Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản chứng khoán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
Chương 2 đã tìm hiểu các yếu tố chất lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán. Nội dung chính của chương này là thiết kế các thang đo các yếu tố tính thanh khoản và các giả thuyết về chất lượng thông tin BCTC trong mô hình nghiên cứu đề xuất trong chương 2.
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
3.1.1. Phương pháp chung Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Phương pháp chung xuyên suốt luận văn, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định lượng và phương pháp định tính, cụ thể:
Nghiên cứu định lượng
- Diễn giải và thiết kế thang đo tính thanh khoản chứng khoán và các biến của chất lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
Nghiên cứu định tính
Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia nhằm khẳng định sự cần thiết những yếu tố đảm bảo tính hữu ích của thông tin phù hợp trong môi trường Việt Nam và giải thích sâu những kết quả trong nghiên cứu định lượng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.1.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp suy diễn: luận văn dựa vào các nghiên cứu trước đây có liên quan đến các khía cạnh chất lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản chứng khoán, từ đó xây dựng các thang đo tính thanh khoản tại các công ty niêm yết tại Việt Nam
Phương pháp điều tra: tác giả gặp trực tiếp hoặc thông qua thư điện tử với đại diện là các chuyên gia như: các cán bộ giảng dạy về kế toán, chuyên gia về chứng khoán.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dựa trên bảng câu hỏi, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên trang web vietstock.vn
Phương pháp quy nạp: thông qua số liệu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp quy nạp nhằm rút ra những hạn chế của chất chất lượng thông tin trong việc đánh giá tính thanh khoản chứng khoán, từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp phù hợp.
3.1.3. Khung nghiên cứu của luận văn Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu như trên đã trình bày, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các bước thực hiện của luận văn như sau:
Vấn đề nghiên cứu
Tác động của chất lượng thông tin BCTC đến tính thanh khoản chứng khoán tại các công ty niêm yết Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Đo lường các đặc tính chất lượng thông tin BCTC và tác động của nó đến tính thanh khoản chứng khoán của các công ty niêm yết Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao tính thanh khoản trong mối quan hệ với chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin BCTC trong mối liên hệ tăng tính thanh khoản cho chứng khoán tại các công ty niêm yết Việt Nam
Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn
Bước 1: Xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC
Để xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC, luận văn dựa vào nghiên cứu của Van Beest, Ferdy (2009). Tuy nhiên, thang đo của Van Beest, Ferdy được thực hiện tại các quốc gia phát triển. Nhằm đảm bảo xấy dựng thang đo phù hợp với môi trường Việt Nam, luận văn sử dụng phương pháp định tính phỏng vấn các chuyên gia về sự cần thiết các thang đo tạo nên chất lượng thông tin BCTC.
Bước 2: Đo lường chất lượng thông tin BCTC và kiểm định giả thuyết
Bước này, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường chất lượng thông tin BCTC và xem xét nó có tác động như thế nào đến tính thanh khoản chứng khoán.
Từ thang đo được xây dựng ở bước 1, luận văn tiến hành khảo sát báo cáo thường niên của 200 công ty niêm yết dựa trên thang đo Likert 5 bậc,. Sau khi xây dựng thang đo bước đầu sẽ sử dụng Cronbach Alpha và EFA để xác định những thang đo chính thức.
Để kiểm định các giả thuyết nghên cứu, luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến, trong đó biến phụ thuộc là tính thanh khoản chứng khoán, biến độc lập là các biến của các yếu tố tạo nên chất lượng thông tin BCTC.
Bước 3: Sử dụng phương pháp định tính giải thích kết quả của mô hình hồi quy
Sau khi có kết quả từ mô hình hồi quy của bước 2 về sự tác động của các biến chất lượng thông tin BCTC đến tính thanh khoản, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia về chất lượng thông tin BCTC nhằm giải thích và cho ý kiến của mô hình hồi quy. Đó sẽ là cơ sở để luận văn đưa ra các kiến nghị và các giải pháp nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu số 4.
3.2. Phương pháp định tính
Như đã trình bày ở trên, phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp này sử dụng định lượng là chính, còn phương pháp định tính được sử dụng để khẳng định sự cần thiết thang đo chất lượng thông tin BCTC và giải thích những kết quả của phương pháp định lượng.
