Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Giai đoạn 1994-2005: “Tổng công ty Điện lực Việt Nam thành lập vào năm 1994, đã ghi dấu ấn ngành điện trong sản xuất, kinh doanh và tự hạch toán. Tổng công ty Điện lực Việt Nam không ngừng đổi mới, phát triển, hướng tới mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, đáp ứng đủ điện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Điện chính thức được ban hành vào năm 2004 đã điều chỉnh tổ chức và hoạt động ngành Điện theo cơ chế thị trường. Hệ thống điện đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải cao ở mức 12-15%/năm. Có hai nhà máy thủy điện được khánh thành là: Ialy và Trị An. Xây dựng một trung tâm tuabin khí hỗn hợp lớn nhất Việt Nam là Trung tâm Điện lực Phú Mỹ 4.000MW”.
Giai đoạn 2006 -2015: “Năm 2006 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra đời, đánh dấu sự phát triển toàn diện, đổi mới đối với ngành Điện Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển ngành Điện, đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia, chất lượng cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện lớn mạnh không ngừng, các nguồn điện phát triển đa dạng: thủy điện, năng lượng tái tạo, điện khí…, phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải, hệ thống lưới điện phân phối. Lĩnh vực dịch vụ điện được hoàn thiện và có đổi mới nhiều. Nhiều nhà máy thủy điện lớn của đất nước: Sơn La, Lai Châu được đưa vào vận hành trong giai đoạn này. Thêm vào đó, xây dựng và đưa vào vận hành các Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, Hải Phòng, Quảng Ninh…”
Giai đoạn 2016 đến nay: “Ngành điện Việt Nam vẫn tiếp tục đảm bảo cung cấp điện khi tốc độ phụ tải bình quân trên 10%/năm. Quy mô hệ thống điện xếp thế 23 thế giới, tổn thất điện năng vào mức 6,7% – mức của các quốc gia tiên tiến. Thời điểm này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cơ bản hoàn thành chương trình điện khí hóa nông thôn, đã cấp điện cho 100% số xã, 99,47% số hộ dân trên toàn quốc và cũng hoàn thành tiếp nhận cấp điện đến 11/12 huyện đảo của cả nước. Tập đoàn đã khởi công nhà máy thủy điện Lai Châu năm 2011, khánh thành vào năm 2016. Tiếp cận điện năng xếp thứ 27/190 quốc gia. Dịch vụ khách hàng liên tục được đổi mới, vươn tầm trong khu vực và quốc tế. Các dịch vụ điện triển khai như dịch vụ điện trực tuyến, hợp đồng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Tập đoàn đưa ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, điều hành. Là đơn vị được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc năm 2019. Năm 2019 có 75% tổng số trạm biến áp 110kV, 220kV, 500kV trên toàn quốc có thể thao tác từ xa. Trong giai đoạn tiếp theo, nhiệm vụ của ngành Điện còn hết sức nặng nề và nhiều khó khăn, thách thức. Với nhiều thành tựu đạt được trong những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ Đảng, Chính phủ giao phó, giúp đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm có Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên và bộ máy tham mưu, giúp việc.
Cơ cấu tổ chức các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được hình thành theo chuỗi cung ngành điện, gồm “Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và dịch vụ phụ trợ”. Hiện tại, EVN đang giữ vai trò chủ chốt trong lĩnh vực “phát điện, quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý hầu như toàn bộ lĩnh vực phân phối, bản lẻ điện”. Cụ thể, như sau:
Khối phát điện:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 02 Tổng công ty Phát điện (EVNGENCO) 1, 2, Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức; đã thực hiện IPO đối với EVNGENCO 3, tổ chức đại hội cổ đông lần đầu ngày 17 tháng 9 năm 2018, chuyển EVNGENCO 3 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 10 năm 2018; đang thực hiện các bước tiếp theo để cổ phần hóa EVNGENCO 1,2 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Các Tổng công ty EVNGENCO 1,2 hoạt động theo mô hình Công ty mẹ công ty con, theo đó Công ty mẹ là công ty TNHH MTV. Mô hình tổ chức quản lý công ty mẹ các EVNGENCO gồm: Chủ tịch, Tổng giám đốc, kiểm soát viên và bộ máy tham mưu, giúp việc.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ “07 Công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Trị An, Ialy, Huội Quảng-Bản Chát, Phát triển Thủy điện Sê San”.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có “02 công ty liên kết trong lĩnh vực phát điện” là Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 và Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình.
Khối truyền tải điện: “Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT). EVNNPT hoạt động mô hình Công ty mẹ – công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty TNHH MTV với 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 04 Công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4; 03 Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện”.
Khối phân phối và kinh doanh điện: Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 05 Tổng công ty Điện lực. Các Tổng công ty Điện lực hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con, trong đó Công ty mẹ là công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên và bộ máy tham mưu giúp việc.
Khối dịch vụ phụ trợ và khác:
Điều độ hệ thống điện: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, “thực hiện chức năng vận hành hệ thống điện và thị trường điện”. A0 có 03 Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền gồm: miền Bắc, miền Trung, miền Nam (A1, A2, A3) trực thuộc.
Công ty mua bán điện: Công ty Mua bán điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thực hiện chức năng nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam “với tư cách là đơn vị mua buôn duy nhất (Single Buyer) trên thị trường phát điện cạnh tranh theo phân cấp” của Tập đoàn.
Cơ khí điện lực: Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có 01 Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần là công ty cơ khí điện lực liên kết.
Tư vấn xây dựng điện: 04 công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam “nắm giữ cổ phần chi phối hoặc quyền chi phối khác” bao gồm Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4.
Các Ban quản lý dự án nguồn điện: Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện có 04 Ban quản lý dự án trực thuộc gồm: Ban quản lý dự án Điện 1, 2, 3. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin: “thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng, công nghệ thông tin, tự động hóa và điều khiển đảm bảo phục vụ tốt công tác điều hành sản xuất và kinh doanh điện năng của EVN”.
Trung tâm Thông tin Điện lực: là đại diện cơ quan ngôn luận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam “trên diễn đàn báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng, thực hiện xuất bản các ấn phẩm tạp chí điện lực, quản lý các trang web của Tập đoàn”
Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN: thực hiện nhiệm vụ bảo hành, sửa chữa, đại tu, nâng cấp các thiết bị điện, tự động hóa, tự động hóa trong các nhà máy điện.
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đang nắm giữ 7,5% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực”.
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có các ngành nghề kinh doanh chính như sau:
Sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối, phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
Xuất nhập khẩu điện năng;
Đầu tư, quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, đại tu, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, tự động hóa, điều khiển thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải, phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp,
Chế tạo thiết bị điện và đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực; Xây dựng các công trình điện;
Dịch vụ tự động hóa, điều khiển; kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin trong, ngoài nước, quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng;
Xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện;
Xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động;
Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn mà Nhà nước giao cho Tập đoàn
Điện lực Việt Nam đối với các công trình điện;
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành điện và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;
Cho thuê văn phòng.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015 – 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Trong giai đoạn 2015-2020, kết quả hoạt động kinh doanh “đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch” và có những phát triển vượt bậc.
Về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách
Trong 5 năm 2015-2020, tổng doanh thu của Tập đoàn đạt 1.948.043 tỷ đồng, trong đó năm 2015 tổng doanh thu đạt 243.820 tỷ đồng, bằng 2,37 lần so với năm 2010. Hoạt động SXKD của Tập đoàn các năm 2015-2020 có lãi, đã giải quyết xong các khoản lỗ trong sản xuất kinh doanh của những năm trước để lại.
Năm 2016, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 272.703 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015. Năm 2017, tổng doanh thu toàn EVN đạt 294.847 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán điện là 289.250 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2016). Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 338.500 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017, trong đó doanh thu bán điện là 333.000 tỷ đồng. Năm 2019, 2020 tổng doanh thu toàn tập đoàn lần lượt là: 394.890 tỷ đồng và 403.283 tỷ đồng.
Bảng 2.1 Doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của EVN các năm 2015-2020 (ĐVT: tỷ đồng)
Công tác kinh doanh:
Về điện thương phẩm, giai đoạn 2015-2020, điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 11,04%, năm 2019 tăng trưởng 9,3%, năm 2020 tăng trưởng 10,36%. Tính đến hết năm 2020, cơ cấu tỷ trọng của các thành phần phụ tải như sau: Công nghiệp xây dựng chiếm 55%, Quản lý tiêu dùng chiếm 33%, thành phần nông nghiệp chiếm 2%, Thương mại- khách sạn – nhà hàng chiếm 6% và thành phần khác chiếm 4%. Công nghiệp xây dựng và quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn (55%), giữ vai trò quyết định mức tăng trưởng phụ tải hàng năm. Giai đoạn này, có những khu vực tăng trưởng phụ tải đột biến, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, khô hạn, “các đơn vị vẫn đảm bảo cung cấp điện” để không xảy ra trường hợp ngừng giảm cung cấp điện kéo dài trên diện rộng như giai đoạn 2005-2010.
Về phát triển khách hàng: tính đến cuối năm 2020, tổng số khách hàng mua điện trực tiếp của EVN là hơn “27 triệu khách hàng, tăng thêm 1,2 triệu khách hàng” so với năm 2019 với tốc độ tăng trưởng khách hàng bình quân 5,67%/năm.
