa nắm được mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng giữa ba yếu tố này.

2.2. Lý thuyết lập luận trong văn nghị luận (ở phân môn Làm văn) Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Xét một cách tổng quát, lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay chủ yếu xoay quanh ba nội dung. Đó là: khái niệm lập luận, cách xây dựng lập luận và một số thao tác lập luận thường dùng trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

2.2.1. Khái niệm lập luận

Theo SGK Ngữ văn 10 (tập 2): “Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới” [91, 111].

Lập luận đóng vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận. Cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận là ở chỗ nói lí nói lẽ, là thuyết phục người đọc bằng những lập luận logic, chặt chẽ. Những bài văn nghị luận nổi tiếng đều là những bài văn chứa trong đó những cách lập luận sắc sảo và mẫu mực. Tính logic, chặt chẽ với những lí lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển nhiên buộc người nghe không thể không công nhận.

Ví dụ: Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một mẫu mực về phép lập luận. Để thuyết phục tướng sĩ phải luyện tập binh thư, bài Hịch mở đầu bằng việc nêu lên sự thật lịch sử: đó là từ xưa đến nay, những trung thần nghĩa sĩ đều hết lòng với chủ tướng. Từ đó, ông trình bày những suy nghĩ của mình một cách chặt chẽ:

  • Ta vốn cùng các ngươi sinh ra và lớn lên trong cùng một cảnh.
  • Ta lại đối xử với các ngươi hết sức chu đáo, tận tình.
  • Thế mà nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… ăn chơi, tiêu khiển… thì hậu quả sẽ ra sao?
  • Nếu các ngươi nghe lời ta dạy bảo thì sẽ có một tương lai tốt đẹp như thế nào?

Trong quá trình lập luận, tác giả đã dựng lên hai viễn cảnh: một viễn cảnh đen tối của nước mất nhà tan, một viễn cảnh sáng chói trong độc lập, tự do. Hai viễn cảnh trái ngược nhau, tất yếu sẽ diễn ra tình huống khác nhau mà nhân tố là do ta quyết định chứ không phải giặc quyết định. Từ lối đối sánh qua hai viễn cảnh tương phản đó, ông muốn nêu ra hai con đường, biểu hiện hai lẽ: chính và tà, phải và trái, sống và chết, tức là con đường nước mất nhà tan và con đường độc lập, tự do. Chắc chắn, muôn người như một, quyết tâm đứng lên giữ nước giữ nhà, cho độc lập, tự do. Như vậy, con đường sống, chết đã rõ, lẽ phải – trái đã rõ. Muốn sống chỉ có con đường duy nhất là phải chuẩn bị chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

2.2.2. Cách xây dựng lập luận Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Theo SGK Ngữ văn 10 (tập 2): “Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết cần phải tiến hành ba bước, đó là: xác định luận điểm chính xác minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí” [91, 109].

Bước 1: Xác định luận điểm chính xác, minh bạch

Xác định luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan trực tiếp tới luận đề do chính đề bài gợi ra. Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong bài. Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong bài văn nghị luận. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc toà nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Khi xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, người viết phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe. Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn. Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất. Luận điểm của bài văn nghị luận còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống. Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Để xác định luận điểm, người viết có thể vận dụng một số biện pháp như:

  • Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài. Các đề văn nói chung đều cung cấp tài liệu và phạm vi vấn đề nghị luận nhưng để ngỏ phần luận điểm cho người làm bài đề xuất. Đối với mỗi vấn đề, người viết có thể nêu ra nhiều luận điểm khác nhau làm nội dung cho bài văn nghị luận của mình. Ví dụ muốn xác định các luận điểm cho đề bài: “Chủ nghĩa yêu nước trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975”, người viết phải xem xét luận đề này ở nhiều phương diện với nhiều cặp khái niệm tương quan:
  • Yêu nước – yêu quê hương
  • Yêu nước – yêu nhân dân
  • Yêu nước – căm thù giặc
  • Chủ nghĩa yêu nước – chủ nghĩa quốc tế vô sản v.v…
  • Xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi. Khi đặt câu hỏi, tức là người viết đã tạo ra tình huống có vấn đề, làm nảy sinh những phán đoán khái quát, tức là những luận điểm. Hình thức đặt câu hỏi có thể giúp người viết xem xét luận đề từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, trong đó có cả những mặt trái của vấn đề. Đặt câu hỏi cũng là một biện pháp quan trọng để tạo ra luận điểm mới. Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh”, có đến 90 lần Bác đặt ra câu hỏi rồi tự trả lời. Chẳng hạn:

(1) Cách mệnh là gì?

(2) Vì sao sinh ra tư sản cách mệnh?

(3) Ai là những người cách mệnh?

(4) Cách mệnh trước hết phải có cái gì?

(5) Có việc gì thì phải giải quyết thế nào?

(6) Tây đồn điền choán ruộng cách thế nào?

Bằng cách đặt ra các câu hỏi, sau đó sử dụng những lí lẽ và chứng cứ để trả lời, Bác đã hình thành nên những luận điểm (kết luận) cho bài viết.

