Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1.1 Tình hình chung
Trước năm 1986, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mọi quyết định kinh tế đều do Nhà nước thực hiện, sự vận hành nền kinh tế mang tính mệnh lệnh hành chính, thị trường kém phát triển. Do áp dụng máy móc mô hình kinh tế của các nước XHCN ở Đông Âu, các nguồn lực chủ yếu của xã hội ở nước ta được tập trung cho phát triển công nghiệp nặng. Trong môi trường kinh tế như vậy, dịch vụ bị coi nhẹ và chịu thành kiến “không sản xuất ra của cải vật chất”. Vì vậy, dịch vụ hầu như không phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thấp. Dịch vụ chủ yếu do nhà nước cung cấp và hạch toán theo chế độ bao cấp nên không tạo động lực phát triển dịch vụ. Cơ cấu dịch vụ đơn điệu, chủ yếu là dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa (vận tải, thương nghiệp), hầu hết các ngành dịch vụ khác không phát triển, thậm chí nhiều ngành không tồn tại như dịch vụ tư vấn, thiết kế, nghiên cứu- triển khai, marketing… Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
Dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng kể từ khi nước ta thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong công cuộc đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ đã tăng từ 35,72% năm 1991 lên 44,06% năm 2015, và đến năm 2023 giảm còn 38,23%. Sự phát triển của dịch vụ đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, xuất khẩu lao động, du lịch…. có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng với sự tham gia của các thành phần kinh tế, thu hút nhiều lao động, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Việt Nam giai đoạn 2015-2023
Trong xu thế quốc tế hóa thương mại dịch vụ trên thế giới và tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước, dịch vụ ở Việt Nam cũng từng bước nỗ lực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới với nhiều hình thức, phạm vi và cấp độ. Theo số liệu của UNCTAD, trong giai đoạn 2018- 2022, xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam tăng bình quân 3,03%/ năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 4, 11%/ năm. Đến năm 2022, xuất khẩu dịch vụ đạt 2.948 triệu USD, chiếm 15,14 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số ngành dịch vụ có kim ngạch xuất khẩu cao như du lịch, hàng không đã góp phần tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Về thu hút vốn FDI, tính đến hết năm 2023 dịch vụ thu hút 851 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt gần 14,86 tỷ USD và vốn thực hiện đạt gần 6,4 tỷ USD, chiếm 19,5% tổng số dự án và 35,8% vốn FDI đăng ký [26, tr. 38]. Việc thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ đã tạo điều kiện đa dạng hóa, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, du lịch, vận tải…, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam.
Mở cửa thị trường dịch vụ là một trong những nội dung quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam cam kết tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của GATS về minh bạch hóa, không phân biệt đối xử (bao gồm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)). Theo Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, Việt Nam cam kết giảm và xóa bỏ hạn chế tiếp cận thị trường và dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ theo lộ trình trong 8 ngành với khoảng 54 phân ngành dịch vụ, bao gồm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch. Trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Việt Nam đã tham gia 3 vòng đàm phán và cam kết cho 7 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên đàm phán của AFAS: dịch vụ kinh doanh, hàng không, hàng hải, xây dựng, tài chính, du lịch và viễn thông. Trong đàm phán gia nhập WTO, kết thúc vòng đàm phán thứ 8 vào cuối năm 2004, Việt Nam đã cam kết cho 11/12 ngành dịch vụ theo phân loại của WTO, bao gồm 8 ngành dịch vụ đã cam kết trong BTA với Hoa Kỳ và 3 ngành dịch vụ mới là vận tải, môi trường và văn hóa. Nhìn chung, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam được xây dựng phù hợp với quy định hiện hành về dịch vụ và định hướng phát triển thị trường dịch vụ Việt Nam, có tính đến cam kết của Hiệp định thương mại Việt- Mỹ.
