Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
Trong chương 4, tác giả sẽ tiến hành trình bày kết quả nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đó của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đi vào phân tích, bàn luận và đối chiếu với thực tế. Từ đó gợi ý một vài giải pháp nhằm đánh giá tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận.
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Kết quả nghiên cứu mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Thông qua tính toán bằng excel, ta có kết quả tính toán dữ liệu biến DA theo công thức (*) được trình bày trong phụ lục 5. Dựa vào kết quả đó có thể nhận thấy rằng 100% các công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận qua các năm trước, trong và sau năm niêm yết.
Bảng 4.1. Thống kê số lượng các công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Bảng 4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm trước niêm yết và năm đầu niêm yết
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 11 trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 162 quan sát của 54 công ty.
Bảng 4.2 thể hiện kết quả kiểm định sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận của năm trước khi niêm yết với trong năm đầu niêm yết. Kết quả so sánh cho thấy trung bình Y của nhóm năm trước khi niêm yết thấp hơn trung bình Y của nhóm năm đầu niêm yết là3.797817 . Kết quả kiểm định t trung bình mẫu hai nhóm cho giá trị P-value là 0.3321 lớn hơn 0.05. Điều này không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm trước khi niêm yết và năm đầu niêm yết. Tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng điều quan trọng là kết quả vẫn giữ được dấu kỳ vọng của nghiên cứu.
Bảng 4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm đầu niêm yết và năm sau niêm yết
Bảng 4.3 thể hiện kết quả kiểm định sự khác biệt của trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm đầu niêm yết và năm sau niêm yết. Kết quả so sánh cho thấy trung bình Y của nhóm sau năm niêm yết thấp hơn trung bình Y của nhóm năm đầu niêm yết là 0.3991. Kiểm định t trung bình mẫu hai nhóm cũng cho kết quả P-value có giá trị 0.0882 nhỏ hơn 0.01. Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là tồn tại sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm đầu niêm yết và năm sau niêm yết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.1.2. Kết quả nghiên cứu mô hình mối quan hệ giữa các biến độc lập và hành điều chỉnh lợi nhuận Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
4.1.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.4 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình:
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata11 trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm162 quan sát của 54 công ty.
Kết quả cho thấy dữ liệu biến động tương đối đồng đều ở các biến, với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất không vượt quá nhiều so với trung bình.
Biến y là biến đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuậncủa các công ty niêm yết dao động từ mức thấp nhất là -208,87 đến cao nhất là 20,80. Lợi nhuận được điều chỉnh trung bình là -1,16. Cuối cùng, ycó độ lệnh chuẩn là 16.53 so với trung bình cao nhất cho thấy biến động của biến Y là lớn nhất.
Biến x1 là biến đại diện cho quy mô của công ty. Vì trong nghiên cứu này tác giả chọn biến doanh thu làm biến đại diện cho quy mô công ty nên dựa vào bảng 4.3 có thể nhận thấy rằng biến doanh thu có giá trị lớn lớn nhất là 31.85 và giá trị nhỏ nhất là 23.71. Trung bình biến doanh thu là 26.87 với độ lệch chuẩn là 1.37 chứng tỏ biến doanh thu khá đồng đều giữa các công ty.
Biến x5 là biến đại diện cho thời gian hoạt động của công ty có giá trị lớn nhất là và giá trị nhỏ nhất là 1 cho thấy có những công ty hoạt động rất lâu rồi mới niêm yết, nhưng cũng có những công ty vừa mới ra đời đã niêm yết nhằm thu hút vốn đầu tư. Với giá trị trung bình là 16.65 và độ lệch chuẩn là 11.95, có thể nhận thấy rằng tuổi đời hoạt động của các công ty dao động từ 5 năm đến 28 năm.
Bảng 4.5. Bảng thống kê mô tả cho biến x3
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ excel trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 162 quan sát của 54 công ty.
Biến x3 là biến giả đại diện cho công ty kiểm toán. Biến có giá trị là 1 nếu công ty niêm yết thuê một trong bốn công ty thuộc Big4 kiểm toán và có giá trị là 0 nếu công ty niêm yết không thuê Big4 kiểm toán. Theo thống kê trong bảng 4.4 thì trong số 162 quan sát có 123 quan sát có giá trị 0 tương ứng với 75.93% và 39 quan sát có giá trị 1 tương ứng 24.07%. Như vậy, số lượng công ty niêm yết thuê Big4 kiểm toán chỉ chiếm khoảng 1/4 nghĩa là trung bình cứ bốn công ty niêm yết thì sẽ có một công ty thuê Big4 kiểm toán.
