Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2.1. Nhận thức về marketing dịch vụ

Theo kết quả điều tra 93 doanh nghiệp dịch vụ của Tác giả, chỉ có 36,56% doanh nghiệp dịch vụ đã xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing dịch vụ; còn lại 63,44% doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing dịch vụ, trong đó 48,39% doanh nghiệp dự kiến xây dựng và khoảng 15% doanh nghiệp chưa xây dựng và cũng không có dự định xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing dịch vụ. Phần lớn doanh nghiệp dịch vụ chỉ xây dựng kế hoạch marketing trung và ngắn hạn, một số ít doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing tổng thể và dài hạn như chi nhánh ngân hàng ANZ, Công ty Lữ hành Saigontourist Hà Nội… Khi được hỏi doanh nghiệp của ông (bà) đã thực hiện hoạt động marketing nào thì hầu hết đều trả lời là quảng cáo, tiếp thị, phân phối dịch vụ… Như vậy, quan niệm của doanh nghiệp dịch vụ về marketing nói chung, marketing dịch vụ nói riêng có phạm vi rất hạn hẹp, chủ yếu giới hạn ở khâu xúc tiến dịch vụ. Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Về tổ chức bộ máy thực hiện marketing, 55,91% số doanh nghiệp dịch vụ trả lời phiếu điều tra có bộ phận chuyên trách marketing trong doanh nghiệp dưới hình thức phòng, ban hoặc giám đốc chuyên trách; 44% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về marketing. Có doanh nghiệp dịch vụ cho rằng không nhất thiết phải có bộ phận chuyên trách marketing, bởi nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh thực hiện, giá cả do phòng tài chính quản lý, phân phối do phòng thị trường đảm trách…. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ, giám đốc có thể kiêm công tác marketing. Trong khi 55,91% doanh nghiệp dịch vụ trả lời phiếu điều tra có bộ phận chuyên trách marketing nhưng chỉ 36,56% doanh nghiệp dịch vụ trả lời đã xây dựng chiến lược/kế hoạch marketing. Điều đó có nghĩa là nhiều doanh nghiệp dịch vụ tuy có phòng marketing nhưng bộ phận này không làm đúng chức năng cơ bản của marketing là nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược/ kế hoạch marketing. Cách tiếp cận như vậy cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ quan niệm chưa đầy đủ và chính xác về marketing.

Kết quả điều tra cho thấy những doanh nghiệp dịch vụ trả lời đã xây dựng chiến lược marketing dịch vụ và/ hoặc có bộ máy chuyên trách marketing thường là những doanh nghiệp có mức độ hội nhập kinh tế cao. Điều này có thể được lý giải là khi hội nhập kinh tế càng sâu rộng, sự cạnh tranh càng quyết liệt, do đó doanh nghiệp nhận thấy được sự cần thiết phải có chiến lược marketing để xác định rõ những dịch vụ và đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể thâm nhập và mở rộng. Mặt khác, với việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, thị trường của doanh nghiệp được mở rộng và đa dạng hơn buộc doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Vì thế tổ chức bộ máy ngày càng phức tạp, việc thực hiện chiến lược/ kế hoạch marketing phải được tách ra thành những bộ phận độc lập.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường dịch vụ Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Kết quả điều tra 93 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ của Tác giả cho thấy 62,37% doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra đã tiến hành thường xuyên việc nghiên cứu thị trường dịch vụ; 24,66% doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu định kỳ với khoảng thời gian giữa mỗi lần nghiên cứu là trên 1 năm; 13,98% doanh nghiệp chỉ nghiên cứu thị trường có biến động. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, việc gần 14% số doanh nghiệp chỉ nghiên cứu thị trường khi có biến động cho thấy nhiều doanh nghiệp dịch vụ chưa chủ động và chú trọng nghiên cứu thị trường cũng như chưa nhận thức được vị trí, ý nghĩa của nghiên cứu thị trường trong kinh doanh dịch vụ. Nếu chỉ nghiên cứu thị trường khi có biến động sẽ khiến cho doanh nghiệp dịch vụ luôn bị động trước sự vận động của thị trường, thiếu cơ sở thực tiễn để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn. Bởi nghiên cứu thị trường dịch vụ một mặt nhằm phát hiện nhu cầu dịch vụ để tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó tốt nhất, mặt khác dự báo sự vận động của thị trường qua đó có những biện pháp ứng phó kịp thời để phòng, tránh rủi ro và tổn thất.

Về chủ thể tiến hành nghiên cứu thị trường, chỉ 16,13% doanh nghiệp dịch vụ trả lời phiếu điều tra có công tác nghiên cứu thị trường do phòng marketing đảm nhận, số còn lại do các phòng, ban khác trong doanh nghiệp thực hiện như phòng kinh doanh (29,03)%, phòng thị trường (30,11%), phòng kế hoạch- tổng hợp (10,751%). Việc tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp rất khác nhau tuỳ thuộc cơ cấu tổ chức và quy mô của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có 55,91% doanh nghiệp dịch vụ trả lời có phòng/ ban chuyên trách marketing song chỉ có 16% doanh nghiệp giao công tác nghiên cứu thị trường cho phòng marketing. Điều này cho thấy: (i) nhận thức về marketing của doanh nghiệp dịch vụ còn hạn chế, nên việc nghiên cứu thị trường là hoạt động chủ yếu của marketing dịch vụ nhưng không được tập trung vào phòng marketing; (ii) việc nghiên cứu thị trường dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ được thực hiện phân tán, thiếu tính hệ thống, chưa được chuyên môn hóa sâu.