Xác định luận điểm dựa vào cách thức nghị luận. Chẳng hạn, đối với kiểu bài phân tích, người viết cần xác định rõ nội dung cơ bản, các mặt, các khía cạnh của vấn đề, tính chất của nó, quá trình diễn biến và phát triển, nguyên nhân, tác động và kết quả của vấn đề. Ở kiểu bài bình luận, người viết cần đánh giá các mặt đúng, sai, chỗ thành công, chỗ hạn chế; sau đó bàn bạc, nâng cao, mở rộng, xem xét ý nghĩa, tác dụng ảnh hưởng của vấn đề, v.v…

Xác định luận điểm từ những ý tưởng bất ngờ. Những ý tưởng bất ngờ là vấn đề không phụ thuộc vào sự điều khiển lí trí con người. Song, chỉ cần chúng ta không ngừng tìm tòi, xem xét một vấn đề, một sự vật nào đó thì những ý tưởng bất ngờ, độc đáo sẽ đến, chúng ta sẽ thu được những luận điểm mới mẻ, sáng tạo và sâu sắc. Trong quá trình lập luận, người làm văn nghị luận cần trân trọng những ý tưởng chợt loé sáng và ghi chép lại, sau đó dùng tư duy lôgic xem xét và hoàn thiện luận điểm.

Việc trình bày, luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí. Chẳng hạn: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên, hợp lí, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ); Kể một câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm được nêu ra có lí do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần trước là sự thực, phần sau là kết luận, theo lí mà thành chương bài, không hề khiên cưỡng); Từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên); Từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao hơn), v.v…

Bước 2: Tìm các luận cứ thuyết phục

“Luận cứ là các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm” [1, 167]. Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luân cứ có sức thuyết phục cao.

Ví dụ: Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sở dĩ có sức tác động mạnh mẽ là do Người đã sử dụng những lời trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mĩ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 làm cơ sở để lên án thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Bác còn sử dụng các bằng chứng về chính trị, kinh tế, lịch sử để chứng tỏ thực dân Pháp “áp bức, bóc lột đồng bào ta”, “từ năm 1940 chúng đã hai lần bán nước ta cho Nhật”; đồng thời khẳng định “nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”, “chúng ta đứng hẳn về phe đồng minh để chống phát xít”, từ đó khẳng định quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc ta. Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Rõ ràng luận cứ chính là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. Muốn có luận cứ để sử dụng thì người làm văn nghị luận phải tích luỹ, phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ giàu có, đa dạng. Đó là:

  • Các sự thật lịch sử và đời sống, bao gồm các sự kiện lịch sử, cuộc đời các nhân vật kiệt xuất, các nhà văn hoá của dân tộc và của thế giới, những nhà phát minh vĩ đại, các sự kiện đời sống được nhiều người biết,…
  • Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Các Mác, Hồ Chí Minh,…
  • Các số liệu khoa học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số lượng HS trong cả nước, về thu nhập quốc dân, về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật,…
  • Các định lý, định luật khoa học,…
  • Các câu tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn,… kết tinh trí tuệ của dân gian và nhân loại, v.v… Khi phân tích, bình luận tác phẩm văn học thì các câu thơ, câu văn, các hình ảnh, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm là luận cứ không thể thiếu. Việc học thuộc lòng các câu thơ, câu văn sẽ tạo thành một cái vốn quan trọng đối với người viết văn nghị luận.

Muốn lập luận thuyết phục, người viết phải biết lựa chọn luận cứ. Theo SGK Ngữ văn 10 (nâng cao) [103, 86] thì luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

  • Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm. Chẳng hạn: muốn bình bài thơ hay, cần chọn được bài thơ hay, câu thơ hay. Muốn bàn về vấn đề tự học, cần biết về các tấm gương tự học thành đạt.
  • Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.
  • Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Nếu nhà thơ có nhiều câu thơ hay thì chọn câu thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà thơ ấy. Nếu chọn chi tiết về nhân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân vật ấy.
  • Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Nếu muốn chứng minh nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước thì cần lấy luận cứ từ thực tế cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, trong quá khứ và trong hiện tại, trong hiện tại, trong thời chiến cũng như trong thời bình.
  • Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụng thì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cố gắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó.

Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý:

  • Trước hết phải giới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấy ở đâu, câu thơ của ai, ở tác phẩm nào).
  • Cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp. Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật.
  • Cần sử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm. Chẳng hạn, từ các trích dẫn lời văn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, Hồ Chí Minh “suy ra” quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc. Ngoài ra, người làm văn nghị luận phải phân tích luận cứ để làm bật lên các ý nghĩa phù hợp với luận điểm, làm cho luận cứ và luận điểm gắn bó với nhau thành một chỉnh thể giàu sức thuyết phục. Có như thế việc sử dụng luận cứ mới có hiệu quả.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí

Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục [91, 110]. Ngoài thuật ngữ “phương pháp lập luận”, các tài liệu dạy học Làm văn và các công trình nghiên cứu hiện nay còn dùng một số thuật ngữ khác: phép lập luận, thao tác lập luận, cách luận chứng.

Trong văn nghị luận, luận chứng bày tỏ mối quan hệ logic giữa luận cứ và luận điểm, là sợi dây liên kết luận điểm, luận cứ, khiến cho ba yếu tố của bài văn nghị luận trở thành một bài văn hoàn chỉnh, hài hòa. Luận chứng còn là biểu hiện ý thức tự biện mạnh mẽ và đào sâu của văn nghị luận. Tính thuyết phục của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều vào cách luận chứng. Vì vậy, để lập luận thuyết phục và chặt chẽ, người lập luận còn phải biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí. bậc THCS, HS đã được học một số thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Đến bậc THPT, các em được củng cố thêm về thao tác lập luận phân tích và được học thêm những thao tác lập luận khác như: so sánh, bác bỏ, bình luận. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt các thao tác lập luận mà HS được học trong chương trình Làm văn bậc THPT.

