Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi nhuận – Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Cơ sở lý thuyết về kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.” (Arens & cộng sự, 2013). Do đó tất cả các cuộc kiểm toán đều phải kết thúc bằng một báo cáo để xác nhận những thông tin được kiểm toán là có phù hợp với những chuẩn mực đã được thiết lập hay không.

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán (Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12).

Theo ISA 200, mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

Như vậy, sau khi kết thúc việc kiểm toán, kiểm toán viên cần trình bày ý kiến kiểm toán một cách rõ ràng bằng văn bản, trong đó nêu rõ cơ sở của ý kiến đó. Văn bản đó chính là báo cáo kiểm toán. Theo VSA 700 trước đây, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán.

Salehi và Abedini (2008) cho rằng báo cáo kiểm toán là một phương tiện truyền thông giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính, nó cho thấy phần quan trọng nhất của hoạt động kiểm toán và thể hiện kết quả của việc đánh giá báo cáo tài chính đến người sử dụng. Đối với kiểm toán viên, báo cáo kiểm toán là tài liệu trình bày các kết luận sau cùng về báo cáo tài chính được kiểm toán, nên nó phải đúc kết được toàn bộ công việc mà họ đã tiến hành. Đối với công chúng, báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng quan sát được từ một quá trình không thể quan sát nên nó chứa thông tin cốt yếu cho những người sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra những quyết định kinh tế (Butler và cộng sự, 2004).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2.1.1.2 Các loại ý kiến của Báo cáo kiểm toán Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Nhằm mục tiêu hướng đến hòa hợp và hội tụ với quốc tế trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của tác giả là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán từ 2009 – 2013 nên báo cáo kiểm toán được thu thập cho bài nghiên cứu chịu sự chi phối của chuẩn mực kiểm toán trước đây. Phần này trình bày các loại ý kiến của báo cáo kiểm toán theo hai hệ thống chuẩn mực kiểm toán:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trước đây (Ban hành và công bố theo Quyết định 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 09 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

Theo đoạn 34 VSA 700 trước đây, căn cứ kết quả kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong các loại ý kiến về báo cáo tài chính, như sau:

  • Ý kiến chấp nhận toàn phần;
  • Ý kiến chấp nhận từng phần;
  • Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến);
  • Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược);

Đối với những báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như:

  • Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn;
  • Bất đồng ý kiến với ban giám đốc;
  • Tình huống chưa rõ ràng.

Trong trường hợp kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán và không thực hiện được thủ tục thay thế phù hợp, nếu ảnh hưởng của việc giới hạn phạm vi kiểm toán nêu trên được xem là trọng yếu nhưng:

  • Chưa ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ (do giới hạn phạm vi kiểm toán); ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm toán viên xem xét để đưa ra ý kiến từ chối (ý kiến không thể đưa ra ý kiến).

Trong trường hợp kiểm toán viên và ban giám đốc bất đồng ý kiến về việc lựa chọn, áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán hoặc về sự không phù hợp của các thông tin ghi trong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính dẫn đến sai lệch trọng yếu nhưng:

  • Chưa ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm toán việc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ (do không thống nhất với ban giám đốc) ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến không chấp nhận.
  • Đối với trường hợp tồn tại sự kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và kiểm toán viên, nếu sự kiện đó được xem là có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc vào.

Bên cạnh việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, kiểm toán viên cũng có thể trình bày đoạn nhấn mạnh về một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo cáo tài chính nhưng không làm thay đổi ý kiến của kiểm toán viên. Các vấn đề thường được kiểm toán viên lưu ý là khi thông tin đính kèm với báo cáo tài chính không nhất quán với báo cáo tài chính, hoặc khi khách hàng còn tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện gây ra nghi ngờ về giả định hoạt động liên tục và thông tin này đã được công bố đầy đủ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính… Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

Chuẩn mực kiểm toán hiện hành gồm 37 chuẩn mực, trong đó có ba chuẩn mực quy định về báo cáo kiểm toán và ý kiến kiểm toán:

  • VSA 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
  • VSA 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
  • VSA 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
  • VAS 700 hiện hành quy định ý kiến kiểm toán gồm hai dạng:

Ý kiến chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.

Kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán được đưa ra trong các trường hợp:

  • Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn;
  • Kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu.

Trong trường hợp kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng:

  • Không lan tỏa đối với báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
  • Lan tỏa đối với bảo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến từ chối. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.

Trong trường hợp kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng:

  • Không lan tỏa đối với báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
  • Lan tỏa đối với báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược.

Nếu kiểm toán viên thấy cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán, để thể hiện là kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho thấy vấn đề đó không bị sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” chỉ được đề cập đến các thông tin đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính để không làm giảm tính hữu hiệu của nó như:

  • Sự không chắc chắn liên quan tới kết quả trong tương lai của các vụ kiện tụng hoặc các quyết định của cơ quan quản lý;
  • Việc áp dụng một chuẩn mực kế toán mới trước ngày có hiệu lực (nếu được phép) mà việc áp dụng đó có ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính;
  • Một biến cố lớn đã ảnh hưởng hoặc tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của đơn vị.

Nếu kiểm toán viên thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.

So sánh hai hệ thống chuẩn mực này về phương diện ý kiến kiểm toán, ta thấy có hai thay đổi cơ bản:

Thứ nhất, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành gộp ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận và ý kiến từ chối đưa ra ý kiến thành dạng ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Như vậy chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành phân loại ý kiến kiểm toán thành hai loại chính là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phầný kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Thứ hai, khi có yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn liên quan đến sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến có đoạn nhấn mạnh thay vì ý kiến chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc vào. Như vậy, chuẩn mực kiểm toán hiện hành đã loại bỏ ý kiến chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc vào so với chuẩn mực cũ. Sở dĩ có sự loại bỏ này là vì các xử lý kế toán cho những yếu tố không chắc chắn đã được quy định trong VAS 18 –

Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. Nếu doanh nghiệp áp dụng đúng theo chuẩn mực thì kiểm toán viên không cần đưa ra ý kiến ngoại trừ dạng tùy thuộc vào nữa.