Bảng 4.6. Bảng thống kê mô tả biến x4
Biến x4 là biến giả đại diện cho điều kiện kinh tế.Biến này sẽ nhận giá trị là 1 nếu công ty có năm đầu niêm yết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và ngược lại sẽ nhận giá trị là 0. Theo bảng 4.5 thì trong số 162 quan sát có 126 quan sát nhận giá trị 0 tương ứng với 77.78% và 36 quan sát nhận giá trị 1 tương ứng với 22.22%. Như vậy, tỷ lệ các công ty có năm đầu niêm yết trong giai đoạn 2008-2009 chiếm tỷ lệ chưa tới 1/4 so với cỡ mẫu quan sát.
Tóm lại, đối với các biến độc lập: các biến x1, x3, x4, x5 có biến động tương đối trên tiêu chí độ lệch chuẩn so với trung bình. Các biến có dữ liệu ổn định. Cỡ mẫu thống kê với 162 quan sát là cỡ mẫu lớn trong định lượng. Các biến đồng đều về dữ liệu cho thấy mẫu dữ liệu phù hợp để thực hiện nghiên cứu định lượng.
4.1.2.2. Phân tích hồi quy Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Dựa vào bộ dữ liệu được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng cân bằng (Balanced data). Tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình trên phần mềm thống kê Stata11.
Mô hình ma trận tương quan giữa các biến
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ đo lường mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nhằm xác định hiện tượng đa cộng tuyến tiềm ẩn trong mô hình hồi quy. Hiện tượng đa cộng tuyến gây ra phương sai lớn của ước lượng, làm sai dấu của hệ số hồi quy.
Bảng 4.7: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta có thể quan sát thấy kết quả hệ số tương quan đơn giữa các biến ngoài những biến bình phương để xem xét quan hệ phi tuyến đều nhỏ hơn 0.8. Theo Baltagi (2008), các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8 không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Kết luận: Mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF
Kết quả kiểm định bằng phần mềm Stata11 cho thấy trung bình VIF bằng 1.99 nhỏ hơn 10, không có VIF của biến độc lập nào vượt quá 10. Do đó không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng với tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai VIF trên các biến kiểm tra quan hệ tuyến tính.
Kết luận: Dữ liệu bài nghiên cứu không tồn tại hiện tượng cộng đa tuyến nghiêm trọng.
Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng hiệu ứng cố định (FEM)
Với giả định các quan sát giữa các công ty, các năm không tìm thấy sự khác biệt, mô hình Pooled phù hợp với dữ liệu. Khi dữ liệu mẫu tồn tại sự khác biệt các công ty, dữ liệu bảng FEM phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn. Tác giả sử dụng kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng FEM.
Giả thuyết H0: Mô hình Pooled phù hợp với mẫu nghiên cứu
Giả thuyết H1: Mô hình FEM phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình FEM
Kết quả kiểm định cho p-value lớn hơn 0.05, không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết 0. Vậy mô hình Pooled phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình trên dữ liệu bảng hiệu ứng cố định FEM. Hàm ý rằng, kết quả kiểm định cho thấy quan hệ giữa các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc không tồn tại sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các công ty.
Kết luận:Mô hình Pooled phù hợp với mẫu dữ liệu hơn mô hình dữ liệu bảng FEM. Tác giả tiếp tục kiểm định mô hình Pooled và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM.
Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Tương tự kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình hiệu ứng ngẫu nghiên REM. Tác giả sử dụng kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng REM.
Giả thuyết H0: Mô hình Pooled phù hợp với mẫu nghiên cứu
Giả thuyết H1: Mô hình REM phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình REM
Y[company,t] = Xb + u[company] + e[company,t]
Estimated results:
Test: Var (u) = 0
Chibar2 (01) = 0.00
Prob > chibar2 = 1.0000
Kết quả kiểm định cho p-value lớn hơn 0.05, không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết 0. Vậy mô hình Pooled phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình trên dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên REM. Hàm ý rằng, kết quả kiểm định cho thấy quan hệ giữa các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc đồng nhất giữa các công ty.
Kết luận:Mô hình Pooled phù hợp với mẫu dữ liệu hơn mô hình dữ liệu bảng REM. Tác giả sử dụng mô hình Pooled làm kết quả nghiên cứu.
4.1.2.3. Mô hình OLS Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư – White
Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng phương pháp kiểm định White với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 4.11:Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình
White’s test for H0: homoskedasticity
Against Ha: unrestricted heleroskedasticity
Chi2 (39) = 58.27
Prob > Chi2 = 0.0242
Cameron & Trivedi’s decomposition of IM-test
Từ bảng 4.7, kết quả kiểm định White bằng phần mềm Stata cho thấy kết quả với p-value đều bằng 0.0242 < α = 0.05. Suy ra, bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.
