Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Kiểm định ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Mô tả tổng thể, mẫu nghiên cứu
3.1.1 Mô tả tổng thể
Do yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập thị trường chứng khoán đưa việc vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện giao dịch đầu tiên vào 28/07/2000. Sau 15 năm phát triển, số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng tăng trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và TP Hồ Chí Minh (HOSE). Tính đến hết tháng 8/2015 số lượng công ty niêm yết là 697 trong đó có 385 công ty niêm yết trên sàn HNX và 312 công ty niêm yết trên HOSE (theo tổng hợp website www.cophieu68.vn) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
3.1.2 Mẫu nghiên cứu
Nguồn: Mẫu khảo sát là các báo cáo tài chính trong giai đoạn từ 2012 đến 2014 được thu thập từ website www.corporate.stox.vn và phần mềm Stoxpro.
Số lượng quan sát: 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam công bố đầy đủ báo cáo tài chính hợp nhất trên các trang web liên quan.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu được tổng kết, và mô hình nghiên cứu được lựa chọn ở chương 2. Tác giả tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu và biến nghiên cứu với thang đo phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
3.2.1.1 Biến phụ thuộc – Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty. Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đôi khi sẽ đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều nhận định hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động đến lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Đối với các công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu phổ thông (gọi tắt là CP) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), thời điểm công bố các BCTC định kỳ là cuối các quý 1, 2, 3 và cuối năm. Do đó HOSE sẽ sử dụng số liệu tổng cộng của 4 BCTC quý liên tiếp gần nhất để tính chỉ số EPS cơ bản, tiếp theo sẽ tính EPS điều chỉnh (nếu có phát sinh biến động về vốn cổ phần sau thời điểm đó). Trường hợp 4 quý gần nhất trùng với thời điểm cuối năm, HOSE sẽ lấy số liệu của BCTC năm.
Trên cơ sở đó, biến độc lập EPS được đưa vào mô hình và tác giả lựa chọn cách đo lường:
Lợi nhuận sau thuế – Lợi nhuận sau thuế cổ tức cổ phiếu ưu đãi được EPS = hưởng
Tổng số cổ phiếu thường phát hành
Trong đó EPS được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
3.2.1.2 Biến độc lập – Tỷ số hàng tồn kho/ Doanh thu (INV/SALES) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Persons (1995), Schilit (1993) và Stice (1991) cho rằng quản lý hàng tồn kho có thể thao túng thu nhập. Công ty có thể không thỏa mãn nguyên tắc phù hợp giữa doanh số bán hàng với chi phí tương ứng của hàng hoá bán ra, do đó tăng lợi nhuận, thu nhập ròng. Tỷ số này dựa trên khảo sát từ một số nhà quản lý, cho kết quả việc điều chỉnh bao gồm hàng tồn kho trên báo cáo tài chính theo giá thấp hơn giá gốc hoặc giá thị trường. Công ty có thể không đánh giá đúng về hàng tồn kho bị lỗi thời. Do đó, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu được xem xét (INV/SALES).
Như vậy, tỷ số hàng tồn kho/Doanh thu theo tỷ lệ:
Hàng tồn kho
INV/SALES = Doanh thu
Trong đó:
Hàng tồn kho lấy từ mục hàng tồn kho ròng từ Bảng cân đối kế toán.
Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H1: Tỷ số hàng tồn kho/doanh thu có ảnh hưởng thuận chiều đến lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.3 Biến độc lập – Tỷ số nợ phải trả/ tổng tài sản (TD/TA)
Efstathios Kirkos và cộng sự (2007) xác định rằng các công ty có gian lận báo cáo tài chính có giá trị trung bình của tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản là 0,629, trong khi tỷ lệ này chỉ là 0,437 cho các công ty mà không có gian lận.
Một cấu trúc nợ cao có liên quan với gian lận báo cáo tài chính (Persons, 1995) vì sự chuyển giao rủi ro từ các chủ sở hữu và người quản lý cho các chủ nợ. Nghiên cứu cho thấy rằng việc chuyển giao tài sản tiềm tàng từ các chủ nợ tới nhà quản lý sẽ làm tăng đòn bẩy tài chính (Chow và Rice, 1982). Điều này được đo lường thông qua sự khác biệt trong tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (TD/TA).
