Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

Dựa trên các nghiên cứu trước đây và cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đã được trình bày ở các chương trước, trong chương 3 này, tác giả sẽ tiến hành phát triển các giả thuyết nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu của luận văn.

3.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

3.1.1. Điều chỉnh lợi nhuận Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy tại một thời điểm đặc biệt, nhà quản trị thường có hành động điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Omar Farooq and Meryem Benali, 2012; Iram Naz et al., 2011).

Bên cạnh các yếu tố nhằm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư như quy mô công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh hấp dẫn…thì hiệu quả kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của một công ty. Đặc biệt, đối với công ty lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng, do còn mới lạ và chưa được nhà đầu tư biết đến nhiều nên khả năng tăng lợi nhuận nhằm thu hút nhà đầu tư cũng như củng cố giá trị thị trường là rất cao. Chính vì vậy nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết đầu tiên:

Giả thuyết H1: Các công ty cổ phần có hành động điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết cao hơn năm trước và sau khi niêm yết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.1.2. Quy mô công ty

Quy mô của công ty sẽ ảnh hưởng đến các quyết định bởi vì theo như cơ cấu của công ty, công ty càng lớn thì càng có sự tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Và sự tách rời này càng lớn thì các mối lo ngại có thể phát sinh rằng các nhà quản lý sẽ theo đuổi lợi ích cá nhân hấp dẫn mà bỏ qua lợi ích của các cổ đông và công ty.

Một mối lo ngại đáng để quan tâm nữa là thường các công ty có quy mô càng lớn thì kỳ vọng vào chỉ tiêu lợi nhuận dự báo càng cao. Barko và Simko (2002) chỉ ra rằng các công ty lớn phải đối mặt với nhiều áp lực để vượt qua yêu cầu của các nhà phân tích.Chính mức lợi nhuận kỳ vọng này khiến các công ty niêm yết có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận để đảm bảo tâm lý của nhà đâu tư.

Mặt khác, các công ty có quy mô lớn thường có số lượng và khối lượng giao dịch kinh doanh cao hơn so với các công ty nhỏ. Số lượng và giá trị giao dịch sẽ quyết định đến mức độ biến động của lợi nhuận khi hành động lựa chọn chính sách kế toán xảy ra hoặc khi lựa chọn thời điểm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Myers và Skinner (2000) đưa ra bằng chứng thực nghiệm chứng minh các công ty lớn báo cáo lợi nhuận không chính xác. Từ các ý kiến trên có thể nhận thấy rằng quy mô là một nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến hành động điều chỉnh của các nhà quản trị. Chính vì thế, nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H2: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết phụ thuộc thuận chiều vào quy mô công ty.

Vì nghiên cứu sử dụng mô hình Friedlan (1994) để đo lường biến hành vi điều chỉnh lợi nhuận nên trong nghiên cứu này, tác giả chọn doanh thu làm biến đại diện cho quy mô công ty, nghĩa là:

Giả thuyết H2-a: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết phụ thuộc thuận chiều vào doanh thu của công ty.

3.1.3. Ngành nghề kinh doanh Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Một trong những yếu tố đầu tiên thu hút nhà đầu tư đó chính là ngành nghề kinh doanh hấp dẫn. Tùy từng giai đoạn kinh tế khác nhau mà độ “hot” của các ngành nghề cũng khác nhau. Bên cạnh đó, một công ty có nhiều dự án kinh doanh hấp dẫn và triển vọng sẽ thu hút nhà đầu tư nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận để đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông cũng như thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết thứ ba:

Giả thuyết H3: Có mối liên hệ giữa ngành nghề kinh doanh và hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần niêm yết.

3.1.4. Quy mô và chất lượng kiểm toán

Hoạt động thuê kiểm toán độc lập sẽ củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư và làm cho chất lượng thông tin trở nên có giá trị hơn. Kinney và Martin (1994) xem xét chín nghiên cứu và kết luận rằng kiểm toán có tác động tích cực đến thu nhập ròng và tài sản ròng. Allane (1980) cũng cho rằng các nhà đầu tư yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi vì các báo cáo tài này cung cấp thông tin hữu ích trong quá trình ra quyết định đầu tư của họ.Điều này cho thấy quá trình kiểm toán có giá trị như một phương tiện nâng cao chất lượng thông tin tài chính.