Thực hiện phương pháp định lượng, luận văn sử dụng bảng khảo sát liên quan đến các yếu tố của chất lượng thông tin BCTC và các yếu tố của tính thanh khoản chứng khoán bao gồm các câu hỏi theo Phụ lục 01: Bảng câu hỏi khảo sát.
Mục đích của bảng khảo sát này nhằm khẳng định sự phù hợp của các yếu tố tạo nên chất lượng thông tin BCTC trong môi trường Việt Nam. Đối tượng khảo sát bao gồm các chuyên gia có kiến thức kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích chứng khoán, đầu tư…. Số bảng câu hỏi được phát ra là 120 bản, số bảng câu hỏi không hợp lệ là 2, số bảng câu hỏi hợp lệ là 118.
Bảng 3.1. Kết quả của bảng câu hỏi khảo sát
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu như các đối tượng được khảo sát đồng với các câu hỏi tác giả đã đưa ra, và từ kết quả này, luận văn tiến hành các bước tiếp theo.
3.3. Thiết kế nghiên cứu Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
3.3.1. Xây dựng thang đo tính thanh khoản chứng khoán
Trên TTCK Việt Nam, nhà đầu tư đánh giá tình hình thanh khoản chủ yếu dựa vào khối lượng giao dịch (KLGD) cổ phiếu trên thị trường. Trong khi, nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra rằng, KLGD không thể phản ánh tính thanh khoản một cách toàn diện. Một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu đã xuất hiện để đo lường tính thanh khoản ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Cooper, Grother & Avera (1985) đưa ra chỉ số đo lường thanh khoản Amivest so sánh KLGD với sự thay đổi giá chứng khoán trong một thời gian nhất định; Bruner (1996) đề xướng phương pháp đo lường tính thanh khoản cho thấy sự thay đổi mức giá trên một lần giao dịch trong ngày; Chordia, Jones & Lipson (1999) đo lường thanh khoản bằng cách đếm số giao dịch mỗi ngày…. Trong khi đó, nghiên cứu tính thanh khoản cổ phiếu ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập nhiều và còn hạn chế trong phương pháp nghiên cứu.
Sau khi xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả sử dụng thước đo để đo lường tính thanh khoản chứng khoán cho các công ty niêm yết tại Việt Nam theo nghiên cứu của Bogdan, Siniša, Suzana Bareša, and Saša Ivanović. (2012) là tổng thu nhập của các khối lượng giao dịch.
Tổng thu nhập của các khối lượng giao dịch được tính cho mỗi ngày đối với mỗi cổ phiếu trong năm theo phương trình:
Trong đó, VK là tổng thu nhập.
Pn: là giá tại thời điểm t.
Vn : là khối lượng giao dịch tại thời điểm t.
VK được xác định bằng tổng của tích giá Pn nhân với khối lượng giao dịch Vn tại 5 thời điểm: đầu năm, cuối quý 1, cuối quý 2, cuối quý 3, cuối quý 4.
3.3.2. Xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC và giả thuyết về chất lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán
Vai trò của chất lượng thông tin BCTC để thu hút đầu tư, tăng được tính thanh khoản cho chứng khoán của doanh nghiệp đã được đề cập trong những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trong phần chương 2.
Để tăng tính thanh khoản của chứng khoán, doanh nghiệp cần cung cấp được các thông tin hữu ích cho người sử dụng, lúc này BCTC cần thỏa mãn những đặc điểm về chất lượng. Chất lượng thông tin BCTC dựa theo quan điểm hội tụ của FASB và IASB trên hai đặc tính: cơ bản và bổ sung. Phương pháp này được các nhà nghiên cứu như Ferdy Van Beest (2009), Jonas và Blanchet (2000), Davood Khodadady (2012) đưa vào trong nghiên cứu của mình. Và sau khi hỏi các chuyên gia, đánh giá tại Việt Nam là phù hợp nên luận văn chọn phương pháp này để đo lường chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết Việt Nam.