Bảng 2.2: Xuất nhập khẩu dịch vụ củaViệt Nam
Bên cạnh những tiến bộ nói trên, dịch vụ nước ta vẫn còn những yếu kém sau đây:
Thứ nhất, sự phát triển của dịch vụ chưa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, do đó tỷ trọng dịch vụ trong GDP từ năm 2015 trở lại đây có xu hướng giảm. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm 2015 là 44,06% và giảm còn 38,23% vào năm 2023, tương đương với tỷ trọng dịch vụ của năm 1990. Sự sụt giảm này cho thấy dịch vụ của Việt Nam chưa bắt kịp với xu thế phát triển dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới. Trong khi tỷ trọng dịch vụ ở Việt Nam có xu hướng giảm, tỷ trọng dịch vụ ở các nước đang phát triển tăng 3% điểm (từ 49% lên 52%) trong giai đoạn 1990-2023, ở các nước công nghiệp phát triển tăng 7% điểm (từ 65% tăng lên 72%). Tỷ trọng dịch vụ ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực, thậm chí còn thấp hơn cả mức trung bình của các nước chậm phát triển (xem Phụ lục 2.1). Việc tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm trong những năm gần đây phần nào phản ánh sự tụt hậu của dịch vụ và sự lạc hậu của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.
Thứ hai, cơ cấu ngành dịch vụ chậm chuyển dịch theo sự vận động của nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Bảng 2.3 cho thấy trong suốt giai đoạn 1991-2023, cơ cấu ngành dịch vụ hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Cơ cấu dịch vụ đơn điệu, lạc hậu và kém linh hoạt, chủ yếu tập trung vào một số ngành dịch vụ truyền thống. Ba nhóm ngành thương mại, khách sạn- nhà hàng, vận tải và bưu chính- viễn thông chiếm tới gần 60% tổng giá trị sản phẩm của toàn lĩnh vực dịch vụ. Tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quá thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường như tài chính (bao gồm ngân hàng, bảo hiểm) và khoa học-công nghệ, thậm chí dịch vụ khoa học- công nghệ giảm mạnh trong suốt thập krỷ 90 từ 4,04% năm 1991 xuống còn 1,4% năm 2020. Năm 2023, dịch vụ tài chính ở Việt Nam chỉ chiếm 5,1% giá trị khu vực dịch vụ, trong khi chỉ số này ở Trung Quốc năm 2017 đã đạt 19,7% [4].
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam từ 1991- 2023
Về cơ cấu thành phần kinh tế, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu thành phần kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tuy vậy, trong hầu hết các ngành dịch vụ, kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nhiều ngành dịch vụ. Ví dụ, năm 2019 tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong dịch vụ phân phối (thương nghiệp) là 44,6%, khách sạn-nhà hàng 68,4%, vận tải- liên lạc 60,9%, tài chính 83,4%, khoa học-công nghệ 100%, giáo dục-đào tạo 92%1… Trong số các thành phần kinh tế phi nhà nước, kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao hơn trong hầu hết các dịch vụ. Như vậy, có thể nói “độ mở” của thương mại dịch vụ cho các thành phần kinh tế ở Việt Nam còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Nhà nước giữ độc quyền trong nhiều ngành dịch vụ như viễn thông, hàng không, ngân hàng… Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong các lĩnh vực dịch vụ then chốt nhằm bảo đảm an ninh, quốc phòng và định hướng XHCN. Song do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nên việc vận dụng trên thực tế đã đưa đến tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong một số ngành dịch vụ, tác động tiêu cực nhất định đến sự phát triển của dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Vị trí và vai trò quan trọng của dịch vụ chưa được đánh giá đúng, vẫn coi như những hoạt động bổ trợ, có tính chất kinh doanh nhỏ. Do đó, trong số các thành phần kinh tế phi nhà nước, kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao trong hầu hết các ngành dịch vụ (chỉ sau kinh tế nhà nước). Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
- Khả năng của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (trừ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) còn hạn chế về vốn, công nghệ, quản lý và nhân lực. Các thành phần kinh tế này chưa có khả năng đầu tư vào những dịch vụ đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ, mà chủ yếu là các dịch vụ không yêu cầu quy mô lớn, thu hồi vốn nhanh như phân phối, du lịch, vận tải, tư vấn…
Thứ ba, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của dịch vụ còn rất hạn chế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, khiến tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng xuất khẩu ngày càng giảm. Năm 2018 xuất khẩu dịch vụ chiếm 21,84% kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2022 giảm còn 15,14%, thấp hơn mức trung bình của thế giới1. Cơ cấu xuất, nhập khẩu dịch vụ chưa đa dạng. Hiện chỉ một số ít dịch vụ có kim ngạch xuất, nhập khẩu dịch vụ đáng kể như du lịch, vận tải biển, vận tải hàng không, viễn thông… Duy nhất du lịch có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và chiếm tới 30-35% tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực dịch vụ [4].