Bảng 2.1: Các thao tác lập luận trong chương trình Làm văn THPT

Trên đây là bảng tóm tắt một số phương pháp lập luận mà người viết thường dùng trong quá trình luận chứng. Việc tách rời từng thao tác như trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét và phân biệt các thao tác lập luận trên các phương diện: mục đích, yêu cầu và cách thức lập luận của từng thao tác. Kì thực các thao tác lập luận này có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận. Vì vậy, trong quá trình lập luận, người viết phải chú ý sự phân biệt và mối liên hệ giữa chúng để việc vận dụng đạt hiệu quả cao.

2.3. Nhận xét về lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay

2.3.1. Những ưu điểm Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay đã có nhiều đổi mới hơn so với chương trình Làm văn trước đây. Nếu so với thời lượng chương trình dành cho việc rèn luyện các kỹ năng khác của văn nghị luận thì chương trình rèn luyện KNLL chiếm phần lớn (15/35 tiết). Điều này có nghĩa là chương trình Làm văn bậc THPT đã rất chú trọng đến việc rèn luyện KNLL cho HS. Tiếp nối chương trình Làm văn bậc THCS, chương trình Làm văn bậc THPT tiếp tục đi sâu rèn luyện cho HS một số thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, và đặc biệt là cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.

Cấu trúc bài học của SGK hiện nay chia thành hai loại: bài học hình thành lý thuyếtbài học thực hành. Tương ứng với một bài học về lý thuyết là có một bài học về thực hành, và ngay trong bài học lý thuyết cũng có phần thực hành kèm theo. Ví dụ: ở SGK Ngữ văn 11, có 4 bài học lý thuyết về các thao tác lập luận thì có 4 bài luyện tập về các thao tác và có thêm 2 bài thực hành vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Điều hành giúp GV và HS thấy được tầm quan trọng của việc thực hành trong dạy – học KNLL cho HS THPT.

SGK Ngữ văn hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức, kỹ năng gần nhau của ba phân môn: Văn học – Tiếng Việt – Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Trong đó, các bài học về Văn học – Tiếng Việt – Làm văn được phân phối đan xen nhau, soi sáng và hỗ trợ nhau; giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng hướng đến mục tiêu chung.

Những bài học về lý thuyết lập luận được trình bày ngắn gọn, tinh giản, bám sát các văn bản làm ngữ liệu và các văn bản ngữ liệu cũng được chọn lọc kĩ càng. Các thao tác lập luận được chú ý rèn luyện một cách riêng lẻ, nhưng khi viết thành bài văn bao giờ cũng yêu cầu HS vận dụng chúng một cách tổng hợp.

Đi kèm theo SGK Ngữ văn là sách Bài tập Ngữ văn (bám sát chương trình của SGK) nhằm mục đích vừa hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK, vừa bổ sung thêm một số bài tập, vừa cung cấp những tài liệu đọc thêm giúp HS có điều kiện nâng cao kiến thức và rèn luyện KNLL, v.v…

2.3.1. Một vài hạn chế Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Mặc dù đã có nhiều thay đổi và cải tiến hơn so với chương trình Làm văn trước đây, song lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay vẫn còn một số vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ và xem xét lại. Chẳng hạn:

Theo SGK Ngữ văn 10 (tập 2), bài “Lập luận trong văn nghị luận” gồm hai nội dung chính là khái niệm lập luận trong bài văn nghị luậncách xây dựng lập luận. Theo SGK, “để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận cần tiến hành ba bước là xác định luận điểm chính xác, tìm luận cứ thuyết phục và lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí” [91, 111]. Trong khi đó, chúng ta biết rằng một yêu cầu hết sức quan trọng của quá trình lập luận cũng như quá trình tạo lập văn bản nghị luận là việc sử dụng các phương tiện liên kết. Thực tế cho thấy rất nhiều bài văn của HS mắc lỗi lập luận là do chưa biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ; bài viết có ý nhưng không biết liên kết như thế nào cho mạch lạc, chặt chẽ; các câu văn bị sắp xếp lộn xộn; các đoạn văn trong văn bản rời rạc khiến bài văn nghị luận không đạt kết quả cao. Vì vậy, cung cấp kiến thức về kỹ năng xây dựng lập luận mà không đề cập đến việc sử dụng các phương tiện liên kết là một thiếu sót của SGK Ngữ văn hiện nay.