Kết luận: Tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình ở mức ý nghĩa 1%.
Khắc phục phương sai thay đổi trong mô hình với phương pháp hồi quy có trọng số (Weighted least squares regression)
Mô hình OLS với hiện tượng tự tương quan cho kết quả ước lượng phương sai lớn, không còn đảm bảo tính hiệu quả.Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy có trọng số (Weighted least squares regression) khắc phục phương sai thay đổi trong mô hình, đạt kết quả ước lượng hiệu quả và tin cậy hơn OLS trong trường hợp dữ liệu tồn tại phương sai thay đổi.
Bảng 4.12: Kết quả mô hình hồi quy (Weighted least squares regression)
Các biến giả ngành thể hiện sự khác biệt về quan hệ các biến độc lập và phụ thuộc giữa các ngành.Các biến giả đồng nhất không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hàm ý rằng giữa các ngành không tồn tại sự khác biệt. Kết quả này đồng nhất với kết quả định lượng trên dữ liệu bảng được trình bày trong phụ lục 13. Do đó, để tránh hiện tượng thừa biến trong mô hình, tác giả loại bỏ biến giả ngành trong mô hình hồi quy khi phân tích quan hệ giữa các biến.
Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy (Weighted least squares regression)
Dựa vào kết quả mô hình hồi quy trên cho hệ số các biến đều có ý nghĩa. Như vậy các biến độc lập quy mô, công ty kiểm toán, điều kiện kinh tế và thời gian hoạt động của công ty đều có mối tương quan ý nghĩa với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
4.3. Bàn luận về các biến nghiên cứu đối chiếu theo thực tế
4.3.1. Đối với biến phụ thuộc hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Như kết quả đã trình bày và phân tích ở mục 4.1.1, các công ty niêm yết có hành điều chỉnh lợi nhuận cao nhất vào nămđầu niêm yết. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không đáng kể so với năm trước niêm yết, và chênh lệch đáng kể so với năm sau niêm yết. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahmah-Zaluki NA, Campell K & Goodacre (2011). Điều này chứng tỏ rằng, hầu như các công ty niêm yết đều có hành vi điểu chỉnh trong những năm niêm yết, tuy nhiên mức độ điều chỉnh cao nhất là vào năm đầu niêm yết nhằm mục đích thu hút nhà đầu tư và tạo danh tiếng trên thị trường chứng khoán. Như vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận.
4.3.2. Các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5 Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Biến x1 là biến đại diện cho quy mô công ty (doanh thu công ty), biến x1 có hệ số dương (b1=0.305), quan hệ thuận chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Như vậy, khi doanh thu tăng lên 1 điểm thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ tăng 0.305 điểm. Điều này giúp tác giả kết luận rằng nếu doanh thu càng tăng thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị càng tăng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014). Vì vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận.
Biến x2 là biến đại diện ngành nghề kinh doanh. Để tiện cho việc xử lý dữ liệu thì tác giả đã tạo sáu biến giả tương ứng với sáu ngành nghề kinh doanh. Kết quả hồi quy (xem phụ lục 12) cho thấy các biến từ d1 đến d6 lần lượt có hệ số là 0.08; 0.57; -0.57; 0.03; 0.09; -0.10. Điều này chứng minh rằng ngành nghề kinh doanh khác nhau thì tác động khác nhau đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa ngành nghề kinh doanh và hành vi điều chỉnh lợi nhuận không có ý nghĩa thống kê vì chỉ số kiểm định của cả 6 ngành cho giá trị P-value đều lớn hơn 0.05 (xem phụ lục số 12) nên tác giả kết luận rằng hệ số biến x2 không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, giả thuyết H3 cho rằng tồn tại mối liên hệ giữa ngành nghề kinh doanh với hành vi điều chỉnh lợi nhuận là bị bác bỏ.
Biến x3 đại diện cho công ty kiểm toán có hệ số âm (b3= -0.0548), quan hệ ngược chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Do đó, khi quy mô và chất lượng của công ty kiểm toán tăng lên 1 điểm thì kết quả hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết giảm xuống 0.0548 điểm. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra, đó là quy mô và chất lượng công ty kiểm toán càng lớn thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị càng giảm. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Krishnan (2003) và Van Caneghem (2004) cho rằng tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa công ty kiểm toán với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.
Về nhân tố điều kiện kinh tế, hệ số biến x4 có dấu dương (b4=0.158), quan hệ thuận chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Điều này có nghĩa là nếu các công ty niêm yết trong các giai đoạn kinh tế khủng hoảng tăng 1 điểm thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận sẽ tăng lên 0.158 điểm. Kết quả này chứng minh rằng, các công ty niêm yết có xu hướng quản trị lợi nhuận nhiều hơn trong các giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của của Ahmah-Zaluki NA, Campell K & Goodacre (2011). Như vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận.