Phạm vi và mức độ cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ còn khá khiêm tốn. Ví dụ, theo Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, ta mới cam kết cho 54 phân ngành trong tổng số 155 phân ngành dịch vụ theo phân loại của GATS. Phần lớn các cam kết dịch vụ của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quy định hiện hành về dịch vụ (status quo). Việc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp trong lĩnh vực dịch vụ cũng phần nào phản ánh mức độ mở cửa thị trường dịch vụ ở Việt Nam còn hạn chế.
Nhận thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam nhìn chung còn rất hạn chế. Kết quả điều tra 93 doanh nghiệp dịch vụ cho thấy có tới 50,53% doanh nghiệp dịch vụ biết sơ qua hoặc chưa tìm hiểu những cam kết quốc tế của Việt Nam về thương mại dịch vụ, trong đó gần 11% doanh nghiệp trả lời không biết gì về những cam kết đó. Khi được hỏi yêu cầu của doanh nghiệp đối với sự hỗ trợ của nhà nước, có tới 31,18% doanh nghiệp trả lời đề nghị nhà nước tiếp tục duy trì bảo hộ thương mại dịch vụ. Điều đó cho thấy nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn “ỷ lại” vào sự bảo hộ của nhà nước, ít quan tâm đến nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu dịch vụ trên tổng doanh thu là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ hội nhập thị trường dịch vụ quốc tế của doanh nghiệp, song chỉ số này của các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam tương đối thấp. Theo kết quả điều tra, 78,49% doanh nghiệp trả lời có doanh thu xuất khẩu dịch vụ chiếm dưới 20% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Thứ tư, năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển của khu vực dịch vụ của Việt Nam thấp. Đại đa số doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam là doanh nghiệp vừa và Thống kê xuất, nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện theo thông lệ quốc tế. Số liệu thống kê xuất, nhập khẩu dịch vụ ít được công bố rộng rãi trong các ấn phẩm thống kê. Do vậy, việc thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê về XNK dịch vụ ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, độ chính xác của các số liệu thống kê XNK dịch vụ không cao.
Về vốn, theo số liệu của Tổng cục Thông kê năm 2022, 89,61% số doanh nghiệp dịch vụ có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô lớn (trên 500 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng rất thấp (0,33%) và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng và viễn thông. Về quy mô lao động, 93,32% doanh nghiệp dịch vụ có số lượng lao động không quá 300 người, doanh nghiệp dịch vụ dưới 10 lao động chiếm 57,48% tổng số doanh nghiệp dịch vụ. Chỉ số này trong một số lĩnh vực dịch vụ còn cao hơn nhiều. Ví dụ, hơn 98% doanh nghiệp du lịch có quy mô lao động dưới 300 người. Không chỉ nhỏ bé về quy mô vốn và lao động, chất lượng lao động của các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam cũng khá thấp. Lao động dịch vụ chưa qua đào tạo dịch vụ chiếm tới 57,72% tổng lao động trong các ngành dịch vụ (xem Phụ lục3.3). Do hạn chế về tài chính, lao động, các doanh nghiệp dịch vụ thiếu nguồn lực đầu tư cho ứng dụng công nghệ, nghiên cứu thị trường, phát triển mạng lưới phân phối dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ… Vì vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ rất thấp, khó có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.1.2 Tình hình phát triển một số dịch vụ cơ bản ở Việt Nam Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
2.1.2.1 Dịch vụ viễn thông
Trước thập kỷ 90, ngành dịch vụ viễn thông ở nước ta lạc hậu, yếu kém cả về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn phương thức kinh doanh, khai thác, khả năng và trình độ quản lý. Trong công cuộc đổi mới, ngành viễn thông đã đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, từng bước chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Thị trường viễn thông Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh (chỉ sau Trung Quốc) và được các tổ chức quốc tế đánh giá là thị trường đang nổi và nhiều triển vọng.