Tóm lại, để kiểm định mối quan hệ giữa các loại ý kiến kiểm toán với tính bền vững trong lợi nhuận, tác giả chia các loại ý kiến kiểm toán được ban hành trong giai đoạn 2009 – 2012 theo VSA 700 trước đây thành hai loại ý kiến kiểm toán chính giống như VSA 700 hiện hành là ý kiến chấp nhận toàn phầný kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (được thay thế bằng thuật ngữ ý kiến kiểm toán điều chỉnh). Như vậy, ý kiến kiểm toán điều chỉnh trong phạm vi bài nghiên cứu sẽ bao gồm ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến không chấp nhận và ý kiến từ chối. Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn với đoạn nhấn mạnh cũng được xếp vào nhóm ý kiến kiểm toán điều chỉnh để tách biệt với ý kiến chấp nhận toàn phần. Mặc dù đây không phải là cách phân loại chính thức theo như quy định của chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như Việt Nam nhưng cách phân loại này thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu (Butler và cộng sự, 2004; Lin và cộng sự, 2011; Vichitsarawong và Pornupatham, 2015). Các nghiên cứu phân loại kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh như một dạng điều chỉnh với hàm ý là kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần được xem là ý kiến chuẩn hoặc “hoàn hảo” (clean opinion) và bất cứ một sự khác biệt nào so với ý kiến chuẩn, kể cả đoạn nhấn mạnh, cũng được xem như là điều chỉnh.

2.1.2 Cở sở lý thuyết về lợi nhuận và những thuộc tính đại diện cho chất lượng lợi nhuận Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Một mảng đề tài lớn trong nghiên cứu kế toán là cung cấp bằng chứng về vấn đề lợi nhuận hữu ích như thế nào cho việc ra các quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Các câu hỏi về sự hữu ích của lợi nhuận có tầm quan trọng không chỉ với những người sử dụng thông tin tài chính mà còn với những người hành nghề, những nhà quản lý và những nhà nghiên cứu về kế toán vì lợi nhuận được đa số tin là khoản mục mang thông tin giá trị nhất được cung cấp trong báo cáo tài chính (Lev, 1989). Chỉ tiêu lợi nhuận thường được sử dụng bởi những chuyên gia phân tích tỷ số để xác định năng lực quá khứ, hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong việc gia tăng giá trị cho cổ đông. Doanh nghiệp sẽ khó tồn tại trong điều kiện lợi nhuận liên tục thấp hay thậm chí là âm. Hơn nữa, lợi nhuận lũy kế lớn là nguồn lực thiết yếu cho tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp. Bằng những nghiên cứu thực nghiệm của mình, Biddle và cộng sự (1995), Liu và cộng sự (2002), Francis và cộng sự (2003) cũng khẳng định rằng lợi nhuận là nguồn thông tin đặc trưng nhất về một doanh nghiệp mà các nhà đầu tư tin tưởng vào nó hơn bất kỳ những thước đo tổng hợp nào khác về kết quả hoạt động như cổ tức, dòng tiền…

Tóm lại, lợi nhuận được xem là thông tin quan trọng nhất trong báo cáo tài chính nên chất lượng lợi nhuận cũng là yếu tố quan trọng đối với những quyết định đầu tư. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao chưa hẳn đã tốt hơn một doanh nghiệp có lợi nhuận tuy thấp hơn nhưng tăng trưởng ổn định hơn qua các kỳ vì điều đó cho thấy lợi nhuậnp của doanh nghiệp này được kiểm soát và duy trì tốt hơn. Những khoản lợi nhuận đạt được từ kết quả của sự may mắn sẽ không bao giờ là một lựa chọn để đầu tư. Như vậy lợi nhuận cao rõ ràng là không quan trọng bằng lợi nhuận có chất lượng cao.

Schipper và Vincent (2003) cho rằng tầm quan trọng của chất lượng lợi nhuận có thể được giải thích dựa vào ba quan điểm của: nhà đầu tư, người sử dụng các thông tin tài chính và người thiết lập chuẩn mực kế toán:

Từ quan điểm của nhà đầu tư: chất lượng lợi nhuận cung cấp một tín hiệu cho sự phân bổ nguồn lực. Chất lượng lợi nhuận thấp là điều không được mong đợi vì chúng làm giảm tăng trưởng kinh tế do phân bổ sai vốn.

Từ quan điểm của người sử dụng các thông tin tài chính: lợi nhuận thường được sử dụng trong các thỏa thuận khen thưởng và trong các khế ước vay. lợi nhuận phóng đại sẽ được sử dụng như một chỉ số đo lường thành quả quản lý, từ đó dẫn đến việc khen thưởng vượt mức cho các nhà quản lý. Ngoài ra, lợi nhuận phóng đại có thể che giấu khả năng thanh toán đang xấu dần của doanh nghiệp, dẫn đến sai lầm của các chủ nợ khi tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn.

Cuối cùng từ quan điểm của những người thiết lập chuẩn mực kế toán: luôn tìm kiếm thông tin phản hồi liệu rằng các chuẩn mực kế toán có hiệu quả hay không và họ có xu hướng tập trung vào kết quả đầu ra, trong đó có việc báo cáo lợi nhuận.

Để đáp ứng nhu cầu lớn về vốn và chi tiêu cho hoạt động kinh doanh, một công ty không thể chỉ dựa trên nguồn lực nội bộ hoặc các khoản nợ để tài trợ cho các hoạt động Vì vậy, công ty cần phải tăng vốn theo hình thức cổ phần. Vốn cổ phần càng tăng thì dẫn đến càng có nhiều cổ đông. Healy và Palepu (1993) chỉ ra rằng mức độ đa dạng sở hữu càng cao sẽ tạo ra mức độ thông tin bất cân xứng càng cao. Vì vậy nhà quản lý không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả những người sử dụng báo cáo tài chính, vấn đề này sẽ làm gia tăng mức độ phụ thuộc vào thông tin kế toán. Do đó, vai trò của chất lượng lợi nhuận trở nên cần thiết và mức độ quan trọng của nó có thể đặt lên trước bất kỳ sự phụ thuộc vào các thông tin kế toán được công bố nào.