Về giá bán điện: Trong giai đoạn 2015-2020, nhà nước điều chỉnh giá bán điện bình quân tám lần, các Tổng công ty điện lực đã thực hiện tốt công tác niêm yết công khai, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nghiệp vụ của các lần điều chỉnh giá, không xảy ra sai sót. Giai đoạn từ 01 tháng 3 năm 2011 đến 31 tháng năm năm 2014, Chính phủ thực hiện giá bán điện áp dụng cho hộ nghèo hộ thu nhập thấp thường xuyên sử dụng điện dưới 50 kWh/tháng, các đơn vị đã làm tốt việc đăng ký, quản lý để hơn 3 triệu hộ được hưởng mức giá hỗ trợ của Chính phủ. Nhờ thực hiện tốt các nghiệp vụ trong khâu áp giá, kiểm tra nên giá bán điện bình quân của các Tổng công ty điện lực luôn đạt và vượt kế hoạch được giao. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Về thu nộp tiền điện: Tỷ lệ thu nộp tiền điện từ năm 2015 đến 2020 luôn đạt tỷ lệ trên 99%, kết quả thu tiền điện tốt góp phần quan trọng trong đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Đa dạng hoá đối với việc thu tiền điện như: thu tại trụ sở công ty bán điện, thu qua thẻ ATM, Internet, SMS… Từ năm 2015 khách hàng có thể tự lấy hoá đơn tiền điện của mình trên trang web. Đến hết năm 2017 không còn thu tiền tại nhà khách hàng, góp phần tăng năng suất lao động.
Hệ thống đo đếm điện năng được chuyển từ thủ công sang bán tự động, tiến tới tự động hoàn toàn. Công tơ điện tử được áp dụng đưa hình thức ghi chỉ số thủ công, đọc bằng mắt thường, viết tay vào sổ sang các hình thức hiện đại. 05 “Tổng công ty điện lực” đều “áp dụng công nghệ” thu thập số liệu đo đếm từ xa bán tự động và tự động gồm HHU-RF, RF-Mesh, PLC, GPRS/3G chiếm tỷ lệ 18% “công tơ điện tử trên lưới”. Đến nay, toàn bộ các điểm giao nhận điện năng của các “Tổng công ty điện lực” đã sử dụng công tơ điện tử và truyền số liệu từ xa, quyết toán giao nhận điện năng hàng tháng được thực hiện trên kho đo đếm điện năng. Thu thập dữ liệu đo xa tại 100% các trạm biến áp công cộng và chuyên dụng góp phần theo dõi tổn thất điện năng và cung cấp cho khách hàng lớn được chi tiết sản lượng tiêu thụ từng giờ.
Về quản lý thông tin khách hàng: Mọi thông tin của khách hàng được quản lý qua “Hệ thống thông tin Quản lý khách hàng dùng điện CMIS 2.0”, là hệ thống lõi của toàn bộ hoạt động kinh doanh điện đã được hoàn tất triển khai từ năm 2011. Hệ thống gồm toàn bộ các tính năng, chức năng đáp ứng các yêu cầu theo “quy trình nghiệp vụ” kinh doanh điện và dịch vụ khách hàng, cơ bản đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và chương trình khi có đổi giá bán điện của nhà nước. Các chương trình ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng được ứng dụng ngày càng rộng rãi, như sử dụng nhắn tin, email, internet, Web để cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến. Ngoài ra ứng dụng CNTT trên các thiết bị thông minh hỗ trợ tác nghiệp được áp dụng tại nhiều đơn vị như: “Thu tiền và chấm xóa nợ hóa đơn điện tử qua máy POS”; Ứng dụng phần mềm ghi chỉ số và chấm xóa nợ trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng thông dụng; Áp dụng công nghệ mã vạch trong công tác quản lý đo đếm, chấm xóa nợ; Cấp điện bằng máy tính bảng;
Về tổn thất điện năng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị đã rất nỗ lực và quyết tâm thực hiện giảm tổn thất điện năng, kết quả tổn thất điện năng đã giảm từ 9,23% năm 2011 xuống còn 6,83% năm 2018. Tính chung trong 5 năm, tổn thất điện năng giảm được 2,4%, bình quân mỗi năm giảm 0,34%.
Công tác dịch vụ khách hàng:
Giai đoạn 2015-2020 đánh dấu sự thay đổi căn bản đối với công tác dịch vụ khách hàng, chuyển từ cung cấp điện còn mang nặng tư tưởng độc quyền sang dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo bước nhẩy vọt về công tác dịch vụ khách hàng. Tập đoàn cho đổi mới trong việc ứng dụng tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế với 04 chỉ tiêu hoạt động và 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng, việc chăm sóc khách hàng ở tất cả các khâu được thực hiện theo cách thức: thuận tiện trong sử dụng dịch vụ và giám sát. Hệ thống phòng giao dịch khách hàng được hoàn thiện, đảm bảo tính đặc trưng, dễ nhận biết, thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, hệ thống chăm sóc khách hàng được thiết lập.
Tại các đơn vị điện lực bán điện cho khách hàng đưa ra mô hình: các phòng giao dịch khách hàng tại các công ty điện lực quận, huyện và Đội quản lý thống nhất theo mẫu của các Tổng công ty điện lực tại các vị trí thuận tiện, khang trang, thủ tục minh bạch, công khai rõ ràng. Các đơn vị này đã thực hiện cài đặt, sử dụng phần mềm cho các giao dịch viên, đồng bộ thông tin khách hàng từ cơ sở dữ liệu website chăm sóc khách hàng.
Mỗi công ty điện lực bán điện cho khách hàng đều có một trung tâm chăm sóc khách hàng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng mang tính chuyên nghiệp trên cả nước, cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến điện tử trên Website về chăm sóc khách hàng.
2.2 Mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề ra 9 mục tiêu phát triển như sau:
- “Về kết quả sản xuất kinh doanh:
- Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần
- Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%
- Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần (ii)Về cung cấp điện
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định.
- Đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo bằng điện lưới và nguồn điện tại chỗ.
- Tham gia và đóng góp tích cực để phát triển và hoàn thiện thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam để cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tỷ lệ tổn thất điện năng: Phấn đấu giảm tổn thất điện năng về mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN
- Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân từ 8% đến 10%/năm. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng năm 2025 đạt trên mức phấn đấu của quốc gia (45-50%)
- Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Đến năm 2025 EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số
- Phát triển các hệ thống điều độ tiên tiến, ứng dụng rộng rãi công nghệ lưới điện thông minh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu điều khiển từ xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm biến áp 110kV trong giai đoạn 2021-2025 và 100% các trạm 220kV giai đoạn 2025-2030.
- Nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng: có hệ thống quản lý khách hàng toàn diện, cung cấp các dịch vụ khách hàng chất lượng cao và nâng cao chất lượng phân phối điện và dịch vụ khách hàng.
- Hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường:
EVN phối hợp với UBND tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ với mục tiêu tiết kiệm điện tối thiểu 2% điện năng so với cùng kỳ năm trước ở giai đoạn 2020-2025.
Thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện tối thiểu 1.000MW vào năm 2025”.
2.3 Phân tích môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp có phát triển bền vững và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh. “Hiểu rõ điều này doanh nghiệp sẽ thấu hiểu và biết được khách hàng muốn gì. Và từ đó giúp các doanh nghiệp biết được những ưu và nhược điểm của mình, những cơ hội, thách thức sẽ gặp phải để đưa ra những chiến lược phát triển cụ thể”. Từ thực tế đó, trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn trong giai đoạn 2015-2020, EVN đã đưa ra phân tích bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước, bối cảnh năng lượng trong khu vực, bối cảnh ngành điện Việt Nam như sau:
2.3.1. Bối cảnh Quốc tế Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
“Kinh tế thế giới và khu vực dự báo có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn 2010-2015”. Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn chuyển đổi sang quỹ đạo “bình thường mới”, với tốc độ tăng trưởng rõ ràng thấp hơn so với những thập niên trước. Trong ngắn đến trung hạn, nền kinh tế toàn cầu có xu hướng tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng đình trệ và giảm phát ở Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Môi trường chính trị toàn cầu tiếp tục bất ổn, với những mối đe dọa an ninh, khủng bố và những làn sóng người tị nạn đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. “Biến đổi khí hậu diễn biến khó lường” tạo thêm một mối quan ngại lớn đối với “tăng trưởng kinh tế” toàn cầu.
“Trong bối cảnh” kinh tế “thế giới” ngưng trệ, theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá nền kinh tế khu vực ASEAN vẫn đạt mức tăng trưởng trong ngắn hạn tương đối vững chắc, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 4,7% – 4,9%. Tuy nhiên, kinh tế các nước ASEAN cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức do sự sụt giảm giá hàng hóa tiêu dùng trên thế giới, sự giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, và sự phục hồi chậm chạp của các nước phát triển.
Trước bối cảnh chung đó, sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc có thể gây ra hệ lụy đối với nền kinh tế Việt Nam như: suy giảm xuất khẩu, nhất là xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc; tình trạng dư thừa năng lực sản xuất của Trung Quốc kéo theo xu hướng chuyển năng lực dư thừa sang nước thứ ba thông qua hai hình thức phổ biến là xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ và chuyển công nghệ lạc hậu, máy móc cũ ra nước ngoài. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động của xu hướng này. Điều đó dẫn đến nguy cơ Việt Nam sẽ có nhiều sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, dẫn đến “nhu cầu sử dụng năng lượng” của Việt Nam trong tương lai ngày càng tăng cao. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo “đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân”.