Về năng lực nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp dịch vụ còn rất hạn chế. Năng lực tiếp cận, xử lý, lưu trữ và ứng dụng thông tin của các doanh nghiệp dịch vụ nhìn chung còn yếu do chưa được đào tạo chuyên nghiệp. Khi được phỏng vấn, nhiều doanh nghiệp không biết những thông tin cụ thể gì mình cần, khai thác các thông tin đó ở đâu, có thông tin rồi thì không biết xử lý như thế nào, dùng công cụ gì để phân tích… Do đó, nhiều khi có thông tin thị trường nhưng vì thiếu khả năng phân tích, xử lý và ứng dụng nên cũng không phát huy được tác dụng của thông tin. Năng lực nghiên cứu thị trường yếu là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp dịch vụ “nản chí” và “bỏ rơi” công tác nghiên cứu thị trường. Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Việc nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ bước đầu đã được các doanh nghiệp dịch vụ quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy môi trường kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dịch vụ được các doanh nghiệp chú trọng nhất (tương ứng 45,16% và 47,31%), tiếp đến là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (25,81%), môi trường pháp luật (23,66%), môi trường chính trị (21,51%), môi trường văn hóa (19,35%). Tuy vậy, chỉ có 11,83% số doanh nghiệp dịch vụ trả lời phiếu điều tra nghiên cứu đầy đủ các yếu tố của môi trường marketing dịch vụ, còn lại 88,17% doanh nghiệp chỉ nghiên cứu một hoặc một số yếu tố môi trường marketing dịch vụ. Điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp dịch vụ ít coi trọng môi trường văn hóa. Việc nhận thức chưa đầy đủ vai trò của văn hóa trong kinh doanh dịch vụ là một trong những nguyên nhân khiến ít doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam hiện nay xây dựng được văn hóa kinh doanh, người tiêu dùng thường phàn nàn về thái độ phục vụ của nhân viên dịch vụ, do đó làm giảm chất lượng dịch vụ.

Trước áp lực cạnh tranh ở thị trường dịch vụ trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam bước đầu quan tâm nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ quốc tế. Tuy vậy, việc nghiên cứu thị trường dịch vụ quốc tế chủ yếu mới được thực hiện ở một số ít các doanh nghiệp có quy mô xuất nhập khẩu dịch vụ đáng kể như Tổng công ty bưu chính- viễn thông (VNPT), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty du lịch Việt Nam (Vietnamtourism)… Bởi thực tế hầu hết doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, mức độ hội nhập quốc tế và khả năng vươn ra thị trường dịch vụ nước ngoài hạn chế, trong khi việc khảo sát và nghiên cứu thị trường nước ngoài tốn kém.

Về nguồn thông tin thị trường, kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận thông tin thị trường đa dạng từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ doanh nghiệp tự nghiên cứu (65,59%), phương tiện thông tin đại chúng (54,84%), hiệp hội doanh nghiệp (41,94%), cơ quan nhà nước (32,26%), các tổ chức tư vấn thị trường (21,51%)… Do nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin thị trường, nên nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã đầu tư tự nghiên cứu thị trường để có được những thông tin có độ tin cậy cao. Tuy vậy, do hạn chế về tài chính và năng lực nghiên cứu, nhiều doanh nghiệp dịch vụ chỉ sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp có độ tin cậy thấp như từ cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan quản lý nhà nước…Những nguồn thông tin này thậm chí còn nghèo nàn, thiếu kịp thời, tản mạn và tạo ra hiện tượng “nhiễu thông tin”; thừa thông tin chung chung nhưng thiếu thông tin cụ thể và hữu ích. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các tổ chức tư vấn thị trường phát triển rất mạnh để đáp ứng nhu cầu về thông tin thị trường của doanh nghiệp. Thông tin của các tổ chức tư vấn thị trường thường phong phú, có độ tin cậy cao, thường xuyên cập nhật, rất phù hợp với những doanh nghiệp không đủ khả năng tự nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam chưa chú trọng khai thác nguồn thông tin từ các tổ chức tư vấn thị trường.