Xét nhân tố cuối cùng, nhân tố thời gian hoạt động của công ty, biến x5 có hệ số dương (b5= 0.00737), quan hệ cùng chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Như vậy, nếu thời gian hình thành của công ty niêm yết tăng lên 1 điểm thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận tăng lên 0.00737 điểm. Như vậy trong phạm vi nghiên cứu này, các công ty càng có tuổi đời càng lâu thì sẽ dễ dàng hơn trong việc quản trị lợi nhuận. Vì thế, khó tránh khỏi hành vi điều chỉnh lợi nhuận vào những thời điểm quan trọng. Với kết quả đó, giả thuyết H6 cho rằng có tồn tại mối liên hệ giữa thời gian hoạt động của công ty với hành vi điều chỉnh lợi nhuận là được chấp nhận, cụ thể trong nghiên cứu này là mối quan hệ thuận chiều. Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu Ahmad-Zaluki NA, Campbell K & Goodacre (2011) khi cho rằng thời gian hoạt động của công ty có tác động ngược chiều đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Tóm lại, sau khi nghiên cứu thực nghiệm đối với các công ty cổ phần niêm yết, kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với hướng kỳ vọng ban đầu mà tác giảtrình bày. Thông qua hệ số hồi quy chuẩn xác vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập, mức độ đóng góp của các biến với cuộc nghiên cứu thứ tự như sau: cao nhất là biến quy mô công ty, tiếp theo là các biến điều kiện kinh tế, công ty kiểm toán và cuối cùng là thời gian hoạt động của công ty. Biến ngành nghề kinh doanh không có ý nghĩa thống kê trong luận văn này.
4.4. Gợi ý nhằm đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua kết quả kiểm định mô hình các biến.
Thông qua kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, và dựa vào việc phân tích ở phần bàn luận nêu trên, tác giả sẽ đưa ra một vài gợi ý nhằm giúp các nhà đầu tư, cổ đông và đối tượng sử dụng thông tin đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết.
4.4.1. Gợi ý nhằm đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố quy mô công ty Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Như đã trình bày ở phần thiết kế giả thuyết chương 3 và phần phân tích bàn luận chương 4, quy mô công ty có ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết. Vì thế, mọi đối tượng sử dụng thông tin lợi nhuận của công ty niêm yết cần thận trọng trước khi đưa ra các quyết định.
Đối với nhà đầu tư
Trước khi quyết định đầu tư vào một công ty niêm yết có quy mô công ty lớn, nhà đầu tư cần dùng các mô hình quản trị lợi nhuận để đánh giá tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận.
Đối với các cổ đông
Đối với các cổ đông của các công ty có quy mô lớn, cần thường xuyên cập nhật tình hình tài chính của các doanh nghiệp niêm yết xem có tình hình biến động bất thường không.
Đối với các công ty kiểm toán
Trước khi tiến hành các bước kiểm toán, các công ty kiểm toán nên dùng mô hình quản trị lợi nhuận để đo lường mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết. Từ đó, lựa chọn các thủ tục kiểm toán phù hợp để kiểm soát và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.
Đối với các tổ chức tín dụng
Các tổ chức cho vay, tín dụng cần thận trọng trong quá trình soát xét, đánh giá hồ sơ vay của các công ty niêm yết có quy mô lớn, bởi vì rất có thể vì để đạt được mục đích vay, các nhà quản trị đã áp dụng các kỹ thuật dịch chuyển lợi nhuận làm thông tin lợi nhuận không còn trung thực nữa.
4.4.2. Gợi ý nhằm đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố công ty kiểm toán
Theo như kết quả nghiên cứu của luận văn này và nhiều nghiên cứu trước đây, chất lượng công ty kiểm toán có ảnh hưởng ngược chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết. Vì thế, thiết nghĩ, bước đầu tạo sự tin cậy nơi nhà đầu tư và các cổ đông chính là việc lựa chọn công ty kiểm toán. Tuy nhiên, ở nước ta, việc các doanh nghiệp niêm yết lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc Big4 còn khá hạn chế (khoảng 24%). Vì thế, nếu muốn thu hút được các nhà đầu tư mới trong và ngoài nước, các doanh nghiệp niêm yết nên cân nhắc trong việc lựa chọn các công ty kiểm toán và công bố rộng rãi trên các phương tiên thông tin đại chúng để nhà đầu tư tin tưởng.
