Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Mẫu bao gồm 432 quan sát của 432 công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong bốn năm 2011-2014, được chia làm 2 nhóm: nhóm (1) có báo cáo tài chính trước kiểm toán sai sót trọng yếu so với sau kiểm toán và nhóm (2) là nhóm đối ứng, không có sai sót trọng yếu. Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Hình 4.1: Thống kê mẫu theo nhóm ngành

Hình 4.1 cho ta thấy số lượng công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mẫu với 174 công ty (40,28%), tiếp đến là hai nhóm ngành hàng tiêu dùng và tài chính cùng số lượng 64 công ty (14,81%). Ngược lại với ba nhóm ngành trên, nhóm ngành viễn thông và dầu khí là hai nhóm chiếm tỷ trọng thấp nhất với số lượng công ty lần lượt là 0 (0,00%) và 2 (0,46%).

Bảng 4.1 thể hiện kết quả thống kê mô tả, bao gồm các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, mốt và độ lệch chuẩn của 10 biến quan sát.

Quy mô Hội đồng quản trị

Số liệu thống kê mô tả bảng 4.1 cho ta thấy các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX có quy mô Hội đồng quản trị từ 3 đến 11 thành viên, quy mô trung bình là 5,741. Trong đó doanh nghiệp có quy mô 5 thành viên chiếm tỷ trọng cao nhất với 63% (272 doanh nghiệp), tiếp đến là số doanh nghiệp có 7 thành viên với số lượng 59 doanh nghiệp (13,66%). Ngược lại, số doanh nghiệp có 3 thành viên chiếm tỷ trọng thấp nhất với 1 doanh nghiệp (0,23%). (Xem hình 4.2)

Hình 4.3: Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành

Từ số liệu điều tra, tác giả tính được tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát có từ 0% đến 100%. Trong đó có 2 doanh nghiệp không có thành viên không điều hành (chiếm 0,46%) và 18 doạnh nghiệp với tất cả các thành viên trong Hội đồng đều không điều hành (chiếm 4,17%). Số liệu này cũng cho thấy số doanh nghiệp có 60% thành viên Hội đồng quản trị không điều hành chiếm tỷ lệ cao nhất, 107 doanh nghiệp, tương đương 24,77%. (Xem hình 4.3)

Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc

Từ số liệu điều tra, tác giả tính được tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát có từ 0% đến 100%. Trong đó có 2 doanh nghiệp không có thành viên không điều hành (chiếm 0,46%) và 18 doạnh nghiệp với tất cả các thành viên trong Hội đồng đều không điều hành (chiếm 4,17%). Số liệu này cũng cho thấy số doanh nghiệp có 60% thành viên Hội đồng quản trị không điều hành chiếm tỷ lệ cao nhất, 107 doanh nghiệp, tương đương 24,77%. (Xem hình 4.4)

Hình 4.4: Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc

Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc, số liệu thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát không có mối quan hệ thân tộc giữa các thành viên (382 doanh nghiệp, tương ứng 88%). Còn lại 12% doanh nghiệp có mối quan hệ thân tộc giữa một số thành viên trong Hội đồng quản trị, trong đó số

Hình 4.5: Nhiệm kỳ trung bình của các thành viên không tham gia vào điều hành

Hình 4.5 cho ta thấy nhiệm kỳ trung bình của các thành viên trong Hội đồng quản trị không tham gia vào điều hành thấp nhất là 0 là cao nhất là 12,20 (năm). Nhiệm kỳ chiếm tỷ trọng cao nhất là 3 năm, chiếm tỷ trọng 10,19% tương đương 44 doanh nghiệp. Tỷ trọng chiếm thấp nhất là 0,23%, tương đương 1 doanh nghiệp, xảy ra ở các 23 mốc nhiệm kỳ.

Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành

Về sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành, số liệu điều tra cho ta thấy có 162 doanh nghiệp, tức 38% mẫu có sự kiêm nhiệm giữa hai chức vụ này, còn lại 270 doanh nghiệp, tức 62% mẫu không có sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành.