3.3.2.1. Thang đo đặc tính thích hợp (Relevance) Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Thông tin được cho là thích hợp khi nó có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng thông tin với tư cách là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, thông tin thích hợp cần có giá trị dự báo, giá trị xác nhận hoặc cả hai (IASB, 2010:17). Một số nghiên cứu trước đây có khuynh hướng tập trung vào chất lượng lợi nhuận để nói đến chất lượng BCTC. Tuy nhiên, theo quan điểm này nó chỉ giới hạn thông tin tài chính mà không đề cập đến các thông tin phi tài chính. Có các yếu tố tạo nên sự thích hợp của thông tin:
- Yếu tố thứ nhất là những thông tin trong báo cáo doanh nghiệp công bố đến mức độ nào về những cơ hội cũng như rủi ro kinh doanh. Theo Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet (2000), để tạo ra giá trị dự báo ngoài những thông tin tài chính, báo cáo thường niên cần bổ sung những thông tin phi tài chính. Điều này giúp người sử dụng thông tin biết được những cơ hội cũng như những rủi ro trong kinh doanh, từ đó họ có cái nhìn rõ nét hơn về viễn cảnh về sự bền vững của công ty. (R1)
- Yếu tố thứ hai nhằm đo lường giá trị dự báo là các doanh nghiệp cung cấp những thông tin định hướng cho tương lai. Những thông tin này thường được biểu hiện dưới những kỳ vọng của ban lãnh đạo công ty về tương lai của công ty trong ngắn và dài hạn (R2)
- Yếu tố thứ ba là công ty sử dụng giá trị hợp lý để đánh giá. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng giá trị hợp lý thay cho giá gốc khi bàn về giá trị dự báo của thông tin BCTC (Mc Daniel, 2002). Họ cho rằng giá trị hợp lý cung cấp thông tin thích hợp hơn giá gốc. Ngoài ra, FASB và IASB cũng cho rằng kế toán theo giá trị hợp lý làm tăng tính thích hợp của thông tin BCTC. Vì vậy, giá trị hợp lý được xem là một yếu tố quan trọng làm thông tin BCTC trở nên có chất lượng hơn (R3)
- Yếu tố thứ tư là báo cáo bộ phận vừa cung cấp giá trị dự báo vừa cung cấp giá trị xác nhận. Báo cáo này cung cấp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin bộ phận có thể giúp người sử dụng có thể dự đoán được tương lai tốt hơn, khi biết được sự tác động của các bộ phận đến tình hình chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin này còn giúp người đọc đánh giá lại được những nhận định của mình trong quá khứ (Van Beest, Ferdy, Geert Braam, and Suzanne Boelens. (2009)) (R4)
- Yếu tố thứ năm là Đánh giá kế hoạch, dự án: Các thông tin của doanh nghiệp có những thông tin để đánh giá những kế hoạch hoặc dự án mà doanh nghiệp đã xây dựng trước đây hay không, đây chính là những thông tin phản hồi giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận được những gì chưa làm được và những gì đã làm được, đồng thời tìm ra hướng để khắc phục và phát triển thêm. Khi doanh nghiệp cung cấp những thông tin này trên BCTC, giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về bức tranh hoạt động của doanh nghiệp, và khi thấy doanh nghiệp có những động thái thể hiện sự khắc phục những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh sẽ tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
Hình 3.2: Thang đo các yếu tố tạo nên sự thích hợp (Relevance)
Thông tin BCTC đáp ứng được yêu cầu thích hợp, có thể phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.
Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết đầu tiên được đưa ra trong luận văn là:
H1: Thông tin BCTC càng thích hợp giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp càng tăng.