2.2.3 Thực trạng hoạt động marketing mix dịch vụ Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

2.2.3.1 Sản phẩm dịch vụ

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thị trường dịch vụ ở Việt Nam hầu như không tồn tại, phần lớn dịch vụ do nhà nước cung cấp dưới hình thức công ích, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn. Chuyển sang nền kinh tế thị trường mở, thị trường dịch vụ hình thành, phát triển và thể chế thị trường dịch vụ từng bước hoàn thiện. Dưới áp lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường và hội nhập, các doanh nghiệp dịch vụ ngày càng quan tâm hơn đến xây dựng marketing dịch vụ. Theo điều tra của Tác giả, hầu hết những doanh nghiệp dịch vụ đã có chiến lược/ kế hoạch marketing dịch vụ đều có chiến lược sản phẩm và coi đây là một bộ phận quan trọng của chiến lược/ kế hoạch marketing dịch vụ. Chỉ có 47,31% doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra xây dựng sản phẩm dịch vụ trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng dịch vụ. Như vậy, có tới 52,7% không nghiên cứu nhu cầu dịch vụ khi xây dựng sản phẩm. Việc nghiên cứu nhu cầu dịch vụ không thể thiếu trong kinh doanh dịch vụ để cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ. Vấn đề đặt ra là dịch vụ của doanh nghiệp làm sao có thể thỏa mãn được nhu cầu của thị trường khi doanh nghiệp xây dựng sản phẩm dịch vụ không căn cứ vào nhu cầu dịch vụ.

Về tính đa dạng của dịch vụ, qua điều tra đánh giá về mức độ đa dạng dịch vụ Việt Nam, đối với dịch vụ du lịch 60,22% doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra cho rằng đơn điệu; tương tự đối với dịch vụ tài chính là 52,69%; dịch vụ viễn thông 50,54%; dịch vụ vận tải 49,46%; dịch vụ chuyên môn 39,78%. Kết quả điều tra phản ánh thực tế các sản phẩm dịch vụ ở Việt Nam kém đa dạng, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng phong phú. Thực tế này có thể được minh chứng qua một số dịch vụ sau đây:

Thứ nhất, dịch vụ du lịch. Mặc dù sản phẩm du lịch cơ bản của Việt Nam khá độc đáo và đa dạng cả về khía cạnh vật thể và phi vật thể nhờ tài nguyên du lịch phong phú, nhưng các dịch vụ hỗ trợ cho các sản phẩm du lịch cơ bản, nhất là dịch vụ vui chơi giải trí còn quá nghèo nàn cả về số lượng và nội dung, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Chính vì vậy, du khách quốc tế khi đến Việt Nam ngoài việc tham gia vào các chương trình tour định sẵn thường không có điều kiện hoặc không muốn chi tiêu cho các dịch vụ khác. Điều này được phản ánh qua mức chi tiêu, thời gian lưu trú và cơ cấu chi tiêu của du khách.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế ở Việt Nam là 6 ngày, chi tiêu bình quân là 80 USD/ngày, tức là tổng chi tiêu bình quân một du khách quốc tế là 480 USD [25, tr.50]. Trong khi chi tiêu bình quân một khách du lịch trên thế giới là 700 USD, ở các nước trong khu vực là 1000 USD, ở Thái Lan là 1300 USD [22, tr. 109]. Lý do chủ yếu không phải là giá du lịch ở Viêt Nam thấp hay du khách quốc tế đến Việt Nam tiết kiệm chi tiêu mà do các dịch vụ bổ sung, dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ gia tăng trong du lịch kém phát triển, chưa có những khu du lịch tổng hợp nên không có dịch vụ liên hoàn đủ sức hấp dẫn “giữ chân” du khách lưu trú lâu và “thuyết phục” du khách chi tiêu nhiều ở Việt Nam. Theo điều tra của Tổng cục Du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí chỉ chiếm 2,8% tổng chi tiêu của du khách; dịch vụ ăn uống 9,2%; mua sắm, quà lưu niệm 10,3%; dịch vụ lưu trú và đi lại chiếm gần 80% (tỉ trọng chi phí dành cho lưu trú và đi lại ở trên thế giới bình quân chiếm 30-35% trong chi tiêu du lịch). Chi phí dịch vụ lưu trú và đi lại là phần chi phí “cố định” cho một chuyến du lịch, tỷ lệ này càng nhỏ trong tổng chi tiêu của du khách có nghĩa là du khách dành nhiều hơn cho các dịch vụ bổ sung. Do đó, nếu đa dạng hóa hóa các dịch vụ hỗ trợ và bổ sung không chỉ nâng cao tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của dịch vụ du lịch mà còn tăng thu nhập từ du lịch. Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Biểu 2.3: Cơ cấu chi tiêu của du khách quốc tế đến Việt Nam

Cơ sở khoa học và giải pháp xuất khẩu tại chỗ qua du lịch ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội., tr.56.

Thứ hai, dịch vụ tài chính. Quá trình đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng hiện nay nước ta còn chậm. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, do đó thanh toán phi tiền mặt chưa trở thành phương thức thanh toán phổ biến trong nền kinh tế. Việc áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại hạn chế, chủ yếu vẫn là thủ công thông qua văn bản, giấy tờ. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa kém đa dạng, tính thuận và độ an toàn không cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử rất phát triển trên thế giới nhưng việc triển khai ở nước ta còn hạn chế. Việc cung cấp các dịch vụ tư vấn thông tin, thị trường, nghiệp vụ tài chính… hầu như chưa phát triển.

