Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Xây dựng chiến lược Marketing – mix tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
- Tên giao dịch quốc tế: Hoang Van Thu paper Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: HOPACO.
- Trụsở chính: Phường Quan Triều -Thành phố Thái Nguyên
Công ty giấy Hoàng Văn Thụ nằm trên khu đất cách Thành phố Thái Nguyên 3km về phía Bắc, cạnh quốc lộ 3 trên tuyến đường Thái Nguyên – Cao Bằng, cách ga Quan Triều 1Km, phía sau là Sông Cầu, địa điểm này đã tạo thuận lợi về nhiều mặt cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Công ty giấy Hoàng Văn Thụ tiền thân là nhà máy giấy Đáp Cầu – Bắc Ninh do Pháp xây dựng vào tháng 7 năm 1913.
Ngày 20/ 8/ 1945 Đảng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Bắc Ninh. Pháp đã buộc phải giao lại toàn bộ cơ sở vật chất cho chính quyền cách mạng, đây được coi là thời điểm thành lập Công ty, nhà máy giấy đầu tiên của Việt Nam do chính quyền cách khu Việt Bắc tại xã Phượng Tiến – Huyện Định Hoá – Tỉnh Thái Nguyên. Ngày 05/08/1947 Nhà máy được lắp đặt xong và đi vào sản xuất phục vụ kháng chiến.
Trong buổi lễ khánh thành tại địa điểm mới, nhà máy đã đổi tên thành Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.
Năm 1955, sau khi hoà bình lập lại Nhà máy được di chuyển về phường Quan Triều – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Với quyết tâm phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ và đại hội công nhân viên chức đề ra, năm 2000 nhà máy đã được đầu tư thiết bị của Đức với công suất 15.000 tấn/năm, năm 2019 mở rộng nâng công suất lên 61.000 tấn/năm
Dưới sự lãnh đạo của của Đảng, Nhà máy đã lập nhiều thành tích cả trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng tổ quốc. Nhà máy được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, đặc biệt là ngày 10/ 04/ 2001 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu: “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” .
Ngày 01/ 01/ 2003 Tổng Công ty giấy Việt Nam quyết định nâng cấp từ “Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ lên “Công ty giấy Hoàng Văn Thụ”.
Tháng 4/2006: Công ty giấy Hoàng Văn Thụ đã Cổ phần hoá chuyển thành:
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
Sau 12 năm chuyển đổi từ mô hình nhà nước chuyển sang Cổ phần hóa, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã có những bước chuyển mình thực sự. Với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm cao của hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc đã sắp xếp ổn định lại tổ chức phù hợp và gọn nhẹ hơn, cân đối lại định biên lao động theo năng lực của từng người, hoàn thiện quy chế quản lý, xây dựng nề nếp tác phong công nghiệp hóa, văn hóa doanh nghiệp, cải tạo cảnh quan, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người lao động. Đời sống thu nhập của người lao động dần được cải thiện, ổn định, mọi chế độ, quyền lợi được đảm bảo.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.1.2.1. Chức năng
Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về giấy công nghiệp, trong đó chủ yếu là giấy bao bì và giấy bao gói xi măng. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh về vận tải và một số vật tư khác (tre, mây, nứa, lá).
Các loại sản phẩm giấy chủ yếu của Công ty hiện nay là: + Giấy bao gói hàng hóa
Giấy vỏ bao xi măng các loại + Giấy bìa cứng
Giấy cắt may
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ các ngành nhiệm vụ và nghĩa vụ nhà nước giao.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống cho công nhân viên chức, tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật chuyên môn cho người lao động.
- Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong lao động, an toàn giao thông và an toàn xã hội.
Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về giấy công nghiệp, trong đó chủ yếu là giấy bao bì và giấy bao gói xi măng. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh về vận tải và một số vật tư khác (tre, mây, nứa, lá).
Các loại sản phẩm giấy chủ yếu của Công ty hiện nay là: Giấy bao gói hàng hoá; giấy vỏ bao xi măng các loại; giấy bìa cứng và giấy cắt may.
3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ được thể hiện ở hình 3.1 sau:
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, được phân ra làm 3 cấp quản lý:
- Quản lý cấp cao: Hội đồng Cổ đông, Giám đốc, Phó giám đốc…
- Quản lý cấp trung: Trưởng phòng, phó phòng, Phân xưởng trưởng…
- Quản lý cấp thấp: Tổ trưởng, Đội trưởng…
Với cách thức tổ chức bộ máy quản lý như vậy, thì cơ cấu bộ máy quản lý sẽ gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của Công ty. Theo đó các bộ phận, phòng ban, cá nhân, có quan hệ phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng, tạo ra hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh. Từng đơn vị phòng ban có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, mỗi cán bộ nhân viên phải tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước người lãnh đạo trực tiếp của Công ty. Các phòng ban chức năng phối hợp với nhau thực hiện tốt công việc được giao.
3.1.3.2. Chức năng,nhiệm vụ của bộ máy quản lý Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Đại hội đồng Cổ đông: Là cơ quan ra quyết định cao nhất của Công ty, có chức năng bầu, bãi, miễn nhiệm các thành viên trong hộ đồng quản trị. Ban kiểm soát và phê chuẩn việc hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc điều hành. Đại hội đồng Cổ đông thảo luận thông qua kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty, quyết định phê chuẩn báo cáo tài chính, mức Cổ tức hành năm cho mỗi Cổ phần.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty do đại hội đồng Cổ đông bầu ra, quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở mục đích chiến lược và cơ cấu tổ chức của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng của Công ty, duyệt phương án tổ chức của bộ máy, nhân sự các đơn vị trực thuộc.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cho các Cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của điều lệ của Công ty. Quản lý các nguồn nhân lực do nhà nước giao, quản lý nội bộ cũng như mọi hoạt động khác của Công ty. Chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân.
Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp cho chủ tịch hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động của Công ty theo sự phân công uỷ quyền của chủ tịch hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị về công việc mà chủ tịch phân công uỷ quyền. Ngoài ra tổng giám đốc điều hành còn có chức năng nhận mệnh lệnh từ cấp trên và trực tiếp chỉ đạo các giám đốc điều hành thực hiện nhiệm vụ.
Phó tổng giám đốc hành chính nội vụ: Giúp việc cho tổng giám đốc về quản lý các vấn đề liên quan đến tổ chức hành chính và đời sống y tế…
Phó tổng giám đốc kinh tế tài chình: Giúp việc cho Tổng giám đốc phụ trách khối liên doanh, quản lý nguồn vốn giám sát mọi chi phí đầu vào.
Phó tổng giám đốc kinh tế kỹ thuật: Giúp việc cho tổng giám đốc, phụ trách khối kỹ thuật sản xuất, trực tiếp điều hành dây chuyền công nghệ, bảo đảm ké hoạch tiến độ giao hàng.
3.1.4. Đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá dịch vụ chủ yếu
Quy trình công nghệ sản xuất là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng. Nó có ý nghĩa quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ở mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh, năng suất lao động tăng sẽ là cơ sở hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong thương trường.
Trong giai đoạn gần đây, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão với tốc độ ngày càng mạnh, những thành tựu khoa học kĩ thuật đã được con người ứng dụng trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại đã đưa vào thay thế cho lao động chân tay giải phóng sức lao động cho con người. Do đó,Công ty luôn chú trọng đến việc đổi mới, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị trường. Tháng 6/2007 Công ty đã lắp đặt một hệ quy trình công nghệ mới.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được lắp đặt theo quy trình công nghệ sản xuất giấy của Đức, trong quá trình sản xuất máy móc dây truyền công nghệ của Công ty cũng thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp, cải tiến. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ được thể hiện ở hình 3.2 sau:
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy
Quy trình sản xuất giấy được thiết kế song song gồm 2 dây chuyền -Dây chuyền: Dùng để xử lí giấy loại, chuẩn bị bột.