  • Mặc dù phần lớn thời lượng chương trình dạy – học KNLL tập trung vào việc cung cấp lý thuyết về các thao tác lập luận và thực hành sử dụng các thao tác đó. Tuy nhiên, lý thuyết về các thao tác lập luận trong SGK hiện nay còn chung chung, sơ sài, chưa đưa ra những dấu hiệu cụ thể về hình thức ngôn ngữ, cho nên HS thường gặp khó khăn khi vận dụng vào việc xây dựng lập luận ở các cấp độ: lập luận trong câu, lập luận trong đoạn và lập luận trong văn bản nghị luận.
  • Ngoài những thao tác lập luận mà trong chương trình Làm văn cung cấp cho HS, vẫn còn những thao tác khác giúp ích rất nhiều cho HS trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận nhưng SGK hiện nay lại không đề cập đến. Chẳng hạn như: lập luận theo quan hệ nhân – quả, nêu phản đề, vấn đáp, v.v… Trong khi đó, lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học lại viết khá kĩ về những thao tác này.
  • Nhìn tổng thể, lý thuyết lập luận theo SGK hiện nay tập trung cung cấp những kiến thức về: khái niệm lập luận, cách xây dựng lập luận và các thao tác lập luận. Song, lý thuyết lập luận vẫn còn rất nhiều nội dung cơ bản khác, giúp HS nâng cao năng lực lập luận, biết lập luận một cách logic, thuyết phục mà SGK vẫn chưa đề cập đến. Ví dụ: bản chất của lập luận là ở cách suy luận logic, nhưng lý thuyết lập luận ở phân môn Làm văn chưa nhấn mạnh đến vấn đề này. Logic đời thường và logic khoa học khác nhau như thế nào? Trong văn nghị luận, người ta lập luận theo logic nào? Đâu là cơ sở của lập luận?, v.v… Đó là những vấn đề mà SGK hiện nay chưa đề cập đến; thế nên, HS học hết phổ thông vẫn rất mơ hồ về lý thuyết lập luận, kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận (nói và viết) trong giao tiếp của các em vẫn chưa cao.

Chúng ta biết rằng lý thuyết lập luận đã nhận được sự quan tâm của Ngữ dụng học từ rất lâu. Dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, lý thuyết lập luận được soi chiếu từ nhiều góc độ, bộc lộ nhiều khía cạnh nội dung kiến thức mà lý thuyết lập luận trong phân môn Làm văn chưa thể hiện hết được. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết về KNLL trong văn nghị luận nhất thiết phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học. Từ đó tìm ra những thiếu sót của lý thuyết về KNLL trong văn nghị luận, thấy được bản chất ngữ dụng lập luận và sự bổ sung của Ngữ dụng học nhằm cải tiến việc rèn luyện KNLL ở trường THPT hiện nay.

2.4. Lý thuyết lập luận dưới góc độ Ngữ dụng học Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

2.4.1. Khái niệm Ngữ dụng học (Linguistic pragmatics)

Cho đến nay, vấn đề về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Ngữ dụng học vẫn chưa được thống nhất, khiến cho có nhiều định nghĩa khác nhau về Ngữ dụng học.

Theo Morris, kí hiệu học gồm có ba phân ngành: kết học (syntax), nghĩa học (semantics) và dụng học (pragmatics). Trong đó, kết học nghiên cứu thuộc tính hình thức của các cấu trúc kí hiệu, của sự kết hợp các kí hiệu thành thông điệp, mối quan hệ giữa các kí hiệu. Nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các kí hiệu với thế giới hiện thực, nghĩa là giữa kí hiệu và cái được biểu đạt. Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa kí hiệu và sự giải thích chúng, sự giải thích về ý nghĩa mà kí hiệu đã được dùng. Đó có thể nói là định nghĩa đầu tiên của Ngữ dụng học.

Như vậy, theo quan điểm này “phương diện ngữ dụng của hoạt động ngôn ngữ là những đặc điểm về việc dùng ngôn ngữ (những duyên cớ, động thái tâm lí của các bên giao tiếp, những kiểu diễn từ đã được xã hội hóa, những đối tượng của diễn từ…)” (Dubois, 1993).

Tuy nhiên việc dùng ngôn ngữ được nhấn mạnh trong mọi hoạt động ngôn ngữ, cho nên bộ ba kết học, nghĩa học và dụng học trong sự tam phân của Morris áp dụng vào ngôn ngữ học đã không còn ranh giới rõ ràng. Từ đó, xuất hiện khuynh hướng xem Ngữ dụng học lấn sân sang địa hạt ngữ nghĩa và cú pháp. Chính vì vậy mà trong lời mở đầu cho tạp chí Langue Fancaise (số 42, tháng 5/1979), A.M. Diller và F. Rescanati đã định nghĩa: “Ngữ dụng học nghiên cứu việc dùng ngôn ngữ trong diễn từ và trong các chỉ hiệu đặc thù trong ngôn ngữ, những cái làm nên cách thức nói năng”.

Định nghĩa trên cho thấy vấn đề cơ bản mà dụng học quan tâm là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và diễn từ, là sự phát ngôn. Nghĩa là nó quan tâm tới quá trình tạo ra diễn từ và kết quả của chúng chứ không phải chỉ là ngôn ngữ. Điều đó cho thấy một hành động kí hiệu nói chung và sự phát ngôn nói riêng có thể được giải thích khác nhau tùy theo tình huống của kí hiệu đó, hay nói khác đi chính là ngữ cảnh của kí hiệu đó.

Vì vậy, từ đây đã có nhiều định nghĩa về Ngữ dụng học liên quan tới sự nghiên cứu việc dùng ngôn ngữ trong quan hệ với ngữ cảnh. Trong số đó, quan niệm Ngữ dụng học là một môn ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh có thể được xem là cách hiểu phổ biến nhất. (Ngữ cảnh ở đây được hiểu một cách khái quát là những yếu tố nằm ngoài câu nói nhưng có tác dụng chi phối ý nghĩa của câu, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố: người nói, người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói, mục đích nói).