Về chất lượng, chất lượng dịch vụ ở Việt Nam tuy đã có những cải thiện nhất định, song nhìn chung còn hạn chế. Theo kết quả điều tra của Tác giả, chỉ có 16,13% doanh nghiệp dịch vụ đã được cấp chứng nhận ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ; còn lại (83,87%) chưa được cấp ISO 9000, trong đó 40,86% đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ để được cấp ISO 9000, 43% chưa có kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9000. Thực tế thời gian qua cho thấy doanh nghiệp và người tiêu dùng dịch vụ phàn nàn nhiều về chất lượng dịch vụ ở Việt Nam. Ví dụ, mạng lưới viễn thông quá tải thường dẫn đến nghẽn mạch; chỉ khoảng 15% du khách quốc tế quay lại Việt Nam lần thứ 2, trong khi tỷ lệ này ở Singapore và Thái Lan trên 40%1. Chất lượng dịch vụ thấp chủ yếu do: (i) các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ; (ii) hạ tầng dịch vụ ở Việt Nam kém phát triển; (iii) trình độ nhân viên phục vụ hạn chế.

2.2.3.2 Giá dịch vụ

Trong những năm gần đây, trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp dịch vụ đã có nhiều cố gắng đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh để giảm giá dịch vụ. Song giá dịch vụ ở Việt Nam hiện vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của khu vực, trong khi thu nhập đầu người của nước ta thấp hơn nhiều so với bình quân đầu người của khu vực. Theo nghiên cứu của công ty Price Waterhouse Coopers, giá hầu hết các dịch vụ cơ bản ở Việt Nam đều cao hơn các nước trong khu vực. Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Bảng 2.4: Đánh giá cạnh tranh về giá dịch vụ ở Việt Nam và một số nước

Việc định giá dịch vụ của các doanh nghiệp chưa linh hoạt trước sự vận động của thị trường cũng như nhu cầu của các đoạn thị trường. Theo kết quả điều tra của Tác giả, chỉ có 37,63% doanh nghiệp trả lời có tiến hành phân biệt giá, số còn lại 62% doanh nghiệp áp dụng mức giá đồng nhất. Rõ ràng các doanh nghiệp dịch vụ chưa vận dụng tính không đồng nhất của dịch vụ trong việc định giá dịch vụ. Trong những năm trước đây, đối với một số dịch vụ hạ tầng do nhà nước quản lý giá, việc định giá dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở khung giá của nhà nước còn phân biệt đối xử giá giữa khách hàng trong nước và nước ngoài, tạo nên sự phân biệt đối xử không phù hợp với nguyên tắc WTO.

Bảng 2.5: Chênh lệch giá một số dịch vụ giữa người Việt Nam và người nước ngoài

Nguyên nhân của thực tế nêu trên chủ yếu là do:

  • Cơ sở định giá của các doanh nghiệp dịch vụ nhìn chung còn cứng nhắc. Theo điều tra, 68,82% doanh nghiệp trả lời định giá dịch vụ chủ yếu dựa vào chi phí, trong khi chỉ có 41% doanh nghiệp trả lời định giá trên cơ sở đánh giá của khách hàng. Chi phí là một trong những cơ sở định giá, song không phải là duy nhất. Hơn nữa, do tính vô hình và không đồng nhất của dịch vụ, nên việc định giá dịch vụ phải rất linh hoạt. Đối với nhiều dịch vụ (tư vấn, giáo dục, nghiên cứu…), chi phí không phải là yếu tố hàng đầu trong định giá bởi việc xác định chi phí rất khó và phức tạp
  • Các dịch vụ hạ tầng cơ bản (điện, viễn thông, hàng không…) vẫn bị chi phối bởi độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến giá độc quyền cao. Giá các dịch vụ này đều do nhà nước quy định, bản thân doanh nghiệp không có quyền quyết định giá mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan nhà nước có thầm quyền phê duyệt. Trên thực tế, do kinh doanh trong môi trường độc quyền, nên doanh nghiệp có thể đưa mức giá có lợi cho doanh nghiệp để trình phê duyệt. Hơn nữa, việc điều chỉnh giá các dịch vụ hạ tầng cũng phải được sự phê duyệt của nhà nước. Cơ chế định giá này rất cứng nhắc, không phản ánh sát thực quan hệ cung- cầu trên thị trường dịch vụ.
  • Trình độ quản lý và công nghệ hạn chế làm giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ, khiến giá dịch vụ kém cạnh tranh.