Hình 4.6: Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành

Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính

Hình 4.7: Số lượng thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kê toán, tài chính

Hình 4.7 thể hiện kết quả thống kê số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính trong doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính phân bố từ 0 đến 8 thành viên, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là số doanh nghiệp có 2 thành viên có chuyên môn (26,39% tương đương 114 doanh nghiệp), tiếp đến là doanh nghiệp 3 thành viên có chuyên môn (25,93% tương đương 112 doanh nghiệp). Tỷ trọng thấp nhất là số doanh nghiệp có 7 hoặc 8 thành viên có chuyên môn (0,23% tương đương 1 doanh nghiệp).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Phân tích tương quan giúp sớm nhận diện được các biến cố mối quan hệ cố ý nghĩa thống kê với Mistatement, cũng như nhận biết dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Phụ lục 3 trình bày đầy đủ kết quả phân tích tương quan.

Kết quả phân tích cho thấy Misstatement mối tương quan có ý nghĩa thống kê với Family, Expertise, Outtenure và Debt. Ngoài ra, các cặp biến có mối tương quan có ý nghĩa thống kê như sau:

4.3. KIỂM ĐỊNH INDEPENDENT T-TEST VÀ MANN-WHITNEY

Kiểm định Independent t-test được dùng để kiểm tra sự giống nhau về giá trị trung bình giữa hai nhóm độc lập và kiểm định Mann-whitney dùng để kiểm tra sự giống nhau về phân phối của hai nhóm. Trong nghiên cứu này, tác giả kiểm định sự giống nhau giữa hai nhóm mẫu có sai sót số liệu (Misstatement) và mẫu không có sai sót số liệu (Non-Misstatement). (Xem kết quả đầy đủ kiểm định Independent t-test tại phụ lục 4 và Mann-whitney tại phụ lục 5).

Bảng 4.3: Kết quả phân tích tương quan, Independent t-test, Mann-whitney

Kết quả kiểm định cho thấy Thành viên có mối quan hệ thân tộc (Family), Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính, kế toán (Expertise), Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure) và Chỉ số nợ (Debts) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P-value <0,05) giữa hai nhóm Misstatement và Non-misstatement với P-value lần lượt là 0,000; 0,000; 0,000 và 0,015 (Independent t-test), và 0,000; 0,000; 0,000 và 0,011 (Mann-whitney). Riêng biến Quy mô doanh nghiệp có khác biệt giữa hai nhóm với mức ý nghĩa thống kê (P-value=0,030).

4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGISTIC Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Phân tích hồi quy Logistic được thực hiện sau khi kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (xem tại phụ lục 6) cho thấy không cố hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ phân tích hồi quy Binary logistic từ mô hình nghiên cứu đã được thiết lập như trên, kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình tổng quát có mức ý nghĩa với sig = 0,000 (Bảng 4.1). Như vậy mô hình tổng quát cho thấy có tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.2 cho ta thấy chỉ số Nagelkerke R Square=0,598 thể hiện mô hình tổng thể có mức độ phù hợp chấp nhận được.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể

Trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy Binary logistic để phân tích những đặc tính Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Các biến giải thích được đưa vào mô hình bao gồm Board size, Outside, Family, Out tenure, Duality, Expertise, Growth, Debts, Size. Mô hình hồi quy Binary logistic có phương trình như sau:

Trong đó: Misstatement là biến phụ thuộc thể hiện khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính; Board size, Outside, Family, Out tenure, Duality, Expertise là các biến độc lập; Growth, Debts, Size là các biến kiểm soát.

Kết quả phân tích hồi quy tại bảng 4.6 cho thấy trong 6 biến độc lập đưa vào mô hình, có 5 biến có ý nghĩa về mặt thống kê và trong 3 biến kiểm soát đưa vào mô hình có 1 biến có ý nghĩa thống kê (Sig<0,05). Ba biến còn lại bao gồm: sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành (duality), tốc độ phát triển của doanh nghiệp (gowth) và quy mô doanh nghiệp (size) không có ý nghĩa thống kê (Sig>0,05).