Dây chuyền 2: Dùng đẻ xử lí bột Kraft và bột nội địa. Các dây chuyền chuẩn bị bột bao gồm các công đoạn sau
- Băng tải đưa nguyên vật liệu.
- Máy đánh tơi thuỷ lực có kết cấu bỏ tạp chất tự động.
- Máy phân li hệ thống lọc cát thô sàng lọc áp lực.
- Bộ phận khuyếch tán nóng.
- Hệ thống nghiền đĩa.
Bể chứa bột và toàn bộ hệ thống bơm bột tại công đoạn (kể cả bơm bột sang xeo). Giấy loại được băng tải đưa vào máy đánh tơi thuỷ lực, tại đây các tạp chất như băng dính, đinh gim, tạp chất cơ học… Được loại bỏ phần bột, sau đó được bơm pha loãng và bơm vào hệ thống lọc cát thô, bột sau khi lọc cát qua các hệ thống khuếch tán nóng và đưa lên bể chứa nhất định. Tại đây bột được cho thêm phụ gia cần thiết và được đưa lên xeo, quy trình ở dây chuyền thứ 2 cứ thế tiếp tục
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Nhìn chung, những năm gần đây diễn biến thị trường hết sức phức tạp, giá cả thị trường lên xuống thất thường, khó phán đoán và không lường trước được. Nguyên vật liệu khan hiếm, giá nguyên vật liệu nhập ngoại như Hàn Quốc, Nga, Inđô, Lào.. tăng cao. Hơn nữa trong nước đã xuất hiện thêm một số doanh nghiệp nhỏ sản xuất giấy cùng loại của Công ty, mặc dù chất lượng kém hơn nhưng giá cả lại thấp hơn của Công ty làm cho sản phẩm của Công ty ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả về chất lượng và giá làm ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí và khả năng tiêu thụ sản phẩm… Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả không cao. Nhiều chỉ tiêu chính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đã thực hiện không đạt so với kế hoạch. Song với sự nỗ lực của Ban Tổng giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và việc củng cố giữ mối quan hệ mật thiết với những khách hàng thân thiết, truyền thống đã giúp Công ty tận dụng được những thuận lợi, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2019-2023
Năm 2019, 2020, 2021, hoạt động kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 6.228 triệu đồng, 14.132 triệu đồng và 4.073 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2022, 2023 Công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn tới lợi nhuận sau thuế cả hai năm đều âm. Cụ thể, năm 2022 là 897 triệu đồng, năm 2023 là 22.995 triệu đồng.
Hình 3.3: Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ giai đoạn 2019 – 2023
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, doanh thu của Công ty đều tăng qua các năm (năm 2021 là 293.889.181.536 đồng, năm 2022 là 301.672.646.696 đồng, năm 2023 là 367.881.050.529 đồng), nhưng lợi nhuận lại giảm sâu (năm 2021 là 4.073.518.451 đồng, năm 2022 là -897.598.937 đồng, năm 2023 là -22.995.036.553 đồng). Doanh thu năm 2023 cao nhất trong 3 năm, cao gấp 1,2 lần doanh thu năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2023 lại thấp nhất, đó chủ yếu là do trong năm 2023, các khoản giảm trừ doanh thu rất cao, cao gấp năm 2022 gần 8 lần. Cụ thể, các khoản giảm trừ doanh thu năm 2022 là 1.826.650.236 đồng, trong khi các khoản giảm trừ doanh thu năm 2023 lên tới 14.486.730.623 đồng.
Đặc biệt năm 2023, tất các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thực tế đều không đạt được theo kế hoạch đã đề ra:
Qua bảng phân tích 3.2: Sở dĩ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn là do những năm gần đây, Công ty phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức như: Diễn biến thị trường hết sức phức tạp, giá cả thị trường lên xuống thất thường, khó phán đoán và không lường trước được.Nguyên vật liệu khan hiếm, giá nguyên vật liệu nhập ngoại như Hàn Quốc, Nga, Inđô, Lào.. tăng cao, thiết bị máy móc xuống cấp, thiếu nguyên nhiên liệu, thiếu lao động … dẫn đến tình hình sản xuất không đạt đặc biệt phải ngừng sản xuất viên nén.
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023 thực hiện so với kế hoạch
Hơn nữa trong nước đã xuất hiện thêm một số doanh nghiệp nhỏ sản xuất giấy cùng loại của Công ty, mặc dù chất lượng kém hơn nhưng giá cả lại thấp hơn của Công ty làm cho sản phẩm của Công ty ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả về chất lượng và giá làm ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí và khả năng tiêu thụ sản phẩm…
3.2. Phân tích thực trạng và đánh giá chung về hoạt động marketing – mix tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.2.1. Phân tích thực trạng hoạt động marketing của Công ty
3.2.1.1. Chính sách sản phẩm
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và thực tế, sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của quốc gia. Có thể thấy rõ điều đó qua Phụ lục 03 – Bảng so sánh chất lượng sản phẩm giấy bao xi măng của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đến năm 2023 so với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2007 về giấy làm vỏ bao xi măng. Tất cả các yêu cầu về ngoại quan, các chỉ tiêu cơ lý, bao gói, ghi nhãn… đều được Công ty chú trọng và kiểm soát chặt chẽ trong từng khâu của quá trình sản xuất để đạt được chất lượng tốt nhất, đạt chuẩn.
Để có đánh giá khách quan về sản phẩm của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện khảo sát 60 khách hàng có giao dịch với Công thông qua phiếu điều tra được thể hiện qua Bảng 3.3 – Kết quả điều tra khách hàng đánh giá sản phẩm của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ:
Bảng 3.3: Kết quả điều tra khách hàng đánh giá sản phẩm của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Qua tổng hợp kết quả điều tra có thể thấy, sản phẩm giấy của Công ty chưa thực sự đa dạng, có tới 53 khách hàng (tương ứng tỷ lệ 88,33%) được hỏi đánh giá mức đa dạng của sản phẩm là tương đối hài lòng thậm chí có 2 khách hàng (tương ứng tỷ lệ 3,33%) đánh giá kém. Mặc dù sản phẩm của công ty đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, nhưng do chưa liên tục cải tiến dây chuyền công nghệ nên chất lượng sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh vẫn ở mức trung bình. Vì chỉ có 25 khách hàng (tương ứng với 41,67%) hài lòng và tương đối hài lòng về chất lượng sản phẩm của Công ty. 54 khách hàng tương ứng với tỷ lệ 90% đánh giá các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của Công ty chỉ ở mức tương đối hài lòng, về mẫu mã bao bì cũng có tới 50 khách hàng tương ứng với tỷ lệ 83,33% đánh giá ở mức tương đối hài lòng).
3.2.1.2. Chính sách giá cả Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Giá cả là chữ P duy nhất có ý nghĩa mang về doanh thu cho Công ty trong xây dựng chiến lược marketing – mix.
Có rất nhiều phương pháp để xác định mức giá cho sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, giá của sản phẩm được xác định dựa trên lợi nhuận mục tiêu và chi phí với công thức tính như sau:
P = Z + Lm
Trong đó:
P: Giá bán đơn vị sản phẩm.
Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm.
Lm: Lợi nhuận mục tiêu.