2.4.2. Những kiến thức cơ bản của lý thuyết lập luận dưới góc độ Ngữ dụng học Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất là Ngữ dụng học tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về: chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngôn từ, lý thuyết hội thoại, nghĩa tường minh – nghĩa hàm ẩn và lý thuyết lập luận. Nghiên cứu lý thuyết lập luận, các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam đã đề cập đến nhiều phương diện khác nhau của lập luận, mà nổi tiếng nhất phải kể đến công trình nghiên cứu của GS. Nguyễn Đức Dân và GS. Đỗ Hữu Châu.

Theo GS. Nguyễn Đức Dân: “Lập luận (argumentation) là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/một số) kết luận hay chấp nhận một (/ một số) kết luận nào đó” [24, 165].

Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra một cách định nghĩa tương tự: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các phát ngôn (nói đúng hơn là giữa nội dung các phát ngôn) như sau:

Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument). Có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một hoặc một số) với kết luận. Luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy. Ví dụ:

  • Con mèo này màu đen (p) (nên) rất dễ sợ (r). p là một thông tin miêu
  • Mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi (p) mà cậu thì đã làm việc liền 8 tiếng rồi

Cậu phải nghe nhạc một lát (r) ví dụ này chúng ta có hai luận cứ, p là một nguyên lí sinh hoạt và q là nhận xét một trạng thái tâm sinh lí.

Luận cứ và kết luận là những thành phần trong lập luận. Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “Thuật ngữ lập luận được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận. Thứ hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức toàn bộ cấu trúc của lập luận, cả về nội dung, cả về hình thức. Thuật ngữ quan hệ lập luận dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần của một lập luận với nhau. Có quan hệ giữa luận cứ với luận cứ và có quan hệ giữa luận cứ với kết luận. Lại còn có quan hệ lập luận giữa hai hay nhiều lập luận với nhau trong một phát ngôn, hay trong một diễn ngôn” [15, 156].

Trong cuốn “Ngữ dụng học”, GS. Nguyễn Đức Dân vạch ra những vấn đề cơ bản của lý thuyết lập luận theo 4 phần như sau:

  • Phần I: Những phân biệt cần thiết (giữa sự lập luận theo diễn từ chuẩn và sự lập luận trong ngôn ngữ; giữa lí lẽ khoa học và hành động thực tiễn; giữa phương pháp hình thức và không hình thức trong lập luận; và một số khái niệm quan trọng của lập luận như: sự kiện và luận cứ, tác tử lập luận và kết tử lập luận;
  • Phần II: Lập luận theo logic với hai hình thức suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch. Trong đó, suy luận diễn dịch gồm suy luận diễn dịch theo logic truyền thống và suy luận diễn dịch theo logic hình thức;
  • Phần III: Lí lẽ chung trong lập luận được đề cập đến như một hệ thống logic xã hội đời thường; những quan quan hệ logic và hình thức ngôn ngữ trong lập luận tự nhiên; những tín hiệu ngôn ngữ trong lập luận;
  • Phần IV: Lập luận hiệu quả với hai vấn đề chương trình lập luận và phương thức gây hiệu quả lập luận.

Còn GS. Đỗ Hữu Châu, trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” đã nghiên cứu lý thuyết lập luận trong sự so sánh: lập luận và logic, lập luận và miêu tả, lập luận và hiện tượng đa thanh để tìm ra bản chất của lập luận. Theo ông, lập luận là một hành động ở lời. Trong cuốn sách này, Đỗ Hữu Châu đã nêu ra những đặc tính của quan hệ lập luận; tác tử (opérateurs) lập luận và kết tử (connecteurs) lập luận; lẽ thường (topos) cơ sở của lập luận; và việc xác lập các lẽ thường.

Nếu so sánh giữa hai tác giả thì GS. Nguyễn Đức Dân có phần nghiên cứu sâu hơn, kĩ hơn những vấn đề thuộc về bản chất của lý thuyết lập luận. Song, nhìn chung, cả hai tác giả đều đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và xây dựng lý thuyết lập luận. Từ những kết quả nghiên cứu cơ bản đó, chúng tôi quan tâm đến sự bổ sung của Ngữ dụng học vào đổi mới lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn ở trường THPT hiện nay.

2.5. Sự bổ sung của Ngữ dụng học vào việc đổi mới lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn bậc THPT

Chúng ta biết rằng lập luận được thể hiện ở các các cấp độ: câu – đoạn văn – văn bản. Dù ở cấp độ nào thì lập luận cũng cần đạt được những yêu cầu: dùng từ đúng, chính xác, tinh tế, gợi cảm; câu văn phải gọn gàng, súc tích, đa dạng về cấu trúc và phù hợp về phong cách chức năng của từng văn bản. Những yêu cầu này được thể hiện rất cụ thể, rõ ràng khi lý thuyết lập luận ở phân môn Làm văn được đặt trong mối quan hệ với lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học.

Dưới góc nhìn của Ngữ dụng học, lập luận không còn là một vấn đề khó hiểu, phức tạp mà trở nên đơn giản, gần gũi như những giao tiếp thông thường trong cuộc sống của các em. Bởi lẽ trong cuộc sống hằng ngày, trong giao tiếp đời thường, chúng ta luôn cần đến lập luận: để chứng minh, để biện giải, để tranh luận hoặc để giải thích một sự kiện, để thuyết phục người khác tin vào điều mình nói và cũng có thể dùng lập luận để bác bỏ ý kiến của người khác, v.v…

Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “Nói tới lập luận thường là nói tới suy luận theo diễn dịch và người ta thường nghĩ ngay đến logic, đến lí luận, đến diễn ngôn nghị luận” [15, 165]. Văn nghị luận là văn bản làm việc với các ý kiến có vấn đề then chốt là lập luận. Vì vậy, việc vận dụng lập luận của Ngữ dụng học vào dạy – học Làm văn sẽ giúp HS rèn luyện kỹ năng suy luận, từ đó mà trình bày vấn đề một cách rõ ràng, logic, chặt chẽ và thuyết phục.