Phân tích hồi quy cho kết quả tương tự với phân tích tương quan và kiểm định Independent t-test, Mann-whitney khi cho rằng các biến Expertise, Outtenure Family và Debts có ảnh hưởng lớn có ý nghĩa thống kê với Misstatement (sig. lần lượt là 0,000; 0,000; 0,014 và 0,046. Tuy nhiên, phân tích hồi quy còn phát hiện thêm được 2 biến độc lập có ảnh hưởng đến Misstatement là Outside và Board size (sig =0,032 và 0,038). Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Nhận xét các biến có ý nghĩa cho thấy, sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị không điều hành (outside) và thành viên hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính (expertise) làm giảm xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán (B<0). Nhưng các yếu tố quy mô Hội đồng quản trị (boardsize), số lượng thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family), nhiệm kỳ trung bình của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (outtenure) và tỉ số nợ (debt) lại làm tăng xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính (B>0). Kỳ vọng tương quan của các biến này phù hợp với giả thuyết đã đưa ra.

Trong khi cột Sig cho ta mức ý nghĩa của các biến, cột B cho ta giá trị của phương trình hồi quy Logistic, hay nói cách khác là hệ số tương ứng với từng biến độc lập. Từ hai cột giá trị trên, phương trình hồi quy được viết lại như sau:

Chú thích: * Mức ý nghĩa 1%; ** Mức ý nghĩa 5%, ns Không có ý nghĩa.

Phù hợp với giả thuyết H1, biến quy mô Hội đồng quản trị (boardsize) có mức nghĩa sig<0,05 và B>0 cho thấy số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị càng lớn càng làm tăng xác suất xảy ra sai sót cho số liệu trên báo cáo tài chính. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yermack (1996), Yermack, Eisenberg et al. (1998), Abbott et al. (2004), Huỳnh Thị Ánh Tuyết(2013),… Điều này được giải thích bởi lý do Hội đồng quản trị càng nhiều thành viên, sẽ hoạt động ít hiệu quả vì vấn đề phối hợp và vấn đề quy trình gây nên giám sát yếu kém, mặt khác quy mô Hội đồng quản trị nhỏ có hiệu quả bởi vì giữa các thành viên có thể giao tiếp tốt hơn, cũng như dễ dàng để quản lý.

Đối với biến tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (outside), kết quả phù hợp với giả thuyết H2, rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành càng cao thì càng ít có khả năng dẫn đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Việc công nhận giả thuyết H2 đồng nghĩa với viêc kết quả này tương đồng với các kết quả của Klein (2002), Beasley, Agrawal và Chadha (2005), Uzun et al. (2004), Gul và Leung (2004),… tức cho rằng tỷ lệ phần trăm các thành viên không điều hành ảnh hưởng nghịch đến hành vi gian lận. Mối quan hệ này được giải thích bởi nhiều lý do như: những thành viên Hội đồng quản trị không điều hành đặt danh tiếng của họ là quan trọng nhất nên họ rất tập trung vào việc bảo vệ và nâng cao danh tiếng của mình bằng công việc kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc các hành vi sai sót, gian lận.

Mức ý nghĩa của biến Family-Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc là sig=0,014<0,05 đồng nghĩa việc công nhận giả thuyết H3 là đúng, hay công nhận các doanh nghiệp càng có nhiều thành viên có quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị càng có nhiều khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Kết quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu của Ghazali và Weetman (2006), Haniffa và Cooke (2002) Matousi (2011),… Lý do có thể giải thích bằng việc các thành viên trong gia đình sẽ cùng đoàn kết trong Hội đồng quản trị và thực hiện nhiều quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của ban điều hành công ty, dẫn đến việc sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Giả thuyết H4 được chấp nhận khi mức ý nghĩa sig của biến Outtenure nhỏ hơn 0,05. Kết quả này khẳng định rằng một nhiệm kỳ càng dài của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành càng làm tăng khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Một lý do có thể giải thích cho khẳng định này liên quan đến giả thuyết thân thiện với người quản lý. Khi một thành viên trong Hội đồng quản trị làm việc quá lâu trong Hội đồng, người đó sẽ có mối quan hệ thân thiết với ban Giám đốc, và họ sẽ lãng quên nhiệm vụ kiểm soát, xử lý sai sót, gian lận của ban Giám đốc, làm cho báo cáo tài chính tăng khả năng sai sót.