Trên cơ sở công thức trên, Công ty đã định giá cho tất cả các sản phẩm của mình. Giá bán hiện nay của một số sản phẩm của Công ty được thể hiện trong Bảng 3.4 – Bảng giá một số sản phẩm chủ yếu của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
Bảng 3.4: Bảng giá một số sản phẩm chủ yếu của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Mức giá trên được xây dựng hoàn toàn dựa trên giá thành sản xuất và lợi nhuận Công ty mong muốn đạt được. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều Công ty sản xuất giấy bao bì với giá thành rẻ. Công ty cần quan tâm tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh cho hợp lý. Tránh tập trung quan tâm nâng cao chất lượng làm đội giá thành sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, nắm bắt đặc điểm thị trường để đưa ra mức giá phù hợp. Nếu khách hàng đang gặp khó khăn thì một mức tăng giá dù rất nhỏ cũng có thể là gánh nặng vô cùng lớn và dẫn tới khách hàng tìm đến sản phẩm giá thấp dù chất lượng giảm đôi chút. Ví dụ đối với sản phẩm giấy gói bao xi măng là sản phẩm chủ yếu của Công ty. Hiện nay trên thị trường có Công ty chào bán với mức giá 12.000 đồng/sản phẩm. Trong khi đó, ngành sản xuất xi măng trong nước cũng đang gặp nhiều khó khan, cung nhiều hơn cầu thì nhu cầu hạ giá thành lại đặt ra cấp thiết đối với ngành sản xuất xi măng. Và tất nhiên, mong muốn của các doanh nghiệp sản xuất xi măng là giá bao bì giảm nhằm góp phần hạ giá bán. Do vậy, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ cần phải thận trọng khi đưa ra mức giá của mình. Công ty cần kết hợp giữa cách xác định giá hiện tại với phương pháp định giá theo sự cạnh tranh đó là xác định giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi chọn cho sản phẩm của mình mức giá ngang bằng, cao hơn hoặc thấp hơn. Có thể nói việc định giá của Công ty trong những năm qua là chưa phù hợp.
Bên cạnh việc định giá, các nhà marketing cần phải chọn cho mình chiến lược giá nhằm chỉnh lý giá sản phẩm cho phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh. Đây là nội dung quan trọng, là điểm nhấn trong chiến lược marketing. Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, giá cả sản phẩm được xác định theo công thức trên và dựa trên kinh nghiệm qua các đời lãnh đạo mà không có chiến lược cụ thể. Đối với sản phẩm của Công ty hoàn toàn là những sản phẩm truyền thống đã ra mắt thị trường từ ngày đầu Công ty thành lập từ năm 1913. Cho đến nay, có rất nhiều Công ty cũng sản xuất và cung cấp sản phẩm tương tự của Công ty, vì vậy phù hợp nhất với Công ty giai đoạn này là áp dụng chiến lược giá khuyến mãi và chiến lược giá theo khu vực địa lý. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Ngoài ra, phương thức thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng. Một doanh nghiệp nếu có đủ khả năng về quản lý nếu có đủ khả năng về quản lý thì nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng. Bỏ đi một phương thức thanh toán đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bỏ đi một lượng khách hàng tiềm năng. Tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, phương thức thanh toán khá phong phú và đa dạng được duy trì nhiều năm nay: phương thức thanh toán trả ngay, trả chậm, thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản. Hiện nay, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất phát triển và đang được khuyến khích áp dụng. Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu để mở rộng các hình thức thanh toán hơn nữa như phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Mastercard, Visa.. càng nhiều loại thẻ càng tốt). Như vậy, có thể thấy chính sách giá cả của Công ty còn nhiều hạn chế. Điều đó cũng được thể hiện qua Bảng 3.5 – Kết quả điều tra khách hàng đánh giá về chiến lược giá của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ:
Bảng 3.5: Kết quả điều tra đánh giá của khách hàng về giá sản phẩm của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Qua kết quả điều tra cho thấy, chỉ có một lượng rất nhỏ khách hàng được hỏi (5 khách hàng tương ứng tỷ lệ 8,3%) cho rằng mức giá hiện tại của Công ty áp dụng mang tính cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Trong khi đó, có tới 40 khách hàng tương ứng tỷ lệ 66,67% cho rằng giá sản phẩm của Công ty kém cạnh tranh so với thị trường. Điều đó cũng dễ hiểu khi Công ty mới chỉ định giá sản phẩm căn cứ vào giá thành sản xuất mà chưa xét đến giá của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, cũng theo kết quả phiếu điều tra, về hình thức thanh toán Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đang áp dụng, có 31 khách hàng chiếm tỷ lệ 51,67% khách hàng được hỏi đánh giá sự đa dạng trong hình thức thanh toán là ở mức hài lòng, và chỉ có 9 khách hàng với tỷ lệ 15% cho rằng hình thức thanh toán Công ty áp dụng rất không hài lòng. Đây cũng là vấn đề Công ty cần lưu ý bởi hiện nay, thanh toán qua thẻ đang rất được ưa chuộng. Mặc dù Công ty đã áp dụng cả hình thức thanh toán tiền mặt lẫn chuyển khoản, cả bán hàng trực tiếp lẫn trả chậm trả góp nhưng chưa mở rộng chấp nhận thanh toán qua thẻ, điều này có thể sẽ chưa đáp ứng nhu cầu thanh toán của một bộ phận khách hàng đặc biệt trong thời kỳ công nghệ bùng nổ như hiện nay.
3.2.1.3. Chính sách phân phối
Hiện nay, sản phẩm chính của Công ty là giấy gói bao xi măng, ngoài ra Công ty còn sản xuất và cung cấp giấy giác mẫu vi tính, giấy giác cắt may. Khách hàng của những loại sản phẩm này chủ yếu là khách hàng công nghiệp đó là các Công ty sản xuất xi măng, Công ty may. Vì vậy, sản phẩm của Công ty thường sử dụng các loại kênh ngắn (kênh trực tiếp) điều này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty đều do phòng kế hoạch thị trường đảm nhiệm. Tuy nhiên, phòng kế hoạch thị trường trong phân giao nhiệm vụ thì chủ yếu là lập kế hoạch, báo cáo liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh nói chung của đơn vị. Nhiệm vụ marketing rất mờ nhạt, chung chung như đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Hơn nữa, cán bộ phòng kế hoạch thị trường lại không có chuyên môn về marketing. Chính vì vậy, đến nay, mạng lưới phân phối của Công ty rất đơn giản: công ty áp dụng kênh phân phối trực tiếp (sản phẩm trực tiếp chuyển từ kho Công ty tới khách hàng, không qua đại lý), Công ty không có đại lý, không có hình thức phân phối qua trung gian trong khi hình thức phân phối qua đại lý, trung gian lại hết sức cần thiết nếu không muốn nói là không thể thiếu khi chúng ta muốn mở rộng thị trượng tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng lý giải vì sao với lợi thế như vậy mà sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở khu vực phía Bắc mà không chiếm lĩnh được thị trường tiềm năng phía Nam.
Có thể thấy rõ thị trường tiêu thụ của Công ty qua Phụ lục 04 – Danh sách khách hàng của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ: Khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp, không có khách hàng là cá nhân đơn lẻ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với mặt hàng sản phẩm hiện tại của Công ty là các loại giấy công nghiệp, bao bì xi măng. Đây cũng là điều Công ty cần lưu ý trong các chương trình chăm sóc khách hàng của mình để phù hợp với các khách hàng có quy mô lớn, các Công ty, doanh nghiệp. Những năm qua, khách hàng của Công ty chủ yếu là các Công ty ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Phòng. Công ty cũng đã mở rộng thị trường tới Nam Định. Quảng Bình, Đà Nẵng nhưng rất ít. Trong tổng số 81 khách hàng của Công ty thì có tới 71 khách hàng có địa bàn ở miền Bắc, 8 khách hàng ở miền Trung và chỉ có 2 khách hàng ở miền Nam. Với bề dày truyền thống, với uy tín lâu năm trên thị trường, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ hoàn toàn có thể mở rộng mạng lưới khách hàng hơn nữa.