Nhờ hạ tầng viễn thông được cải thiện, các dịch vụ viễn thông phát triển nhanh và ngày càng đa dạng. Tính đến hết năm 2004, số lượng thuê bao điện thoại (cố định và di động) đạt gần 10 triệu máy với mật độ 12 máy/100 người dân, vượt chỉ tiêu Nhà nước đề ra cho giai đoạn 2021-2005 (8 máy/100 dân vào cuối năm 2005). Chỉ số điện thoại trên đầu người ở Việt Nam đã vượt mức trung bình của các
Theo Nghị định 90/2021/NĐ-CP, ngày 23/11/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có mức vốn không quá 10 tỷ đồng và số lượng lao động không quá 300 người. nước đang phát triển trên thế giới, thậm chí còn cao hơn một số nước có thu nhập đầu người cao hơn 2-3 lần ở nước ta1.
Dịch vụ điện thoại cố định: số lượng thuê bao duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm (từ 20-40%/năm). Tính đến tháng 6/2023, dịch vụ điện thoại cố định đã đạt 4,1 triệu thuê bao với mật độ 5 máy/100 dân, 93% số xã trên cả nước có điện thoại cố định.
Dịch vụ điện thoại di động: bắt đầu được triển khai năm 2015 và phát triên rất nhanh. Tính đến giữa năm 2023, có khoảng hơn 3,3 triệu thuê bao (mạng Vinaphone, Mobiphone và S-phone), đạt 4,1 máy/100 dân. Dịch vụ di động trả trước phát triển kéo theo sự phát triển của các dịch vụ giá trị gia tăng như WAP, SMS…
Dịch vụ thẻ điện thoại công cộng: chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn. Đến hết năm 2022, đã có khoảng 7.700 trạm điện thoại công cộng được lắp đạt trên toàn quốc.
Dịch vụ Internet: bắt đầu được cung cấp ở Việt Nam kể từ năm 2017. Tính đến cuối năm 2023, dịch vụ Internet có hơn 600.000 thuê bao với gần 2,5 triệu người sử dụng, tương đương 3% dân số. Tuy vậy, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình trên thế giới, thuê bao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội và TP.HCM chiếm hơn 80% thuê bao), tốc độ truy cập không cao. Hiện tại mới có 6 công ty cung cấp dịch vụ kết nối (IXP) và khoảng 20 công ty dịch vụ Internet (ISP) trên thị trường.
Dịch vụ điện thoại qua Internet (VoIP) và dịch vụ điện thoại quốc tế: tới cuối năm 2022, đã có 5 doanh nghiệp viễn thông được cấp phép cung dịch vụ điện thoại quốc tế và nội địa đường dài qua Internet. Dịch vụ điện thoại quốc tế VoIP được cung cấp trên phạm vi toàn quốc với các dịch vụ 171, 177, 178, 179, trong đó dịch vụ 171 phủ sóng 61 tỉnh/thành. Số lượng cuộc gọi quốc tế qua VoIP có xu hướng tăng nhanh, chiếm gần 52% số cuộc gọi quốc tế.