Vì thế nếu chất lượng và danh tiếng của kiểm toán càng tốt thì nhà quản trị càng phải cân nhắc và hạn chế hơn trong việc sử dụng các thủ thuật để điều chỉnh lợi nhuận.Mặt khác, các công ty kiểm toán nổi tiếng thường có quy trình kiểm tra chặt chẽ, kỹ lưỡng nhằm cung cấp các báo cáo kiểm toán chất lượng để bảo vệ danh tiếng của mình. Vì thế họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào công tác kiểm toán của mình.

Trong một cuộc nghiên cứu việc công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Úc, Gerry Gallery; Emerson Cooper & John Sweeting (2008) kết luận rằng các công ty được kiểm toán bởi Big 4 công bố thông tin chất lượng hơn các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác.

Việt Nam, theo VSA220, các công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán được tiến hành phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp thuận nhằm nâng cao các chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên để đo lường chất lượng kiểm toán thì cần rất nhiều yếu tố, đồng thời gây khó khăn cho việc đo lường. Do đó nghiên cứu này cũng như những nghiên cứu trước đây, chất lượng kiểm toán dựa vào hai nhóm Big4 và ngoài Big4.

Tóm lại, có tồn tại một mối quan hệ giữa hoạt động kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H4: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết phụ thuộc ngược chiều vào quy mô và chất lượng công ty kiểm toán.

3.1.5. Điều kiện kinh tế Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Như đã trình bày ở trên, thời kỳ chọn mẫu có bao gồm năm 2008-2009. Đó là giai đoạn nền kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mỹ sau đó lan rộng ra khắp toàn cầu, kéo theo thị trường tài chính gần như đóng băng, nền kinh tế tụt dốc, nạn thất nghiệp xảy ra khắp nơi ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong số đó.

Chính vì thế, các nhà quản trị sẽ có hành động quản trị lợi nhuận trong giai đoạn tài chính khó khăn nhằm đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận và bảo vệ danh tiếng của công ty.

Giả thuyết H5: Các công ty cổ phần niêm yết lần đầu trong giai đoạn 2008-2009 có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhiều hơn các công ty không niêm yết trong giai đoạn này.

3.1.6. Thời gian hoạt động của công ty niêm yết

Cùng với quy mô công ty và ngành nghề kinh doanh thì thời gian hoạt động của công ty cũng tác động không nhỏ đến quyết định của nhà đầu tư. Một công ty với bề dày lịch sử giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn vào các quyết định của mình. Owusu – Ansah (1998) cũng đã chứng minh rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động tích cực đến mức độ trình bày và công bố thông tin. Tuy nhiên, các công ty có tuổi đời hoạt động càng lâu thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận càng cao bởi vì các nhà quản trị có nhiều thời gian và kỹ thuật để dịch chuyển lợi nhuận qua các kỳ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thời gian hoạt động càng lâu, các công ty đã đi vào nề nếp và ổn định hơn, nên mức độ điều chỉnh lợi nhuận sẽ giảm xuống

Bên cạnh đó, cũng có khả năng các công ty mới thành lập sẽ có xu hướng tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư. Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết là:

Giả thuyết H6:Tồn tại mối liên hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và thời gian hoạt động của các công ty niêm yết.

3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

3.2.1. Chọn mẫu

Mẫu của nghiên cứu sẽ được chọn ngẫu nhiên từ tổng thể ban đầu là các công ty cổ phần có năm đầu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013.

Tổng thể sau khi thu thập được từ website của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được sắp xếp theo ngành với số đơn vị tổng thể là 309 công ty cổ phần niêm yết được chia thành 10 nhóm ngành lớn.