Tuy nhiên, đến nay định nghĩa về chất lượng lợi nhuận vẫn chưa được thống nhất mặc dù số lượng nghiên cứu về chủ đề này là rất đáng kể. Chất lượng lợi nhuận được cho là mức độ mà lợi nhuận được báo cáo phản ánh được thực trạng kinh tế của một công ty. Theo Healy và Wahlen (1999), báo cáo tài chính sẽ kém hữu ích dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả khi lợi nhuận kế toán được báo cáo không phản ánh thực trạng kinh tế của các hoạt động tài chính của công ty trong suốt giai đoạn báo cáo. Hoặc theo Lang và cộng sự (2003), lợi nhuận được đánh giá là chất lượng nếu lợi nhuận có đặc điểm là ít bị nhà quản trị điều chỉnh, ghi nhận kịp thời những thông tin xấu của thị trường và có mối liên hệ chặt chẽ với giá cổ phiếu. Dechow và Schrand (2004) thì cho rằng lợi nhuận có chất lượng cao là phải phản ánh kết quả hoạt động hiện tại của công ty và là một chỉ báo tốt cho kết quả hoạt động trong tương lai. Đó cũng phải là một thước đo hữu ích trong việc đánh giá giá trị công ty.

Tóm lại, chất lượng lợi nhuận vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng nhưng theo các nghiên cứu trước đây, nếu lợi nhuận thể hiện được một số thuộc tính nhất định mà nhà đầu tư mong muốn có được ở lợi nhuận thì lợi nhuận được xem là có chất lượng. Có bảy thuộc tính đại diện cho chất lượng lợi nhuận gồm:

  • Chất lượng dồn tích (accrual quality)
  • Tính bền vững (persistence)
  • Khả năng dự báo (predictability)
  • Tính ổn định (smoothness)
  • Khả năng phản ánh xác thực giá trị (value relevance)
  • Tính kịp thời (timeliness)
  • Tính thận trọng (conservatism)
  • Cơ sở kế toán (accounting – based)
  • Cơ sở thị trường (market – based)

Bảy thuộc tính này được phân loại làm hai nhóm dựa theo cơ sở kế toán (accounting-based) hoặc cơ sở thị trường (market-based). Bốn thuộc tính đầu tiên là theo cơ sở kế toán vì các thuộc tính này có thể đo lường được dựa vào số liệu trên sổ kế toán. Ba thuộc tính còn lại được đo lường dựa trên mối tương quan giữa lợi nhuận theo sổ kế toán và giá trị thị trường; vì vậy nhóm sau được gọi là thuộc tính dựa trên cơ sở thị trường (Francis và cộng sự, 2003). Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Chất lượng dồn tích (accrual quality): Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chấp nhận rằng lợi nhuận được báo cáo là đại diện tốt nhất cho lợi nhuận kinh tế; trong khi đó lợi nhuận kinh tế lại là lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động thật sự của công ty (Choi và Jeter, 1992). Để đánh giá mức độ mà lợi nhuận được báo cáo “gần” với lợi nhuận kinh tế như thế nào thì dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh được sử dụng làm thước đo thay thế cho lợi nhuận kinh tế, bởi vì lợi nhuận kinh tế là một đại lượng không quan sát được. Tuy nhiên thước đo này cũng không thực sự hoàn hảo là bởi vì lợi nhuận được báo cáo và dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh sẽ khác nhau do cơ sở dồn tích (chưa kể đến khấu hao, phân bổ…). Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào độ lớn và mức độ biến động của các khoản dồn tích để đánh giá chất lượng của lợi nhuận. Theo đó, một vài nghiên cứu (Harris và cộng sự, 2000; Penman, 2001; Francis và cộng sự, 2004) kết luận rằng nếu tiền chiếm tỉ lệ lớn trong lợi nhuận được báo cáo, thì đó là biểu thị của chất lượng lợi nhuận đáng mong đợi.

Tính bền vững (persistence): là một thuộc tính rất quan trọng đại diện cho chất lượng lợi nhuận. Vì tính bền vững của lợi nhuận được xem là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng duy trì lợi nhuận của một doanh nghiệp, từ đó nó sẽ là một chỉ báo tốt cho dự đoán lợi nhuận trong tương lai, nên tính bền vững luôn luôn được các nhà đầu tư mong đợi (Penman và Zhang, 2002).

Lý thuyết định giá chỉ ra rằng các nhà đầu tư dài hạn đánh giá cao lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận bền vững nghĩa là lợi nhuận chắc chắn có được ở tương lai, và thuộc tính này giúp cho lợi nhuận được đánh giá là có chất lượng cao vì nó cung cấp đầu vào chính xác hơn cho việc định giá dòng tiền tương lai. Hơn nữa, vì mục tiêu của báo cáo tài chính là trình bày các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định nên lợi nhuận càng bền vững thì càng đạt được tiêu chí hữu ích của báo cáo tài chính.

Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả (Kormendi và Lipe, 1987), (Collins và Kothari, 1989), (Easton và Zmijewski, 1989) cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa lợi nhuận bền vững và hệ số phản ứng của lợi nhuận với giá cổ phiếu (earnings response coefficient), kết quả cho thấy rằng các công ty có khả năng duy trì lợi nhuận tốt hơn sẽ nhận được phản ứng mạnh hơn trong giá cổ phiếu. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về sự tương quan giữa tính bền vững của lợi nhuận với quyết định khen thưởng (Baber và cộng sự, 1998), giá trị thị trường trái phiếu (Bhojraj và Swaminathan, 2007) và sự dễ đọc của báo cáo thường niên (Li, 2008) để cho thấy mức độ quan trọng của thuộc tính này.

Khả năng dự báo (predictability): Lipe (1990) định nghĩa thuộc tính này là khả năng mà lợi nhuận hiện tại có thể dùng để dự báo lợi nhuận trong tương lai. Khả năng dự báo được đánh giá cao bởi những người tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà phân tích tài chính. Họ cho rằng đặc tính này là một thành phần quan trọng trong việc định giá công ty và dự đoán lợi nhuận, giá cổ phiếu để đưa ra các đề xuất mua bán cổ phiếu. Các nghiên cứu cho thấy những công ty mà có khả năng dự báo lợi nhuận thấp luôn phải chịu chi phí đi vay cao hơn; nguyên nhân là do sự giới hạn trong khả năng dự báo lợi nhuận dẫn đến bất cân xứng thông tin và rủi ro cao hơn. Nghiên cứu của Crabtree và Maher (2005) cung cấp thêm bằng chứng chỉ ra rằng khả năng dự báo lợi nhuận của một công ty tỷ lệ nghịch với lãi trên trái phiếu, và tỷ lệ thuận với thứ hạng của trái phiếu.