2.2.3.3 Phân phối dịch vụ Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Về phạm vi cung cấp dịch vụ, theo kết quả điều tra 38,71% doanh nghiệp dịch vụ trả lời chỉ cung cấp dịch vụ tại nơi đặt trụ sở chính; 18,28% doanh nghiệp có mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc; 13,98% doanh nghiệp có chi nhánh và/ hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài. Điều này cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam đã có sự quan tâm nhất định đến mở rộng mạng lưới phân phối dịch vụ. Một số doanh nghiệp dịch vụ lớn như trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải… đã thiết lập mạng lưới phân phối dịch vụ rộng rãi ở trong nước, bước đầu mở rộng ra thị trường nước ngoài. Ví dụ Ngân hàng Vietcombank đã lập quan hệ đại lý với trên 1400 ngân hàng ở 85 nước trên thế giới để cung cấp các dịch vụ ngoại hối, bảo lãnh, tín dụng, thanh toán quốc tế [22, tr.104].

Tuy vậy, nhìn chung các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam còn hạn chế trong phân phối dịch vụ. Chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng tài chính, nhân lực thực sự chú trọng phát triển mạng lưới phân phối dịch vụ. Kết quả điều tra cho thấy 73,12% doanh nghiệp trả lời cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài tại Việt Nam, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua đại lý/ văn phòng đại diện/ chi nhánh ở nước ngoài hoặc đưa nhân viên ra nước ngoài để cung cấp tương ứng là 13,98% và 9,68%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dịch vụ còn thụ động trong việc phân phối dịch vụ, “chờ” khách hàng chứ chưa chủ động tìm khách hàng. Du lịch là ngành kinh tế đối ngoại phụ thuộc nhiều vào thị trường gửi khách (inbound market) nước ngoài, song hầu hết các doanh nghiệp lữ hành chưa vươn ra được thị trường thế giới do không đủ khả năng tài chính, nhân lực mở đại lý/ văn phòng đại diện/ chi nhánh tại nước ngoài. Các công ty lữ hành Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn khách do các công ty nước ngoài tổ chức. Ví dụ 90% khách Hàn Quốc vào Việt Nam là do các công ty Hàn Quốc tổ chức [22, tr. 98].

Trong điều kiện hiện nay khi chưa đủ khả năng thiết lập mạng lưới phân phối trực tiếp riêng, thì việc sử dụng trung gian nước ngoài là cần thiết để giảm chi phí và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, về lâu dài, tăng cường thiết lập những kênh phân phối thông qua hệ thống đại lý, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở nước ngoài mới giúp doanh nghiệp dịch vụ tranh thủ được cơ hội của hội nhập quốc tế, tiếp cận thị trường rộng lớn, theo sát và nắm bắt thông tin thị trường, tăng doanh thu và xuất khẩu dịch vụ.

2.2.3.4 Xúc tiến dịch vụ Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam gặp phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và nước ngoài, từ đó nhận thức rõ hơn vai trò của xúc tiến dịch vụ. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp tự tiến hành xúc tiến. Theo điều tra, 68,82% doanh nghiệp dịch vụ trả lời tự xúc tiến, chỉ có 24,73% xúc tiến qua hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ và 19,35% xúc tiến qua các tổ chức xúc tiến chuyên nghiệp. Như vậy, việc xúc tiến qua các hiệp hội và tổ chức xúc tiến chuyên nghiệp chưa được phát huy. Nguyên nhân chủ yếu: (i) đối với hiệp hội doanh nghiệp, tuy chi phí thấp song hiệu quả không cao do vai trò và năng lực của các hiệp hội còn rất hạn chế, chưa thực sự gắn với quyền lợi hội viên; (ii) việc thuê các tổ chức xúc tiến thường có chi phí cao; (iii) do xúc tiến dịch vụ còn khá mới ở Việt Nam nên các tổ chức xúc tiến dịch vụ chuyên nghiệp chưa phổ biến.

Các doanh nghiệp xúc tiến dịch vụ chủ yếu dưới hình thác cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng (73,12%), quảng cáo (68,82%), quan hệ công chúng (46,24%), hội chợ triển lãm (40,86%). Hoạt động xúc tiến dịch vụ ở nước ngoài còn rất hạn chế, chỉ 23,66% doanh nghiệp trả lời đã tiến hành xúc tiến dịch vụ ở nước ngoài, trong khi 76,34% doanh nghiệp chưa từng thực hiện bất kỳ hoạt động xúc tiến dịch vụ nào ở nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là chi phí xúc tiến ở nước ngoài rất tốn kém, trong khi năng lực tài chính của doanh nghiệp có hạn, địa bàn kinh doanh chủ yếu là thị trường trong nước. Hoạt động xúc tiến dịch vụ ở nước ngoài giới hạn ở một số ít doanh nghiệp dịch vụ du lịch, hàng không, vận tải biển, ngân hàng.