Toàn cầu hóa và tự do thương mại là xu thế tất yếu song có thể bị chậm lại. Toàn cầu hóa và tự do thương mại mang đến cơ hội to lớn cho các nước công nghiệp hóa muộn để mở rộng thị trường, muốn gia nhập vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu”. Theo đó, Việt Nam cũng như các nước đi sau sẽ không thể áp dụng nhiều biện pháp trợ cấp và bảo hộ thương mại một cách trực tiếp và rộng rãi như một số nước Đông Á trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp được nữa.
Cấu trúc kinh tế thế giới đang thay đổi: Ngoài Mỹ và Châu Âu, Nhật Bản đóng vai trò dẫn dắt kinh tế thế giới, một số quốc gia thuộc BRICS và G20 cũng có tác động làm dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn cầu và theo vùng địa lý. Mặt khác, Châu Á vẫn là khu vực năng động, ổn định, “là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư” Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. “Chính sách xoay trục của Mỹ sang Châu Á cũng làm cho Đông Nam Á có một sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, chính trị, quân sự và các tập đoàn kinh tế thế giới”.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra xu hướng công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Nền công nghiệp thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện, cả về trình độ công nghệ, cơ cấu sản phẩm lẫn chính sách công nghiệp. Khoa học và công nghệ trong thời gian tới dự báo sẽ có những chuyển biến vượt bậc với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – cuộc cách mạng sản xuất thông minh với đặc trưng là sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự chuyển dịch các ngành, nhóm ngành công nghiệp từ các quốc gia trong khu vực và quốc tế đến Việt Nam sẽ ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh tự do thương mại và toàn cầu hóa, chịu ảnh hưởng lớn từ dòng chuyển dịch công nghiệp của khu vực và quốc tế.
Tranh chấp trên biển Đông và Hoa Đông, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, xung đột chính trị khu vực Trung Đông “diễn biến phức tạp và khó lường sẽ ảnh hưởng đến chính sách kinh tế”, đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu của các nước có liên quan, trong đó có Việt Nam.
“Từ cuối năm 2018, nhiều công ty đa quốc gia có nhà máy tại Trung Quốc và các công ty Trung Quốc lĩnh vực công nghiệp điện tử, thiết bị điện, công nghiệp phụ trợ, ngành gỗ nội thất đã có kế hoạch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam”.
“Bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thời gian qua rất có thể sẽ khiến cho làn sóng dịch chuyển sản xuất nói trên có xu hướng ngày càng tăng lên”.
Tính tới nay, “tổng công suất lắp đặt” toàn “hệ thống điện Việt Nam” đạt khoảng 52.000MW “(bao gồm cả các dự án điện gió, điện mặt trời), tổng công suất khả dụng dao động trong khoảng 37.000 – 40.000MW tùy thời điểm”. Trong khi đó, nhu cầu phụ tải liên tục tăng, nhất là trong giai đoạn nắng nóng kéo dài trên cả nước trong những ngày hè vừa qua (Công suất hệ thống đã đạt 38.147MW với sản lượng 782,9 triệu kWh vào ngày 21/6/2020 vừa qua).
Qua cân đối cung cầu điện cho thấy, hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội trong các năm 2019-2020, trong đó sẽ phải huy động các nguồn điện chạy dầu, có giá thành sản xuất cao, với sản lượng khoảng 2,4 tỷ kWh năm 2019 và khoảng 4,5 tỷ kWh năm 2020. Tuy nhiên, do hệ thống điện gần như không có dự phòng nguồn điện nên trong năm 2020 có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo và/hoặc “lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém” và/hoặc nhiên liệu (than, khí) cho phát điện thiếu hụt so với kế hoạch dự kiến.
Sự cố một số tàu chở dầu bị tấn công trong thời gian tháng 5-6/2019 ở khu vực Trung Đông, đặc biệt vùng vịnh Oman nằm ở lối vào eo biển Hormuz, một tuyến vận tải biển chiến lược mà 1/5 lượng dầu tiêu thụ của thế giới được vận chuyển ra từ các nhà sản xuất ở Trung Đông đã làm căng thẳng chính trị leo thang tới mức gần xảy ra xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Mỹ và Iran. Những động thái kiềm chế của Mỹ tuy không dẫn sự việc đi quá xa, nhưng hoạt động vận tải dầu đường biển đã trở nên bất ổn hơn.
Mỹ triển khai cấm vận Venezuela bằng cách trừng phạt ngành dầu mỏ nhằm vào tập đoàn dầu khí quốc gia khiến cho việc xuất khẩu dầu sang Mỹ bị tê liệt.
Với việc bị tẩy chay khỏi các thị trường tài chính quốc tế, không được phép sử dụng thị trường tín dụng để đáo hạn cũng như vay nợ mới đã khiến Venezuela, đất nước vốn chỉ dựa vào việc xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ chính, càng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề hơn nhiều so với các nền kinh tế được đa dạng hóa.
Những căng thẳng chính trị kể trên khiến nguồn cung nhiên liệu sơ cấp trên thế giới sẽ càng trở nên khan hiếm và dẫn tới nguy cơ tăng giá cung nhiên liệu sơ cấp. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Những bất ổn chính trị đó cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các hãng vận tải, các tuyến vận tải và do đó ảnh hưởng tới chi phí vận tải biển. Do vậy, đối với EVN có thể chịu tác động do biến động chi phí vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện trong thời gian tới. Chi phí vận tải biển tăng cao sẽ khiến cho chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN, khi mà giá bán lẻ điện cho khách hàng đã được Chính phủ quy định.
Ngoài ra, bất đồng thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng tiêu cực và tác động nhanh đến vấn đề tỷ giá. Theo đó, tỷ giá VND là yếu tố chịu ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh thương mại tới Việt Nam khi đồng USD mạnh lên và các đồng tiền khác suy yếu.
Đối với EVN hiện nay, do nhu cầu đầu tư lớn, EVN có nợ vay bằng đồng USD rất lớn, và do đó không tránh khỏi tình hình tài chính bị ảnh hưởng khi tỷ giá USD/VND biến động tăng, dẫn đến phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ gốc ngoại tệ.
Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG được dự báo sẽ được nhập khẩu cho phát điện kể từ năm 2023. Do vậy “việc tìm kiếm nguồn cung, nhà cung cấp và thương thảo, ký kết các hợp đồng cung cấp LNG cho phát điện sẽ được các chủ đầu tư nhà máy điện, các tổ chức kinh doanh LNG nghiên cứu, thực hiện từ giai đoạn này. Do vậy, nếu như những bất ổn chính trị và xung đột thương mại giữa các quốc gia trên thế giới tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lộ trình thực hiện nhập khẩu LNG cho phát điện tại Việt Nam”.
2.3.2. Bối cảnh trong nước
Sau hơn 30 năm thực hiện “đổi mới”, “kinh tế Việt Nam đã đạt được” nhiều “thành tựu to lớn”. “Tốc độ tăng trưởng” kinh tế từ năm 1991- 2020 trung bình gần 7%/năm, “Tốc độ tăng trưởng” Tổng “sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân giai đoạn” 2015- 2020 đạt 5,9%/năm, năm 2020 đạt 2,91% “do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid 19”. Nghị quyết Đại hội của Đảng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP toàn quốc giai đoạn 2021 – 2025 với mức tăng bình quân 6,5 – 7%/năm.
Với hệ số đàn hồi điện ở mức 1,5 như hiện nay thì để đáp ứng mức tăng trưởng GDP từ 6,5%-7% nêu trên, nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế – xã hội và sinh hoạt của nhân dân sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 10%/năm trong các năm tới. “Điều đó gây áp lực lớn trong việc bổ sung nguồn điện từ nhập khẩu điện trong thời gian tới để đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân”.
“Kinh tế nước ta sẽ tiếp tục phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Các thành phần kinh tế được bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. “Các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội được huy động hợp lý để phân phối và sử dụng có hiệu quả”.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng được Nhà nước đặc biệt chú trọng trong các năm tới. Chính phủ chủ trương ưu tiên ngân sách để đầu tư hạ tầng đồng bộ nhằm thúc đẩy và “tạo động lực cho phát triển kinh tế”, trong đó tập trung ưu tiên cho 4 lĩnh vực trọng tâm là: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thuỷ lợi và “hạ tầng đô thị lớn”.
Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được nâng cao. Người dân có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ: giáo dục, y tế, điện, nước sạch… cũng như nhiều phúc lợi xã hội khác và đi cùng với sự phát triển ý thức công dân, trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật.
Tình trạng suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu bất thường có thể sẽ có những tác động tiêu cực khó lường trước đối với “sự phát triển đất nước”. Trong tương lai gần, ngành điện sẽ phải đối mặt” với những hiện tượng cực đoan, bất thường của khí hậu, thời tiết, gây hậu quả tác động trực tiếp tới sản xuất kinh doanh điện, vì vậy cần có những giải pháp chủ động ứng phó có hiệu quả để duy trì sản xuất và hạn chế tác hại của thiên tai.
Đối với khối doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, Chính phủ đã và đang ban hành các cơ chế, chính sách mới nhằm hoàn thiện thể chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn, các Tổng công ty nhà nước.
Về tình hình ứng dụng khoa học công nghệ, xu thế đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường sẽ ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. “Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh”.
2.3.3. Bối cảnh ngành năng lượng trong khu vực. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
2.3.3.1 Tình hình ngành năng lượng trong khu vực
Ngành điện được coi là nền tảng cho triển vọng năng lượng của Đông Nam Á. Nhu cầu điện được dự báo sẽ chiếm 58% tăng trưởng tổng nhu cầu năng lượng toàn khu vực. ASEAN cần thêm 354 GW công suất bổ sung cho phát điện vào năm 2040, tăng hơn gấp đôi công suất hiện tại với nhu cầu vốn đầu tư cho phát điện là 618 tỉ USD, cho truyền tải và phân phối điện là 690 tỉ USD (Nguồn: IEA).