Tính ổn định (smoothness): Tính ổn định của lợi nhuận là một thuộc tính quan trọng, thuộc tính này vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm trong các tài liệu kế toán. Trong nhiều nghiên cứu, tính ổn định được xem là lựa chọn thuộc về ban quản trị. Có nghĩa là, các nhà quản lý sẽ chuyển lợi nhuận trong những năm kinh doanh tốt sang những năm kinh doanh gặp nhiều khó khăn để lợi nhuận báo cáo không có quá nhiều biến động giữa các năm (Copeland, 1968). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có hai cách giải thích chính cho việc “làm phẳng” lợi nhuận như sau:

Một mặt, một số nhà nghiên cứu (Levitt, 1988; Bhattacharya và cộng sự, 2003) cho rằng việc “làm phẳng” lợi nhuận là cố tình che giấu thông tin. Theo cách nhìn này, những người bên trong công ty sẽ giấu các hành động của họ và tránh sự can thiệp của bên ngoài để trục lợi riêng cho mình. Ví dụ, các nhà quản lý sẽ “làm phẳng” lợi nhuận giữa các năm để đạt chỉ tiêu khen thưởng (Healy, 1985) và đảm bảo việc làm của mình (Fudenberg và Tirole, 1995, Arya và cộng sự, 1998). Phạm Thị Bích Vân (2013) cũng cho rằng các doanh nghiệp nỗ lực giảm thiểu sự biến động trong chỉ tiêu lợi nhuận giữa các kỳ kế toán nhằm giữ giá cổ phiếu được ổn định hoặc làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu. Bởi vì lợi nhuận giữa các kỳ kế toán biến động lớn đồng nghĩa với rủi ro cao khi đầu tư vào công ty đó, vì thế, giá cổ phiếu sẽ rớt giá so với giá cổ phiếu của các công ty có lợi nhuận ổn định qua các kỳ kế toán. Hệ quả là, nhà quản trị của các doanh nghiệp niêm yết có khuynh hướng điều chỉnh lợi nhuận (theo hướng san bằng) nhằm đạt được sự ổn định về lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo lợi nhuận bền vững trong dài hạn.

Mặt khác, một vài nhà nghiên cứu cho rằng việc “làm phẳng” lợi nhuận sẽ cung cấp thông tin giúp nhận diện những thành phần bất biến của lợi nhuận cũng như truyền đạt thông tin riêng của các nhà quản trị. Tucker và Zarowin (2006) chỉ ra rằng sự thay đổi trong giá cổ phiếu hiện tại của các công ty mà lợi nhuậnlợi nhuận có tính ổn định cao, thì chứa nhiều thông tin về lợi nhuận tương lai hơn so với các công ty có tính ổn định thấp hơn. Điều này ngầm hiểu rằng tính ổn định của lợi nhuận có thể truyền đạt được thông tin riêng của ban quản trị công ty.

Khả năng phản ánh xác thực giá trị (value relevance): thuộc tính này thường được xem là khả năng mà lợi nhuận có thể giải thích được những biến động trong giá cổ phiếu hoặc tỷ suất sinh lời của cổ phiếu; khả năng giải thích càng cao thì càng được mong đợi.

Tính kịp thời (timeliness): là một chỉ tiêu thể hiện mức độ lợi nhuận biến động và phản ứng nhanh như thế nào trước những thông tin mới của thị trường. Tính kịp thời cũng có thể hiểu là sự sẵn có thông tin về lợi nhuận cho người sử dụng trước khi nó mất khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định (Framework, 2007).

Tính thận trọng (conservatism): là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng là công ty không đánh giá cao hơn giá trị các tài sản và các khoản thu nhập. Tuy nhiên, khái niệm này không có nghĩa là ủng hộ các công ty cố tình khai báo thấp đi. Do đó, thận trọng được xem là khả năng lợi nhuận có thể phản ánh được những tổn thất kinh tế, đo lường bằng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu âm, tương ứng với khả năng lợi nhuậnlợi nhuận phản ánh những thông tin tích cực thông qua tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu dương.

Trên đây là những thuộc tính đại diện cho chất lượng lợi nhuận. Cũng như nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới (Beneish và Vargus, 2002; Penman và Zhang, 2002; Richardson, 2003) tác giả dùng tính bền vững của lợi nhuận để đại diện cho chất lượng lợi nhuận trong phạm vi bài viết của mình vì nó là một trong những thuộc tính quan trọng được mong đợi nhất của lợi nhuận và có thể dễ dàng định lượng hơn những thuộc tính khác.

Lev (1983), Kormendi and Lipe (1987), Ali và Zarowin (1992) đo lường mức độ bền vững của lợi nhuận bằng hệ số độ dốc, , từ mô hình tự hồi quy bậc nhất cho lợi nhuận hàng năm:

Xj,t+1 = +     Xj,t + vj,t, với:

Xj,t+1: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của công ty j trong năm t+1

Xj,t: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của công ty j trong năm t

Hệ số độ dốc (hệ số góc) cho biết giá trị trung bình của lợi nhuận năm tiếp theo sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu phần trăm khi giá trị của lợi nhuận năm hiện hành tăng một phần trăm với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nếu giá trị của hệ số độ dốc càng gần bằng 1 (hoặc lớn hơn 1) có nghĩa là mối tương quan giữa lợi nhuận năm tiếp theo và năm hiện hành càng chặt chẽ, hay khả năng lợi nhuận năm hiện hành có thể giải thích cho sự biến động trong lợi nhuận năm tiếp theo càng cao. Như vậy ta nói rằng lợi nhuận có sự bền vững cao, ngược lại nếu hệ số độ dốc gần bằng 0 hàm ý là lợi nhuận chỉ có tính chất nhất thời vì không có mối tương quan nào giữa lợi nhuận năm hiện hành và lợi nhuận năm tiếp theo. Vậy giá trị của hệ số độ dốc càng lớn (nhỏ) sẽ tương ứng với độ bền vững càng cao (thấp).