Như đã nêu ở Chương 1, thương hiệu dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong xúc tiến dịch vụ. Song việc các doanh nghiệp dịch vụ chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng thương hiệu dịch vụ. Kết quả điều tra cho thấy 55,91% doanh nghiệp trả lời chưa xây dựng thương hiệu dịch vụ, trong đó 8,6% doanh nghiệp cho rằng không cần thiết phải xây dựng thương hiệu. Như vậy, nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của thương hiệu trong kinh doanh dịch vụ còn hạn chế. cấp độ quốc gia và ngành, xúc tiến dịch vụ hầu như chưa được quan tâm. Trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại của nhà nước (do Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Thương mại thực hiện) mới chỉ tập trung cho thương mại hàng hóa. Các ngành dịch vụ cũng chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến riêng, ngoại trừ du lịch. Các chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia và ngành thuộc Chương trình hành động quốc gia về du lịch được triển khai chậm, hiệu quả thấp, hình thức xúc tiến chưa đa dạng. Tới nay, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương, song ngành du lịch vẫn chưa triển khai việc thành lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, nhất là ở các thị trường du lịch trọng điểm để xúc tiến du lịch1.

2.2.3.5 Nguồn nhân lực dịch vụ

Ví dụ, Thái Lan đã mở hơn 50 văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, Cuba đã mở gần 29 văn phòng đại diện

Mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Tổng cục Thống kê, lao động dịch vụ chưa qua đào tạo chiếm tới 57,72% tổng lao động trong các ngành dịch vụ1. Thậm chí trong nhiều ngành dịch vụ, tỷ lệ lao động dịch vụ chưa qua đào tạo rất cao như dịch vụ thương mại (81,73%), khách sạn- nhà hàng (89,47%)… Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động dịch vụ đã qua đào tạo cũng bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề còn thấp. Việc thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao đã cản trở sự phát triển của các dịch vụ chuyên môn và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao (nghiên cứu&triển khai, tư vấn tài chính, hàng không…). Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Đối với lao động đã qua đào tạo, theo kết quả điều tra của Tác giả, chỉ có 31,18% doanh nghiệp dịch vụ trả lời doanh nghiệp mình có trên 50% nhân viên phục vụ được đào tạo đúng chuyên môn. Hiện tượng này có thể do: (i) các doanh nghiệp dịch vụ chưa tuyển dụng và sử dụng lao động đúng với chuyên môn được đào tạo; (ii) lao động dịch vụ được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp về số lượng và chất lượng.

Nhân viên phục vụ có vị trí quan trọng trong quá trình tạo dịch vụ, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và tạo hình ảnh của doanh nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam chưa quan tâm đến đào tạo tại chỗ và thường xuyên để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn của nhân viên phục vụ. Theo điều tra của Tác giả, có tới 69,89% doanh nghiệp dịch vụ trả lời không thường xuyên đào tạo nhân viên, thậm chí 33,41% doanh nghiệp trả lời không có chương trình đào tạo nhân viên. Đây chính là một trong những nguyên nhân tỷ lệ nhân viên phục vụ được đào tạo trong các doanh nghiệp dịch vụ thấp, chất lượng dịch vụ chậm được cải thiện.

Với những hạn chế về nhân lực dịch vụ nói trên, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi mở

Xem thêm Phụ lục 3.3. cửa thị trường theo tiến trình hội nhập. Trong bối cảnh cách mạng khoa học- công nghệ phát triển mạnh mẽ, yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh là công nghệ, nên đòi hỏi người lao động phải được đào tạo tốt, có năng lực sáng tạo và vận hành công nghệ, chứ không phải là các kỹ năng giản đơn. Do đó, nếu chất lượng nguồn nhân lực dịch vụ không được cải thiện, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam không thể đứng vững trên thị trường dịch vụ trong nước, chứ chưa nói đến phải vươn ra thị trường thế giới.

2.2.3.6 Cơ sở vật chất và hạ tầng dịch vụ Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Hạ tầng dịch vụ ở Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt trong thời kỳ đổi mới. Với sự đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất của nhiều ngành dịch vụ như viễn thông, vận tải, ngân hàng… đã và đang được nâng cấp và hiện đại hóa, nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ. Tuy vậy, hạ tầng dịch vụ ở Việt Nam vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ. Việc hiện đại hóa cơ sở vật chất và hạ tầng dịch vụ chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn được nhà nước ưu đãi đầu tư như VNPT, Vietnam Airlines, Vietcombank, Ngân hàng đầu tư phát triển… Với tuyệt đại đa số doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, việc nâng cấp cơ sở vật chất dịch vụ còn rất hạn chế, vượt quá khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

Số lượng và chất lượng hệ thống hạ tầng dịch vụ còn thấp. Về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại tính trên 100 dân của Việt Nam là 2,6 trong khi của Thái lan là 7,9. Số người sử dụng Internet tính trên 10.000 dân của Việt Nam là 0,02 người, Thái lan là 6 người [23, tr. 153]. Mặc dù vận tải hàng không đạt tốc độ tăng trưởng cao song năng lực vận tải còn hạn chế; mới có 3 sân bay quốc tế, số điểm đến quốc tế chưa nhiều nên phải trung chuyển qua các sân bay đầu mối ở nước khác; tỷ lệ hoãn chuyến bay cao… Đội tàu thuỷ lạc hậu, trọng tải thấp; số lượng cảng biển nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều; công suất bốc xếp không lớn…; chưa có tổ hợp du lịch tổng hợp có sức hấp dẫn du lịch cao…