3.2.1.4. Chính sách xúc tiến bán hàng Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp có nhiệm vụ truyền đạt giá trị sản phẩm đến khách hàng. Nhưng tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, chiến lược xúc tiến hỗn hợp chỉ đơn giản là quảng cáo và hình thức quảng cáo lại hết sức đơn giản mang tính chào mừng, kỷ niệm ngày truyền thống nhiều hơn và xúc tiến bán hàng. Không một doanh nghiệp nào có thể phù nhận vai trò quan trọng của quảng cáo trong hoạt động marketing. Quảng cáo là sự truyền thông những thông tin về hàng hóa của người bán hướng vào những đối tượng có nhu cầu bằng những phương tiện truyền thông nhằm thuyết phục và động viên họ mua hàng. Quảng cáo làm cho hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanh hơn và nâng cao được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, hàng năm chi phí cho quảng cáo là rất rất ít. Hình thức quảng cáo của Công ty chủ yếu là các bài báo đưa tin chung về Công ty trong đó có lồng ghép giới thiệu về sản phẩm của Công ty. Các bài báo này chủ yếu được đăng trên báo địa phương nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Công ty. Điều này có thể khiến Công ty bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng do họ không biết đến Công ty bởi các kênh thông tin về Công ty quá hạn chế.
Kết quả điều tra trong Bảng 3.6 cho thấy, trong 60 khách hàng được hỏi, chủ yếu khách hàng biết đến Công ty là do được bạn bè giới thiệu (39 khách hàng tương ứng với tỷ lệ 65% khách hàng được hỏi), có 11 khách hàng tương ứng với tỷ lệ 18,33% biết đến Công ty qua báo chí, 8 khách hàng ứng với tỷ lệ 13,33% biết đến Công ty qua Radio và 2 khách hàng tương ứng với tỷ lệ 3,33% biết đến Công ty qua Internet, không có khách hàng nào biết đến Công ty qua Ti vi hay Internet. Qua đây có thể thấy Công ty đã không tận dụng những ưu thế của các phương tiện quảng cáo như ti vi, internet hay các phương tiện quảng cáo ngoài trời để quảng bá cho sản phẩm của mình. Đây là một điểm hết sức hạn chế trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Công ty cần được khắc phục.
Bảng 3.6: Kết quả điều tra khách hàng về kênh thông tin biết đến Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Mặc dù là Công ty có bề dày lịch sử, nhưng với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, không lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp, tương tác với đa dạng đối tượng khách hàng, không đầu tư cho quảng cáo thì sản phẩm của Công ty không được tiêu thụ rộng khắp, kinh doanh thua lỗ là điều dễ hiểu. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Những hạn chế trong chính sách xúc tiễn hỗn hợp của Công ty cũng được thể hiện qua Bảng 3.7 – Kết quả đánh giá chính sách xúc tiến hỗn hợp của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá chính sách xúc tiến hỗn hợp của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Hầu hết các khách hàng được hỏi đều đánh giá hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty ở mức rất không hài lòng: 50 khách hàng chiếm tỷ lệ 83,33% khách hàng được hỏi cho rằng hình thức quảng cáo của Công ty kém đa dạng, hình thức khuyến mại kém hấp dẫn, và có tới 55 khách hàng tương ứng tỷ lệ 91,67% cho rằng quảng cáo của Công ty kém thu hút sự chú ý của khách hàng.
Như vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần đặc biệt chú trọng tới chính sách xúc tiến hỗn hợp bởi như hiện nay, gần như chính sách xúc tiễn hỗn hợp không phát huy hiệu quả, không góp phần đẩy mạnh doanh số của Công ty.
3.2.2. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động marketing của Công ty
3.2.2.1. Ưu điểm
Qua thực trạng hoạt động marketing – mix tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, có thể thấy ưu điểm lớn nhất của Công ty đó là về chiến lược sản phẩm. Sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về các yếu tố cơ lý, độ bền… được khách hàng đánh giá cao (thể hiện qua Bảng 3.3 – Kết quả điều tra khách hàng đánh giá sản phẩm của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ). Có 20 khách hàng trên tổng số 60 khách hàng được hỏi đánh giá sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt
Giá cả của Công ty cũng tương đối ổn định. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã áp dụng các phương thức thanh toán khá đa dạng: thanh toán trực tiếp, trả chậm trả góp, tiền mặt, chuyển khoản thể hiện sự linh hoạt trong kinh doanh, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng, tạo cảm giác thoải mái, thuận tiện, chuyên nghiệp cho khách hàng khi thực hiện thanh toán với Công ty.
Kênh phân phối của Công ty rất đơn giản: sản phẩm từ Công ty được giao trực tiếp đến các khách hàng. Điều này giúp Công ty có thể trực tiếp quản lý được hệ thống khách hàng. Vì không thông qua các trung gian nên quản lý được chính sách chiết khấu, khuyến mại dành cho khách hàng.
Chính sách xúc tiến hỗn hợp đơn giản nên tiết kiệm được chi phí, dễ thực hiện.
3.2.2.2. Hạn chế Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Công ty chưa có phương pháp xây dựng mục tiêu marketing cụ thể dẫn tới Công ty không có mục tiêu chi tiết mà chỉ chung chung đại khái.
Trong khi thị trường đã thay đổi rất nhiều đặc biệt là tính hội nhập cao và cạnh tranh gay gắt, thì thị trường của Công ty qua các năm không có nhiều thay đổi. Thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ nhìn chung vẫn còn rất nhỏ và chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc.
Sản phẩm của Công ty chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm tuy đã đạt theo yêu cầu của Công ty nhưng chưa đáp ứng được so với chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, nên chưa tiếp cận được thị trường xuất khẩu.
Giá cả được xây dựng hoàn toàn dựa trên giá thành sản xuất và lợi nhuận Công ty mong muốn đạt được, chưa xét đến giá của các đối thủ cạnh tranh. Giá sản phẩm của Công ty vẫn ở mức khá cao so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh có thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường. Doanh thu trên các thị trường không đều và không ổn định.
Mạng lưới phân phối của Công ty quá đơn giản. Công ty không có đại lý, không có hình thức phân phối qua trung gian trong khi hình thức phân phối qua đại lý, trung gian lại hết sức cần thiết nếu không muốn nói là không thể thiếu khi chúng ta muốn mở rộng thị trượng tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng lý giải vì sao với lợi thế như vậy mà sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở khu vực phía Bắc mà không chiếm lĩnh được thị trường tiềm năng phía Nam.