2.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan trước đây Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

2.2.1 Ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán đến thị trường chứng khoán

Đầu tiên, tác giả tổng hợp các nghiên cứu về giá trị của báo cáo kiểm toán thông qua việc kiểm định vai trò “truyền tín hiệu” của báo cáo kiểm toán. Các nghiên cứu này kiểm định xem các ý kiến kiểm toán điều chỉnh có chuyển tải thông tin đến thị trường hay không. Những tiêu chí thường được sử dụng để đo lường phản ứng của thị trường trong các nghiên cứu là hệ số phản ứng lợi nhuận, giá chứng khoán. Kết quả được tìm thấy là không đồng nhất giữa các nghiên cứu:

Báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán:

Một số nghiên cứu cho rằng những ý kiến ngoại trừ có thể chuyển tải thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư (Chow và Rice, 1982; Dopuch và cộng sự, 1986; Loudder và cộng sự, 1992). Choi và Jeter (1992) kết luận rằng ý kiến ngoại trừ làm giảm hệ số phản ứng lợi nhuận của các công ty trong năm tiếp theo kể từ khi nhận được ý kiến kiểm toán. Jones (1996) cung cấp bằng chứng về giá trị gia tăng của việc trình bày về những vấn đề không chắc chắn gây nghi ngờ về giả định hoạt động liên tục trong báo cáo kiểm toán của các công ty đang bị khủng hoảng tài chính.

Lai và cộng sự (2009) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa giá chứng khoán và những ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh được đưa ra khi xảy ra một trong những tình huống như: vấn đề hoạt động liên tục, thay đổi chính sách kế toán theo luật định hoặc tự nguyện, những sự kiện không chắc chắn có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp và cuối cùng là việc thông qua báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên khác cho năm tài chính hiện hành.

Menon và Williams (2010) nhận thấy rằng phản ứng của thị trường chứng khoán sẽ tiêu cực hơn nếu báo cáo có liên quan đến vấn đề hoạt động liên tục đề cập đến khó khăn trong việc tìm được nguồn tài chính. Phản ứng càng gay gắt hơn nếu vấn đề hoạt động liên tục dẫn đến vi phạm điều khoản trong các khế ước nợ. Những phát hiện này chứng tỏ rằng vấn đề hoạt động liên tục cung cấp thông tin mới cho nhà đầu tư.

Báo cáo kiểm toán không có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán:

Một số nghiên cứu không tìm thấy phản ứng đáng kể của thị trường sau khi ý kiến ngoại trừ được ban hành (Ball và cộng sự, 1979; Dodd và cộng sự, 1984).

Ali và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu với mục tiêu là kiểm định xem báo cáo kiểm toán tại Jordan có đại diện cho nguồn thông tin quan trọng cho quá trình ra quyết định hay không. Nghiên cứu này tập trung vào tác động của ý kiến kiểm toán ngoại trừ lên giá cổ phiếu tại Jordan. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thị trường trong giai đoạn 6 năm (2000-2005), dùng t-test để kiểm định tác động của ý kiến kiểm toán đến sự thay đổi giá cổ phiếu tại ngày báo cáo được công bố trên sàn chứng khoán và trong suốt giai đoạn một tuần trước và sau ngày công bố. Nếu giá cố phiếu thay đổi bất thường trong giai đoạn này thì có nghĩa là báo cáo kiểm toán ngoại trừ có hàm chứa thông tin giá trị đối với nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có phản ứng rõ ràng của thị trường chứng khoán và không có sự thay đổi đáng kể trong giá cổ phiếu tại ngày công bố cũng như trong giai đoạn hai tuần xung quanh ngày công bố. Từ đó tác giả kết luận rằng những người đọc báo cáo kiểm toán có thể không hiểu được ý nghĩa của nó hoặc không đánh giá cao giá trị của nó.

Czernkowski và cộng sự (2010) cũng kiểm định phản ứng của thị trường trước những kiến kiểm toán điều chỉnh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải, sau khi Trung Quốc đưa ra những thay đổi quan trọng mang tính pháp lý nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào chức năng của kiểm toán. Thị trường vốn tại Trung Quốc phát triển nhanh chóng từ năm 1992. Những ý kiến kiểm toán điều chỉnh đầu tiên xuất hiện vào năm 1996 và tần suất xuất hiện ngày càng tăng sau khi chuẩn mực kiểm toán mới được áp dụng. Mẫu nghiên cứu gồm 3,218 quan sát từ năm 1999 đến năm 2003. Nghiên cứu sử dụng và điều chỉnh mô hình phản ứng thị trường được dùng trong nghiên cứu trước đó của Chen và cộng sự (2000) bằng cách thêm các biến giải thích cho đặc thù tổ chức ở Trung Quốc và kiểm soát thông tin gây nhiễu đến thị trường. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng chứng minh ý kiến kiểm toán có giá trị thông tin ở Trung Quốc vì không thấy được bức tranh tổng thể về phản ứng thị trường trước ý kiến kiểm toán điều chỉnh.

Các bằng chứng đưa ra kết quả hỗn hợp được cho là do những tác động gây nhiễu của những thông tin được ban hành đồng thời cùng với báo cáo kiểm toán và do sự khó khăn trong việc xác định ngày mà thị trường chứng khoán nhận được báo cáo kiểm toán. Do đó để tránh tác động gây nhiễu của các nhân tố này, một số nghiên cứu thực hiện kiểm định giá trị báo cáo kiểm toán theo một hướng khác, đó là các nghiên cứu kiểm định xem ý kiến kiểm toán có khả năng phản ánh được chất lượng của lợi nhuận hay không.