Năm 2016, tổng công suất đặt của ASEAN đã tăng lên 217.795 MW từ 90.598 MW vào năm 2004, tương đương tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,58% trong 12 năm qua. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là 5 quốc gia thành viên đứng đầu, đóng góp tới 87% tổng công suất điện của ASEAN. Singapore và các nước còn lại chỉ đóng góp 6% và 7%.
Về “cơ cấu nguồn điện”, 76% “tổng công suất điện” của ASEAN được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, trong đó “tổng công suất các nhà máy điện” chạy dầu, than và khí tự nhiên đạt lần lượt 15,75 GW, 54,73 GW và 73,52 GW. Để giảm nhẹ các vấn đề thay đổi khí hậu, các nước thành viên ASEAN ngày nay ưu tiên phát triển các nhà máy nhiên liệu hoá thạch phát thải thấp hơn (ví dụ khí tự nhiên và than) so với nhà máy nhiên liệu hóa thạch phát thải cao (dầu). Các quốc gia phát triển nhiệt điện than nhiều nhất là Indonesia và Việt Nam, trong khi Malaysia và Thái Lan chủ yếu phát triển điện khí. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Bảng 2.2 dưới đây cho thấy từ năm 2000 tới năm 2016 “công suất nguồn điện trong khu vực Đông Nam Á” đã tăng lên gấp đôi, với sự tăng trưởng mạnh của nhiệt điện than.
Bảng 2.2 Công suất nguồn điện trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2000-2016.
Trong dài hạn, tất các các nước thành viên ASEAN đều chú trọng vào phát triển và tăng cường cơ sở hạ tầng năng lượng. Một trong những hoạt động được đặt ra trong “Kế hoạch hành động hợp tác năng lượng” ASEAN (APAEC) 2016-2025 là tiếp tục triển khai liên kết lưới điện qua biên giới và xây dựng đường dây truyền tải kết nối đa quốc gia đầu tiên, cụ thể là kết nối lưới Lào-Thái Lan-Malaysia. Mục tiêu chính là nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình kết nối lưới điện ASEAN trong khuôn khổ APAEC 2016-2025 và khởi xướng trao đổi điện năng đa phương trong ít nhất 1 tiểu vùng vào năm 2018.
Ngoài ra, vốn đầu tư cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm đạt được các mục tiêu của APAEC, theo đó nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện sẽ chiếm tới 75% tổng đầu tư hàng năm vào ASEAN.
2.3.3.2. Xu thế và chính sách sử dụng năng lượng
Trong những năm gần gây, “các vấn đề an ninh năng lượng ngày càng được quan tâm mạnh mẽ. Hiện nay, thực trạng mà cả thế giới đang quan tâm đến năng lượng” như: Cạn kiệt dầu và các nhiên liệu hóa thạch, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, nhu cầu năng lượng của các quốc gia nghèo hơn và nhu cầu từ các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, “hiệu quả kinh tế so với gia tăng dân số” cùng với đó là vấn đề môi trường đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Trước những khó khăn thách thức đó, xu thế chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng thế giới trong tương lai được dự báo:
Than vẫn là nguồn năng lượng sơ cấp ổn định cho nhu cầu dài hạn của thế giới. Nhu cầu khí đốt sẽ tăng nhanh do có ưu việt về môi trường và vốn đầu tư. Khí đốt được sử dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là sản xuất điện và công nghiệp.
Thứ nữa, việc tiêu thụ dầu tăng chậm hơn so với khí đốt do sự biến động bất thường về giá, nhiều nước có chính sách chuyển từ sử dụng dầu sang năng lượng khác. Tuy nhiên tiêu thụ dầu trong cân bằng năng lượng thế giới vẫn có tỷ trọng cao.
Bên cạnh đó, năng lượng hạt nhân trong nhu cầu năng lượng sơ cấp thế giới vẫn tăng, do các trung tâm tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc chủ trương tăng cường phát triển điện hạt nhân phục vụ mục đích bảo vệ môi trường.
Còn năng lượng thuỷ điện trong nhu cầu năng lượng sơ cấp của thế giới tăng ít. Các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời, thuỷ triều và địa nhiệt sẽ tăng nhanh, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1%) của nguồn năng lượng sơ cấp đối với nhu cầu sử dụng.
2.3.3.3 Các nguồn cung năng lượng sơ cấp trên thế giới Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Các nguồn cung cấp năng lượng trên thế giới “cho sản xuất điện chủ yếu là than đá và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)”:
Về than đá: trong giai đoạn đến năm 2035, những nước có sản lượng than đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Ấn độ, Indonesia,… Tuy nhiên, sản lượng than của Trung Quốc, Mỹ, Ấn độ chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu nội địa. Do đó Indonesia và Australia là các nước mà Việt Nam sẽ nhập khẩu than “cho các nhà máy nhiệt điện”.
Về LNG:
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau COP 21, nhu cầu LNG trên thế giới tăng đáng kể. “Năm 2016, khối lượng LNG buôn bán trên toàn thế giới khoảng 258 triệu tấn, tăng 13 triệu tấn (5,3%) so với năm 2015”. Tính chung cho cả giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, nhu cầu LNG trên thế giới tăng trưởng bình quân 6,3%/năm. Theo dự báo, công suất LNG trên thế giới sẽ tăng từ 340 triệu tấn/năm (năm 2017) lên 453 triệu tấn/năm vào năm 2022. Châu Á – Thái Bình Dương là nơi cung cấp 35% sản lượng LNG thế giới, đồng thời cũng là khu vực tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới.
Bảng 2.3 Một số quốc gia xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới
Các nước cung cấp LNG lớn nhất trong khu vực là Qatar, Indonesia, Malaysia, Australia. Như vậy, “Việt Nam có thể nhập khẩu LNG từ Australia và Qatar do hiện nay và trong tương lai các nước này xuất khẩu LNG lớn nhất trong khu vực và có kế hoạch tăng thêm sản lượng xuất khẩu”.
2.3.4. Bối cảnh ngành điện Việt Nam.
Sản xuất điện trong những năm gần đây tăng với tốc độ cao, giai đoạn 2015-2020, điện sản xuất toàn hệ thống tăng trưởng bình quân gần 11,9%/năm, từ 53,6 tỷ kWh năm 2005 tăng lên gần 164,3 tỷ kWh năm 2015 (trong đó mua điện từ Trung Quốc hơn 2 tỷ kWh). Năm 2018, điện sản xuất của Việt Nam đạt 212,9 tỷ kWh, tăng 10,36% so với năm 2017. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã triển khai các dự án đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra các huyện đảo Cô Tô, Phú Quốc,…, tiếp nhận và vận hành lưới điện trên quần đảo Trường Sa, “góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo”.
Đến tháng 6 năm 2019, “Quy mô hệ thống điện” của Việt Nam đứng thứ trong các nước ASEAN và 23 của thế giới, “tổng công suất các nguồn điện trên toàn quốc” là 53.326MW, trong đó “các nguồn điện năng lượng tái tạo như: gió, mặt trời, sinh khối” là 5.038MW, chiếm tỷ trọng 9,5%. “Hệ thống lưới điện gồm trên 43.000 km ĐZ 500-220-110 kV và trên 440.000 km ĐZ trung thế và hạ thế”.
Khoa học và công nghệ của ngành Điện đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hoá. Ngành điện đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao tiềm lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ; xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm Điện cao áp; hàng năm các viện nghiên cứu được cấp kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học mua sắm trang thiết bị, chống xuống cấp phòng thí nghiệm. Ngành Điện đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình phát triển bền vững ngành điện. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Trong lĩnh vực sản xuất và sửa chữa thiết bị, trang bị cho hệ thống điện, ngành điện nước ta đã làm chủ công nghệ và sản xuất thành công các máy biến áp 110kV, 220kV, 500kV có dung lượng lớn thay thế nguồn nhập khẩu; sản xuất các phụ kiện như máy ngắt, cầu dao, sứ cách điện, cột thép, cáp và phụ kiện đường dây, thiết bị cơ khí thuỷ công; “làm chủ trong khâu vận hành, sửa chữa các nhà máy điện, hệ thống điện, không ngừng nâng sản lượng và chất lượng điện năng phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân”. Sản phẩm thiết bị cơ khí thủy công và cấu kiện cơ khí điện lực đã được lắp đặt cho nhiều dự án lớn, có tầm quan trọng quốc gia. Ngành Điện đã tích cực nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản xuất, thông qua các dự án đầu tư để nhập khẩu công nghệ, nhận chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài, đặc biệt trong phát triển nguồn điện, truyền tải và phân phối, tạo tiềm lực về khoa học và công nghệ. Hiệu quả vận hành hệ thống điện được nâng cao, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm.
Nhiều công trình điện lớn, phức tạp, có quy mô tầm khu vực ngày nay đều do đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân trong nước thiết kế và thi công như công trình đường dây siêu cao áp 500kV Bắc – Nam mạch 2, công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu,.. “Ngành Điện cũng đạt được những kết quả tốt trong việc sản xuất một số thiết bị năng lượng mới và tái tạo”, đó là các thiết bị năng lượng mặt trời, khí sinh học, thiết bị thuỷ điện nhỏ đóng góp nhất định trong việc cung cấp và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, đưa điện về các vùng sâu vùng xa, hải đảo…
Tham gia hoạt động điện lực trong ngành Điện Việt Nam hiện nay gồm có nhiều chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, mua bán điện, tư vấn xây dựng điện. Trong sản xuất điện có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN, PVN, Vinacomin, các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT và IPP. Đến cuối năm 2018, “EVN sở hữu 58% trong tổng công suất đặt toàn hệ thống điện (28.169MW)”. Ngành điện cũng đã thực hiện trao đổi mua bán điện với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa ngành điện các nước ASEAN trong cơ chế HAPUA,..