3.3.2.2. Thang đo đặc tính trình bày trung thực (Truth) Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Để BCTC có chất lượng, ngoài đặc tính thích hợp, thông tin còn cần phải trình bày một cách trung thực. Để trình bày trung thực, thông tin phải đầy đủ, trung lập và không có các sai sót trọng yếu (IASB, 2010). Điều này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây, trình bày trung thực được đo lường bằng việc sử dụng 4 yếu tố nhằm vào các đặc tính: trung lập, đầy đủ, không có sai sót trọng yếu. (Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet. (2000)). 5 yếu tố đó là:
- Yếu tố thứ nhất, thông tin được trình bày trung thực, tức thông tin đó không có chênh lệch. Mặc dù để đạt được sự không chênh lệch hoàn toàn là rất khó trong thực tế. Nhưng ở một mức độ nào đó, thì thông tin tài chính cũng hữu ích để ra quyết định (IASB, 2010). Sự chênh lệch này hay gặp nhất là các ước tính kế toán, vì vậy, chúng cần được giải thích như thế nào đó đến người sử dụng. (Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet. (2000)). (T1)
- Yết tố thứ hai: Khi trình bày các thông tin doanh nghiệp, thay vì trình bày một cách khách quan, doanh nghiệp lại chỉ trình bày những sự kiện tích cực mà không đề cập đến các tiêu cực. Hay thông tin thể hiện trên BCTC theo hướng làm cho lợi nhuận cao hơn so với thực tế, hoặc có thể đẩy thấp xuống vì một mục đích nào đó như nâng giá cổ phần hay chuyển lợi nhuận sang năm sau… (Vũ Hữu Đức, 2010) (T2)
- Yếu tố thứ ba, cũng góp phần tăng chất lượng thông tin BCTC trong đặc tính trung thực đó là báo cáo về quản trị công ty. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy mối tương quan giữa chất lượng thông tin tài chính và quản trị công ty, kiểm soát nội bộ. Quản trị và kiểm soát yếu kém làm giảm chất lượng thông tin BCTC (Supawadee và cộng sự, 2013). (T3)
- Yếu tố thứ tư, Việc lựa chọn các nguyên tắc, chính sách kế toán phải được lý giải một cách rõ ràng và có cơ sở, điều này giúp người sử dụng BCTC dễ dàng phát hiện các sai sót (T4)
Hình 3.3: Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính trình bày trung thực (Truth)
Thông tin BCTC đáp ứng được đặc tính trình bày trung thực, có thể phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.
Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết thứ hai được đưa ra trong luận văn là:
H2: Thông tin BCTC càng trình bày trung thực sẽ giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp càng tăng.
3.3.2.3. Thang đo đặc tính trình bày dễ hiểu (Comprehensible)
Dễ hiểu là đặc tính chất lượng bổ dung đầu tiên, nó thật sự hữu ích khi thông tin trình bày được phân loại, diễn giải và trình bày một cách rõ ràng, xúc tích. Để đo lường đặc tính này, tác giả sử dụng đến ba yếu tố để nhấn mạnh đến sự minh bạch, rõ ràng của thông tin BCTC.
Yếu tố thứ nhất, thông tin được phân loại và diễn giải, báo cáo thường niên phải có bố cục rõ ràng. Điều này giúp cho người sử dụng dể dàng hiểu được những thông tin chi tiết. (C1)
Yếu tố thứ hai: BCTC có nội dung được diễn giải và có mục lục để người sử dụng thông tin dễ tìm các thông tin cần thiết. Điều này giúp người sử dụng có thể hiểu các thông tin một cách chính xác và rõ ràng hơn (C2)
Yếu tố thứ hai, BCTC trình bày bằng các bảng biểu hoặc sơ đồ để có thể dễ hiểu hơn (C3)
Yếu tố thứ ba, liên quan đến ngôn ngữ được sử dụng, các từ chuyên ngành và các từ viết tắt cần phải được giải thích rõ ràng (C4)
Hình 3.4: Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính trình bày dễ hiểu (Comprehensible)
Thông tin BCTC đáp ứng được đặc tính trình bày dễ hiểu, có thể phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.
Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết thứ ba được đưa ra trong luận văn là:
H3: Thông tin BCTC càng dễ hiểu sẽ giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp tăng cao.
