Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2017 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tĩnh Gia là huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hoá, trung tâm thị trấn huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá khoảng 40 km về phía Nam theo quốc lộ 1A, cách khu công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ khoảng 20 km về phía Bắc, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Thanh Hoá (khu công nghiệp Nghi Sơn, vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh) Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Có tọa độ địa lý: Từ 19017’12’’ đến 19037’52’’ vĩ độ Bắc; từ 104037’51’’ đến 105055’52’’ kinh độ Đông.
Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
- Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Tây giáp huyện Nông cống, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Tĩnh Gia ở vị trí thuận lợi có đường quốc lộ IA và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài hơn 35 km. Ngoài ra với hơn 42 km bờ biển, 3 cửa lạch lớn: Lạch Ghép, Lạch Bạng, lạch Hà Nẫm, đặc biệt là có cảng biển nước sâu Nghi Sơn.
Vị trí địa lý đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh bạn và quốc tế; khai thác các tiềm năng nội lực một cách có hiệu quả, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế của tỉnh nhà.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 45.561,4 ha chiếm 4,12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Toàn huyện có 34 đơn vị hành chính gồm: 33 xã, 01 thị trấn. Diện tích tự nhiên đứng hàng thứ 12/27 huyện, thị thành phố của tỉnh Thanh Hoá và đứng hàng thứ nhất của các huyện đồng bằng Thanh Hoá.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.1.1.2. Địa hình địa mạo Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp của UBND huyện Tĩnh Gia, tổng quát địa hình toàn huyện được chia làm 3 tiểu vùng: Vùng đồng bằng, Vùng Ven Biển và Vùng bán sơn địa
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu:
Theo tài liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc miền Trung (trên địa bàn
Thanh Hóa), huyện Tĩnh Gia nằm trong vùng khí hậu ven biển (tiểu vùng Ib) của tỉnh
Thanh Hoá có đặc trưng sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trong năm từ 8.500 – 8.605oC, biên độ năm 12 – 13oC, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5 – 6o Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 – 17oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 5oC. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 29 – 29,5oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 42oC.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.600 mm – 1.800 mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Thủy văn:
Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua và hàng loạt các hồ đập lớn nhỏ, 3 sông lớn gồm: Sông Lạch Bạng, Sông Yên, Sông Cầu Đáy
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Tài nguyên đất đai
Phân theo mục đích sử dụng: Tĩnh Gia có diện tích tự nhiên 45.561,40 ha, hiện đang được sử dụng vào các mục đích như sau:
Đất nông nghiệp: 31.130,20 ha.
Đất phi nông nghiệp: 13.322,82 ha.
Đất chưa sử dụng: 1.108,38 ha.
Tài nguyên nước.
Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
Tài nguyên rừng
Năm 2015 huyện có 15.161,44 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất trồng rừng phòng hộ 8.562,55 ha chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn, cây rừng phần lớn là gỗ tạp như: Thông, Muồng, Dẻ…và cây bản địa. Động vật rừng hiện chỉ còn các loại thú nhỏ như: chồn, cáo, gà rừng… Đối với rừng sản xuất có 6.598,89 ha với các loại cây chủ yếu là: keo lá chàm, bạch đàn.
Tài nguyên khoáng sản
Đến nay trên địa bàn huyện chưa phát hiện được loại tài nguyên khoáng sản quan trọng nào, ngoài đá vôi, đất sét, cát, sỏi, titan… với trữ lượng và chất lượng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng. Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Tài nguyên biển
Tĩnh Gia có 42 km đường bờ biển, 3 cửa lạch: Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm.
Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn các xã, thị trấn ngày nay vẫn còn lưu lại nhiều di tích mang đậm dấu ấn lịch sử văn hoá như: Khu di tích lịch sử Lạch Bạng – Quang Trung (xã Hải Thanh), Đền làng…. với nhiều kiến trúc đặc trưng, độc đáo.