Việt Nam có đa dạng nguồn nhiên liệu năng lượng, nhưng trữ lượng không thực sự dồi dào. “Tiềm năng kinh tế-kỹ thuật thuỷ điện” có thể sản xuất khoảng 70-80 tỷ kWh/năm sẽ được khai thác hết từ nay đến năm 2020. Sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho khoảng 13.000MW. Nguồn khí đốt chỉ đủ để sản xuất khoảng 100 tỷ kWh/năm. Trong vòng 2-3 năm tới nước ta sẽ sớm từ quốc gia xuất khẩu chuyển sang nhập khẩu năng lượng sơ cấp. Đó là những điều kiện và dự báo hết sức khó khăn đối với tương lai của “ngành năng lượng Việt Nam”.
2.3.5. Bối cảnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
2.3.5.1. Năng lực hạ tầng kỹ thuật và công nghệ – Về hệ thống nguồn điện
Nguồn điện của EVN và các “Tổng công ty Phát điện thuộc EVN”(EVNGENCOs) đến hết năm 2018 là 28.169 MW, chiếm 58% “tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam” (48.563 MW).
Về hệ thống truyền tải điện
“Hệ thống lưới điện” truyền tải của EVN tính đến hết năm 2018 gồm: 25.607 km đường dây 500-220kV và tổng dung lượng trạm biến áp 500-220kV: 89.363 MVA;
Về hệ thống phân phối và bán lẻ điện
Hệ thống lưới điện phân phối của EVN tính đến hết năm 2018 gồm: 21.174 km đường dây 110kV và tổng dung lượng trạm biến áp 110kV 64.111 MVA.
EVN có 5 TCTĐL quản lý lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 0,4 kV đến cấp điện áp 110 kV (và một số công trình lưới điện 220kV có tính chất phân phối). Các TCTĐL đã tổ chức các phòng giao dịch khách hàng tại các CTĐL/ĐL quận, huyện và Đội quản lý để phục vụ việc cấp điện. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Về hệ thống thông tin quản lý.
Tập đoàn đã xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ chuyên ngành trên cơ sở phát triển các ứng dụng CNTT và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, hệ thống này được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động như: “quản lý tài chính, kế toán, vật tư, tài sản”; Quản lý đo đếm, thu thập số liệu công tơ điện tử; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý nhân sự; quản lý văn thư, lưu trữ; “điều khiển giám sát/hệ thống điện (SCADA/EMS)”; quản lý vận hành thị trường điện.
Toàn bộ các đơn vị đều có cổng thông tin điện tử để trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành. Hệ thống thông tin nội bộ trên đã giúp cho các cấp quản lý của Tập đoàn có được thông tin, số liệu kịp thời để điều hành, chỉ đạo trên các lĩnh vực và tổng hợp thông tin chung về hoạt động của toàn Tập đoàn.
Ngoài ra, các đơn vị cũng tự “phát triển thêm các ứng dụng đặc thù kết nối vào các hệ thống dùng chung của EVN hoặc đầu tư mua sắm nhiều hệ thống CNTT chuyên dụng phục vụ nhu cầu quản lý, vận hành của từng đơn vị như: các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác thiết kế các công trình điện; các hệ thống phần mềm chuyên dụng để phân tích nhu cầu phụ tải; các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ tính toán vận hành hệ thống điện, phân tích đánh giá an toàn, an ninh hệ thống điện quốc gia”,…
Các đơn vị thành viên của Tập đoàn đều có nhân sự làm CNTT biên chế thành nhóm, tổ, phòng hoặc Trung tâm CNTT. Đội ngũ cán bộ CNTT trong các đơn vị thành viên có đầy đủ năng lực “quản lý vận hành hệ thống thông tin” và thực hiện các dự án CNTT lớn của EVN hoặc của riêng đơn vị.
2.3.5.2. Tình hình đầu tư phát triển
Công tác đầu tư xây dựng các công trình điện đã hoàn thành, đưa vào vận hành kịp thời, phát huy hiệu quả cao. Trong đó:
Năm 2016, tổng giá trị đầu tư toàn EVN đạt 134.858 tỷ đồng, bằng 101,8% KH. EVN đã hoàn thành đưa vào phát điện 5 tổ máy với tổng công suất 2.305MW, hoàn thành đưa vào vận hành 297 “công trình lưới điện” 500-110kV với “các công trình nguồn điện tiêu biểu là: Công trình TĐ Sơn La (2.400 MW). Các dự án nguồn điện cấp bách miền Nam như NĐ Vĩnh Tân 2, NĐ Duyên Hải 1&3… đã hòa lưới phát điện góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam”.
Năm 2017, công tác đầu tư xây dựng của Tập đoàn tiếp tục duy trì được tốc độ đầu tư cao, tổng công suất các nguồn điện hòa lưới phát điện cao hơn 500MW so kế hoạch (vượt 34%), hoàn thành nhiều công trình lưới điện quan trọng tăng cường năng lực cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, Tập đoàn và các đơn vị đã chú trọng ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống điện; Nâng cao hiệu suất vận hành các nhà máy điện, các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện; Tiếp tục chuẩn hóa thiết bị trên hệ thống điện. Giá trị khối lượng đầu tư toàn Tập đoàn ước đạt 130.934 tỷ đồng, bằng 95,5% KH, trong đó: đầu tư nguồn điện đạt 84,7% KH, đầu tư lưới điện đạt 101,2% KH), giá trị giải ngân ước đạt 122.090 tỷ đồng, bằng 89,1% KH. Các dự án sử dụng vốn NSNN đều giải ngân hết số vốn trong kế hoạch năm 2017.
Năm 2018, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt trong “công tác chuẩn bị đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng” và thu xếp vốn. Tập đoàn và các đơn vị đã chú trọng ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống điện; Nâng cao hiệu suất vận hành các nhà máy điện, các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện. Giá trị khối lượng đầu tư toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 111.894 tỷ đồng, bằng 95,0% KH, trong đó: đầu tư nguồn điện đạt 89,2% KH, đầu tư lưới điện đạt 98,9% KH); Giá trị giải ngân đạt 106.740 tỷ đồng, bằng 90,6% KH.
2.3.5.3. Năng lực tài chính Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Về vốn, tài sản:
Vốn điều lệ của Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2020 là 201.294 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất của toàn Tập đoàn là 729.451 tỷ đồng
Hiện nay, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ-EVN và hợp nhất EVN vẫn trong ngưỡng an toàn theo quy định (<3 lần) (năm 2015: Công ty mẹ EVN là: 1,59 lần, hợp nhất toàn EVN: 2,54 lần; năm 2016 Công ty mẹ EVN là 1,53 lần; hợp nhất toàn EVN: 2,37 lần; năm 2017 Công ty mẹ EVN là 1,79 lần, hợp nhất toàn EVN: 2,43 lần; năm 2018 là 2,22 lần). Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ của toàn Tập đoàn trong giai đoạn 2015-2020 có xu hướng tăng khá cao là do nợ phải trả tăng theo nhu cầu đầu tư các dự án điện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mặt khác do tác động của hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các Tổng công ty phát điện đang vượt quá mức quy định. Để xử lý vấn đề này, các khoản vay đều được EVN thực hiện đầy đủ việc ký kết các hợp đồng, phụ lục hợp đồng, sử dụng tiền vay đúng mục đích cho các công trình điện, theo dõi và hạch toán các khoản nợ gốc, lãi vay đầy đủ, đúng kỳ.
Về quản trị tài chính
Mô hình tổ chức quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tập đoàn là mô hình vừa tập trung vừa phân tán. EVN tổng hợp báo cáo tài chính thành 2 khối: khối Công ty mẹ và hợp nhất toàn Tập đoàn. EVN thực hiện chế độ hạch toán tập trung đối với các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trực tiếp quản lý hạch toán doanh thu, chi phí và xác định lãi lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Tập đoàn có hệ thống giám sát, kiểm tra nội bộ đối với công tác Tài chính – Kế toán tại Công ty mẹ và các Công ty con.
Định kỳ hàng năm, Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đều kiểm toán độc lập theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế để thực hiện chế độ báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB…
2.3.5.4. Nguồn nhân lực Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Tổng số lao động của Tập đoàn đến hết năm 2020 là 101.059 người, trong đó lao động sản xuất kinh doanh điện là 87.613 người (chiếm 86,69%).
Trong giai đoạn 2015-2020, trung bình hàng năm mỗi cán bộ công nhân viên của EVN và các đơn vị thành viên được đào tạo ít nhất 1 lần. Tập đoàn đã đào tạo gần như toàn diện cho đội ngũ cán bộ, người lao động: từ đào tạo thường xuyên như bồi dưỡng nâng bậc, an toàn, kỷ luật lao động… đào tạo chuẩn bị sản xuất; hợp tác đào tạo, đào tạo theo dự án; tập huấn…đến đào tạo nâng cao như cấp quản lý, chuyên gia.
Từ năm 2002, EVN thực hiện chương trình Kỹ sư tài năng, đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật điện tại nước ngoài. Các sinh viên học kỹ thuật điện và sinh viên học điện hạt nhân tốt nghiệp về nước đã được phân công công tác vào các vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như “vận hành hệ thống điện, vận hành thị trường điện”.