2.2.3.7 Quy trình phục vụ

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, áp lực cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp dịch vụ phải xây dựng, cải tiến và đổi mới quy trình phục vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí và giá thành dịch vụ. Quy trình phục vụ của các doanh nghiệp dịch vụ rất phong phú, đa dạng tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dịch vụ và điều kiện, khả năng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam đã thực hiện tốt tổ chức quy trình phục vụ tạo nên những phong cách phục vụ riêng của doanh nghiệp như công ty Vietel, công ty du lịch Việt Nam (Vietnamtourism), công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội… Tuy vậy, nhìn chung các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam chưa quan tâm đến nghiên cứu, thiết kế, cải tiến và đổi mới quy trình phục vụ. Hầu hết các doanh nghiệp chưa ý thức được quy trình phục vụ là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu, góp phần tạo nên sự khác biệt của dịch vụ. Do đó, quy trình phục vụ của các doanh nghiệp dịch vụ còn thiếu tính khoa học, kênh phục vụ thiếu hoặc chồng chéo… Đặc biệt, các doanh nghiệp dịch vụ chưa chú ý đến khâu thông tin khách hàng, trong khi đây là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình phục vụ, bởi dịch vụ có tính vô hình nên dịch vụ cần được “hữu hình hóa” qua công tác thông tin khách hàng, giúp khách hàng có được thông tin cơ bản về dịch vụ được cung cấp trước khi quyết định tiêu dùng dịch vụ. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng và giảm giá thành dịch vụ, bên cạnh các yếu tố khác trong marketing- mix dịch vụ, các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam cũng cần đầu tư cải tiến, đổi mới quy trình phục vụ

2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc vận dụng marketing dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

2.3.1 Về nhận thức

Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường và dưới áp lực cạnh tranh do hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam bước đầu nhận thức được vị trí, vai trò của marketing dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ chú trọng đầu tư cho marketing đã giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, có khả năng cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhận thức về marketing dịch vụ của các doanh nghiệp còn rất hạn chế và chưa đồng đều. Phần lớn doanh nghiệp dịch vụ chỉ dừng lại ở các hoạt động phân phối, xúc tiến dịch vụ, quảng cáo và tuyên truyền, chưa nhận thức được rằng marketing là hệ thống các hoạt động từ tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện ra nhu cầu dịch vụ đến việc tìm biện pháp thoả mãn các nhu cầu đó. Do hạn chế trong nhận thức về marketing dịch vụ, việc tổ chức các hoạt động markeing của doanh nghiệp dịch vụ nhìn chung còn manh mún, thiếu đồng bộ và thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này được phản ánh qua kết quả điều tra của Tác giả: gần 2/3 số doanh nghiệp dịch vụ trả lời chưa xây dựng chiến lược/ kế hoạch marketing dịch vụ và 1/2 doanh nghiệp dịch vụ không có các phòng/ ban/ bộ phận chuyên trách marketing (xem mục 2.2.1). Do vậy, vấn đề đặt ra là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp dịch vụ về vị trí, vai trò của marketing trong thương mại dịch vụ và thực hiện marketing dịch vụ có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp.

Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp dịch vụ rất hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ ít hoặc không quan tâm tới tìm hiẻu các cam kết quốc tế về thương mại dịch vụ của Việt Nam, để từ đó có lộ trình hội nhập, tranh thủ cơ hội và ứng phó với thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Thậm chí nhiều doanh nghiệp dịch vụ còn tâm lý “ỷ lại” vào bảo hộ, chưa tranh thủ thời gian bảo hộ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.3.2 Vấn đề nghiệp vụ marketing dịch vụ Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Thứ nhất, phần lớn doanh nghiệp dịch vụ nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường dịch vụ. Song, hoạt động nghiên cứu thị trường dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ còn phân tán, chưa được tổ chức thực hiện có hệ thống và chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường dịch vụ nước ngoài và môi trường marketing dịch vụ quốc tế chưa được quan tâm. Do hạn chế về tài chính và năng lực nghiên cứu, các doanh nghiệp dịch vụ chủ yếu sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp (như cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan quản lý nhà nước… ), nên thông tin có độ tin cậy thấp, chất lượng nghiên cứu hạn chế; chưa chú trọng khai thác các tổ chức tư vấn thị trường là nguồn cung cấp thông tin phong phú, độ tin cậy cao, có khả năng đáp ứng yêu cầu cụ thể về thông tin thị trường của từng doanh nghiệp. Trong khi ở cấp độ quốc gia và ngành, công tác dự báo vĩ mô sự phát triển dịch vụ trong nước và quốc tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa đưa ra những định hướng dài hạn, rõ ràng cho sự phát triển của thương mại dịch vụ.

Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dịch vụ tổng thể, dài hạn; kinh doanh dịch vụ còn thụ động trước sự vận động của thị trường.