Về kết cấu thị trường, hiện chỉ có 6 doanh nghiệp được kinh doanh xây dựng hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông trên thị trường là Tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT), Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigonpostel), Công ty viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Công ty thông tin viễn thông điện lực (ETC), Công ty thông tin điện tử hàng hải (Vishipel), trong đó tất cả đều là doanh nghiệp nhà nước. Việc mở rộng số doanh nghiệp tham gia thị trường viễn thông đã tạo nên sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ, qua đó nâng cao chất lượng và giảm giá cước dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam mang tính độc quyền và bảo hộ cao. Trong số các doanh nghiệp viễn thông, VNPT chiếm thị phần tuyệt đối trong hầu hết các dịch vụ viễn thông. Năm 2022, về dịch vụ internet, VNPT chiếm 59,75% số thuê bao, FPT 29,1%, Saigonpostel 5,57%; đối với dịch vụ điện thoại quốc tế gọi đi, VNPT chiếm 94,37% và Viettel 8,69% [30]. Năm 2023, VNPT chiếm tới 92% tổng doanh thu toàn ngành (bao gồm cả viễn thông và bưu chính), Viettel 3,7% và Saigonpostel 2,6%. VNPT là doanh nghiệp duy nhất được quản lý đường trục quốc gia và cho các doanh nghiệp khác thuê lại để cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài hiện chỉ được phép tham gia thị trường viễn thông Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hệ quả tất yếu của môi trường kinh doanh mang tính độc quyền là giá, cước cao và chất lượng dịch vụ chậm cải thiện. Giá dịch vụ viễn thông chưa thực sự do các quy luật thị trường quyết định, mà chủ yếu do nhà nước điều tiết và vị thế độc quyền của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ hạn chế thể hiện qua tốc độ truy cập chậm, một số dịch vụ viễn thông thường bị “ngẽn mạch” do sự phát triển của hạ tầng viễn thông chưa theo kịp tốc độ phát triển của cầu dịch vụ. Giá cước cao và chất lượng dịch vụ viễn thông thấp không chỉ có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng dịch vụ mà còn làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư- kinh doanh ở Việt Nam, tăng chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.2.2 Dịch vụ tài chính Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
Trước thời kỳ đổi mới, dịch vụ tài chính ở Việt Nam hầu như chưa phát triển. Dịch vụ tài chính chủ yếu giới hạn ở một số dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm do nhà nước cung cấp. Trong thời kỳ đổi mới, dịch vụ tài chính phát triển mạnh mẽ, huy động và lưu chuyển có hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tới nay, hầu hết các dịch vụ tài chính cơ bản như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán… đã được cung cấp trên thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Trước năm 1990, ở Việt Nam duy trì hệ thống ngân hàng một cấp, theo đó Ngân hàng nhà nước vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Với việc ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, hệ thống ngân hàng một cấp đã được xóa bỏ, hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó tách bạch chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với chức năng kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng.
Đến cuối năm 2004, hệ thống các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước kinh doanh đa chức năng, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 32 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 công ty tài chính, 8 công ty cho thuê tài chính, 40 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài [2, tr.146]. Các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần trong đó Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt hoặc cổ phần chi phối nắm giữ 75% thị phần dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, thị phần của các ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng giảm dần do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong việc luân chuyển các nguồn lực tài chính thông qua các dịch vụ ngân hàng cơ bản như dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng (cho vay, thuê mua tài chính, cầm cố, bảo lãnh, thế chấp, chiết khấu…), dịch vụ thanh toán (thẻ tính dụng, thẻ thanh toán…). Huy động vốn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Từ năm 2016 đến năm 2023, tốc độ huy động vốn bình quân thông qua dịch vụ tiết kiệm đạt 22,68%/ năm. Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
Dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam thực sự phát triển nhanh sau khi Nghị định 100/ CP về kinh doanh bảo hiểm được ban hành năm 1993. Dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế được thành lập. Đến nay, trên thị trường đã có 24 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, trong đó có 4 doanh nghiệp nhà nước, 7 công ty cổ phần, 8 doanh nghiệp liên doanh, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 30 văn phòng đại diện của công ty bảo hiểm nước ngoài. Thị trường bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 43,7% trong giai đoạn 2021-2004. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2004 đạt hơn 13.000 tỷ đồng, chiếm gần 2% GDP [2, tr. 129].
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước chiếm thị phần lớn. Đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo Việt chiếm 40%, Bảo Minh 24%. Trong dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt chiếm 39%, Prudential 38%, Manulife 12%, AIA 8%, Bảo Minh 3% [2, tr.130-131].
Tuy đạt được những tiến bộ kể trên, song dịch vụ tài chính ở Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế:
- Các dịch vụ tài chính chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao. Tốc độ đa dạng hóa dịch vụ tài chính chậm, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của nền kinh tế thị trường. Phần lớn các dịch vụ tài chính hiện nay được cung cấp ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức tiếp cận với các dịch vụ truyền thống của các nước trên thế giới.