Ngoài ra, các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cũng được tiến hành thường xuyên. Hàng năm EVN tổ chức hơn 10 lớp cho từ 300-400 lượt cán bộ cơ quan EVN và đơn vị tham dự.
2.3.5.5. Truyền thông và quan hệ cộng đồng.
Hoạt động của EVN gắn bó hữu cơ với đời sống của mỗi gia đình, hoạt động của các ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, được toàn xã hội quan tâm theo dõi, giám sát. Chính vì vậy, việc tạo dựng một Tập đoàn với chất lượng dịch vụ tốt là nhiệm vụ cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển.
Trong những năm qua, EVN đã chú trọng, quan tâm tới công tác truyền thông, quan hệ công chúng với nhiều cải tiến về hình thức và nội dung, chú trọng cung cấp thông tin kịp thời về các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của EVN trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh. Kịp thời phản hồi, giải thích và làm rõ các vấn đề mà báo chí đăng tải, phản ánh liên quan đến các đơn vị trong Tập đoàn, để từ đó đáp ứng tiêu chí công khai, minh bạch tới công chúng “các thông tin về hoạt động của Tập đoàn” và ngành Điện lực.
2.3.5.6. Hội nhập và hợp tác quốc tế. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
EVN đã giữ vai trò tích cực trong các hoạt động xúc tiến hợp tác quốc tế, mở rộng hội nhập và nghiên cứu kết nối lưới điện với các nước trong khu vực để mua, bán và trao đổi điện năng; tích cực tìm kiếm, thu xếp nguồn vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại từ các tổ chức phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế đồng thời tích cực tham gia trong các diễn đàn, hiệp hội khu vực và quốc tế.
Trong xu thế chung của đất nước, hướng tới các mối hợp tác quốc tế mang tính khu vực cũng như toàn cầu, EVN đã và đang giữ vai trò tích cực trong các hoạt động xúc tiến hợp tác quốc tế, mở rộng hội nhập và nghiên cứu kết nối lưới điện với các nước trong khu vực để mua, bán và trao đổi điện năng; tích cực tìm kiếm, thu xếp nguồn vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại từ các tổ chức phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế đồng thời tích cực “tham gia trong các diễn đàn, hiệp hội khu vực và quốc tế”. EVN đã gia nhập các tổ chức như: Lãnh đạo ngành điện các nước Đông Nam Á (HAPUA), Lãnh đạo ngành kế hoạch ngành điện các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á (GPM), Hiệp hội Công nghiệp cung cấp điện Đông Á và Tây Thái Bình Dương (AESIEAP), Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)… Bên cạnh hoạt động hội nhập, EVN cũng đã thiết lập, củng cố và tăng cường “mối quan hệ hợp tác với các đối tác” nước ngoài trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như Phát triển dự án, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực, cung cấp nhiên liệu…
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, EVN đã xúc tiến thực hiện nhiều hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là các lĩnh vực như: Thu xếp vốn ODA, ưu đãi và thương mại từ các Ngân hàng, “tổ chức tài chính quốc tế” và Chính phủ các nước, hợp tác “đầu tư xây dựng phát triển” hệ thống điện, mua bán điện, đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ môi trường”.
2.3.5.7. Tham gia thị trường điện
Mục tiêu của việc hình thành và phát triển TTĐ tại Việt Nam được cụ thể hóa: “Từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh một cách ổn định, xóa bỏ bao cấp trong ngành điện, tăng quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện; Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện; Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, giảm áp lực tăng giá điện; Đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày càng cao và đảm bảo phát triển ngành điện bền vững”.
Thị trường điện lực tại Việt Nam từ 2005 đến nay được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ:
Cấp độ 1 (2005 – 2014): thị trường phát điện cạnh tranh.
Cấp độ 2 (2015 – 2021): thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Cấp độ 3 (từ sau 2021): thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai bước: thí điểm và hoàn chỉnh. Hiện nay đang triển khai thị trường phát điện cạnh tranh và từng bước triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Tính đến cuối tháng 6/2017, “thị trường phát điện cạnh tranh đã vận hành được hơn 5 năm”. Tổng số có 76/120 NMĐ trực tiếp tham gia TTĐ thuộc 65 đơn vị có tổng công suất đặt là 20.728 MW, chiếm 49% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Cơ cấu công suất đặt theo loại hình tham gia thị trường điện thị trường điện như sau:
2.3.5.8. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy… Phương thức sản xuất công nghiệp mới này tạo ra những thay đổi căn bản cho toàn hệ sinh thái công nghiệp.
“Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 với 5 đặc trưng cơ bản: kết nối số mọi lúc, mọi nơi; trí tuệ máy – robot tạo ra robot, tạo ra lực lượng cạnh tranh và thay thế con người ở mọi cấp độ; thay đổi nguyên lý sản xuất – tự động hóa và “in” ra sản phẩm; tốc độ cực cao và tiến triển cực nhanh (logic nhảy vọt thay thế logic tuyến tính; phạm vi tác động bao trùm và toàn diện. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi căn bản toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trong “đời sống kinh tế – xã hội, sản xuất của nhân loại”.
Trong tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động mạnh đến Việt Nam nói chung và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt trong trung đến dài hạn.
Tương tự như với nhiều nước trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động tích cực đến tiêu dùng, giá cả và môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác các nước phát triển, đặc biệt là các nước ở trình độ công nghệ cao, quá trình điều chỉnh ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức hơn do phát sinh ra những vấn đề mới liên quan đến tái cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất. Tác động này có sự khác biệt giữa các ngành theo phân loại truyền thống.
Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong công nghệ năng lượng tái tạo với tiềm năng phổ biến nhanh trên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể. Sức ép tái cơ cấu của ngành điện Việt Nam lại là làm thế nào để nắm bắt cơ hội tốt nhất để giảm giá đầu vào chiến lược của nền kinh tế, đồng thời giảm thiểu mạnh tác động đến môi trường.
2.4. Cơ sở lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh.
Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trong đó đặt mục tiêu cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Trên cơ sở đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển kinh doanh như sau: “Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng, tư vấn điện là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”.
2.5. Triển khai và kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020
Qua quá trình thực hiện Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2020, EVN đã cơ bản hoàn thành toàn diện các “mục tiêu, định hướng của chiến lược kinh doanh”giai đoạn 2015-2020. Trong đó, các định hướng chiến lược đầu tư phát triển hệ thống điện, sản xuất và cung ứng điện, phát triển khoa học công nghệ điện lực, phát triển viễn thông và công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công tác tư vấn và phát triển thương hiệu đều đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu định hướng đã đề ra. Cụ thể như sau:
2.5.1. Về đầu tư phát triển hệ thống điện: Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành định hướng chiến lược đầu tư phát triển hệ thống điện giai đoạn 2015-2020. Giá trị đầu tư thực hiện 5 năm 2015-2020 đạt khoảng 485.000 tỷ đồng. Trong đó: đầu tư nguồn điện 220.000 tỷ đồng, lưới điện 130.000 tỷ đồng
Về đầu tư nguồn điện:
Toàn Tập đoàn đã đưa vào vận hành 35 tổ máy với tổng công suất 9.852MW, bằng 125% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Đến cuối năm 2020, “tổng công suất các nguồn điện trên toàn quốc là 45.253 MW, trong đó các nguồn điện do EVN và 03 Tổng công ty phát điện thuộc EVN sở hữu là 28.167 MW, chiếm 62,24% công suất đặt của hệ thống”. Quy mô nguồn điện của Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước ASEAN chỉ sau Indonesia và thứ 23 của thế giới.
Về đầu tư lưới điện:
Đã hoàn thành đóng điện 865 công trình lưới điện từ 110-500kV với tổng chiều dài đường dây trên 13.360km, tổng công suất các trạm biến áp khoảng 60.800MVA, đảm bảo truyền tải công suất phát các nguồn điện, tăng cường năng lực truyền tải của toàn hệ thống và khả năng cung ứng điện của lưới điện tại nhiều khu vực.
Phát triển lưới truyền tải 220kV-500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng trong lưới điện truyền tải, bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện trong vận hành khác biệt mùa khô, mùa nước, phụ tải cực đại và phụ tải cực tiểu; Phát triển lưới 110kV thành mạng lưới điện khu vực và cung cấp trực tiếp cho phụ tải:
Trong giai đoạn 2015-2020, quy mô lưới điện 110-500kV đã phát triển với tốc độ cao, bao phủ khắp trên phạm vi cả nước
Chiều dài đường dây 500kV tăng 2,1 lần từ 3286km lên 6957km, chiều dài đường dây 220kV tăng 2,2 lần từ 6487km lên 14198km, chiều dài đường dây 110kV tăng 1,7 lần từ 11409km lên 19414km.
Dung lượng trạm biến áp 500kV tăng 3,2 lần từ 7050MVA lên 22500MVA, dung lượng trạm biến áp 220kV tăng 2,2 lần từ 17513MVA lên 39103MVA, dung lượng trạm biến áp 110kV tăng 2,2 lần từ 22238MVA lên 49556MVA.
“Lưới điện 500kV ngoài trục truyền tải 500kV Bắc – Nam đã được phát triển thêm ở hệ thống điện miền Bắc và miền Nam để đấu nối các nguồn điện lớn như Sơn La, Quảng Ninh, Mông Dương… và đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải như Thường Tín, Hiệp Hòa, Tân Định, Ô Môn….Công suất lớn nhất của trạm biến áp 500kV lên tới 1.950 MVA”.