Mức ý nghĩa của biến Duality là sig= 0,560 >0,05 đồng nghĩa với giả thuyết H5 không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Do đó, giả thuyết Sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị làm tăng khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của chúng tôi bị từ chối. Kết quả này phù hợp với Uzun et al (2004), Abdullah (2010)-những người đã không tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa giữa sự kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành và sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Mặc dù sự kiêm nhiệm giữa chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự không minh bạch thông tin và tình trạng thông tin bất cân xứng tại các bên hữu quan nhưng chúng ta cần nhìn lại quy đinh tại Việt Nam về sự kiêm nhiệm hai chức vụ này. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 28/03/2007 đến hết ngày 16/09/2012 và Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/09/2012 đều quy định đối với các công ty đại chúng, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Do đó con số 38% doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm giữa hai chức vụ này đã qua sự chọn lựa, cân nhắc, quyết định của các cổ đông tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Như vậy, sự kiêm nhiệm đã được phê chuẩn cẩn thận làm giảm khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, đồng thời làm giả thuyết H5 không được chấp nhận được.

Giả thuyết H6-Hội đồng quản trị càng có nhiều thành viên có chuyên môn tài chính thì khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính càng thấp-được chấp nhận với sig=0,000<0,05 và B=-0,856<0. Hội đồng quản trị có tri thức và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm tính hiệu quả của chức năng giám sát hội đồng quản trị. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Carcello et al. (2002), Chtourou et al. (2001), Xie et al. (2003), Agrawal và Chadha (2005),… Nguyên nhân cho kết quả này có thể giải thích bằng việc các thành viên với kiến thức kế toán, tài chính cao sẽ thực hiện hoạt động kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra, nếu các thành viên Hội đồng biết kiến thức về tài chính, họ có thể hiểu và giải quyết các vấn đề báo cáo tài chính.

Đối với ba biến kiểm soát đưa vào, các kết quả cho thấy một sự khác biệt đáng kể giữa các công ty có và không có sai sót số liệu trước và sau kiểm toán đối với tỷ lệ nợ tài sản, tương tự như kết quả của Matousi (2011). Kết luận này có thể giải thích rằng nợ quá nhiều, vấn đề tài chính gặp khó khăn gây cho doanh nghiệp nhiều áp lực, có thể dẫn đến việc phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hai biến kiểm soát còn lại là tốc độ phát triển và quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoài các đặc tính Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, vẫn còn có các yếu tố ngoại lai ảnh hưởng tới sự sai sót này. Đồng thời sự ảnh hưởng có ý nghĩa của biến tỷ lệ nợ tài sản cũng chứng minh sự hợp lý của việc đưa các biến kiểm soát vào.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến

Phương trình (2) trình bày cho ta biết mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Biến phụ thuộc được tính theo thang đo của hàm logit. Các hệ số cho ta biết sự tăng (giảm) của log Odds biến phụ thuộc là bao nhiêu khi tăng (giảm) 1 đơn vị của biến độc lập khi các biến độc lập khác giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên do các hệ số của biến độc lập được tính theo đơn vị Log Odds , cho nên để dễ giải thích, phần này tác giả sẽ chuyển đổi đơn vị Log Odds sang hệ sô Odds-Odds ratio (OR), được biểu hiện tại cột eB tại bảng 4.4.

Sau khi chuyển đổi ta có phương trình dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc khi các biến độc lập khác không đổi như sau:

Trong đó: -P0 là xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính ban đầu.

eB là hệ số Odds của biến độc lập

P1 là xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính nếu biến độc lập đang xét tăng 1 đơn vị và các biến độc lập khác không đổi.