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp có nhiệm vụ truyền đạt giá trị sản phẩm đến khách hàng. Nhưng tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, chiến lược xúc tiến hỗn hợp chỉ đơn giản là quảng cáo và hình thức quảng cáo lại hết sức đơn giản mang tính chào mừng, kỷ niệm ngày truyền thống nhiều hơn và xúc tiến bán hàng. Hàng năm chi phí cho quảng cáo là rất rất ít. Hình thức quảng cáo của Công ty chủ yếu là các bài báo đưa tin chung về Công ty trong đó có lồng ghép giới thiệu về sản phẩm của Công ty. Các bài báo này chủ yếu được đăng trên báo địa phương nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Công ty.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược marketing – mix của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.3.1. Các nhân tố bên ngoài Công ty
Nếu tính chung ngành giấy thì hiện nay, cả nước có khoảng 1.000 DN (DN nhỏ lẻ chiếm 80%), trong đó phân bổ chủ yếu ở phía Nam (70% DN ở phía Nam, 30% DN ở phía Bắc).Khoảng 40% nhu cầu giấy công nghiệp ở nước ta phải nhập khẩu từ các nước: Trung Quốc, Indo, Thái, Đài Loan, Hàn, Nhật (trong đó Trung Quốc chiếm cao nhất với hơn 20% kinh ngạch nhập khẩu).Số lượng DN có công suất trên 100.000 tấn/năm là rất ít. Có thể kể tên 1 số DN như sau: Vina Kraft: công suất 243.000 tấn/năm; Giấy Sài Gòn: công suất 232.000 tấn/năm; TNHH Xưởng giấy Chánh Dương: công suất 108.000 tấn/năm. Năm 2022 đã nâng năng suất lên 442.800 tấn/năm; An Bình: công suất 75.000 tấn/năm; Đông Hải Bến Tre: năng suất 60.000 tấn/năm. Đã đầu tư thêm 660 tỷ VNĐ. Dự kiến cuối năm 2023 nâng năng suất lên 180.000 tấn/năm; Cheng Loong: Dự kiến giai đoạn 1(T1/2018) là 350.000 tấn/năm. Đang đầu tư 1 tỷ USD để mục tiêu đạt: 1.000 000 tấn/năm; Nhà máy giấy Hậu Giang: 420.000 tấn giấy bao bì + 330.000 tấn bột giấy…
So với năm 2021, năng lực sản xuất giấy của nước ta đã tăng 3,2%.
Qua bảng 3.8: Riêng đối với thị trường giấy làm bao bì, từ đầu tháng 09/2023 thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua tất cả giấy làm bao bì có trên thị trường với bất cứ giá nào, thậm chí họ muốn ký hợp đồng dài hạn và nài nỉ trả tiền trước để mang giấy về Trung Quốc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: những chính sách mới của Trung Quốc trong việc quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và kiểm soát ô nhiễm đã tác động tới thị trường Việt Nam. Cụ thể:
- Từ tháng 05/2023, Trung Quốc ngừng cấp hạn ngạch nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất; đóng cửa hàng loạt cơ sở sản xuất giấy để các cơ sở này hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn mới được hoạt động trở lại; Việc này đã làm cho các nhà máy sản xuất giấy làm bao bì ở Trung Quốc thiếu nguyên liệu và thị trường Trung Quốc thiếu giấy làm bao bì trầm trọng. Hậu quả là giá giấy làm bao bì và giá bao bì giấy tăng hàng ngày ở Trung Quốc.
- Từ 01/01/2018, Trung Quốc ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu giấy phế liệu không được phân loại.
Bảng 3.8: Tình hình năng lực sản xuất, tiêu dùng, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu giấy tại nước ta qua các năm 2020, 2021, 2022
Quy định tạp chất lẫn trong giấy phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không quá 0,3% (hiện tại 1,5%) – tức là giấy phế liệu phải sạch hoàn toàn. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Nâng ngưỡng quy định quy mô tối thiểu của các nhà máy được phép nhập khẩu, chế biến và sử dụng giấy thu hồi nhập khẩu.
Cuối năm 2019, Trung Quốc sẽ dần dần ngưng nhập khẩu những chất thải rắn có thể thay thế bằng các sản phẩm và các nguồn trong nước.
Trước mắt:
- Thị trường bỗng trở nên khan hiếm giấy làm bao bì.
- Các nhà máy giấy chạy hết công suất vẫn không có giấy để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nội địa và ở nước ngoài.
- Giúp cho nhiều nhà máy hồi sinh; các nhà máy có điều kiện tích luỹ để đầu tư nâng cấp/mở rộng.
- Một số nhà máy đã có kế hoạch khẩn trương đầu tư để tận dụng cơ hội.
- Các nhà sản xuất bao bì giấy trong nước thiếu nguyên liệu do một lượng lớn giấy được bán cho khách hàng nước ngoài.
- Giá giấy làm bao bì có xu hướng tăng do;
Lâu dài:
- Sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam và FDI đầu tư vào sản xuất giấy làm bao bì ở Việt Nam với quy mô lớn và công nghệ hiện đại.
- Quá trình đào thải các dây chuyền sản xuất lạc hậu, công suất nhỏ, gây ô nhiễm sẽ diễn ra nhanh hơn.
- Chất lượng giấy làm bao bì nhanh chóng được nâng cao.
- Kích thích việc thu gom giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam, tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đây là cơ hội để Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ hồi sinh và phát triển bền vững.
3.3.1.1. Các yếu tố thể chế – luật pháp Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với giấy, chính vì vậy, bên cạnh những quy định chung của Pháp luật về doanh nghiệp, lao động, kế toán, tiền lương, thương mại,… Công ty còn chịu điều tiết bởi các quy định đặc thù ngành như: Quyết định số 64/1999/QĐ-BCN ngày 29 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc ban hành tiêu chuẩn ngành; Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ công thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025. Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.Theo tính toán của ngành giấy, chi phí cho việc ký quỹ (trả lãi tiền vay) sau khi trừ lãi số dư tiền gửi, lần lượt ở doanh nghiệp có sản lượng thấp nhất là hơn 5,3 triệu đồng/tháng; tính bình quân là hơn 13,3 triệu đồng/tháng và chi phí cho việc ký quỹ của doanh nghiệp lớn nhất là trên 53,2 triệu đồng/tháng. Tính chung chi phí cho việc ký quỹ của toàn ngành giấy là gần 453 triệu đồng/tháng hay gần 5,5 tỷ đồng đồng/năm. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đều thiếu vốn lưu động, việc ký quỹ một khoản tiền lớn (ít nhất cũng gần 1 tỷ đồng) hàng tháng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra quy định mới về việc phế liệu nhập khẩu phải kiểm hóa 100% tại hải quan cửa khẩu nhập cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, công văn số 6037/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ngày 01/7/2021 quy định kiểm hóa 100% phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất kể từ ngày 01/7/2021.Trước ngày 01/7/2021, việc kiểm hóa chỉ thực hiện theo xác suất và chỉ khi hải quan nghi ngờ. Nay kiểm hóa 100% lô hàng, thời gian thông quan lô hàng nhập khẩu kéo dài và tăng chi phí không đáng có.
Rõ ràng, một thể chế luật pháp hoàn chỉnh, phù hợp sẽ là căn cứ thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những bất cập trong thể chế, chính sách sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Việc thiếu nguyên liệu sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, có thể làm quá trình sản xuất gián đoạn hay đẩy giá nguyên liệu lên cao khiến Công ty gặp khó khăn trong việc hạ giá thành dẫn tới giá cả sản phẩm kém tính cạnh tranh trên thị trường. Hay những quy định về ký quỹ sẽ làm mất đi một lượng nguồn lực mà lẽ ra Công ty có thể sử dụng để đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Và như vậy, chiến lược marketing khó có thể thành công.
Hiện nay nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động thu gom giấy phế liệu do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25%. Bên cạnh đó, một yêu cầu khó đáp ứng, đó là những người thu mua ve chai, đồng nát phải có hóa đơn thì Công ty mua gom giấy phế thải mới được khấu trừ thuế đầu vào.