Như vậy, tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản theo tỷ lệ:
Nợ phải trả
TD/TA = Tổng tài sản
Trong đó:
Nợ phải trả và tổng tài sản đều lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Giả thuyết H2: Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản có ảnh hưởng nghịch chiều đến lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.4 Biến độc lập – Tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản (WC/TA) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản đã được tìm thấy có một mối tương quan với gian lận báo cáo tài chính. Khi tài sản ngắn hạn thực tế ít khi xuất hiện trong gian lận báo cáo tài chính, các gian lận thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán trong các loại tài sản khác. Như vậy, tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản giảm.
Efstathios Kirkos và cộng sự (2007) thấy rằng giá trị trung bình tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản ở công ty không có gian lận báo cáo tài chính là 0,253. Tuy nhiên, trong các công ty báo cáo đã gian lận báo cáo tài chính, trung bình chỉ là 0,054. Vì vậy, giảm đột ngột tỷ số này cần được xem xét. Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến WC/TA như sau:
Vốn lưu động
WC/TA = Tổng tài sản
Trong đó:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn và tổng tài sản đều lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Giả thuyết H3: Tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản có mối tương quan nghịch đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.5 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản (NP/TA) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Loebbecke và cộng sự (1989) đưa ra một số tín hiệu nguy cơ, gian lận khác đã được kiểm tra, chẳng hạn như tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (SALES/TA), lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (NP /SALES), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (NP/TA) và vốn lưu động trên tổng tài sản (WC/TA), cho khả năng dự đoán được gian lận báo cáo tài chính
Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến NP/TA như sau:
Lợi nhuận sau thuế
NP/TA = Tổng tài sản
Trong đó:
Tổng tài sản đều lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Lợi nhuận sau thuế lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Giả thuyết H4: Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản lãi cơ bản trên cổ phiếu có mối tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.6 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu (NP/SALES)
Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến NP/SALES như sau:
Lợi nhuận sau thuế
NP/SALES = Doanh thu
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H5: Tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu có mối tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.7 Biến độc lập – Tỷ số doanh thu / tổng tài sản (SALES/TA) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản là một yếu tố dự báo quan trọng trong nghiên cứu trước đó (Persons 1995; Fanning và Cogger, 1998).
Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến SALES/TA như sau:
Doanh thu
SALES/TA = Tổng tài sản
Trong đó:
Tổng tài sản lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H6: Tỷ số doanh thu / tổng tài sản tại thời điểm lãi cơ bản trên cổ phiếu có mối tương quan thuận đối với giá cổ phiếu.
3.2.1.8 Biến độc lập – Tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu (DEBT/EQ)
Nhà quản trị có thể thao túng thu nhập, chấp nhận các giao ước nợ một cách dễ dàng. Điều này cho thấy mức độ rủi ro cao trong các khoản nợ có thể làm tăng khả năng xảy ra gian lận báo cáo tài chính (Chow và Rice, 1982). Efstathios Kirkos và cộng sự (2007) xác định rằng giá trị trung bình của tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các công ty có gian lận báo cáo tài chính là 2,706, trong khi các công ty không gian lận có giá trị trung bình chỉ 1.075.
Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến DEBT/EQ như sau:
Nợ phải trả
DEBT/EQ = Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Giả thuyết H7: Tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.9 Biến độc lập – Tỷ số khoản phải thu / doanh thu (REC/SALES) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Persons (1995), Schilit (1993), Stice (1991), Green (1991) và Feroz và cộng sự (1991) cho rằng nhà quản lý có thể thao túng các khoản phải thu. Các nghiên cứu khác đã thử nghiệm bằng cách xem xét tỷ lệ của các khoản phải thu trên doanh thu (REC/SALES; Fanning và Cogger, 1998; Green, 1991; Daroca và Holder, 1985). Loebbecke và cộng sự (1989) thấy rằng các khoản phải thu chiếm 14% trong hành vi gian lận trong mẫu quan sát.
Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến REC/SALES như sau:
Khoản phải thu
REC/SALES = Doanh thu
Trong đó:
Khoản phải thu lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Doanh thu lấy từ mục doanh thu thuần từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H8: Tỷ số khoản phải thu / doanh thu có mối tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.10 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản (GP/TA)
Vanasco (1998), Persons (1995), Schilit (1993) và Stice (1991) cho rằng lợi nhuận cao hơn hoặc thấp hơn có liên quan đến hành vi gian lận. Với mục đích này, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được sử dụng (GP/TA).
Tác giả đo lường sự ảnh hưởng của biến GP/TA như sau:
Lợi nhuận trước thuế
GP/TA = Tổng tài sản
Trong đó:
Tổng tài sản lấy từ Bảng cân đối kế toán.
Lợi nhuận trước thuế từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H9: Tỷ số lợi nhuân trước thuế/ tổng tài sản có mối tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.11 Biến độc lập – Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA); Biến kế toán dồn tích không thể thể điều chỉnh (NDA) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Somnath Das và cộng sự (2003), Ahsan Habib (2004), Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009) cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động đến lãi cơ bản trên phiếu.
Tác giả sử dụng mô hình Jones (1991); Dechow (Jones modified) (1995); Kothari và cộng sự (2005); Phạm Thị Bích Vân (2012) để đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho tổng thể 100 công ty qua 3 năm từ năm 2012 đến 2014.
Tổng biến kế toán dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế (năm t) – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (năm t)
Sau khi thực hiện hồi quy OLS 100 công ty từ năm 2012 đến năm 2014 (giả định rằng số liệu hồi quy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian trong khoảng từ 2012 đến 2014) tương ứng với 300 quan sát ta được α1 α2 α3 α4 . Thay vào phương trình tính được NDA (Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh)
- Các chỉ số về Lợi nhuận sau thuế, doanh thu được lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Các khoản phải thu, nguyên giá tài sản cố định hữu hình được lấy từ bảng cân đối kế toán.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Giả thuyết H11: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh có mối tương quan nghịch đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
- Giả thuyết H12: Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh có mối tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.1.12 Biến kiểm soát – Biến công ty kiểm toán (BIG4) Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Panagiotis E. Dimitropoulos và Dimitrios Asteriou (2009), Mehdi Moradi và cộng sự (2011) cho rằng BIG4 có thể có ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Tác giả đo lường BIG4 là biến nhị phân, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu công ty kiểm toán là BIG4 và nếu không sẽ nhận giá trị =0. Biến được quan sát từ báo cáo kiểm toán của công ty niêm yết.
Giả thuyết H13: Biến công ty kiểm toán có mối tương quan thuận đối với lãi cơ bản trên cổ phiếu.
3.2.2 Mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới các ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Cho thấy rằng mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả khá tốt trong các nghiên cứu về ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu. Vì vậy, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình đo lường ảnh hưởng tín hiệu nguy cơ, gian lận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu; đo lường tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA, NDA) đến lãi cơ bản trên cổ phiếu và so sánh mức độ ảnh hưởng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh. Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
EPSi,t = β0 + β1 INV/SALESi,t+ β2TD/TAi,t+ β3WC/TAi,t + β4NP/TAi,t + β5NP/ SALESi,t + β6SALES/TAi,t + β7DEBT/EQi,t + β8 REC/SALESi,t + β9GP/TAi,t + β10DAi,t+ β11NDAi, + β12BIG4i,t + ui,t
Trong đó:
i = 1,2,…,100 (với i là thể hiện cho 100 công ty niêm yết)
t = 1,2,3 ( với t là khoảng thời gian 3 năm từ 2012 đến 2014)
EPS là biến phụ thuộc, thể hiện lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty i tại thời điểm t
INV/SALES là biến độc lập, tỷ số hàng tồn kho/ Doanh thu của công ty i tại thời điểm t
TD/TA là biến độc lập, tỷ số nợ phải trả/ tổng tài sản thu của công ty i tại thời điểm t WC/TA là biến độc lập, tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t
NP/TA là biến độc lập, tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t
NP/SALES là biến độc lập, tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu thu của công ty i tại thời điểm t
SALES/TA là biến độc lập, tỷ số doanh thu / tổng tài sản thu của công ty i tại thời điểm t
DEBT/EQi,t là biến độc lập, tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu của công ty i tại thời điểm t
REC/SALESi,t là biến độc lập, tỷ số khoản phải thu/doanh thu của công ty i tại thời điểm t
GP/TAi,t là biến độc lập, tỷ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t
DA là biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i tại thời điểm t NDA là biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của công ty i tại thời điểm t
BIG4 là Biến giả (dummy variable) mang giá trị bằng 0 nếu công ty kiểm toán là một trong các Big 4, bằng 0 nếu được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác.