Sau đây là một vài đề xuất của tác giả luận văn về sự bổ sung của lý thuyết lập luận dưới góc độ Ngữ dụng học vào đổi mới lý thuyết lập luận của phân môn Làm văn:

2.5.1. Về cách xây dựng lập luận Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Ngoài ba bước xây dựng lập luận mà SGK hiện hành nêu ra, chúng tôi cho rằng cần thiết bổ sung thêm một bước nữa để giúp HS hoàn thiện KNLL, đó là: Sử dụng các phương tiện liên kết lập luận. GS, Lê A khẳng định: “Trong khi lập luận, một mặt luận cứ và kết luận (luận điểm) phải được trình bày rõ ràng, tách bạch nhau, nhưng mặt khác, chúng phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ để tạo nên một chỉnh thể. Vì vậy, việc sử dụng linh hoạt các phương tiện liên kết lập luận giữ vai trò hết sức quan trọng” [1, 168].

Ngữ dụng học gọi tên các phương tiện liên kết lập luận này là tác tử (operateur) lập luậnkết tử (connectuer) lập luận.

“Tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn” [24, 176]. Ví dụ: Giả định ta có nội dung: “Bây giờ tám giờ”. Nếu đưa vào tác tử đã hoặc mới … thôi, ta có nội dung mới: “Bây giờ đã tám giờ rồi” và “Bây giờ mới tám giờ thôi”. Rõ ràng là thông tin miêu tả trong hai câu sau không đổi nhưng phát ngôn với đã … rồi hướng về kết luận “khẩn trương lên” và phát ngôn với mới … thôi hướng về kết luận “cứ từ từ”.

Theo GS. Nguyễn Đức Dân: “Trong Tiếng Việt, những từ định hướng nghĩa đều là những tác tử lập luận”. Ví dụ:

  • Hơn, bằng, tương tự, giống như, kém, không kém gì, không hơn gì,… có tác dụng so sánh hai đối tượng để rút ra đánh giá chúng là như nhau, hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn.
  • Chán, Thì có, Đấy chứ (/chứ bộ)… dùng để bác bỏ một phát ngôn nào đó.
  • Có, thôi/ Những, kia có tác dụng đánh giá sự vật ở mức độ ít/ nhiều so với mức thông thường
  • Mới/ đã diễn tả thời gian là sớm, ít/ muộn, nhiều
  • Mà nào có A; Hơn nữa, A; Đã A (mà) lại B;A và… lại B; A. Vả lại

B,… có tác dụng tăng cường luận cứ, luận cứ này bổ sung cho luận cứ kia tạo thành một chuỗi luận cứ.

  • Ấy thế mà; Tuy vậy; Tuy… nhưng; Còn… đã, Mới… đã, Chưa… đã, Đã… vẫn, Đã… còn, Đã… vẫn còn, Đã… vẫn chưa;… đảo hướng lập luận (nghĩa là nó báo trước rằng luận cứ sắp nêu ra sẽ dẫn đến một kết luận theo hướng trái ngược với hướng của kết luận rút ra từ luận cứ trước đó).

“Kết tử lập luận là yếu tố tác động vào một hoặc nhiều phát ngôn để làm thành một lập luận. Kết tử liên kết luận cứ với kết luận” [24, 177].

Lập luận có kết tử là những lập luận dùng liên từ, từ tình thái, từ biểu hiện quan hệ mục đích… làm kết tử. Ví dụ:

  • Những liên từ, cặp liên từ tạo câu ghép: vì… nên, hễ… thì, nếu… thì, bởi vì… (Nếu con không làm xong bài tập này thì tối nay con không được xem phim).
  • Liên từ cũng có thể liên kết hai câu có quan hệ nhân quả (Ông miệt mái lao động đã trở thành một nghệ sĩ bậc thầy).
  • Cặp liên từ hoặc… hoặc thể hiện quan hệ loại trừ (Hoặc là con làm xong bài tạp này hoặc là tối nay con không được xem phim).
  • Những từ biểu hiện quan hệ mục đích (Chúng ta cần đi sớm để kịp có mặt trước khi máy bay cất cánh).
  • Những từ tình thái thể hiện thái độ tin cậy, sự chắc chắn: tất nhiên, chắc chắn, đương nhiên, nhất định, thế nào cũng,… (Mặt trời lên, chắc chắn chim ríu rít trên cành).

Trong mỗi văn bản nghị luận, bao giờ chúng ta cũng tìm thấy được những tín hiệu ngôn ngữ đánh dấu cho sự lập luận. Những tín hiệu này góp phần định hướng nghĩa và tạo ra một chương trình lập luận chi phối tính liên kết của văn bản. Qua các phát ngôn (luận cứ, kết luận), người nói tạo ra một định hướng lập luận nào đó đối với một hệ quy chiếu xác định và làm người nghe nhận thức được điều đó. “Sự định hướng ở đây để tạo ra sự liên kết giữa hai phát ngôn, để tạo ra sự đánh giá tăng hay giảm mức độ của sự kiện, để thang độ hoá sự kiện” [24, 221]. Tóm lại, tất cả những kiến thức cơ bản trên đây đều dễ dàng phát triển thành những lập luận trong văn nghị luận.