Năm 2023, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2023/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025. Theo đó, quy định áp dụng đối với giấy bao bì được sản xuất từ nguyên liệu là giấy tái chế, giấy Tissue (giấy vệ sinh các loại) được sản xuất từ nguyên liệu là bột giấy nguyên thủy, giấy tái chế; giấy in, giấy viết và giấy phôtô copy được sản xuất từ nguyên liệu bột giấy nguyên thủy, giấy tái chế không khử mực hoặc sản xuất theo quy trình tích hợp từ nguyên liệu gỗ. Do vậy, Công ty phải thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3.3.1.2. Kinh tế Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Nhưng năm vừa qua, các doanh nghiệp giấy Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hàng nhập khẩu, đặc biệt ở những phân khúc giấy cao cấp khi các doanh nghiệp nội chưa sản xuất được. Thống kê cho thấy ngành giấy cả nước có khoảng 1.000 doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp nhỏ lẻ chiếm 80%. Trong khi đó, khoảng 40% nhu cầu giấy công nghiệp phải nhập khẩu từ các nước: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, với Trung Quốc chiếm cao nhất, tới hơn 20% kim ngạch nhập khẩu. Trên thực tế, mặc dù đầu tư vào ngành giấy tăng mạnh trong các năm qua nhưng sản xuất trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là ở những nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều và doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sản xuất được như giấy bao bì, giấy in – viết chất lượng cao. Bên cạnh đó, tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng của sản xuất cùng với hệ thống máy móc cũ, công nghệ lạc hậu nên nhiều nhà máy giấy nội địa không sản xuất được hết công suất khiến cho khả năng đáp ứng tiêu dùng nội địa ngày càng thấp và tỷ trọng nhập khẩu càng cao, tăng dần qua các năm. Đối với vấn đề của ngành giấy hiện nay, có thể thấy “sân chơi” đang và sẽ thuộc về các doanh nghiệp lớn, có sự đầu tư bài bản (chủ yếu là doanh nghiệp FDI), còn những doanh nghiệp giấy trong nước vẫn tiếp tục phát triển nhưng sẽ chiếm lĩnh thị trường cấp thấp hơn, do các loại máy chỉ sản xuất dưới 400.000 tấn/năm. Còn những dây chuyền khoảng 10.000 – 20.000 tấn/năm sẽ bị đào thải dần vì không đủ công nghệ xử lý môi trường và cũng không thể chịu nổi mức xử phạt đã tăng lên rất cao, chưa nói tới năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm. Dù xác định mở rộng quy mô nhưng các doanh nghiệp giấy vẫn chú trọng hơn vào thị trường trong nước bởi việc xuất giấy gặp nhiều khó khăn, nhất là về giá vận chuyển khi sản phẩm giấy có đặc thù là hàng có kích thước lớn nhưng giá trị nhỏ. Với thị trường nước ngoài, giới chuyên gia nhận định Việt Nam chưa đủ sức “đấu” lại hai đối thủ rất mạnh là Thái Lan và Trung Quốc nên cần có sự chuẩn bị thận trọng hơn. Trước mắt, thị trường trong nước tuy có nhiều đối thủ nhưng vẫn còn nhiều dư địa. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ thâu tóm từ khối ngoại, các doanh nghiệp giấy nội địa sẽ phải lựa chọn, hoặc cạnh tranh đến cùng hoặc “bán mình”. Thị trường giấy Việt Nam thực tế còn nhiều khoảng trống, đặc biệt phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy tiêu dùng vốn đang có sự tăng trưởng tốt nhờ vào sức tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay. Do đó, đây là các mảng thị trường phát triển tiềm năng trong tương lai để các doanh nghiệp giấy nội địa hướng tới. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Tốc độ và tiềm năng tăng trưởng tốt. Bao bì giấy là sản phẩm chính của ngành giấy Việt Nam, chiếm gần 70% tổng tiêu thụ toàn ngành và 45% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy năm 2021. Với quy mô dân số đông và tiềm năng tăng trưởng mạnh của ngành tiêu dùng trong nước, ngành sản xuất giấy làm bao bì có triển vọng tăng trưởng khá tốt trong các năm tới. Mặt khác cạnh tranh trong phân khúc giấy công nghiệp hiện tương đối thấp do số lượng doanh nghiệp ít và nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện khoảng 40% nhu cầu giấy công nghiệp vẫn phải nhập khẩu.
Có thể thấy, đặc điểm nền kinh tế hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, tuy nhiên đối với doanh nghiệp bao bì giấy nói chung và Công tyCổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nói riêng, vẫn còn nhiều tiềm năng để Công ty có thể đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ đối với thị trường trong nước. Người làm marketing cần hiểu rõ thực trạng này để định hướng xây dựng chiến lược phân phối trước hết nhắm đến thị trường trong nước còn đang khan hiếm giấy công nghiệp như hiện nay.
3.3.1.3. Văn hóa xã hội
Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính xã hội cao, ngành sản xuất giấy có những đặc trưng riêng về công nghệ, dây chuyền thiết bị, vì vậy, trong thời gian tới cần rà soát lại và chấn chỉnh việc thực hiện quy hoạch ngành giấy, tránh tình trạng đầu tư thiếu khoa học, chú trọng lợi ích trước mắt như hiện nay.
Hiện nay quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự xuất hiện của hàng loạt siêu thị đến đầu tư ở Việt Nam như Aeon, Lotte, Big C…. và thói quen sử dụng sản phẩm đóng gói đã đem lại cho ngành bao bì nhiều cơ hội phát triển.
Ấn tượng đầu tiên với bao bì là rất quan trọng, nó nói với người tiêu dùng vì sao một sản phẩm hay thương hiệu lại khác biệt. Bao bì cần nổi bật với cách sử dụng màu sắc, vật liệu và thiết kế.
Khi mà nhiều người phải ăn, uống trong lúc di chuyển, họ muốn bao bì dễ mở, cầm, dễ sử dụng và dán lại. Thậm chí, với đồ uống, yêu cầu là phải uống được trong khi đi bộ và có thể đóng kín lại để tránh bị tràn đổ. Hơn nữa, bao bì cần nhìn bắt mắt vì người tiêu dùng muốn sản phẩm mang lại cả phong cách lẫn chức năng, nhất là khi họ đang di chuyển bên ngoài. Vì vậy, kết hợp hình ảnh thương hiệu, khía cạnh trải nghiệm và cảm xúc với khía cạnh kỹ thuật và chức năng là điều quan trọng.
Với đà tăng trưởng của thị trường mua sắm trên mạng, công ty cần cân nhắc xem sản phẩm trông ra sao khi nhìn trên màn hình và được vận chuyển thế nào đến tay người tiêu dùng. Những thiết kế bao bì giàu tính sáng tạo cũng có nhiều cơ hội đẩy mạnh nhận biết thương hiệu khi được chia sẻ qua kênh mạng xã hội.
3.3.1.4. Công nghệ Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam rất lạc hậu. Điều này gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng và cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy.
Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp sản xuất bột giấy chính là phương pháp sử dụng hóa chất, phương pháp cơ – lý, phương pháp tái chế giấy loại, đều là các phương pháp sử dụng nhiều hóa chất. Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ bột sulfat tẩy trắng, công nghệ sản xuất bột theo phương pháp hóa nhiệt cơ, và phương pháp xút không thu hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuất theo phương pháp kiềm lạnh – đều là công nghệ lạc hậu và dẫn tới các vấn đề về môi trường.