3.3.2.4. Thang đo đặc tính có thể so sánh (Comparable) Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Đặc tính có thể so sánh được của thông tin có nghĩa là thông tin giúp người sử dụng xác định được sự giống hoặc khác nhau giữa hai hiện tượng kinh tế. Để đảm bảo khả năng có thể so sánh, các thông tin phải nhất quán. Mặc dù có liên quan, nhưng sự nhất quán và đặc tính có thể so sánh được không phải là hoàn toàn giống nhau. Nhất quán nghĩa là sử dụng phương pháp kế toán như nhau cho các nội dung, sự kiện như nhau, nhất quán giữa các thời kỳ trong một doanh nghiệp, hoặc nhất quán giữa các doanh nghiệp trong cùng một thời kỳ. Đặc tính có thể so sánh được là mục tiêu, còn sự nhất quán là điều kiện giúp đạt được mục tiêu này. (IASB 2010). Vì vậy, các nghiên cứu trước đây khi đo lường đặc tính có thể so sánh nhằm vào 4 yếu tố liên quan đến sự nhất quán của thông tin. Trong đó, 3 yếu tố nhằm vào tính nhất quán khi đề cập đến chính sách và thủ tục kế toán được sử dụng giữa các giai đoạn trong cùng một công ty (Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet. (2000)). Yếu tố còn lại là yếu tố đo lường đặc tính có thể so sánh giữa các công ty trong một kỳ nào đó. Cụ thể:
- Yếu tố thứ nhất: Tính nhất quán nhằm vào các chính sách và thủ tục kế toán là như nhau giữa các kỳ trong một doanh nghiệp hoặc trong cùng một kỳ giữa các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó trong kỳ có thay đổi các chính sách và thủ tục kế toán, doanh nghiệp cần có giải thích ý nghĩa và ảnh hưởng của chúng đến việc thay đổi này. (Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet. (2000)) (S1)
- Yếu tố thứ hai: Một yếu tố cũng thuộc về chính sách và thủ tục kế toán, nhưng muốn phân biệt giữa các chính sách nói chung với yếu tố thay đổi ước tính kế toán. Một yếu tố mà các doanh nghiệp thường hay có sự thay đổi nhất giữa các thời kỳ. (S2)
- Yếu tố thứ ba: Ngay cả trong trường hợp không có sự thay đổi các chính sách và ước tính kế toán, cũng cần xem xét doanh nghiệp có cung cấp các số liệu của năm này với năm trước trên BCTC để người sử dụng có thể so sánh giữa các thời kỳ hay không. (S3)
- Yếu tố thứ tư: Các chỉ số và tỷ số tài chính được công bố để có thể so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng một thời kỳ. (S4)
Hình 3.5: Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính có thể so sánh (Comparable)
Thông tin BCTC đáp ứng được đặc tính có thể so sánh, có thể phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.
Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết thứ tư được đưa ra trong luận văn là:
H4: Thông tin BCTC càng dễ so sánh sẽ giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp tăng cao.
3.3.2.5. Thang đo đặc tính kịp thời (Timely) Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Tính kịp thời có nghĩa là thông tin đáp ứng cho việc ra quyết định trước khi nó mất khả năng ảnh hưởng đến quyết định. Tính kịp thời được đo lường là số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày công bố BCTC thường niên (K)
Hình 3.6: Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính kịp thời (Timely)
Thông tin BCTC đáp ứng được đặc tính kịp thời, phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.
Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết thứ năm được đưa ra trong luận văn là:
H5: Thông tin BCTC càng kịp thời sẽ giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp càng được tăng cao.
3.3.2.6. Thang đo đặc tính có thể kiểm chứng được (Verifiability)
Là một yếu tố của thông tin mà có thể đảm bảo cho người sử dụng thông tin được trình bày trung thực theo đúng như bản chất của hiện tượng kinh tế. Thông tin có thể kiểm chứng còn có ý nghĩa những người sử dụng độc lập với những kiến thức khác nhau có thể đi đến một kết luận chung, tuy nhiên, không nhất thiết là hoàn toàn giống nhau. Đặc tính có thể kiểm chính được đo lường bằng các yếu tố sau:
- Yếu tố thứ nhất: Thông tin có thể kiểm chứng khi một bên thứ ba có đủ kiến thức xem xét dữ liệu cơ bản sẽ cho ra một kết quả tương tự như doanh nghiệp đã công bố. Trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệp của bên thứ ba sẽ ảnh hưởng đến kết quả xem xét. Yếu tố này liên quan đến việc công ty kiểm toán nào làm kiểm toán độc lập cho doanh nghiệp. (V1, V2, V3)
- Yếu tố thứ hai: đo lường đặc tính có thể kiểm chứng được đó là ý kiến của kiểm toán viên độc lập. Các nghiên cứu trước đây kết luận rằng báo cáo kiểm toán làm tăng giá trị thông tin BCTC. (V2)
Hình 3.7: Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính có thể kiểm chứng (Verifiability)
Thông tin BCTC đáp ứng được đặc tính có thể kiểm chứng, phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.
Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết thứ sáu được đưa ra trong luận văn là:
H6: Thông tin BCTC càng kiểm chứng được chính xác hơn, càng giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp được tăng cao.