Lưới điện 220kV đã phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước, hầu hết các tỉnh đều có trạm biến áp 220kV, ngoại trừ một số tỉnh miền núi có phụ tải mức thấp có thể đáp ứng bằng lưới điện 110kV. Với quy mô phụ tải tăng cao, gam công suất máy biến áp 220kV phổ biến ở mức 250MVA thay vì 63-125MVA như giai đoạn trước.
Lưới điện 110kV mang tính chất phân phối. Với nhu cầu phụ tải tăng nhanh, gam công suất máy biến áp 110kV nay chủ yếu ở mức 40 – 63MVA thay vì 16 – 25 – 40MVA ở giai đoạn trước. Mật độ các trạm biến áp 110kV dày đặc, đặc biệt tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp có phụ tải tập trung lớn.
Một cách tổng quát, lưới điện 110kV – 500kV đã “đảm bảo đáp ứng yêu cầu truyền tải công suất nguồn điện và cung cấp điện cho phụ tải với độ tin cậy ngày càng cao ở các chế độ vận hành trong năm”.
“Thiết kế lưới trong giai đoạn đầu có tính đến năng lực truyền tải cho thời gian 10 – 20 năm”; có chương trình cải tạo các đường dây hiện có. Thiết kế sơ đồ lưới điện có độ dự trữ và tính linh hoạt cao, cung cấp điện an toàn, ổn định, bảo đảm chất lượng điện năng cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Trong công tác đầu tư xây dựng lưới điện, hầu hết các dự án đều được tính toán luận chứng để đảm bảo khả năng làm việc lâu dài (10-20 năm), đặc biệt là các đường dây cấp điện áp cao, quy mô đầu tư lớn như 220-500kV.
“Với đặc thù phụ tải tập trung chủ yếu ở hai miền Nam, Bắc, đặc biệt tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm, trong thời gian qua, “Tập đoàn đã chú trọng đầu tư đồng bộ” lưới điện 110kV – 500kV để đảm bảo khả năng cung cấp điện cho các khu vực này. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
khu vực miền Bắc, lưới điện 500kV đã hình thành vòng Hòa Bình – Nho Quan – Thường Tín – Phố Nối – Quảng Ninh – Hiệp Hòa – Sơn La – Hòa Bình, vừa đảm bảo khả năng truyền tải công suất cụm thủy điện khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình,…), cụm nhiệt điện khu vực Đông Bắc (Quảng Ninh, Cẩm Phả, Mông Dương,…), vừa đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải khu vực thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc. Lưới điện 220kV ở khu vực này cũng phát triển với mức độ dày đặc, nhất là quanh khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,…Lưới điện 220kV khu vực Hà Nội đã được kết nối hai phía sông Hồng qua đường dây Vân Trì – Chèm và đã hoàn thành các trạm biến áp đưa sâu trong khu vực nội thành như Thành Công, Tây Hồ.
- Hệ thống điện miền Nam, lưới điện 500kV cũng đã khép được vòng kín qua các trạm biến áp Phú Lâm – Nhà Bè – Phú Mỹ – Sông Mây – Tân Định
- Cầu Bông – Phú Lâm, “đảm bảo khả năng tiếp nhận công suất nguồn điện” từ Phú Mỹ, Vĩnh Tân, Duyên Hải cũng như cung cấp điện cho lưới điện 220kV, 110kV. Khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam được cấp điện trực tiếp qua lưới điện 220kV với năng lực cấp điện ổn định cho khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An,…”
2.5.2. Về sản xuất và cung ứng điện
EVN đã hoàn thành mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân trong giai đoạn 2015 – 2020. “Sản lượng điện Sản lượng điện năm 2020 đã lên đến 143,68 tỷ kWh, gấp 2,5 lần so với năm 2015”. Số lượng khách hàng tăng từ 10,55 triệu khách hàng năm 2015 lên 23,68 triệu khách hàng vào năm 2020. “Số hộ dân nông thôn trên toàn quốc được sử dụng điện” tăng từ 92,7% năm 2015 lên 98,49% năm 2020. Riêng trong giai đoạn 2015-2020, EVN đã cung ứng lên “hệ thống điện quốc gia” 652 tỷ kWh bao gồm điện tự sản xuất, điện mua trong nước và nhập khẩu điện, tổng điện năng thương phẩm đạt 587 tỷ kWh.
Công tác điều hành cung ứng điện của EVN đã bám sát nhu cầu sử dụng điện, huy động hợp lý các nguồn điện, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. EVN đã phối hợp tốt với các địa phương trong việc khai thác các hồ thủy điện, kết hợp phát điện và cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn… cho vùng hạ du các hồ chứa thủy điện.
“Tập đoàn đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng”. Kết quả, “tổn thất điện năng” năm 2015 giảm còn 8,49% (tương đương với tổn thất của các Công ty Điện lực cùng mô hình tổ chức ở các nước trong khu vực: Công ty TNB-Malaysia là 8,33%, Công ty PT PNL-Indonesia là 9,92%). Năm 2020, tổn thất điện năng là 7,94%. Như vậy trong 5 năm, tổn thất điện năm giảm được 2,15% (từ 10,15% năm 2010 xuống còn 7,94% năm 2015) bình quân mỗi năm giảm 0,43%.
Hệ số giữa tăng trưởng điện thương phẩm nội địa với tăng trưởng GDP năm 2020 là 1,71 lần, cả giai đoạn 2015-2020 là 1,88 lần cho thấy tình hình sử dụng điện trong xã hội đã có chiều hướng hiệu quả hơn.
Công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng có chuyển biến tốt và phát triển theo chiều sâu, mức độ hài lòng của khách hàng nâng cao đáng kể. Các hoạt động dịch vụ khách hàng được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao sự chuyển biến rõ rệt trong cung cấp điện liên tục, ổn định, giảm bớt các thủ tục, thái độ phục vụ của nhân viên ngày càng thân thiện, chuyên nghiệp.
Chỉ số tiếp cận điện năng đã “được cải thiện rõ rệt”. Tổng “thời gian cấp điện” cho khách hàng bằng lưới trung thế đã giảm từ 115 ngày năm 2014 xuống còn 36 ngày trong năm 2015, trong đó thời gian thực hiện của ngành điện là 18 ngày. Đến năm 2020 thời gian thực hiện của ngành điện chỉ còn 4,7 ngày (ít hơn so với chỉ tiêu là 10 ngày), góp phần cải thiện Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đứng ở vị trí 64/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng bậc so với năm 2016).
2.5.3. Về phát triển khoa học công nghệ điện lực. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Về nguồn điện:
“Phát triển nhiệt điện khí hợp lý sử dụng nguồn khí tại chỗ” cho các nhà máy điện Ô Môn, Phú Mỹ, Bà Rịa.
Nhiệt độ hơi mới đạt ngưỡng 538oC ÷ 541oC (Duyên Hải, Uông Bí MR, Quảng Ninh, Phả Lại 2, Hải Phòng, Vĩnh Tân, Mông Dương); “Tổ máy nhiệt điện mới sử dụng thông số trên tới hạn” (Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 3 MR);
Đảm bảo các “tiêu chuẩn về bền vững môi trường trong lĩnh vực phát điện”. EVN cũng đã cho dừng vận hành các nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW có mức phát thải cao, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Về lưới điện truyền tải:
“Xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp;
Chuẩn hoá việc sử dụng dây dẫn, sơ đồ cột, phân pha, đường dây nhiều mạch, đa cấp điện áp, phụ kiện;
Ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt, dây nhôm lõi composit; Triển khai công nghệ trạm GIS”;.
“Triển khai và nâng cấp hệ thống SCADA”, đã kết nối tới 23/23 trạm
- kV, 101/106 nhà máy điện có công suất trên 30 MW, 91/92 trạm biến áp
- kV và 605/649 trạm biến áp 110 kV.
Về lưới điện phân phối:
“EVN đã hoàn thiện cấu trúc lưới phân phối, đưa cấp 22kV trở thành cấp điện áp chính của lưới điện trung áp”;
Tập đoàn cho “thống nhất sử dụng cấu hình 3 pha 4 dây và 3 pha 3 dây; trang bị các thiết bị đóng cắt có tính năng bảo vệ và tự động. Hoán đổi máy biến áp trong quá trình vận hành nhằm hạn chế tổn thất và thực hiện bù công suất phản kháng”.
Lưới điện phân phối cũng được EVN cho triển khai tại những đơn vị có đặc điểm phù hợp như: sử dụng MBA 1 pha trên địa bàn miền Nam và miền Trung. Có trạm biến áp di động ở thành phố Hồ Chí Minh.
Về công nghệ kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng:
“EVN đã thực hiện đọc dữ liệu và ghi chỉ số tự động, bán tự động, thu nhận dữ liệu từ xa hoặc qua đường truyền và thực hiện chăm sóc khách hàng qua hệ thống thông tin quản lý khách hàng”.
2.5.4. Về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.
“Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng hệ thống công nghệ thông tin xuyên suốt và tích hợp về các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tự động hóa của Công ty mẹ – Tập đoàn và các đơn vị thành viên, xây dựng hệ thống cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau, hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của cấp quản lý các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các thông tin cốt lõi cho cấp quản lý của Tập đoàn”. Đặc biệt, EVN là 1 trong 4 đơn vị trên toàn quốc đã xây dựng và vận hành hệ thống ERP, đảm bảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo Tập đoàn, lập các báo cáo chính xác, minh bạch, nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của các Bộ, ngành và cả các tổ chức quốc tế.