Muốn lập luận đạt được hiệu quả thuyết phục, người viết cần xác định được kết luận của lập luận, xác định được quan điểm của mình về vấn đề cần nghị luận tìm ra những luận cứ chính xác, tin cậy và sử dụng các phương tiện liên kết lập luận để dẫn dắt vấn đề đến cái đích mà người viết cần hướng tới (là tán thành hay phản đối) nhằm thuyết phục người nghe. Người làm văn nghị luận, nếu nắm vững các tác tử – kết tử lập luận và sử dụng chúng một cách phù hợp, linh hoạt, đúng lúc đúng chỗ thì hiệu quả lập luận sẽ rất cao. Muốn vậy, người viết cần phải tích cực luyện tập, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu; rèn kỹ năng tư duy khoa học, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc.

2.5.2. Về thao tác lập luận Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

2.5.2.1. Trong chương trình Làm văn bậc THPT, các bài học về thao tác lập luận đóng vai trò chủ đạo, song nếu xem xét kĩ những bài học này, chúng ta sẽ thấy rằng phần lý thuyết còn rất sơ sài, HS khó mà vận dụng vào thực hành. Các bài học về thao tác lập luận triển khai theo hai phần: I. Mục đích, yêu cầuII. Cách lập luận. Cách lập luận là phần trọng tâm của bài học lại được viết rất sơ lược, chỉ vài ý, lý thuyết suông, chưa chỉ ra được đặc trưng riêng của mỗi thao tác ở cách dùng từ, đặt câu, các cấu trúc lập luận cụ thể,…

Ứng dụng lý thuyết lập luận dưới góc độ Ngữ dụng học vào bổ sung, cải tiến lý thuyết về các thao tác lập luận, chúng tôi chú ý đến những hình thức ngôn ngữ. Nghĩa là mỗi thao tác lập luận thường dùng những hình thức ngôn ngữ riêng biệt. Những hình thức ngôn ngữ này giúp HS dễ dàng hơn khi phân biệt các thao tác lập luận cũng như vận dụng chúng vào quá trình tạo lập văn bản. Ví dụ:

  • Thao tác lập so sánh thường sử dụng:
  • Từ ngữ: hơn, bằng, giống, tựa như, dường như, gần như, chẳng khác gì, như thế, coi như,… (Em A giỏi không kém gì em B mà gia đình em A lại rất khó khăn. Nên chọn em A ra dự trại hè ở Hà Nội).
  • Cấu trúc: A không kém gì B; A không hơn gì B; Đến A còn x nữa là (/ huống hồ,/ huống chi) B; Không A thì cũng B;… (“Chuông khánh còn chẳng ăn ai – Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”).

Thao tác lập giải thích thường sử dụng những hình thức sau:

  • Giải thích theo tam đoạn luận, theo các quy luật suy diễn trong logic hình thức (Ông ấy bị tăng huyết áp vì đã ăn quá nhiều trứng. Ai ăn nhiều trứng là bị tăng huyết áp liền mà!).
  • Giải thích theo quy luật đồng nhất (Tôi là tôi mà cô Hai là cô Hai. Tôi làm khác vì tôi không phải là cô Hai).
  • Giải thích theo lí lẽ số lượng (Nhà trường đang đứng trước một hiểm hoạ mới, vì đã có tới 8% số sinh viên hút chích ma tuý).
  • Giải thích theo qua những sự kiện thực tiễn, qua nhận thức thực tiễn (Tôi kiêng rượu vì sợ bệnh gan).
  • Giải thích theo giả thuyết (Tôi cho rằng đây không phải là một cái chết ngẫu nhiên mà là một vụ mưu sát để bịt đầu mối).
  • Sự giải thích ngữ dụng (Tôi không tiếp nó vì tôi không thích).
  • Giải thích nguyên nhân: (Có kết quả) A bởi vì (/ tại vì/ là vì/ do (vì)/ chẳng qua là (vì)) B (Anh ta có được những gì như hôm nay là vì tôi đã giúp đỡ tận tình).
  • Giải thích mục đích: (Hành động) A để (/ nhằm/ vì/ hòng) B; (Đã không hành động) A nếu không có B (xảy ra) (“Không có lửa làm sao có khói”).
  • Thao tác lập luận bác bỏ thường dùng những hình thức như:
  • Câu chất vấn bác bỏ sự tồn tại: mấy ai có, mấy nơi có, mấy khi gặp,… (Thứ này mấy ai có, nên mua tặng anh ấy đi).
  • Cụm từ chẳng mấy phủ định sự tồn tại: chẳng mấy ai có, chẳng mấy nơi có, chẳng mấy khi gặp,… (Chẳng mấy khi gặp được thứ này, nên mua tặng anh ấy đi).
  • Các hư từ chỉ sự hạn định: chỉ… mới (có)… thôi;… (Chỉ ở đây mới có thứ này thôi, nên mua tặng anh ấy đi).
  • Những tác tử bác bỏ: chán, đấy, đấy chứ, thì có,… (Dậy đi thôi!

Trễ lắm rồi! – Còn sớm chán!).