Theo số liệu thống kê cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy nhưng chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu nên gây ra các vấn nạn về môi trường trầm trọng. Theo thống kê nước thải ở các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam có độ PH trung bình 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ooxxy hóa học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500 mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước thải có chứa cả kim loại nặng, phẩm màu, xút. Lượng nước thải này gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh.
Về công nghệ sản xuất giấy, từ năm 1998, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy in viết ở Việt Nam đã chuyển sang công nghệ xeo giấy trong môi trường kiềm tính, nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng lên, tiết kiệm được nguyên vật liệu nhưng trong sản xuất giấy bao bì vẫn sử dụng công nghệ xeo giấy trong môi trường axit là phương pháp đơn giản và lạc hậu.
Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu cũng gây lãng phí nguyên vật liệu, tăng cao chi phí sản xuất làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy. Tuy nhiên, một nghịch lý tồn tại nhiều năm qua, đó là mỗi năm toàn ngành phải dùng tới 70 -80% nguyên liệu phế thải để sản xuất giấy, 50% trong số đó là nhập khẩu. Nguồn thu gom trong nước chủ yếu qua đồng nát là những người thu gom riêng lẻ, các Công ty vệ sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian.
Hiện nay chưa có Công ty chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn nữa nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan.
Bên cạnh đó, một yêu cầu khó đáp ứng, đó là những người thu mua ve chai, đồng nát phải có hóa đơn thì doanh nghiệp mua gom giấy phế thải mới được khấu trừ thuế đầu vào. Doanh nghiệp kiến nghị đã nhiều năm vẫn chưa được tháo gỡ.
Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại lại có tác động bảo vệ môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên thủy (Theo Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008). Bởi vậy, hiệu quả từ việc sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy là vô cùng lớn so với việc chế biến giấy từ cây nguyên liệu. Chính vì vậy đối với giai đoạn hiện nay việc sử dụng giấy thu hồi được coi là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp giấy.
Tuy nhiên, Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho biết, giấy đã qua sử dụng là nguồn nguyên liệu sống còn của ngành giấy Việt Nam nhưng hiện nay vấn đề này chưa được các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, mà lại rất “chặt chẽ”với loại nguyên liệu này, nhất là khi nguồn nguyên liệu ngành giấy Việt Nam lại đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu thì công văn của Tổng cục môi trường lại cho rằng: “Phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất nói chung và phế liệu giấy nhập khẩu là loại hàng hóa đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao…”.
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ cần tiếp cận với những quy trình công nghệ sản xuất mới vừa mang lại năng suất, chất lượng cao, vừa giảm nguy hại cho môi trường. Khi đó, sản phẩm sẽ được khẳng định về chất lượng, giá cả mang tính cạnh tranh, thuận lợi cho phân phối và tiêu thụ, làm cơ sở cho marketing thành công.
3.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Khi nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược marketing của doanh nghiệp, cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing hiệu quả và thiết kế các chính sách marketing phù hợp. Đối với Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, niềm tự hào lớn nhất là đơn vị đầu tiên của ngành giấy Việt Nam. Nhưng trái với bề dầy truyền thống đáng tự hào đó, hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty so với một số Công ty ra đời sau trong ngành giấy vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm yếu hơn so với các Công ty cùng ngành chính là hoạt động marketing của Công ty. Có thể kể đến như Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn, thành lập từ năm 1997, ra đời sau Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ năm. Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn sớm nhận thức tầm quan trọng của marketing, đầu tư đội ngũ marketing chuyên nghiệp, năng lực cao, Công ty đã gặt hái không ít thành công trong bước đường kinh doanh. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc với thương hiệu rất quen thuộc Bless You và Saigon và các sản phẩm giấy làm bao bì carton. Hiện nay, Giấy Sài Gòn cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng khắp 63 tỉnh thành thông qua mạng lưới phân phối tại: 38 chuỗi siêu thị – cửa hàng tiện lợi; 20 chuỗi khách sạn 4-5 sao; 4 chuỗi cung cấp suất ăn công nghiệp hàng đầu Việt Nam và 64,000 cửa hàng tạp hóa. Nhắm vào khâu phân phối là 1 trong những điểm quan trọng và khá khác biệt để Giấy Sài Gòn “bứt lên” trong mảng kinh doanh giấy tiêu dùng khi thông qua việc tiếp cận, “khóa” hệ thống phân phối trực tiếp vào tiêu thụ sản phẩm của mình, Giấy Sài Gòn đã định vị thương hiệu và gắn với người dùng ở một phân khúc cao cấp nhất định. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Ngoài ra, Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên toàn quốc được thể hiện qua phụ lục 05 – Một số doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy trên thị trường Việt Nam. Nhận thức rõ những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty so với đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết để Công ty có định hướng cho chiến lược của mình. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện lấy ý kiến của nhóm cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ về việc thực hiện chiến lược marketing – mix của Công ty so với một số đối thủ cạnh tranh như Công ty Cổ phần giấy Sài gòn – đơn vị dẫn đầu ngành giấy nước ta hiện nay, Công ty Cổ phần giấy Bãi Bằng – đơn vị được thành lập từ lâu đời và cũng chiếm thị phần lớn trong thị trường, Công ty bao bì Ánh Sáng – đơn vị trẻ trong ngành giấy. Kết quả điều tra được thể hiện qua Bảng 3.9:
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát ý kiến nhóm cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ về việc thực hiện chiến lược marketing – mix giữa Công ty với một số đối thủ cạnh tranh
Qua bảng trên, bản thân nhóm cán bộ lãnh đạo của Công ty đã đánh giá tương quan việc thực hiện chiến lược marketing – mix giữa Công ty với các đối thủ cạnh tranh. Về chất lượng sản phẩm, có 10 người trên tổng số 18 người (chiếm tỷ lệ 55%) đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty là cao nhất. Tuy nhiên có tới 6 người tương ứng tỷ lệ 33% cho rằng giá sản phẩm của Công ty mang tính cạnh tranh kém nhất, 15 người tương ứng với tỷ lệ 85% cho rằng hình thức phân phối của Công ty hiệu quả kém nhất và 100% người được hỏi đều đánh giá chiến lược quảng cáo của Công ty hiệu quả kém nhất. Như vậy có thể thấy, so với đối thủ cạnh tranh, các yếu tố marketing – mix của Công ty có phần hạn chế. Công ty cần nghiên cứu để nâng cao hiệu quả marketing, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
3.3.1.6. Hội nhập quốc tế
Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, có nhiều vấn đề các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất phải quan tâm để chọn được mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hiện nay, ngành giấy là một trong những ngành được Bộ công thương, chính phủ hết sức quan tâm. Tuy nhiên, ngành giấy đang đứng trước nhiều những thách thức, khó khăn rất lớn.
Trong giai đoạn 2021-2023 ngành giấy đang đứng trước nhiều những thách thức, khó khăn rất lớn. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt, ngành giấy nước nhà đang có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Giấy của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaisia và của các nước trên thế giới sẽ tràn vào Việt Nam đe dọa sự sống còn của ngành giấy Việt Nam. Đặc biệt từ ngày 01/1/2018 thuế suất nhập khẩu các mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy từ các nước trong khối cộng đồng kinh tế các nước ASEAN về 0%.
Trước nguy cơ trên, hoạt động marketing lại cần được nâng cao hơn bao giờ hết để không chỉ hình thành hệ thống sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh mà còn có mạng lưới phân phối linh hoạt hiệu quả, chiến lược quảng cáo, xúc tiến thương mại mềm dẻo, chất lượng. Có như vậy, Công ty mới có thể cạnh tranh trong môi trường hội nhập sâu sắc này.