Bên cạnh đó, chi phí thuê các công ty kiểm toán thuộc Big4 khá đắt đỏ. Vì thế, nhiều công ty có quy mô nhỏ sẽ không đủ khả năng để chi trả. Mặc dù một số công ty kiểm toán trong nước cũng có quy mô khá lớn và uy tín, tuy nhiên vẫn chưa có một thang đo hay danh sách chính thức công ty kiểm toán tin cậy nào để các doanh nghiệp có thể lựa chọn. Do đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính sớm xây dựng tiêu chí, thang đo đo lường chất lượng kiểm toán trong nước theo tiêu chí chất lượng kiểm toán quốc tế. Trong thời gian chưa xây dựng được, cần đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán uy tín trong nước hàng năm, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp niêm yết làm căn cứ lựa chọn.
4.4.3. Gợi ý nhằm đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị thông qua nhân tố điều kiện kinh tế
Đứng trước các giai đoạn kinh tế khó khăn, các nhà quản trị sẽ dễ có hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt được mục đích cạnh tranh và tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Kết quả này đã được kiểm định ở trên. Vì thế, lời cảnh báo cho các nhà đầu tư là cần tỉnh táo trước những lợi ích ngắn hạn hấp dẫn mà nhà quản trị đưa ra, nhất là trong những thời kỳ kinh tế nhạy cảm. Các nhà đầu tư, các cổ đông và các tổ chức cho vay cần tự trang bị các kiến thức về chỉ số tài chính, thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế trong nước và thế giới để tránh đưa ra các quyết định sai lầm.
4.4.4. Gợi ý nhằm đánh giá hành vi điều chỉnh lợi của các công ty cổ phần niêm yết thông qua nhân tố thời gian hoạt động của công ty Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy các công ty niêm yết có tuổi đời hoạt động càng lâu thì càng dễ có hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Mặc dù khả năng điều chỉnh lợi nhuận là được chia đều cho các công ty niêm yết mới thành lập và các công ty lâu đời, tuy nhiên, vì thời gian hoạt động đã lâu, nên các nhà quản trị dễ có nhiều kỹ thuật và thời gian để dịch chuyển lợi nhuận về đúng thời điểm mong muốn. Do đó, các nhà đầu tư cũng cần xem xét, so sánh hết các chỉ tiêu tài chính quan trọng. Đừng vội đầu tư vào các công ty niêm yết chỉ vì công ty có thời gian hoạt động lâu đời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã được trình bày ở chương 3, tác giả tiến hành chạy dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu trong chương 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hầu hết các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong những năm niêm yết, đặc biệt là vào năm đầu niêm yết nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư.
Đồng thời thông qua kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng quy mô công ty có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết, cụ thể là các công ty có quy mô với doanh thu càng lớn thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận càng cao. Ngoài ra, quy mô và chất lượng công ty kiểm toán cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ điều chỉnh lợi nhuận, cụ thể là với sự tham gia kiểm toán của các công ty Big4 đã làm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Tuy nhiên, số lượng các công ty thuê Big4 kiểm toán còn khá ít, nên hoạt động kiểm toán cần được quan tâm nhiều hơn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này thì đối với các công ty có thời gian hoạt động càng lâu thì khả năng các công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận càng tăng, nguyên do có thể là công ty muốn duy trì mức lợi nhuận ổn định, đồng thời tạo sự tin tưởng đối với các cổ đông. Điều kiện kinh tế cũng có mối liên hệ thuận chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các công ty có năm đầu niêm yết rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì các nhà quản trị dễ có động thái điều chỉnh lợi nhuận hơn nhằm mục đích cạnh tranh khi lên sàn chứng khoán. Cuối cùng, nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa ngành nghề kinh doanh với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Thông qua kết quả này, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin trong BCTC của các công ty niêm yết được trình bày trong Chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẲM HẠN CHẾ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở chương 4, chương này tác giả sẽ tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đó. Từ đó, làm căn cứ đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, nhà đầu tư và đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo đối với những ai quan tâm đến đề tài này.
5.1. Kết luận
Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp bị cuốn theo dòng chảy thị trường, đặc biệt là các công ty cổ phẩn niêm yết. Để thu hút vốn đầu tư hoặc phục vụ cho ý muốn chủ quan nào đó, các nhà quản trị công ty cổ phần niêm yết có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, làm cho chỉ tiêu lợi nhuận kém trung thực. Điều này gây khó khăn cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Nghiên cứu này đã trình bày một cách tổng quát về cơ sở lý thuyết hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các kỹ thuật mà nhà quản trị có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan. Mặc dù các nhà quản trị có thể vận dụng khéo léo các kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận đã trình bày trên để điều chỉnh lợi nhuận mà bằng mắt thường các đối tượng sử dụng thông tin không thể nhận ra. Song, vẫn có phương pháp để nhận diện được có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, và đó là điều chỉnh tăng hay điều chỉnh giảm. Nghiên cứu đã trình bày được các phương pháp đo lường đó và cách vận dụng thực tế cho mỗi trường hợp công ty như thế nào.