2.2.2 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và các thuộc tính đặc trưng cho chất lượng lợi nhuận Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Ý kiến kiểm toán và chất lượng dồn tích:

Các thông tin trong báo cáo lợi nhuận đặc trưng cho tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp rất hữu ích cho người sử dụng trong việc đưa ra một quyết định kinh tế (Dechow và cộng sự, 2010). Những nghiên cứu trước đây nỗ lực để tìm ra bằng chứng về mối liên hệ giữa ý kiến kiểm toán và các thuộc tính của lợi nhuận bằng cách sử dụng các khoản dồn tích bất thường như một chỉ số đại diện; tuy nhiên, các kết quả đưa ra lại trái ngược nhau. Francis và Krishnan (1999) thấy rằng kiểm toán viên có khả năng sẽ phát hành báo cáo kiểm toán điều chỉnh cho các doanh nghiệp có khoản dồn tích cao từ sự ghi nhận tài sản không chắc chắn và vấn đề hoạt động liên tục. Bartov và cộng sự (2001) trình bày một mối tương quan dương giữa giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích bất kỳ và ý kiến kiểm toán điều chỉnh do bị giới hạn phạm vi kiểm toán. Tuy nhiên, Butler và cộng sự (2004) không tìm thấy bằng chứng để kết luận rằng các doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải loại chấp nhận toàn phần có hành vi điều chỉnh lợi nhuận hơn những doanh nghiệp nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Tương tự, Herbohn và Ragunathan (2008) kiểm định mối quan hệ giữa các khoản dồn tích bất thường (được sử dụng như là một chỉ số đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận) và khả năng nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Kết quả là Herbohn và Ragunathan (2008) không tìm thấy bằng chứng cho rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ dẫn đến một ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Những kết quả trái ngược này cho thấy các mô hình dồn tích bất thường có khả năng gặp vấn đề sai lệch thống kê, dẫn đến kết quả nghiên cứu bị bóp méo (Subramanyam, 1996).

Ý kiến kiểm toán và tính bền vững trong lợi nhuận:

Một lựa chọn khác đại diện cho chất lượng lợi nhuận là tính bền vững của lợi nhuận (có thể hiểu là khả năng duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp). Khái niệm đằng sau thước đo này là một thuộc tính rất được mong đợi ở lợi nhuận, đó chính là khả năng lợi nhuận hiện tại có thể giúp dự đoán lợi nhuận trong năm tiếp theo (Barth và Hutton, 2004; Jonas và Blanchet, 2000). Lợi nhuận có tính bền vững cao hàm ý rằng lợi nhuận hiện tại là một thước đo tổng hợp hữu ích về hiệu quả hoạt động trong tương lai và có thể được sử dụng để định giá một công ty với sai số định giá thấp (Dechow và cộng sự, 2010). Lợi nhuận có vai trò giúp các nhà đầu tư hình thành kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với lợi nhuận và dòng tiền chắc chắn hơn sẽ có lợi nhuận bền vững hơn và điều này sẽ mang lại lợi ích cho việc định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong hoạt động có khuynh hướng có chất lượng lợi nhuận thấp và không đảm bảo sẽ duy trì được lợi nhuận nên lợi nhuận thường không có tính bền vững.

Ý kiến kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán, nó có tác dụng làm tăng mức độ tin cậy đối với báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thế giới, kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với những báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể là khuôn khổ về trình bày hợp lý hoặc khuôn khổ về tuân thủ.

Tuy nhiên, kiểm toán viên sẽ điều chỉnh ý kiến của mình trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn, bất đồng ý kiến với ban giám đốc trong việc áp dụng chuẩn mực chế độ kế toán, tồn tại các vấn đề không chắc chắn hoặc có nghi ngờ về giả định hoạt động liên tục.

Những tình huống trên thường xảy ra đối với những doanh nghiệp có kết quả hoạt động không tốt. Đối với những doanh nghiệp này, kiểm toán viên càng phải xét đoán thận trọng hơn, đánh giá kỹ hơn những áp lực, thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt từ đó xem xét khả năng những khó khăn đó làm ảnh hưởng đến tính chính trực của ban lãnh đạo. Đặc biệt là với công ty niêm yết, vì sức ép rất lớn đối với việc phải đạt được chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch trong điều kiện tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, các công ty này có khả năng sẽ sử dụng các thủ thuật để làm tăng lợi nhuận như nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng (tăng thời hạn thanh toán, tăng tỷ lệ chiết khấu) để kích thích tăng doanh thu, cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chí phí cho việc sửa chữa, bảo trì, nâng cấp tài sản cố định; hoặc lựa chọn thời điểm thích hợp để mua sắm hay thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Họ cũng có thể thực hiện hành động quản trị lợi nhuận để “làm đẹp” báo cáo tài chính, biến lỗ thành lãi, biến lãi ít thành lãi nhiều để tránh sức ép từ những cổ đông hiện tại và để thu hút thêm cổ đông tiềm năng. Hành động quản trị lợi nhuận là sự điều chỉnh lợi nhuận để đạt được mục tiêu đã đặt ra trước đó của nhà quản trị. Điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott, 1997). Việc lựa chọn chính sách kế toán áp dụng để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán. Do đó, hành động điều chỉnh lợi nhuận là tuân thủ khuôn khổ pháp lý và là sự vận dụng linh hoạt, khéo léo các khoảng trống trong chuẩn mực kế toán để sắp xếp lại báo cáo tài chính theo mục đích chứ không phải là hành động phi pháp. Một số phương án thường được doanh nghiệp sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp là thay đổi chính sách kế toán như: thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, phương pháp kế toán chi phí đi vay hoặc thay đổi các ước tính kế toán như: thay đổi thời gian sử dụng hữu ích, cách thức sử dụng tài sản cố định làm cơ sở tính khấu hao, thay đổi mức trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, hàng tồn kho hoặc nghĩa vụ bảo hành. Tùy vào mức độ trọng yếu, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc nhấn mạnh để lưu ý người đọc về vấn đề thay đổi chính sách, ước tính kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Để tăng lợi nhuận, bên cạnh hành vi điều chỉnh lợi nhuận “hợp pháp” nói trên, các công ty niêm yết cũng thường khai khống doanh thu hoặc giấu bớt chi phí. Doanh nghiệp khai khống doanh thu bằng cách tạo nghiệp vụ mua bán ảo, hạch toán doanh thu chưa đủ điều kiện ghi nhận hoặc ghi nhận doanh thu không đúng niên độ. Chi phí có thể được che giấu bằng cách không hạch toán những khoản chi phí đã thực sự phát sinh, vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện hoặc phân bổ chi phí cho nhiều kỳ thay vì ghi nhận toàn bộ một lần. Việc ghi nhận như vậy chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp gây ra sai lệch nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính. Các sai lệch này nếu trọng yếu sẽ bị kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh và có thể gây ra sự bất đồng giữa kiểm toán viên và ban giám đốc. Nếu bàn luận và thương lượng không giải quyết được vấn đề thì có khả năng kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc không chấp nhận tùy thuộc vào việc sai lệch đó có ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính hay không. Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Cũng với mục đích che giấu những sai lệch trên báo cáo tài chính, công ty được kiểm toán có thể giới hạn phạm vi kiểm toán bằng cách áp đặt một số các điều khoản của hợp đồng kiểm toán, hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán, lẩn tránh trách nhiệm, từ chối cung cấp thông tin, bằng chứng cần thiết, hay ngăn chặn công việc của kiểm toán viên. Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý. Nếu không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên sẽ cân nhắc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối ra ý kiến.