Phần tiếp theo tác giả giả định xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính ban đầu P0 là 10% để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến xác suất xảy ra sai sót của biến phụ thuộc. Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Quy mô Hội đồng quản trị

Với P0=0,1, eB=1,293, ta có:

Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu doanh nghiệp đó tăng thêm 1 thành viên trong Hội đồng quản trị và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 12,56%.

Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị

Với P0=0,1, eB=0,984, ta có:

Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành của doanh nghiệp đó tăng thêm % và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 9,86%.

Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc

Với P0=0,1, eB=1,486, ta có:

Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu doanh nghiệp đó tăng thêm 1 thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 14,17%.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành

Với P0=0,1, eB=2,532, ta có:

Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu nhiệm kỳ trung bình của các thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị tăng thêm 1năm và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 21,96%.

Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính

Với P0=0,1, eB=0,425, ta có:

Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu doanh nghiệp đó tăng thêm 1 thành viên trong Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 4,51%.

Từ những kết quả phân tích trên ta thấy, ta có thể sắp xếp mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần như sau: Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure), Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính (Expertise), Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family), Quy mô Hội đồng quản trị (Boardsize), Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị (Outside).

Mức độ dự báo tính chính xác của mô hình

Sau khi phân tích hồi quy, tác giả đã xây dựng được mô hình (1) như sau:

0,396Family**+  0,929Out  tenure*  +  -0,174Duality ns  +  -0,856Expertise*  +  –

0,033Growth ns + 1,478Debts**+ 0,040Size ns

Chú thích: * Mức ý nghĩa 1%; ** Mức ý nghĩa 5%, ns Không có ý nghĩa.

Kết quả phân tích hồi quy tại bảng 4.7 cho ta thấy mức độ dự báo chính xác của mô hình: Trong 216 (177 +39) doanh nghiệp nằm trong nhóm đối ứng, mô hình dự báo chính xác 177 doanh nghiệp, tỷ lệ dự báo đúng là 81,9%. Trong 216 (42 + doanh nghiệp có báo cáo tài chính sai sót, mô hình dự báo chính xác 174 doanh nghiệp, tỷ lệ đúng là 80,6%. Như vậy tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 81,2%.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình

Với các kết quả từ các kiểm định trên, ta có thể kết luận mô hình hồi quy Binary logistic được thiết lập là phù hợp.

4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Trong chương này, tác giả đã trình bày kết quả thống kê mô tả và phân tích dữ liệu cho mẫu gồm 432 quan sát.

Phần thống kê mô tả trình bày sự phân bố ngành của 432 doanh nghiệp được quan sát cũng như các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, mốt và độ lệch chuẩn của 10 biến quan sát.

Phần phân tích dữ liệu tác giả thực hiện theo thứ tự gồm: Phân tích tương quan, kiểm định Independent t-test, Mann-whitney và phân tích hồi quy logistic. Phân tích hồi quy logistic cho kết quả tương tự với phân tích tương quan và kiểm định Independent t-test, Mann-whitney khi cho rằng các biến Expertise, Outtenure Family và Debts có ảnh hưởng lớn có ý nghĩa thống kê với Misstatement. Tuy nhiên, phân tích hồi quy còn phát hiện thêm được 2 biến độc lập có ảnh hưởng đến Misstatement là Outside và Board size.

Nhận xét các biến có ý nghĩa cho thấy, sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị không điều hành (outside) và thành viên hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính (expertise) làm giảm xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán (B<0). Nhưng các yếu tố quy mô Hội đồng quản trị (boardsize), số lượng thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family), nhiệm kỳ trung bình của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (outtenure) và tỉ số nợ (debt) lại làm tăng xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính (B>0). Kỳ vọng tương quan của các biến này phù hợp với giả thuyết đã đưa ra.

Khi xét mức độ ảnh hưởng, tác giả thu được mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần như sau: Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure), Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính (Expertise), Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family), Quy mô Hội đồng quản trị (Boardsize), Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị (Outside).