Thông qua việc ước lượng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả rút ra những kết luận cho luận văn như sau:
Thứ nhất, hầu hết các công ty cổ phần đều có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong những năm trước niêm yết và sau niêm yết. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh lợi nhuận là cao nhất trong năm đầu niêm yết.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô công ty càng lớn ( doanh thu công ty càng tăng) thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị càng tăng.
Thứ ba, chất lượng và quy mô công ty kiểm toán có tác động nghịch chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, cụ thể là các công ty thuê Big4 kiểm toán sẽ có hành động điều chỉnh lợi nhuận dè dặt hơn so với các công ty không thuê Big4 kiểm toán.
Thứ tư, các công ty có năm đầu niêm yết trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế sẽ có hành vi điều chỉnh lợi nhuận cao hơn so với các công ty không niêm yết trong giai đoạn này.
Thứ năm, thời gian hoạt động của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, cụ thể theo kết quả nghiên cứu thì mối quan hệ này là thuận chiều, nghĩa là công ty có tuổi đời càng lâu thì càng dễ thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận hơn.
Cuối cùng, nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa ngành nghề kinh doanh và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.
5.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
5.2.1. Kiến nghị đối với Bộ tài chính
Bộ tài chính là cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán cũng như các thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện. Do đó, yêu cầu được đặt ra đối với Bộ tài chính là cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời các chuẩn mực kế toán nhằm hoàn thiện, siết chặt hơn các vấn đề liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Theo cơ sở lý thuyết được trình bày ở Chương 2 thì các nhà quản trị hoàn toàn có thể lợi dụng các phương pháp kế toán hay các ước tính kế toán để dịch chuyển lợi nhuận giữa các kỳ nhằm phục vụ một mục tiêu nào đó. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng thông tin về BCTC của các công ty niêm yết, Bộ tài chính cần:
Đối với nội dung thông tin về BCTC
Thứ nhất, quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng phương pháp và ước tính kế toán, bỏ bớt chính sách kế toán không cần thiết để các nhà quản trị ít có cơ hội vận dụng quản trị lợi nhuận.Đồng thời ban hành các hướng dẫn chi tiết việc sử dụng các ước tính kế toán, yêu cầu các doanh nghiệp phải trình bày và cung cấp chi tiết về các khoản mục này trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thứ hai, quy định BCTC công bố của công ty niêm yết trình bày số liệu của ba năm gần nhất ( thay vì chỉ có hai năm như hiện nay). Điều này vừa giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, tách doanh thu và chi phí tài chính ra khỏi nội dung của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đồng thời bổ sung chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vì thực tế, việc gộp doanh thu/chi phí tài chính vào lãi/lổ hoạt động kinh doanh trên BCTC vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo sự nhập nhằng và thiếu tính minh bạch về thông tin, thậm chí gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư, đồng thời cũng dễ tạo điều kiện cho các nhà quản trị thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận.
Thứ tư, quy định việc trình bày một số thông tin thực sự hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Cụ thể: Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính, việc trích lập dự phòng giảm giá các khoản mục hàng tồn kho, nợ phải thu, phải trả, đầu tư tài chính…
Thứ năm, quy định công bố một số nội dung trên báo cáo thường niên như: các số liệu tài chính quan trọng phải được trình bày trong ít nhất là 4 năm ( hiện nay các công ty niêm yết chỉ trình bày 2 hoặc nhiều nhất là 3 năm). Công bố về quản trị rủi ro trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết cũng cần được xem là nội dung bắt buộc.
Đối với việc công bố thông tin
Thứ nhất, khuyến khích tiến tới quy định công bố BCTC bằng tiếng Anh.
Thứ hai, việc công bố các thông tin bất thường phải được thực thi và thống nhất.
Thứ ba, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm với những vi phạm về công bố thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết.
Đối với vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết mà nó có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường, hay nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, Bộ tài chính cần kết hợp với Ủy ban chứng khoán nhà nước ban hành chế tài xử phạt thật nặng, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của công ty niêm yết trong việc công bố các thông tin. Thiết nghĩ, trong trường hợp chưa có những quy định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp phải giải trình BCTC với những sai sót nghiêm trọng, cơ quan quản lý thị trường vẫn có thể áp dụng biện pháp như công bố rộng rãi danh sách các công ty thường xuyên có hiện tượng bất nhất số liệu trong BCTC trước và sau khi kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại lỗi đã từng bị nhắc nhở… Có như vậy, nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” có thể có của các công ty, bản thân các công ty cũng ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi xây dựng và công bố BCTC.