Chọn mẫu ngẫu nhiên một công ty trong mỗi nhóm ngành với tiêu chí là mẫu được chọn phải có năm đầu niêm yết nằm trong giai đoạn 2007 -2013.

Mẫu được chọn sẽ được tiếp tục thu thập số liệu theo yêu cầu.

Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, với 25 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 125.

Tuy nhiên, để phân tích hồi quy bội một cách tốt nhất theo Tabachnich & Fidell (1996) (Trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng công thức n >= 50 + 8*m ( m: số biến độc lập). Vậy với 5 biến độc lập cỡ mẫu tối thiểu phải là 90.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện trên là từ 125 mẫu trở lên. Kết quả đã chọn được 54 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 7 nhóm ngành nghề khác nhau. Vì mỗi công ty niêm yết tác giả thu thập số liệu trong vòng 3 năm tương ứng với 162 quan sát. Như vậy, cỡ mẫu thỏa điều kiện để nghiên cứu định lượng.

Dữ liệu nghiên cứu là Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết chọn mẫu trong năm trước niêm yết, năm niêm yết và năm sau niêm yết.

Nếu việc thu thập dữ liệu của tổ chức niêm yết nào gặp nhiều khó khăn như số liệu công bố không đầy đủ… thì loại ra khỏi mẫu được chọn và lấy mẫu tiếp theo.

3.2.2. Xử lý dữ liệu Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Dựa trên danh sách 54 công ty đã chọn, tác giả tiến hành lấy dữ liệu của các công ty để thu thập các giá trị cho các biến quan sát như sau:

Dựa vào Báo cáo tài chính các năm 2006-2014 của các công ty có năm đầu niêm yết trong giai đoạn 2007-2013 để lấy giá trị cho các biến: lợi nhuận sau thuế, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần.

Dựa vào Báo cáo thường niên của các năm 2006-2014 của các công ty để thu thập dữ liệu cho biến Kiểm toán, nghĩa là các công ty chọn mẫu có thuê Big4 kiểm toán hay không.

Dựa vào Báo cáo thường niên của các năm 2006-2014 của các công ty để thu thập dữ liệu cho biến thời gian hoạt động của công ty.

Dựa vào báo cáo thông kê ngành của HOSE để thu thập dữ liệu cho biến ngành nghề kinh doanh

Dựa vào báo cáo thống kê danh sách công ty niêm yết để thu thập dữ liệu cho biến điều kiện kinh tế.

3.3. Mô hình nghiên cứu

3.3.1. Mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận

Luận văn sử dụng mô hình của Friedlan (1994) để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết.

Mô hình Friedlan (1994) đánh giá khả năng điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh như sau:

Biến kế toán dồn

Hình 3.1. Mô hình quản trị lợi nhuận Friedlan (1994)

Mô hình giả định tổng số biến kế toán dồn tích (Total Accruals) chính là lợi nhuận kế toán trước thuế (-) Dòng tiền hoạt động kinh doanh và phần biến kế toán dồn tích điều chỉnh ( ) chính là lợi nhuận được điều chỉnh.

3.3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Dựa vào các giả thuyết được xây dựng ở trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu sau:

Điều kiện kinh tế

Ngành nghề kinh doanh

Công ty kiểm toán

Thời gian hoạt động của công ty

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều lợi nhuận

Để đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết, tác giả dựa vào mô hình hồi quy lượng hóa mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc được viết dưới dạng sau:

= a + 1QUYMO + 2NGANH + 3KIEMTOAN + 4KHUNGHOANG + 5TUOI + (**)

Trong đó:

Biến đại diện chohành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty thứ i tại năm t.

Biến này được đo lường bằng biến kế toán dồn tích (DA) theo công thức (*) sẽ nhận hai giá trị:

  • Nếu công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận
  • Các trường hợp còn lại a: Hằng số 1đến  5 : các hệ số hồi quy

QUYMO : quy mô của công ty niêm yết, biến này sẽ nhận giá trị doanh thu tương ứng theo từng năm quan sát

NGANH: ngành nghề kinh doanh của công ty, biến này sẽ nhận giá trị tương ứng từ đến 7 theo từng ngành

KIEMTOAN: chất lượng kiểm toán, biến này sẽ nhận giá trị là 1 nếu công ty được Big4 kiểm toán, còn lại nhận giá trị là 0.