Đặc biệt trong tình huống vi phạm giả định hoạt động liên tục, kiểm toán viên sẽ cân nhắc sự đầy đủ của việc công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và đưa ra kiến kiểm toán. Nếu việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là phù hợp nhưng vẫn có yếu tố không chắc chắn trọng yếu thì kiểm toán viên phải xác định xem báo cáo tài chính có công bố đầy đủ thông tin trên thuyết minh hay không. Nếu thông tin đã được công bố đầy đủ thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh để nêu bật sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu, nếu doanh nghiệp cố tình che giấu thông tin thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc không chấp nhận. Trong trường hợp việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là không phù hợp theo đánh giá của kiểm toán viên, doanh nghiệp được kiểm toán chắc chắn không thể tiếp tục hoạt động được nữa, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến không chấp nhận.

Tóm lại, những ý kiến kiểm toán điều chỉnh được ban hành khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp có “vấn đề”, và thường gắn với những doanh nghiệp có kết quả hoạt động không tốt. Trong khi đó, kết quả hoạt động của doanh nghiệp lại ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận, cụ thể là tính bền vững của lợi nhuận. Lipe (1986) nghiên cứu mối quan hệ giữa các thuộc tính lợi nhuận và kết quả hoạt động của doanh nghiệp và đã chỉ ra rằng kết quả hoạt động có mối liên kết tích cực nhất với thước đo bền vững lợi nhuận. Theo tính chất bắc cầu ta có thể đặt ra giả thuyết là những doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh thường có khả năng duy trì lợi nhuận thấp. Nếu giả thuyết này được chấp nhận thông qua kiểm định thực nghiệm là thì ta có thể khẳng định chất lượng lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể được phản ánh thông qua ý kiến của kiểm toán viên. Đây là vấn đề được quan tâm hiện nay vì nó sẽ góp phần củng cố vai trò của báo cáo kiểm toán đối với những người sử dụng.

Một nghiên cứu gần đây về mối quan hệ này đã được thực hiện bởi Vichitsarawong và Pornupatham (2015). Nghiên cứu đã khảo sát mức độ mà một ý kiến kiểm toán điều chỉnh có thể phản ánh được thông tin về chất lượng lợi nhuận của khách hàng như thế nào. Bài nghiên cứu sử dụng một cấu trúc tốt hơn các nghiên cứu trước đây để thấy được vai trò của ý kiến kiểm toán trong việc “truyền tín hiệu” về thông tin lợi nhuận mà không bị tác động gây nhiễu từ những thông tin khác được công bố cùng lúc trên thị trường. Nghiên cứu thực hiện kiểm định xem từng ý kiến kiểm toán điều chỉnh cụ thể có hàm chứa thông tin gắn với chất lượng lợi nhuận hay không. Cụ thể, nghiên cứu xem xét liệu một ý kiến kiểm toán có mối liên hệ với tính bền vững trong lợi nhuận của các doanh nghiệp hay không và tính bền vững đó biến động như thế nào giữa các loại ý kiến kiểm toán.

Phạm vi nghiên cứu là các công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan. Động lực thúc đẩy để thực hiện nghiên cứu xuất phát từ nét đặc trưng riêng chỉ có ở Thái Lan vì tại đây, các ý kiến kiểm toán điều chỉnh được ban hành khác với ở Mỹ và các quốc gia khác khi khách hàng có liên quan đến vấn đề hoạt động liên tục. Một ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh sẽ được ban hành ở Mỹ trong trường hợp này. Mặc dù chuẩn mực không hạn chế việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến từ chối, nhưng Davis (2004) báo cáo rằng ý kiến từ chối rất ít khi được sử dụng kể từ năm 1995. Chỉ có 23 ý kiến từ chối từ năm 1988-1999 và những lý do chủ yếu tập trung vào phạm vi kiểm toán bị giới hạn chứ không phải là vấn đề hoạt động liên tục (Butler và cộng sự, 2004). Không giống như ở Mỹ, khi khách hàng có liên quan đến vấn đề hoạt động liên tục, kiểm toán viên ở Thái Lan sẽ đưa ra những ý kiến khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh được công bố khi công ty được kiểm toán có dấu hiệu của vấn đề hoạt động liên tục. Tuy nhiên, khi vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa, kiểm toán viên Thái sẽ đưa ra ý kiến từ chối nhiều hơn so với ở Mỹ (35 ý kiến từ chối đã được đưa ra đối với báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán Thái Lan chỉ trong khoảng thời gian 5 năm từ 2004 – 2008). Điều này giúp cho nghiên cứu có cơ hội kiểm định giá trị của nhiều loại ý kiến điều chỉnh khác nhau (đặc biệt là ý kiến từ chối đưa ra ý kiến), điều mà rất hiếm khi được công bố trong các nghiên cứu trước. Vichitsarawong và Pornupatham (2015) đã thu thập dữ liệu một cách thủ công về ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan từ năm 2004-2008 và dùng phân tích hồi quy và phân tích nội dung để kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi nhuận. Kết quả cho thấy rằng công ty nhận ý kiến điểu chỉnh có sự bền vững trong lợi nhuận thấp hơn những công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần, và mức độ bền vững trong lợi nhuận cũng khác biệt giữa các loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh cụ thể. Công ty nhận ý kiến ngoại trừ hay ý kiến từ chối có sự bền vững trong lợi nhuận thấp hơn công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. Tuy nhiên, kết quả không cho thấy sự khác biệt trong mức độ bền vững của lợi nhuận giữa hai loại ý kiến ngoại trừ và từ chối. Phân tích nội dung chỉ ra rằng các loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh có hàm chứa thông tin liên quan đến chất lượng lợi nhuận. Công ty mà nhận ý kiến ngoại trừ do phạm vi kiểm toán bị giới hạn hoặc nhận ý kiến từ chối do vấn đề hoạt động liên tục thì có sự bền vững trong lợi nhuận thấp hơn công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh về vấn đề hoạt động liên tục.