Bên cạnh việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán thì chuẩn mực kiểm toán cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát và nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính.Chuẩn mực kiểm toán có chất lượng cao sẽ góp phần làm giảm nguy cơ điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã áp dụng nhiều chuẩn mực mới của Quốc tế, tuy nhiên vẫn còn chậm hơn so với các nước phát triển khác trên thế giới, vì vậy Bộ tài chính cần cập nhật, bổ sung kịp thời để nâng cao chất lượng kiểm toán trong nước.
5.2.2. Kiến nghị đối với các công ty kiểm toán và Hiệp hội kiểm toán Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Theo kết quả kiểm định của nghiên cứu thì chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không và các thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không. Với vai trò quan trọng như trên, Hiệp hội nghề nghiệp Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam-VACPA cần phối hợp, tham mưu cho Bộ tài chính xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán, cập nhập kịp thời các chuẩn mực kiểm toán quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kiểm toán trong nước.
Bên cạnh đó, các kiểm toán viên cần chủ động trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán.Các tổ chức kiểm toán độc lập cần đề cao trách nhiệm, vai trò của kiểm toán viên độc lập, cụ thể là thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật kiến thức pháp luật cho kiểm toán viên, tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành, tránh trường hợp kiểm toán viên phối hợp với bộ phận quản trị của công ty cổ phần để che giấu gian lận, làm lệch lạc thông tin… ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư và người sử dụng báo cáo tài chính.
Hiệp hội kiểm toán cần phối hợp, tham mưu cho Bộ tài chính xây dựng Nghị định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm chuẩn mực kiểm toán. Trong thực tiễn hoạt động kiểm toán đã xảy ra nhiều hành vi vi phạm Luật kiểm toán nhà nước nhưng chưa có văn bản pháp luật nào quy định các chế tài để áp dụng đối với hành vi phạm của đơn vị kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây là vấn đề phức tạp có liên quan đến nguyên tắc xử lý, thẩm quyền xử lý, hình thức xử lý, thi hành quyết định xử lý. Vì vậy, Kiểm toán nhà nước cần sớm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm Luật Kiểm Toán nhà nước.
Điều quan trọng cuối cùng, Hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán cần đề xuất, xây dựng tiêu chí, đánh giá lựa chọn công ty kiểm toán chất lượng hàng năm và công bố trên các kênh thông tin rộng rãi để các công ty cổ phần dễ lựa chọn và tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư.
5.2.3. Đối với các công ty cổ phần niêm yết
Trong các công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý thường không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các quốc gia cũng như những quy định của các thị trường niêm yết thường yêu cầu trong cơ cấu Hội đồng quản trị công ty phải có sự tham gia của các thành viên Hội đồng quản trị độc lập (Independent directors – ID). Các thành viên này có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý công ty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông nhỏ.
Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ gian lận nội bộ và chạy đua theo thành tích, các công ty cổ phần niêm yết nên tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ và tính độc lập đối với Hội đồng quản trị. Một hội đồng quản trị có nhiều thành viên độc lập sẽ tạo được đối trọng giữa với các cổ đông lớn ở Hội đồng quản trị, bảo vệ lợi ích chung cũng như của cổ đông nhỏ. Bởi vì họ chính là người đưa ra ý kiến độc lập và khách quan trong mọi thời điểm, không chịu sự tác động chi phối đến các quyết định hoặc xung đột lợi ích. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam cho thấy một công ty có ít thành viên không kiêm nhiệm nhiều chức vụ ( Nguyễn Văn Viên, 2014; Giáp Thị Liên, 2014) sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Đồng thời, các công ty cổ phần niêm yết nên hướng đến các lợi ích lâu dài, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính và minh bạch, đừng vì lợi ích ngắn hạn hấp dẫn trước mắt mà cung cấp thông tin kế toán lệch lạc, làm mất lòng tin nơi nhà đầu tư.
5.2.4. Đối với nhà đầu tư Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức về hành động điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi quyết định đầu tư, cần vận dụng các mô hình đo lường để nhận diện hành điều chỉnh lợi nhuận của công ty cổ phần niêm yết. Bên cạnh đó, trau dồi thêm kiến thức về cách đọc và phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến dòng tiền nhằm tạo cơ sở tốt nhất khi đưa ra quyết định đầu tư.