Ngoài ra, các biến kiểm soát được đưa vào nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai cũng cho thấy tỷ lệ nợ là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương này, tác giả tiến hành tóm tắt bài luận văn, sau đó thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt được, xây dựng các kiến nghị giúp người sử dụng báo cáo cũng như doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về báo cáo tài chính và dựa vào đó có quyết định đúng đắn trong các hoạt động chuyên môn của họ. Cuối cùng, tác giả trình bày hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này xem xét tác động các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để thực hiện các kiểm định thông qua công cụ hỗ trợ SPSS 16.0. Các biến đại diện cho Hội đồng quản trị bao gồm 6 biến: Quy mô Hội đồng quản trị (Board size); Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị (Outside); Số thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị (Family); Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure); Sự kiêm nhiệm giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Duality); và Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính (Expertise). Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình nghiên cứu 3 biến kiểm soát: Tốc độ phát triển (Gowth); Tỷ số nợ (Debts); Quy mô doanh nghiệp (Size).

Phân tích hồi quy Binary Logistic cho kết quả như sau: (1) Kiểm đinh giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa Sig. = 0,00 <5%, nghĩa là có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình với khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính; (2) Giá trị Nagelkerke R Square = 0,598 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể; (3) Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 81,2%. Với các kết quả này có thể nhận thấy, mô hình hồi quy binary logistic được thiết lập là phù hợp. Đối với các biến độc lập, kết quả kiểm định Wald cho thấy có 5 biến có ý nghĩa mức 5%. Các biến Outside, Expertise có tương quan nghịch và các biến Boardsize, Family, Outtenure có tương quan thuận với biến phụ thuộc Misstatement.

Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc cho thấy, trong 5 biến có ý nghĩa kiểm định Quy mô Hội đồng quản trị (Board size);

Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị (Outside); Số thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị (Family); Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure); và Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính (Expertise); có 2 biến Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính có ảnh hưởng mạnh đến khả năng có sai sót số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Về quản trị công ty Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Quản trị công ty là hệ thống các thiết chế, chính sách, mối quan hệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Tăng cường quản trị công ty tức xây dựng một công ty cổ phẩn có thiết chế, chính sách tốt, sự hài hòa trong các mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, ban Giám đốc, các cổ đông,… là biện pháp để thúc đẩy công ty hoạt động hiệu quả, tăng cường giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Cơ chế quản trị doanh nghiệp của Việt Nam đã được quy định rõ tại Luật doanh nghiệp 2014, Luật chứng khoán 2006, Thông tư số 121/2012/TT-BTC Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng,… và điều lệ, quy chế hoạt động của công ty. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu hiểu biết của Hội đồng quản trị mà doanh nghiệp xem các quy định này là gánh nặng và thực hiện một cách hình thức. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện Hội đồng quản trị đối với những doanh nghiệp có sai sót số liệu trọng yếu trên báo cáo tài chính như sau:

  • Thứ nhất, quy mô Hội đồng quản trị lớn sẽ làm tăng khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Do đó, các doanh nghiệp nên lập bản điều lệ cụ thể, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình, nên bổ sung các quy định liên quan đến quy mô Hội đồng quản trị tối đa. Các cổ đông khi bầu ra Hội đồng quản trị không nên xây dựng một Hội đồng quá đông, theo Jensen (1993), một Hội đồng quản trị có khoảng bảy thành viên trở lại sẽ làm quy trình hoạt động đơn giản hơn, giúp các thành viên giao tiếp dễ dàng, hoạt động giám sát và kiểm soát hiệu quả hơn.
  • Thứ hai, cũng như kết quả nghiên cứu, tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị làm giảm khả năng xảy ra sai sót số liệu. Như vậy, các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động bầu cử Hội đồng quản trị và bổ nhiệm các chức vụ điều hành trong công ty cần giảm thiểu các trường hợp thành viên Hội đồng quản trị thực hiện điều hành công ty. Gia tăng các thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị giúp Hội đồng quản trị kiểm soát Ban Điều hành tốt hơn, giảm thiểu sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.
  • Thứ ba, số thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị càng cao dẫn đến việc kiểm soát càng kém hiệu quả. Do vậy, khi bầu các thành viên của Hội đồng quản trị, các cổ đông công ty nên hạn chế chọn lựa các thành viên có mối quan hệ thân tộc. Việc làm này sẽ tránh được sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình để tác động tiêu cực lên báo cáo tài chính.
  • Thứ tư, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là một nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Một thành viên không điều hành có nhiệm kỳ càng dài sẽ càng làm mất tính độc lập của thành viên đó, doanh nghiệp nên ưu tiên cho những thành viên có nhiệm kỳ ngắn hơn thành viên có nhiệm kỳ dài.
  • Thứ năm, sự tham gia của thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính, kế toán sẽ làm giảm khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Vì vậy, Hội đồng quản trị đặc biệt nên được bổ sung bởi những thành viên có chuyên môn tài chính kế toán. Các thành viên không có chuyên môn nên bổ sung các kiến thức về kế toán, tài chính cho bản thân. Lợi ích của các hành động này là đem lại khả năng kiểm soát tốt hơn cho người quản trị.