Thứ ba, về sản phẩm dịch vụ, chiến lược/ chính sách sản phẩm dịch vụ thụ động trước nhu cầu dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng. Chủng loại dịch vụ đơn điệu, kém hấp dẫn, chủ yếu các doanh nghiệp mới chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản, dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ gia tăng chưa phát triển. Các dịch vụ chính trong nền kinh tế như viễn thông, tài chính, du lịch, khoa học- công nghệ… chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Chất lượng dịch vụ chậm được cải thiện, năng lực cạnh tranh thấp trong hội nhập quốc tế. Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

Thứ tư, về giá dịch vụ, nhìn chung giá dịch vụ còn cao so với thu nhập của người dân, kém cạnh tranh hơn các nước trong khu vực. Việc định giá dịch vụ của doanh nghiệp chưa linh hoạt theo sự vận động của thị trường, chủ yếu dựa vào chi phí, định giá tâm lý ít được quan tâm. Giá các dịch vụ hạ tầng cơ bản như viễn thông, hàng không, tài chính… do nhà nước quản lý và can thiệp sâu, song không hạn chế được hiện tượng giá độc quyền cao của một số doanh nghiệp.

Thứ năm, phân phối dịch vụ kém phát triển, chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng tài chính, nhân lực thực sự chú trọng phát triển mạng lưới phân phối dịch vụ. Các doanh nghiệp dịch vụ phần lớn “chờ” khách hàng chứ chưa chủ động tìm đến khách hàng thông qua phân phối dịch vụ.

Thứ sáu, về xúc tiến dịch vụ, nhìn chung các doanh nghiệp dịch vụ chưa có kế hoạch/ chương trình tổng thể xúc tiến dịch vụ. Hoạt động xúc tiến dịch vụ hầu như mang tính tự phát, hiệu quả không cao. Vai trò hỗ trợ xúc tiến của các hiệp hội dịch vụ chưa được phát huy; các tổ chức cung cấp dịch vụ xúc tiến, nhất là xúc tiến dịch vụ chưa phát triển. Xúc tiến dịch vụ ở nước ngoài chưa được triển khai rộng rãi, chủ yếu giới hạn ở một số ít doanh nghiệp du lịch, hàng không, ngân hàng… có khả năng tài chính. Các doanh nghiệp dịch vụ chưa chú trọng xây dựng thương hiệu với tư cách là công cụ hữu hiệu phục vụ cho xúc tiến dịch vụ.

Thứ bảy, nguồn nhân lực dịch vụ bất cập cả về chất lượng và số lượng. Tỷ lệ lao động dịch vụ được đào tạo thấp, cơ cấu bất hợp lý. Các doanh nghiệp dịch vụ chưa quan tâm thích đáng đến đào tạo tại chỗ, thường xuyên cho đội ngũ nhân viên phục vụ, do đó hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ.

Thứ tám, hạ tầng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại dịch vụ. Do hạn chế về vốn, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất dịch vụ chưa được các doanh nghiệp chú trọng, trong khi chính sách khuyến khích của nhà nước chưa đủ “hấp dẫn” tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ dịch vụ.

Nguyên nhân của những vấn đề nói trên chủ yếu là do:

Về khách quan, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường đang trong quá trình tạo dựng, các yếu tố thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, chưa hoàn thiện; trong khi hội nhập kinh tế quốc tế đặt yêu cầu phải có thể chế kinh tế thị trường phát triển và hoàn thiện. Khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp dịch vụ còn hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, hội nhập và cạnh tranh quốc tế…

Về chủ quan, tinh thần marketing của các doanh nghiệp dịch vụ chưa được tạo dựng và quán triệt. Marketing dịch vụ chưa được nhận thức đúng và coi trọng trong chiến lược, kế hoạch cũng như ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ. Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, quy trình marketing chưa được doanh nghiệp dịch vụ quan tâm. Trình độ, năng lực cán bộ marketing còn hạn chế, chưa tiếp cận với các xu thế marketing, nhất là marrketing dịch vụ của thế giới. Trình độ hiểu biết và nhận thức về marketing dịch vụ của đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ nhìn chung chưa cao. góc độ độ quản lý nhà nước về dịch vụ, vị trí và vai trò dịch vụ chưa được đánh giá đúng, dịch vụ chưa thực sự được coi khu vực kinh tế quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do nhận thức về dịch vụ còn hạn chế, nên nhà nước chưa có những chính sách tạo môi trường thuận lợi cho thương mại dịch vụ và các doanh nghiệp dịch vụ phát triển. Tới nay, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược tổng thể về phát triển dịch vụ để định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách quản lý vĩ mô và pháp luật thương mại dịch vụ bất cập, chưa đồng bộ. Các nguồn lực của xã hội chưa được ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển thương mại dịch vụ. Do chưa xử lý tốt các mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế thị trường như giữa nhà nước và thị trường, giữa tự chủ kinh tế và hội nhập quốc tế, giữa thành phần kinh tế nhà nước và phi nhà nước… nên dẫn đến lạm dụng độc quyền của một số doanh nghiệp dịch vụ nhà nước, hạn chế cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh, dịch vụ chậm hội nhập quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Giải pháp áp dụng marketing trong thương mại VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x