Đối với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của công ty niêm yết rồi thì cần thường xuyên cập nhật các thông tin phi tài chính như về đội ngũ lãnh đạo của công ty, có thay đổi giám đốc tài chính không kỳ hay không. Khi có sự thay đổi liên tục thì nhà đầu tư cần tìm hiểu nguyên nhân bởi vì đó là các dấu hiệu báo hiệu có sự lủng củng về vấn đề tài chính của công ty. Một điều quan trọng nữa là các công ty niêm yết có nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn hay không. Vì nếu một công ty hoạt động tốt thì tất cả các nghiệp vụ kinh doanh phát sinh đều được phảnánh trong sổ sách kế toán và đến cuối kì chỉ có việc tổng hợp và báo cáo rất nhanh. Trong khi đó, công ty báo cáo trễ hạn thì một trong những nguyên nhân có thể là công ty cần thời gian để điều chỉnh, “xào nấu” số liệu theo mong muốn. Do đó, thông tin kế toán không còn minh bạch và trung thực nữa.
5.2.5. Đối với các tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng cho vay cần tuân thủ quy trình soát xét cho vay chặt chẽ, đánh giá và phân tích cả thông tin tài chính và phi tài chính như uy tín công ty, xếp hạng tín dụng, khối lượng vốn hóa trên thị trường, kế hoạch kinh doanh trong tương lai và thị phần khách hàng… trước khi chấp nhận hồ sơ vay của công ty niêm yết. Bởi vì rất có thể, vì để đạt được mụcđíchđi vay, các công ty niêm yết sẽ có xu hướng thổi phồng chỉ tiêu lợi nhuận để làm đẹp kết quả kinh doanh.
Ngoài ra, các tổ chức cho vay cần có bộ phận chuyên viên phân tích tài chính thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng là các công ty niêm yết, phân tích các chỉ số tài chính để phát hiện biến động kinh doanh (nếu có). Từ đó, đưa ra các giải pháp kịp thời, ngăn chặn nợ xấu.
5.3. Hạn chế của đề tài
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu chính là khá nhiều các công ty niêm yết không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong những năm trước niêm yết, vì thế gây khó khăn trong việc chọn mẫu. Nghiên cứu cũng bỏ qua những mẫu này. Do tính chất đặc thù của loại hình cổ phần niêm yết, nên nghiên cứu cũng không thể phỏng vấn trực tiếp chuyên gia để nâng cao tính tin cậy của nghiên cứu.
Nghiên cứu chưa chứng minh được biến ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết bởi vì một số ngành nghề đặc thù có quá ít công ty niêm yết như dầu khí, vật liệu cơ bản…
Đồng thời số lượng các biến độc lập cũng còn khá ít nên các kiến nghị giải pháp đưa ra chưa mang tính khả thi cao.
Những hạn chế nói trên cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng đã trả lời được thắc mắc của nhà đầu tư về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời qua đó giúp nhà đầu tư có sự quan tâm đánh giá tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên Báo cáo tài chính của công ty mà họ quan tâm.
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
Mở rộng mẫu nghiên cứu để kết quả mang tính đại diện cao hơn.
Nới rộng thêm thời gian nghiên cứu trong nhiều năm, nhiều loại hình để đánh giá được tình hình điều chỉnh lợi nhuận ở các doanh nghiệp qua các năm, từ đó có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về thực trạng hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các doanh nghiệp.
Sử dụng mô hình Modified Jones (1994) để đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận vì đây là mô hình quản trị lợi nhuận ưu việt nhất.
Đưa thêm nhiều biến độc lập để xem xét tính phụ thuộc của hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Từ đó đưa ra thêm nhiều giải, pháp kiến nghị để nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Từ kết quả nghiên cứu thực tế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 4, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong chương 5 nhằm nâng cao chất lượng thông tin trong Báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên Thị trường chứng khoán nói chung. Các kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán và giải đáp các vướng mắc có thể xảy ra ở các công ty cổ phần niêm yết. Với mong muốn hướng đến thông tin kế toán ngày càng chất lượng và minh bạch hơn, tác giả cũng đã đưa ra một vài đề xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền liên quan nhằm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán hiện hành.Bên cạnh đó, tác giả cũng báo động các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng nên đề cao cảnh giác, tỉnh táo trong những trường hợp khả nghi bất thường.Tuy nhiên, đây cũng là việc khó nhìn nhận bởi vì bằng mắt thường cũng khó phát hiện trước những lợi ích ngắn hạn quá hấp dẫn của các nhà quản trị.Tóm lại, chìa khóa giải pháp tối ưu nhất để hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận vẫn nằm ở các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết cần có ý thức hơn trong việc cung cấp minh bạch thông tin vì những mục tiêu lâu dài.
Cuối cùng, tác giả đã nêu ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn này và gợi ý một vài hướng nghiên cứu tiếp theo cho những ai quan tâm đến đề tài quản trị lợi nhuận. Luận văn: Giải phát phát triển lợi nhuận các Cty niên yết Tp HCM
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Lợi nhuận các Cty niêm yết trên CK Tp Hồ Chí Minh