Như vậy có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và chất lượng lợi nhuận thông qua các khoản dồn tích tự định, trong khi đó số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững lợi nhuận là rất ít. Tác giả đã dựa vào bài nghiên cứu của Vichitsarawong và

Pornupatham (2015) để xem xét đánh giá mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước hết vì đây là một hướng tiếp cận hoàn toàn mới khi nghiên cứu sử dụng tính bền vững thay cho chất lượng dồn tích để tránh tình trạng kết quả nghiên cứu bị bóp méo vì mô hình dồn tích được cho là gặp vấn đề sai lệch thống kê. Ngoài ra, bài nghiên cứu này cũng mới được đăng trên tạp chí năm 2015 nên có tính cập nhật cao. Cuối cùng, dữ liệu nghiên cứu của Vichitsarawong và Pornupatham (2015) là các công ty trên thị trường chứng khoán Thái Lan, đây là một thị trường lớn hơn nhưng nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, cũng đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu và hiện tại thuộc nhóm nước đang phát triển.

2.3 Giả thuyết nghiên cứu Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

Sau khi tổng hợp các nghiên cứu về giá trị của báo cáo kiểm toán thông qua phản ứng của thị trường chứng khoán và khả năng phản ánh chất lượng lợi nhuận của các loại ý kiến kiểm toán khác nhau, tác giả đưa ra giả thuyết cho bài nghiên cứu như sau:

Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất (H1): Kiểm toán viên điều chỉnh ý kiến của mình khi phát hiện ra một số vấn đề trong công ty khách hàng như những yếu tố không chắc chắn, bất đồng với ban giám đốc trong áp dụng kế toán, phạm vi kiểm toán bị hạn chế và khả năng hoạt động liên tục. Frost (1997) cho thấy công ty nhận báo cáo kiểm toán điều chỉnh yếu hơn về phương diện tài chính và thể hiện một sự giảm đáng kể trong khả năng tạo ra lợi nhuận so với các doanh nghiệp có báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Do đó, ý kiến kiểm toán điều chỉnh có thể phản ánh những vấn đề kế toán khó giải quyết và tiềm ẩn khả năng làm tăng mức độ không chắc chắn trong lợi nhuận hiện tại và tương lai của công ty, dẫn đến hệ quả là chất lượng lợi nhuận sẽ thấp hơn. Choi và Jeter (1992) tìm thấy rằng các báo cáo kiểm toán ngoại trừ sẽ gắn với hệ số phản ứng lợi nhuận nhỏ hơn, phù hợp với phát hiện ý kiến kiểm toán ngoại trừ làm giảm khả năng nhận biết của thị trường về tính bền vững của lợi nhuận. Kết quả cho thấy ý kiến ngoại trừ báo hiệu cho thị trường rằng công ty đã và đang trải qua những biến động về kinh tế, dẫn đến lợi nhuận sẽ không bền vững. Vì vậy, giả thuyết đầu tiên được đưa ra là:

H1. Công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh có tính bền vững trong lợi nhuận thấp hơn các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết nghiên cứu thứ hai (H2): Các loại ý kiến kiểm toán khác nhau có khả năng truyền đạt mức độ thông tin khác nhau đến công chúng. Sundgren (2009) chứng minh được rằng các loại ý kiến khác nhau trong dạng ý kiến điều chỉnh có mối quan hệ cùng chiều với khả năng xảy ra phá sản. Ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh, ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận và ý kiến từ chối được đưa ra tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang tồn tại, mà những vấn đề đó có thể tạo ra những tác động khác nhau đến chất lượng lợi nhuận. Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng rằng mối liên hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững lợi nhuận có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại ý kiến cụ thể. Do mẫu nghiên cứu trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2009-2012 không có ý kiến từ chối và không chấp nhận nên ý kiến điều chỉnh chỉ còn lại hai loại ý kiến là ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh và ý kiến ngoại trừ.

Một ý kiến ngoại trừ được đưa ra khi công ty có rủi ro có sai sót trọng yếu nhưng không thể phát hiện do phạm vi kiểm toán bị giới hạn giới hạn và rủi ro của các khoản mục chưa được sửa trong trường hợp sai sót trọng yếu. Trong khi đó, một ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh được nhận diện như là một báo cáo kiểm toán “hoàn hảo” ngoại trừ một đoạn giải thích được thêm vào để thu hút sự chú ý đến một vấn đề trình bày trong báo cáo tài chính, mà không ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên. Do đó, công ty nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ có thể có những vấn đề khó giải quyết hơn và người sử dụng báo cáo tài chính sẽ gặp khó khăn hơn trong việc dự đoán lợi nhuận trong tương lai của công ty so với những công ty chỉ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. Choi và Jeter (1992) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp với ý kiến ngoại trừ có khả năng phải trải những biến động trong hoạt động kinh doanh dẫn đến tác động gây nhiễu làm cho lợi nhuận ít bền vững hơn. Lam và Mensah (2006) thấy rằng công ty nhận một ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh có khả năng tồn tại lâu hơn trong khi những công ty nhận ý kiến ngoại trừ có tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng hơn. Tóm lại, các điều kiện để đưa ra ý kiến ngoại trừ được cho là có thể tạo ra tác động gây nhiễu, làm lợi nhuận ít bền vững hơn so với những tình huống cần được chú ý thông qua một đoạn nhấn mạnh. Do đó, một giả thuyết khác được đưa ra là:

H2. Công ty nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ có tính bền vững trong lợi nhuận thấp hơn các công ty nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh. Luận văn: Khái quát về kiểm toán tài chính các Cty niêm yết VN

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x