- Kết cấu thị trường vẫn mang tính tập trung cao. Phần lớn thị phần dịch vụ tập trung vào số ít doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh và thích ứng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính còn yếu, mức độ áp dụng công nghệ và trình độ quản lý hạn chế.
- Quy mô thị trường nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Ví dụ, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2023 chỉ chiếm 1,8% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (8%) và các nước trong khu vực (2,5 – 7%); bảo hiểm nhân thọ chỉ huy động được 3,61% tổng tiết kiệm… [2, tr. 136-137].
- Còn tồn tại những rào cản đối với việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính. Việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp khó khăn, thủ tục phiền hà. Tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh tuy có xu hướng tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chịu ảnh hưởng của những yếu tố phi kinh tế (ví dụ, chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước). Khách hàng chủ yếu của các ngân hàng là doanh nghiệp nhà nước, trong đó hiệu quả sử dụng vốn của nhiều doanh nghiệp thấp, tỷ lệ nợ khó đòi cao, tạo rủi ro cao cho hệ thống ngân hàng.
- Giá dịch vụ tài chính còn nhiều bất cập. Giá của nhiều dịch vụ tài chính chưa thực sự được xây dựng trên cơ sở cung cầu thị trường mà do sự can thiệp sâu của nhà nước và vị thế độc quyền của doanh nghiệp.
2.1.2.3 Du lịch
Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch: (i) vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường không; (ii) chế độ chính trị- xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, người dân mến khách; (iii) tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch sinh thái- văn hóa, biển-đảo, sinh thái rừng…. Đảng và Nhà nước xác định “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn…” (trích văn kiện Đại hội Đảng IX ).
Từ năm 1991 đến năm 2004, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng gần 10 lần, từ 300.000 nghìn lượt lên 2,93 triệu lượt, tăng bình quân 17,67%/ năm; khách du lịch nội địa tăng hơn 8 lần từ 1,5 triệu lượt lên 13 triệu lượt người năm 2023. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng nhanh, đạt trung bình trên 20%/năm, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, đến năm 2023 đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, thu nhập từ xuất khẩu qua du lịch năm 2022 ước đạt 1,262 tỷ USD [25, tr.51] . Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, phát triển nhanh. Đến hết năm 2023, cả nước có 3.761 cơ sở lưu trú du lịch với 83.239 phòng, trong đó khoảng 29% thuộc nhà nước, 2% liên doanh với nước ngoài, 69% thuộc các thành phần kinh tế khác; có 869 cơ sở lưu trú được cấp hạng từ 1-5 sao với 31.700 phòng, trong đó 150 khách sạn 3-5 sao với 16.335 phòng [19, tr. 6-7]. Chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú được nâng cấp đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Một số khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, sân golf đã được đưa vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và cảng biển, phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành tăng cả số lượng và chất lượng, hiện có khoảng 6.000 xe, tàu, thuyền các loại, góp phần nâng cao năng lực vận chuyển khách. Tính đến hết năm 2023, Việt Nam có khoảng 250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 1.680 doanh nghiệp lữ hành nội địa [19, tr. 5].
Như vậy, trong thời kỳ đổi mới du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền thống; tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp vào xóa đói giảm nghèo ở những nơi có điểm du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ du lịch ở Việt Nam vẫn nhiều hạn chế, cụ thể là:
- Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. du lịch Việt Nam đang giai đoạn đầu phát triển, điểm xuất phát thấp so với khu vực và thế giới. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có, chưa được đầu tư tôn tạo để gia tăng tính hấp dẫn du lịch.
- Dịch vụ du lịch kém phong phú, trùng lặp và thiếu sức cạnh tranh. Các sản phẩm du lịch của Việt Nam chủ yếu dựa vào tự nhiên, giá trị gia tăng thấp. Giá các sản phẩm du lịch còn đắt so với một số nước trong khu vực. Tổ chức hoạt động kinh doanh còn manh mún, quy mô nhỏ và thiếu tính chuyên nghiệp, dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp.
- Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước.
- Đầu tư du lịch chưa được quan tâm, chưa đồng bộ, kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng.
- Công tác xúc tiến du lịch yếu kém. Các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm và đầu tư đúng mức và bài bản cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nên hạn chế hiệu quả kinh doanh.
- Chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật sự thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.3 Chính sách, pháp luật về thương mại dịch vụ Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ và thương mại dịch vụ phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021- 2010 nêu rõ: “ Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả….Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, vươn nhanh ra thị trường khu vực và thế giới…. Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ bưu chính – viễn thông; phổ cập sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi….Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn….Mở rộng các dịch vụ tài chính – tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán… Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực…Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7 – 8%/năm và đến 2010 chiếm 42 – 43% GDP, 26 – 27% tổng số lao động.” Cụ thể hóa Chiến lược phát triển KT-XH 2021- 2010, Nhà nước đã xây dựng, ban hành chiến lược hoặc quy hoạc tổng thể phát triển một số ngành dịch vụ như Chiến lược phát triển bưu chính- viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược phát triển du lịch 2021-2010, Quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2010, v.v… Thể chế hóa định hướng phát triển dịch vụ, hệ thống pháp luật về dịch vụ và thương mại dịch vụ từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh từng dịch vụ cụ thể đã được ban hành như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Pháp lệnh Du lịch, Pháp lệnh Bưu chính- Viễn thông… Các văn bản này bước đầu tạo khung pháp lý điều chỉnh thương mại dịch vụ, từng bước thích ứng với cam kết và pháp luật thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, chính sách, pháp luật về dịch vụ và thương mại dịch vụ ở Việt Nam hiện bất cập với yêu cầu phát triển thương mại dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế:
- Thương mại dịch vụ là một loại hành vi thương mại, chỉ khác thương mại hàng hóa ở chỗ đối tượng mua bán không phải là hàng hóa mà là dịch vụ. Tuy nhiên, khái niệm “thương mại” trong Luật Thương mại chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là thương mại hàng hóa, nên phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại chỉ bao gồm hoạt động mua, bán hàng hóa và 14 dịch vụ thương mại gắn với hoạt động mua, bán hàng hóa. Do đó, phần lớn hoạt động thương mại dịch vụ không được điều chỉnh bởi Luật Thương mại, mà được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm thuộc nhiều ngành luật. Điều này làm cho hệ thống pháp luật thương mại thiếu tính thống nhất, dễ dẫn đến chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn. Mặt khác, quan niệm thương mại theo nghĩa hẹp trong Luật thương mại bất cập với thông lệ quốc tế, bởi thương mại (trade) được WTO hiểu theo nghĩa rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
- Về tính đồng bộ, các quy định về thương mại dịch vụ nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật thuộc các loại văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành. Một số dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế như viễn thông, du lịch…. mới được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật. Mặc dù khung pháp lý cho thương mại dịch vụ từng bước được tạo lập nhưng nhìn chung còn thiếu nhiều quy định cho từng dịch vụ cụ thể, chẳng hạn như dịch vụ nghiên cứu & triển khai (R&D), dịch vụ nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý,…
- Về tính nhất quán, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, do đó việc sửa đổi, bổ sung pháp luật để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế là yêu cầu khách quan. Song những sửa đổi, bổ sung đó phải bảo đảm tính nhất quán và khả đoán. Tuy vậy, thời gian qua việc sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT…) chưa bảo đảm tính nhất quán, khiến các doanh nghiệp bị động trong thực hiện, gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và phương án kinh doanh.
- Pháp luật thương mại dịch vụ ở Việt Nam vẫn còn những quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Một số dịch vụ như tài chính, viễn thông, kiểm toán… pháp luật vẫn phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nguyên nhân chính là nhà nước vẫn giữ độc quyền một số dịch vụ hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, nên mức độ “mở cửa” cho các thành phần kinh tế phi nhà nước và người cung cấp dịch vụ nước ngoài còn rất hạn chế. Luận văn: Tổng quan về marketing trong thương mại Việt Nam
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng vận dụng marketing dịch vụ ở Việt Nam