3.1.1.5. Thực trạng môi trường
Tĩnh Gia đang trong quá trình đổi mới và phát triển, môi trường sinh thái cơ bản chưa bị hủy hoại. Tuy nhiên trong những năm gần đây do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thủy sản biển chưa được quản lý chặt chẽ, toàn huyện mới có một khu rác thải được đóng trên địa bàn xã Trường Lâm thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, tuy nhiên do tốc độ phát triển và lượng rác thải nhiều nên vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu đề ra. Đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, quy phạm đã gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ trong từng khu vực.
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Tĩnh Gia vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm được thế hiện trong bảng 3.1
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ cấu kinh tế vùng, phát huy lợi thế của từng vùng và triển khai theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, theo báo cáo thuyết minh tổng hợp của UBND huyện Tinh Gia,
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
3.1.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được chỉ đạo tích cực và đồng bộ, vụ đông được mở rộng và trở thành vụ sản xuất chính. Cây đậu xanh, vừng vụ thu, dưa hấu, lạc thu đông, rau màu các loại tăng cả diện tích và sản lượng. Tuy diện tích sản xuất nông nghiệp giảm hơn 1.000 ha nhưng năm 2015 sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 51.300 tấn, đạt 85,5% mục tiêu đại hội, tăng 3.796 tấn so với 2010.
3.1.3.2. Trồng trọt
Năm 2015 sản xuất vụ chiêm xuân có thuận lợi, tuy nhiên sản xuất vụ hè thu và vụ mùa gặp nhiều khó khăn do hạn hán kéo dài làm cây trồng sinh trưởng kém, khi có mưa thì bị ngập úng (khoảng 2.500 ha). Dịch bệnh sâu cuốn lá nặng khoảng 2.357 ha, UBND huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương phòng chống dịch bệnh.
3.1.3.3. Chăn nuôi Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo, không để dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn huyện. Tổng đàn lợn: 100.000; tổng đàn trâu, bò: 39.305 con; tổng đàn gia cầm 705.620 con. Đã triển khai xây dựng 01 trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tập trung tại xã Hùng Sơn với quy mô 28 nái và 211 lợn thịt, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt tập trung tại xã Tân Trường với quy mô 19.000 vịt sinh sản. Hiện đang tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng 08 trang trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa và nhỏ.
3.1.3.4. Lâm nghiệp
Công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng được tăng cường, đã trồng và cải tạo rừng sản xuất theo dự án 147 được 305,1 ha, khoanh nuôi tái sinh được 70 ha. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng và xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở các cơ sở.
3.1.3.5. Ngư nghiệp
Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản tiếp tục phát triển. Tăng cường quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tổng số phương tiện khai thác thuỷ sản là 3.013 chiếc, trong đó có 22 tàu có công suất từ 90CV trở lên. Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản là 20.700 tấn, trong đó khai thác 19.900 tấn, nuôi trồng 800 tấn. Thu mua chế biến thuỷ sản được trên 45.000 tấn. Tổng sản lượng muối là 9.900 tấn.
3.1.3.6. Công tác thuỷ lợi đê điều và phòng chống lụt bão
Tập trung chỉ đạo thi công các công trình phục vụ sản xuất: Hoàn thành 10/11 kênh nhánh cấp 1 hồ chứa nước Hao Hao; hoàn thành đắp đê Hữu sông Yên xã Hải Châu và Thanh Thuỷ, kè đê biển Hải Bình, kè đê tả sông Bạng xã Xuân Lâm, xử lý sạt lở đê Nam xã Hải Hà, xử lý sự cố kè Bến Đá đê Hữu sông Thị Long tại xã Thanh Thuỷ, hồ Khe Dứa xã Phú Lâm, nâng cấp hồ chứa nước Khe Sâu xã Tân Trường….
3.1.4. Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, cơ cấu ngành nghề đa dạng, nhất là các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa dịch vụ cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt hơn 2.770 triệu đồng, tăng 147,1% so với năm 2010. Sản lượng muối bình quân hàng năm 10.000 tấn.