Hiện nay, mảng viễn thông của EVN đã cơ bản phục vụ được các nhu cầu trong nội bộ các đơn vị thành viên EVN cũng như ở Tập đoàn. Hệ thống viễn thông đường trục của EVN chạy xuyên suốt các TBA 500kV trải dài từ Bắc vào Nam, kết hợp với các TBA 220kV, 110kV tạo thành các lớp mạch vòng liên kết với nhau.
Bên cạnh những thành quả đạt được về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thì EVN vẫn chưa đạt được mục tiêu chiếm 10% thị phần về ngành công nghệ phần mềm và đến năm 2020 cũng chưa đạt được 6 triệu thuê bao CDMA.
2.5.5. Về phát triển nguồn nhân lực Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Nhân lực của Tập đoàn với 25% cán bộ đã qua đào tạo đúng chuyên môn vào năm 2020, số nhân lực chưa qua đào tạo giảm xuống dưới 2%. “Cán bộ Lãnh đạo Tập đoàn đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý mới, đào tạo bổ sung kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ kỹ thuật”. Cộng với đó thì bộ máy quản lý nguồn nhân lực ở các cấp được kiện toàn nhằm đảm bảo tính hệ thống và chất lượng cao.
Bên cạnh đó thì “tốc độ tăng năng suất lao động” hàng năm trong giai đoạn 2015-2020 chưa đạt được mục tiêu đề ra là tăng 20%/năm và “EVN cũng chưa hoàn thành việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia” và hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài để xây dựng các trường thành trường chuẩn quốc tế.
2.5.6. Về phát triển công tác tư vấn
Theo mô hình của EVN các công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện được chỉ định là tư vấn thiết kế chính các dự án nguồn điện và lưới điện do EVN làm chủ đầu tư. Hoạt động khi không còn nhà nước chi phối, các dự án của EVN giảm, các công ty phải chủ động tìm việc nhằm đảm bảo hoạt động “sản xuất kinh doanh và thu nhập cho người lao động”. Các công ty có sự cạnh tranh trong đầu thầu để thực hiện tư vấn thiết kế các dự án điện của chủ đầu tư ngoài EVN.
Các tiêu chí mà EVN đưa ra đều có hiệu quả như: chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế được nâng cao, “công tác khảo sát thiết kế dự án được thực hiện đảm bảo tiến độ cam kết với khách hàng”. Việc áp dụng tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế đã có tính thống nhất sau khi EVN ban hành các quy định chung về khảo sát, thiết kế.
Đến nay, trong công tác tư vấn EVN là một thương hiệu uy tín được biết đến nhiều trên thị trường trong nước.
2.5.7. Về phát triển thương hiệu
Thương hiệu EVN được rất nhiều người biết đến, đã trở thành thương hiệu phổ biến trong cạnh tranh trong nước và trên thị trường quốc tế. Với gần triệu khách hàng và trên 99% hộ dân dùng điện, thương hiệu EVN được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới mọi khách hàng và tầng lớp nhân dân.
Không chỉ là thương hiệu phổ biến mà khi nhắc đến EVN mọi người thấy đó là một dịch vụ tốt, một thương hiệu với trách nhiệm xã hội cao.
2.6. Đánh giá chung về chiến lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
2.6.1. Những thành công.
Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2015-2020 như đã trình bày ở trên, EVN đã hầu như đã đạt được mục tiêu của mình, cụ thể:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có vốn và tài sản lớn. EVN sở hữu và quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối trên cả nước.
Tập đoàn cũng sở hữu và “quản lý vận hành các nhà máy điện có tổng công suất” đặt chiếm tỷ lệ chi phối trên cả nước.
EVN có nhân sự là những kỹ sư lâu năm, được đào tạo từ lý thuyết đến thực hành tốt và được tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới; được làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống điện qui mô lớn.
Mạng lưới điện của Tập đoàn đã được phủ rộng khắp cả nước, chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị phần bán lẻ điện năng. Hệ thống quản lý vận hành và kênh phân phối đã được phủ rộng khắp tới địa bàn cấp quận, huyện và địa bàn các xã, phường hoặc cụm xã, phường.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị đã hoàn thành 1.113 dự án lưới điện 110-500kV; EVN đã đảm nhận cấp điện cho 11/12 huyện đảo. Đối với các đảo có vị trí chiến lược trên biển như Phú Quốc, Cô Tô, Lý Sơn, Kiên Hải, Lại Sơn, Hòn Nghệ, Cù Lao Chàm…đã được EVN đầu tư cấp điện lưới quốc gia để bảo đảm cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là quốc gia thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về đầu tư điện nông thôn.
2.6.2. Những hạn chế Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Năng lực cạnh tranh của EVN còn ở mức thấp. So với các công ty điện lực “trong khu vực và trên thế giới”, EVN có quy mô vốn, tài sản, hệ thống lớn nhưng các chỉ tiêu về chất lượng điện, kiểm soát tổn thất còn thua kém ở khoảng cách khá xa.
Năng suất lao động còn thấp.
Mức độ dự phòng của hệ thống điện trong Tập đoàn còn thấp.
Ứng dụng công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin trong vận hành, trong kinh doanh còn hạn chế.
Chưa xây dựng được mô hình tổ chức quản trị rủi ro có tính chuyên nghiệp và hệ thống trong toàn Tập đoàn.
2.6.3. Những cơ hội
Trong giai đoạn tới, EVN tiếp tục được Chính phủ giao giữ vai trò đơn vị duy nhất cung cấp điện trên cả nước. Chính phủ Việt Nam đang tích cực chỉ đạo công tác cải cách hành chính, trong đó có những thủ tục liên quan đến ngành điện.
Thị trường ổn định, đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng về điện phát triển mạnh và tăng trưởng cao.
Chính phủ chủ trương trong thời gian tới cần tính giá điện tiêu dùng theo nguyên tắc thị trường do đó sẽ có tác động lớn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ngành điện lực theo xu hướng công khai minh bạch và hiệu quả.
Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ hội để Tập đoàn tự đánh giá lại mọi mặt hoạt động, “xác định lại chiến lược phát triển, xác định tái cơ cấu về ngành nghề kinh doanh, về sở hữu và quản trị doanh nghiệp “theo hướng phát triển hiệu quả bền vững”.
Cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mô hình sản xuất và kinh doanh của thế giới và của Việt Nam trong tương lai không xa với nền tảng là “sự phát triển mạnh mẽ” và tích hợp ở trình độ cao các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác quốc tế đang mở ra các cơ hội giao lưu, học hỏi, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ giữa các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, trong đó có EVN.
2.6.4. Những thách thức Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
Khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện được giao đòi hỏi nhu cầu vốn lớn nhưng Chính phủ không bảo lãnh cho các khoản vay để đầu tư của EVN.
Phân bố nguồn điện – phụ tải điện không tự cân bằng giữa các miền nên thường xuyên phải truyền tải công suất lớn trên lưới điện 500kV Bắc – Nam.
EVN phải đảm nhận nhiệm vụ Chính phủ giao “giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”. Trong khi đó, công suất nguồn dự phòng hiện đang ngày càng giảm; một số dự án đầu tư nguồn điện do các chủ đầu tư ngoài EVN thực hiện đã và đang có nguy cơ chậm tiến độ đưa vào vận hành khai thác.
Sản xuất kinh doanh và đầu tư tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố” đầu vào cơ bản như giá nhiên liệu, biến động tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chính sách tín dụng, tiền tệ.
Tỷ trọng nguồn thủy điện của EVN khá cao, do đó sản lượng điện sản xuất lệ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết, thủy văn. Trong khi đó, hiện tượng khí hậu khắc nghiệt xảy ra không lường trước được, không chỉ gây ảnh hưởng tới việc sản xuất cung ứng điện mà còn gây hỏng hóc, phá hủy các công trình điện.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng dần (đặc biệt là điện gió và điện mặt trời) đòi hỏi điều độ hệ thống điện phải thích ứng một cách linh hoạt hơn.
“Sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn đối với đội ngũ lao động của EVN, đặc biệt là đội ngũ lao động lớn tuổi, ít có cơ hội học tập, cập nhật khoa học công nghệ”.
Hiện nay, giá bán lẻ điện do Chính phủ kiểm soát và chưa theo nguyên tắc thị trường và cũng chưa tách bạch được nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong hoạt động của EVN.
Nhìn chung, qua việc đánh giá những thành công, những hạn chế, những cơ hội và những thách thức thì có thể thấy rằng EVN đã thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh doanh của mình thể hiện:
Các nhà máy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng sản lượng điện năng cung cấp cho xã hội và EVN đảm bảo truyền tải điện cho toàn bộ hệ thống điện quốc gia “(hệ thống đã cung cấp điện tới 100% xã và 99,47% hộ dân trong cả nước)”; thực hiện công tác điều độ điện năng, phân phối điện năng trong cả nước, “quản lý vận hành lưới điện nông thôn, các nhà máy điện quy mô, công suất lớn trong đó có các nhà máy sản xuất điện chiến lược lớn, đa mục tiêu”, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Để có những thành tựu đó thì một yếu tố quan trọng mà EVN áp dụng là “đẩy mạnh việc chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ”. Tất cả những điều đó cho thấy EVN là một Tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh.
Cùng với đó thì kết quả sản xuất kinh doanh của EVN giai đoạn 2015-2020 cho thấy EVN có hoạt động kinh doanh bền vững, hiệu quả, có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN. Luận văn: Thực trạng về chiến lược phát triển KD tại Điện lực VN
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp hoàn thiện kinh doanh của Điện lực VN