5.2.2. Về kiểm toán Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

Nghiên cứu này có thể sử dụng để dự báo các sai sót trên báo cáo tài chính dựa vào các đặc tính Hội đồng quản trị của doanh nghiệp, do vậy nghề nghiệp Kiểm toán có thể dựa vào mô hình này để nhận diện khả năng xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 quy định trước khi chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại hay chấp nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại, doanh nghiệp kiểm toán cần thu thập đủ các thông tin cần thiết trong từng tình huống cụ thể. Nếu đánh giá khách hàng có rủi ro sai sót trọng yếu số liệu trên báo cáo tài chính cao, có thể xuất phát từ nhầm lẫn hoặc gian lận, Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cần cân nhắc thận trọng trước khi chấp nhận khách hàng.

Ngoài việc thu thập các thông tin theo VSA 220, các kiểm toán viên cần đặc biệt quan tâm đến các đặc tính của Hội đồng quản trị, cụ thể như sau:

  • Đầu tiên cần xem xét quy mô Hội đồng quản trị của khách hàng là bao nhiêu. Một Hội đồng quản trị có khoảng bảy thành viên trở lại sẽ tốt hơn, giúp hoạt động giám sát và kiểm soát hiệu quả hơn, nếu Hội đồng quản trị của khách hàng có quy mô lớn sẽ có rủi ro xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính cao.
  • Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị là yếu tố thứ hai kiểm toán viên cần xem xét, tỷ lệ này cao sẽ dẫn đến xác suất xảy ra sai sót cao hơn.
  • Số thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị càng cao dẫn đến việc kiểm soát càng kém hiệu quả.
  • Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là một nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Một thành viên không điều hành có nhiệm kỳ càng dài sẽ càng làm mất tính độc lập của thành viên đó, do đó kiểm toán viên cần chú ý đến các công ty có các thành viên không điều hành có nhiệm kỳ dài.

Kiểm toán viên cũng nên lưu ý đến các doanh nghiệp có ít thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính.

Nếu các dấu hiệu này xuất hiện cùng lúc thì rủi ro xảy ra sai sót do cả nhầm lẫn và gian lận cao, Ban Giám đốc công ty kiểm toán cần hết sức cân nhắc trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán hoặc sắp xếp nhân sự kiểm toán thích hợp, chọn lựa những cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Kết quả thực nghiệm đã phản ánh khách quan sự tác động của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

Đầu tiên, ngoài các đặc tính Hội đồng quản trị, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, mặc dù tác giả đã đưa vào các biến kiểm soát như quy mô công ty, tỷ số nợ, tốc độ phát triển.

Thứ hai, trong bài nghiên cứu, tác giả chỉ chỉ ra được quy mô Hội đồng quản trị cao sẽ gây ra khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính cao, nhưng chưa chỉ ra được quy mô bao nhiêu là hợp lý.

Thứ ba, tác giả chưa đưa được vào mô hình nghiên cứu một số đặc tính khác của hội đồng quản trị như các cuộc họp của Hội đồng quản trị, sở hữu cổ phần của người liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị,…

Đó cũng là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x