3.3.2. Các nhân tố bên trong Công ty Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.3.2.1. Nguồn nhân lực
Trong những năm qua, Công ty đã chú trọng nâng cao đội ngũ lao động cả về số lượng và chất lượng. Số lượng và chất lượng lao động qua hai năm 2022 và 2023 của Công ty được thể hiện qua bảng 3.10 sau:
Bảng 3.10: Tình hình lao động của Công ty qua hai năm 2022 và 2023
Nhìn chung, trình độ lao động của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ngày càng được nâng cao rõ rệt. So với năm 2022, năm 2023 tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học tăng 0.94% tương ứng là 6 người. Tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng cũng tăng hơn tương ứng là 0.56%. Trong tổng số nhân viên của Công ty thì những người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm phần lớn và có tỷ lệ cao nhất (năm 2020 là 57.26% và năm 2021 là 55.77%). Lượng lao động tại Công ty tăng là do công việc kinh doanh ngày càng phát triển, quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. Nhìn chung tình hình sử dụng và quản lý lao động của Công ty là tốt, phân bổ lao động phù hợp với tình hình kinh doanh, sử dụng lao động hiệu quả, không gây lãng phí nguồn nhân lực. Điều này thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ nhân viên marketing của Công ty khi thực hiện xây dựng chiến lược marketing – mix.
Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ Công ty về tầm quan trọng của marketing còn hạn chế: xuất phát là một doanh nghiệp nhà nước, được bảo hộ, bao bọc quá lâu lại từ đó còn có nhiều cán bộ của Công ty chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của hoạt động marketing, còn chậm trễ trong việc triển khai hoạt động này. Cụ thể, qua khảo sát đội ngũ lãnh đạo của Công ty gồm 18 người giữ chức vụ từ phó trưởng các đơn vị phòng ban trở lên kết quả được thể hiện qua Bảng 3.11- Kết quả điều tra lãnh đạo Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ về chiến lược marketing – mix.
Bảng 3.11: Kết quả điều tra lãnh đạo Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ về chiến lược marketing – mix
Như vậy, một bộ phận không nhỏ cán bộ của Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của marketing đối với sự thành công của Công ty: Có 4 cán bộ tương ứng tỷ lệ 20% cán bộ cho rằng marketing không quyết định sự thành công của Công ty, và có tới 5 cán bộ với tỷ lệ 25% cán bộ được hỏi không biết về vai trò của marketing đối với sự thành công của Công ty. Rõ ràng, đây là lỗ hổng lớn cần phải được khắc phục thì Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ mới có thể nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing để nó phát huy đúng vai trò của mình trong kinh doanh.
Do Công ty chưa có bộ phận marketing chuyên sâu, đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn về marketing không cao để có thể lập kế hoạch, thực hiện việc ra các chính sách marketing phù hợp và mang lại hiệu quả cao còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc bố trí lao động chưa hợp lý, trình độ lao động trong Công ty không cao, số cán bộ quản lý còn cao so với tổng số lao động trong Công ty.
Năng lực tài chính có hạn cũng là một nguyên nhân khiến hoạt động marketing của Công ty hoạt động kém hiệu quả. Công ty làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn tới nguồn lực đầu tư cho nhân lực, nghiên cứu, quảng cáo, chăm sóc khách hàng… bị hạn chế.
3.3.2.2. Cơ sở vật chất, công nghệ Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Cơ sở vật chất, công nghệ là yếu tố vật chất quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của Công ty và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Cơ sở vật chất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của Công ty được xây dựng đã lâu nên các yếu tố về công nghệ thông tin chưa đảm bảo với tốc độ phát triển công nghệ thông tin trên thị trường. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý các kênh phân phối của Công ty còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược marketing – mix của Công ty.
Trong năm 2007 và 2019 Công ty đã lắp đặt một hệ quy trình công nghệ mới. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được lắp đặt theo quy trình công nghệ sản xuất giấy của Đức, trong quá trình sản xuất máy móc dây truyền công nghệ của Công ty cũng thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp, cải tiến. Vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty vẫn được duy trì. Giúp ổn định chiến lược sản phẩm mà Công ty đang thực hiện.
3.3.2.3. Nguyên vật liệu
Thời gian gần đây, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nói riêng và ngành sản xuất bao bì giấy của Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với khó khăn lớn về nguồn nguyên liệu. Việt Nam là nước xuất khẩu, 70 – 80% giấy bao bì sản xuất dành cho việc xuất khẩu hàng công nghiệp, thế nhưng khối lượng này chỉ có ra đi mà không quay vòng tái sản xuất trong nước. Nguyên liệu đã ít ỏi lại thêm nhập khẩu khó khăn, vì vậy, giá giấy phế liệu trong nước thường xuyên biến động. Công ty lại chưa chủ động được nguồn nguyên liệu dẫn đến ảnh hưởng lới tới chính sách về giá của Công ty. Công ty buộc phải thay đổi giá theo thị trường nguyên liệu, điều này làm cho việc xây dựng chiến lược về giá trong xây dựng chiến lược Marketing – mix của Công ty trở nên khó khăn hơn.
Những biến động trên thị trường của nguyên liệu luôn tác động một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới các quyết định marketing của Công ty. Vì vậy chiến lược marketing của Công ty phải thay đổi dẫn đến các chiến lược về xúc tiến hỗn hợp, chiến lược kênh phân phối cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình .
3.3.2.4. Năng lực tài chính Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Đây là một hạn chế của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ. Kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty đều không đạt chỉ tiêu đề ra, thường xuyên thua lỗ. Chính vì vậy việc huy động vốn để xây dựng các chiến lược marketing – mix gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là ảnh hưởng tới chiến lược xúc tiến bán hàng, do đây là chiến lược muốn thực hiện hiệu quả phải áp dụng trên quy mô lớn, trong thời gian dài.
Do năng lực tài chính của Công ty yếu dẫn đến việc đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc kỹ thuật của Công ty khó khăn, điều này ảnh hưởng tới việc xây dựng các chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá của Công ty.
3.3.2.5. Chất lượng sản phẩm và thương hiệu
Mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn Công ty đề ra, nhưng sản phẩm của Công ty lại kém đa dạng. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 3.3 cho thấy có 53 trên tổng số 60 khách hàng được hỏi đánh giá sự đa dạng sản phẩm của Công ty chỉ ở mức trung bình. Thậm chí có 2 khách hàng cho rằng sự đa dạng trong sản phẩm của Công ty ở mức kém. Chính sự không đa dạng này cũng làm hạn chế phần nào cơ hội của Công ty và đặc biệt cũng không tận dụng được hết nguồn lực trong quá trình sản xuất.
Giá cả được xây dựng hoàn toàn dựa trên giá thành sản xuất và lợi nhuận Công ty mong muốn đạt được, chưa xét đến giá của các đối thủ cạnh tranh. Giá sản phẩm của Công ty vẫn ở mức khá cao so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh có thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường. Doanh thu trên các thị trường không đều và không ổn định
Nhờ đầu tư dây truyền sản xuất mới, đồng thời thực hiện quy trình sản xuất nghiệm ngặt nên chất lượng sản phẩm giấy của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu quốc gia, nhưng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế nên chưa tiếp cận được thị trường xuất khẩu.
Hiện nay Công ty chưa xây dựng được thương hiệu trong ngành giấy. Vì vậy Công ty gặp nhiều hạn chế trong việc thực hiện chiến lược xúc tiến bán hàng cho sản phẩm. Luận văn: Thực trạng về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao marketing tại Cty Hoàng Văn Thụ