KHUNGHOANG: khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, biến này sẽ nhận giá trị là 1 nếu công ty có năm niêm yết lần đầu nằm trong giai đoạn 2008—2009, còn lại nhận giá trị là 0.

TUOI: thời gian hoạt động của công ty niêm yết, biến này sẽ nhận giá trị là số năm từ khi công ty thành lập đến năm tiến hành quan sát. : sai số

Sau khi dùng mô hình Friedlan (1994) để xác định giá trị DA từng năm của các công ty, tác giả tiến hành mã hóa lại giá trị DA theo từng năm để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết, cụ thể là các công ty có giá trị DA = 0 thì Y = 0 và nếu DA≠ 0 thì Y =1.

Tiếp theo, khi đã xác định được giá trị Y, tác giả sử dụng phần mềm STATA 11 để phân tích tương quan và hồi quy giữa biến Y và X. Trên cơ sở đó đưa ra các kết luận.

Bảng 3.1 dưới đây sẽ mã hóa lại các biến và kỳ vọng tương quan:

3.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

3.4.1. Phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập thông qua các chỉ số trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard devitation), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum)… Thông qua công cụ thống kê mô tả, tác giả sẽ trình bày một cách tống quát về mẫu nghiên cứu.

3.4.2. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Dựa vào kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được dự báo của mô hình. Ngoài ra, phân tích tương quan giữa các biến độc lập có thể nhận ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mẫu nghiên cứu. Hiện tượng đa cộng tuyến có thể gây ra dấu của các hệ số không giống kỳ vọng hoặc hệ số không có ý nghĩa thống kê trong 2 cao. Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến vẫn được quan tâm khi ước lượng mô hình.

3.4.3. Phân tích hồi quy

3.4.3.1. Ước lượng mô hình Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào. Phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng độc lập với các biến phụ thuộc.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng dữ liệu thiết kế theo dạng bảng (panel data) do đó tác giả sẽ dùng phương pháp bình quân tối thiểu kết hợp tất cả các quan sát (Pooled-OLS). Với dữ liệu bảng thì ta có thêm giả định rằng mỗi thực thể đều có đặc điểm riêng có thểảnh hưởng đến biến độc lập nhưng các yếu tốđó lại không quan sát được. Và việc xem xét có hay không những yếu tố đó sẽ được thực hiện với hai mô hình là mô hình tác động cố định (FEM-Fixed effects model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM-Random effects models).

Với một biến phụ thuộc Y và hai biến độc lập X1, X2, ta có mô hình hồi quy dạng cổ điển sau:

Mô hình hồi quy tác động cố định là mô hình mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển với mô hình trong đó phần dư được tách ra thành hai thành phần là và . Thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần đại diện cho những yếu tố quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.

Tương tự mô hính hồi quy tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên cũng tách thành và . Thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần đại diện cho những yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng và theo thời gian.

Để kiểm định xem trong ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM, mô hình nào là phù hợp nhất với mẫu dữ liệu tác giả sử dụng 3 kiểm định là LM test, Likelihood test và Hausman test.

Kiểm định LM để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM với giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số = 0, nếu P-value nhỏ hơn 0.05 ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình REM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.

Kiểm định Likelihood để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM với giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số = 0, nếu P-value nhỏ hơn 0.05 ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.

Kiểm định Hausman để kiểm định giữa FEM và REM. Kiểm định Hausman đưa ra giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng và các biến giải thích trong mô hình. Nếu P-value lớn hơn 0.05 giả thuyết H0 chấp nhận, tức là mô hình REM phù hợp, ngược lại thì mô hình FEM giải thích tốt hơn.