3.3.3. Mô hình hồi quy các đặc tính chất lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Để đánh giá sự tác động của các đặc tính chất lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán, luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Trong đó, biến phụ thuộc là tính thanh khoản chứng khoán, biến độc lập là 6 đặc tính của chất lượng thông tin BCTC. Bên cạnh đó, luận văn tìm hiểu sự tác động của biến điều tiết quy mô công ty tác động đến tính thanh khoản chứng khoán. Cụ thể, mô hình được xây dựng như sau:
VK=β0+β1R+β2T+β3C +β4S+β5K+β6V +ε
Bảng 3.2. Mô tả biến, ký hiệu, loại biến và cách thức đo lường
3.3.4. Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập thông tin
Nguồn dữ liệu chính để thu thập dữ liệu là các công ty niêm yết tại HOSE và HNX. Tính đến ngày 31/12/2014 HOSE có 298 doanh nghiệp, HNX có 357 doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, để phù hợp với dữ liệu so sánh, nên mẫu chỉ giới hạn những công ty thành lập từ năm 2006 trở về trước, gồm 83 doanh nghiệp thuộc HOSE và 82 doanh nghiệp thuộc HNX, tổng cộng là 165 doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập số liệu, có 8 doanh nghiệp thuộc HOSE và 8 doanh nghiệp thuộc HNX không thu thập được dữ liệu. Như vậy mẫu cuối cùng được chọn để khảo sát gồm 149 doanh nghiệp, cụ thể HOSE có 75 doanh nghiệp, HNX có 74 doanh nghiệp. (Phụ lục số 02: Danh sách các công ty niêm yết được khảo sát)
Số lượng mẫu này phù hợp với công thức được chọn cho mô hình hồi quy đa biến, với công thức yêu cầu mẫu tối thiểu là: n ³ 50 + 8p, trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu, p là số biến độc lập (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499). Như vậy, số biến tối thiểu trong trường hợp của luận văn là: 50 + 8*6 = 98. Số lượng mẫu trong luận án được chọn là 149 > 98 là phù hợp.
Các tài liệu dùng để thu thập và quan sát bao gồm: (1) Báo cáo thường niên năm 2014, (2) Báo cáo về tình hình quản trị công ty năm 2014, Bản cáo bạch. Các tài liệu này được lấy từ website: www.vietstock.vn.
3.3.5. Phương pháp cho điểm chất lượng BCTC Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Tác giả đánh giá chất lượng BCTC dựa trên 24 yếu tố chất lượng theo hai bước:
- Bước 1: tác giả tiến hành quan sát các tài liệu liên quan để cho điểm từng yếu tố theo phụ lục số 03: Tổng quan về các hoạt động được sử dụng để đo lường tính thanh khoản và các đặc tính chất lượng thông tin BCTC
- Bước 2: Nhằm giảm sự chủ quan trong quá trình cho điểm, tác giả tiến hành cho điểm lần 2. Cho điểm lần 2 độc lập với lần 1, sau đó tiến hành so sánh với số điểm lần 1. Trường hợp có sự khác biệt giữa hai lần, tác giả sẽ xem xét lại từng yếu tố để lấy số điểm cuối cùng.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn với các nội dung chính như sau:
- Phương pháp định lượng: luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động của các yếu tố chất lượng thông tin BCTC đến tính thanh khoản chứng khoán. Trong đó, biến phụ thuộc là tính thanh khoản chứng khoán, biến độc lập là chất lượng thông tin BCTC bao gồm 22 thang đo dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB và IASB. Biến độc lập gồm 6 biến. Dữ liệu định lượng được thực hiện trên 149 doanh nghiệp niêm yết tại sàn HOSE và HNX.
- Phân tích định tính thông qua các câu hỏi tới các chuyên gia có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau để khẳng định sự cần thiết về các thang đo chất lượng thông tin BCTC và tính thanh khoản chứng khoán, đồng thời giải thích các kết quả trong phương pháp định lượng.
Từ hai phương pháp trên sẽ làm nền tảng để đo lường tính thanh khoản chứng khoán thông qua việc đo lường chất lượng thông tin BCTC và kiểm định các giả thuyết được thực hiện trong chương tiếp theo. Luận văn: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp thanh khoản chứng khoán tại các CTY