2.5.2.2. Ngoài những thao tác lập luận mà SGK nêu ra, chúng ta còn có thể sử dụng các thao tác lập luận khác như suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, lập luận theo quan hệ nhân – quả, câu hỏi và chất vấn,…

Lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học đã chỉ ra rằng:“Suy luận quy nạp là suy luận mà kết luận là tri thức chung được khái quát từ những tri thức riêng lẻ, cụ thể. Đây là tiến trình tư duy đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể tới cái khái quát” [24, 183].

Còn “Phép suy luận mà từ một phán đoán hay một số phán đoán, chúng ta suy ra một phán đoán khác, theo những quy tắc hình thức được gọi là phép suy luận diễn dịch” [24, 184]. Ví dụ:

  • Mọi suy luận đúng đắn đều có sức thuyết phục.
  • Không một sự ngụy biện nào có sức thuyết phục.

Từ (1) và (2) suy ra (3): Không một sự ngụy biện nào là sự suy luận đúng đắn.

Theo GS. Nguyễn Đức Dân, “sự suy luận hay lập luận đều dùng tới những phán đoán nêu mối quan hệ nhân – quả, dù đó là phán đoán nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, hay sự giải thích lí do, nguyên nhân, mục đích của một sự kiện, một hành động hay một giả định” [24, 210]. Xem bảng tóm tắt sau đây: Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

Bảng 2.2: Những kiểu quan hệ logic trong lập luận nhân – quả

Lập luận nêu quan hệ giả định: Giá A thì B

Giá không có giậu mồng tơi,

Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng (Nguyễn Bính)

Trong lập luận, thay vì khẳng định, nhiều lúc sự đưa ra câu hỏi chất vấn về một yếu tố nào đó lại có tác dụng nhấn mạnh và gây hiệu quả tốt hơn. Đây cũng chính là phương pháp lập luận vấn đáp mà lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay chưa đề cập đến. Sau đây là bảng tóm tắt các dạng câu hỏi của phương pháp lập luận vấn đáp:

Bảng 2.3: Các dạng câu hỏi trong lập luận vấn đáp

Khi đặt câu hỏi tức là người viết đã tạo ra những tình huống có vấn đề, làm nảy sinh những phán đoán khái quát, đó là những luận điểm. Hình thức đặt câu hỏi có thể giúp người viết xem xét luận đề từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, trong đó có cả những mặt trái của vấn đề. Lập luận theo kiểu vấn đáp sẽ giúp người viết hình thành được tư tưởng, cái đích cần hướng tới trong câu trả lời. Do đó, câu hỏi cũng chính là mệnh đề chứa kết luận của lập luận được thể hiện qua trình tự các luận cứ giải thích được dẫn trong câu trả lời. Việc áp dụng phương pháp lập luận này giúp cho việc lập luận đạt hiệu quả cao hơn, gây được sự chú ý của người đọc (người nghe). Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc bổ sung phương pháp lập luận vấn đáp vào chương trình dạy học ở trường THPT là thật sự cần thiết.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến chất lượng bài làm văn nghị luận của HS còn thấp là vì các em thiếu hẳn một hệ thống lí lẽ của lập luận. Đứng trước một vấn đề (đề bài), HS không biết phải giải quyết như thế nào; mặc dù có thể vạch ra những ý chính (luận điểm) của bài nhưng vì thiếu sự hiểu biết về vấn đề đó nên không thể đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Đây cũng là một sự thiếu sót của lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay. Ngữ dụng học đã chỉ ra một hệ thống lí lẽ theo logic xã hội làm cơ sở để lập luận trở nên thuyết phục hơn, mà chúng tôi cho rằng rất cần thiết phải bổ sung vào lý thuyết lập luận của phân môn Làm văn.

2.5.3. Lí lẽ (topos) của lập luận

Nói tới lập luận là nới tới lí lẽ. Lí lẽ đó có thể được thể hiện trong một câu mà cũng có thể được thể hiện trong nhiều câu có liên kết với nhau. Ví dụ: “Bé Na được mẹ nó chiều quá. Không khéo hư mất”. Lập luận này dựa trên cơ sở: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. GS. Nguyễn Đức Dân đã gọi tên những cơ sở của lập luận này là “lí lẽ chung” (một hệ thống logic xã hội đời thường), còn GS. Đỗ Hữu Châu gọi đó là “lẽ thường” (cơ sở của lập luận). Xem bảng tóm tắt sau đây:

Bảng 2.4: Hệ thống lí lẽ của lập luận

Kho tàng lí lẽ chung gặt bão”; “Sinh sự thì sự sinh”).

“Có công mài sắt có ngày nên kim”; “Đi đêm có ngày gặp ma”,…

“Dưới ánh sáng của lý thuyết lập luận, phát hiện ra các lẽ thường là phát hiện ra chiều sâu văn hoá, đạo đức xã hội, dân tộc nằm trong ngôn ngữ, và chi phối việc sử dụng ngôn ngữ” [15, 200].

Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết lập luận. Với sự cố gắng tìm tòi và những phát hiện của mình, chúng tôi mong rằng đây là những trao đổi mang tính sư phạm và có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới dạy học KNLL ở trường THPT. Từ những vấn đề lý thuyết này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNLL cho HS, trong đó trọng tâm là ở việc sử dụng hợp lí hệ thống bài tập của SGK trong các giờ học Làm văn và việc xây dựng hệ thống bài tập bổ sung trên cơ sở kết hợp lý thuyết lập luận ở phân môn Làm văn với lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học. Luận văn: Thực trạng về lý thuyết lập luận tong văn nghị luận

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Giải phát rèn luyện kỹ năng nghị luận ở THPT

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x