β1,…, β12 là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của EPS trên một đơn vị thay đổi của biến độc lập khi mà giá trị của các biến độc lập khác là không đổi.
ui,t : sai số ngẫu nhiên
Tổng hợp dự đoán về mối tương quan giữa các nhân tố và lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu
3.3 Quy trình thu thập và xử lý số liệu Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
Bước 1: Thu thập và tính toán các dữ liệu cho các biến
Các dữ liệu nghiên cứu trước hết được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty trong mẫu và xử lý ban đầu bằng phần mềm EXCEL. Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 để tính hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA, NDA) và phần mềm Stata để kiểm định ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu. Các tỷ số tài chính, tổng các khoản dồn tích, các khoản dồn tích lấy thông tin từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bước 2: Thống kê mô tả
Mô tả thông tin cơ bản từ mẫu giúp khái quát những đặc điểm cơ bản của quan sát.
Bước 3: Ma trận hệ số tương quan
Phân tích tương quan là phương pháp sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối tương quan giữa hai biến định lượng. Trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối quan hệ tương quan chặt chẽ. Giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối quan hệ tương quan tuyến tính.
Bước 4: Ước lượng hàm hồi quy tuyến tính, hồi quy hỗn hợp (Pooled OLS)
Phân tích hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Mục đích của phân tích hồi quy đa biến là dự đoán mức độ biến phụ thuộc khi biết trước giá trị biến độc lập.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp và mô hình hồi quy thích hợp cho dữ liệu bảng
Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình hồi quy. Khi các mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên vượt qua được các kiểm định sự tồn tại của các ảnh hưởng đặc thù, thì chúng sẽ được so sánh với nhau thông qua kiểm định Hausman, nhằm kiểm chứng tính độc lập của các ảnh hưởng ngẫu nhiên đối với các biến giải thích. Giả thiết là:
H0 : Các ảnh hưởng ngẫu nhiên độc lập với các biến phụ thuộc
Bước 6: Thực hiện ước lượng hàm hồi quy
Bước 7: Kiểm định liên quan
Mô hình ảnh hưởng cố định được so sánh với phương pháp bình phương tối thiểu thông thường bằng kiểm định Fischer. Kiểm định này cho phép kiểm chứng sự tồn tại của ảnh hưởng đặc thù không đồng nhất giữa các đơn vị. Giả thiết là:
Công cụ phân tích là STATA 12. Phần mềm STATA thích hợp với dữ liệu bảng của nghiên cứu.
Kết luận chương 3
Từ tổng quan lý thuyết và các mô hình thực nghiệm đã trình bày ở chương 1 và chương 2, luận văn đã xây dựng được mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Chương 3 đi từ xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, sử dụng các biến độc lập, kiểm soát phù hợp với môi trường Việt Nam. Với mẫu nghiên cứu 100 công ty niêm yết được chọn qua 3 năm từ 2012 đến 2014, tác giả đã đưa ra được kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu. Mô hình nghiên cứu này sẽ được đưa vào vận dụng và kiểm định trong chương 4. Luận văn: Thực trạng về điều chỉnh lợi nhuận tại Cty niêm yết
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp cải thiện báo cáo tín dụng tại Cty niên yết