Tuy nhiên vì chỉ có 3 mô hình nên tác giả chỉ cần thực hiện 2 kiểm định. Tác giả sẽ thực hiện kiểm định LM để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM, nếu mô hình OLS phù hợp hơn thì tác giả sẽ thực hiện kiểm định Likelihood để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình Pooled OLS, nếu mô hình REM phù hợp hơn thì tác giả sẽ thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM.

3.4.3.2. Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sự phù hợp của mô hình

Nghiên cứu sử dụng kiểm định t-test để kiểm tra sự phù hợp của các hệ số hồi quy. Các mức ý nghĩa sử dụng trong thống kê là 1%, 5% và 10% hay nói cách khác hơn là độ tin cậy là 99%, 95% và 90%. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn mứcý nghĩa 5% hay độ tin cậy 95%. Do đó, với các hệ số có P-value nhỏ hơn 0.05 thì được xem là cóý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tác giả cũng sẽ lưuý với những hệ số có mứcý nghĩa 10% hay độ tin cậy 90%.

Để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình với mẫu dữ liệu, luận văn sử dụng kiểm định F hay Wald-Chi2 với giả thuyết H02= 0. Nếu P-value nhỏ hơn 0.05 thì bác bỏ H0 nghĩa là mô hình phù hợp với mẫu dữ liệu.

Ước lượng được xem là ước lượng không chệch là tốt nhất khi không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Do đó, sau khi hồi quy tác giả sẽ tiến hành các kiểm định phát hiện hai hiện tượng trên. Trong nghiên cứu này, hiện tượng phương sai thay đổi đơn giản chỉ được xem xét thông qua biểu đồ phân phối phần dư của mô hình vì khi sử dụng dữ liệu bảng thì hiện tượng kiểm định phương sai thay đổi rất phức tạp. Nếu phần dư có phân phối không chuẩn, tác giả sẽ dự đoán hiện tượng mô hình có phương sai thay đổi. Hiện tượng tự phương sai thay đổi sẽ được kiểm tra bởi kiểm định White. Giả thuyết H0 cho rằng không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. Với giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.

Sau khi xem xét về hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nếu mô hình xảy ra hai hiện tượng trên thì tác giả sẽ tiến hành khắc phục bằng mô hình hồi quy có trọng số (Weighted least squares regression) với các tùy chọn để khắc phục hoặc là khắc phục hiện phương sai thay đổi, hoặc là khắc phục hiện tượng tự tương quan, hoặc khắc phục cả hai hiện tượng.

3.5. Quy trình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

Tóm lại, nhằm bao quát hết quá trình thực hiện cũng như kết cấu của luận văn, tác giả đã thiết kế khung nghiên cứu của luận văn nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn bao quát tất cả những nội dung cần thiết. Dưới đây là toàn bộ quá trình nghiên cứu luận văn:

Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết

Khe hở nghiên cứu

Chưa có nghiên cứu so sánh hành vi điều chỉnh lợi nhuận giữa các năm niêm yết

Câu hỏi nghiên cứu

Q1. Có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong những năm niêm niêm yết?

Q2. Mức độ điều chỉnh lợi nhuận trong những năm đó như thế nào?

Q3. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận?

Cơ sở lý thuyết

Kết quả nghiên cứu

Phân tích thống kê và kiểm định mô hình

  • Phân tích thống kê mô tả
  • Phân tích tương quan
  • Phân tích hồi quy

Chọn mẫu, xử lý dữ liệu

Mô hình nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ở Chương 2, trong Chương 3 nghiên cứu này, tác giả thiết kếphát triển các giả thuyết từ các nghiên cứu có liên quan trước đó. Tác giả đã đưa ra 6 giả thuyết cần kiểm định về mối quan hệ giữa các biến độc lập bao gồm: quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh, công ty kiểm toán, điều kiện kinh tế, thời gian hoạt động của công ty với biến phụ thuộc: hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết. Đồng thời tác giả cũng nêu ra phương pháp chọn mẫu, dữ liệu nghiên cứu và mô hình để đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đó. Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để đưa ra kết quả. Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty chứng khoán Tp HCM

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x