3.1.5. Khu vực kinh tế dịch vụ Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
3.1.5.1. Xây dựng cơ bản
Công tác xây dựng cơ bản được tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, các công trình đã được phê duyệt. Tập trung trên các lĩnh vực: xây dựng dân dụng, giao thông nông thôn, thuỷ lợi, đê điều, các công trình phúc lợi xã hội, các chương trình mục tiêu như: kiên cố hoá trường lớp học, chương trình 134,135, 257, WB….
3.1.5.2. Thương mại & dịch vụ
Các ngành dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng. Mạng lưới chợ cũng đang từng bước được quy hoạch lại và sửa chữa nâng cấp. Nổi bật là dịch vụ khách sạn nhà hàng, nghỉ mát, trong năm 2015 có trên 40.250 lượt khách du lịch đến địa bàn huyện, doanh thu là 11,5 tỷ đồng; dịch vụ vận tải phát triển nhanh đặc biệt là dịch vụ san lấp mặt bằng tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đạt 1.250 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 13 triệu USD. Các mặt hằng xuất khẩu chủ yếu là đá Sháp, Lạc nhân, Hải sản….
3.1.5.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Về dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động các năm qua của huyện Tĩnh Gia được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động qua các năm của huyện Tĩnh Gia
Năm 2017 toàn huyện có khoảng 131.281 người trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là chủ yếu. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện chưa hợp lý, lực lượng tham gia vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng còn thấp.
Thực hiện chương trình giải quyết việc làm, hàng năm số lao động trong huyện được giải quyết việc làm ngày càng tăng trong đó có giải quyết việc làm tại chỗ và đưa lao động ra tỉnh ngoài và xuất khẩu lao động.
Lao động và việc làm
Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn. Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo còn 9% giảm 15,02% so với năm 2015.
3.1.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
3.1.6.1. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện lỵ hiện là thị trấn Tĩnh Gia với tổng diện tích tự nhiên 124,97 ha, dân số năm 2017 có 5.140 người. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Địa hình khu vực thị trấn khá phức tạp không bằng phẳng lại hẹp và dốc nên rất khó khăn cho việc kiến trúc không gian dân cư đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Các điểm dân cư (khu chợ Kho, chợ Cung, chợ Chào, Nghi Sơn, chợ Trúc, Hải Bình….) cũng đã mang dáng dấp đô thị.
Trong những năm gần đây, bộ mặt thị trấn có nhiều chuyển biến tích cực. Các công trình xây dựng cơ bản như trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phục vụ phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thương mại, du lịch…. có nhiều đổi mới. Các công trình nhà ở đã được nâng cấp, đặc biệt là nhà mặt phố được sửa chữa và xây mới.
3.1.6.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Tĩnh Gia là huyện có 33 xã với hình thái quần tụ dân cư phổ biến là thôn, xóm sinh sống tập trung. Trong những năm qua các xã trong huyện đã được đầu tư đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, văn hoá, phúc lợi công cộng. Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn khu dân cư nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng đều ở mức chưa hoàn thiện. Diện tích các trường học, chợ, các công trình văn hóa phúc lợi công cộng còn hạn chế và đang trên đà bị xuống cấp. Sự phân bố của các công trình này chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm xã. Hầu hết trong các thôn, xóm chỉ mới được đầu tư xây dựng một số công trình thiết yếu. Thời gian tới, cần có những chính sách tăng cường đầu tư cho các khu vực nông thôn hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông thôn.
3.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Trong những năm qua, huyện được tỉnh và trung ương tập trung hỗ trợ giải quyết một số nhu cầu bức thiết về kết cấu hạ tầng. Trong thời gian qua, huyện đã triển khai chương trình nâng cấp, sửa chữa các trường học, hoàn thành các công trình chuyển tiếp và các công trình thuộc chương trình 135.
Giao thông
Hệ thống đường bộ: phân bố tương đối hợp lý, khép kín và liên hoàn đảm bảo việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa đến tận các điểm dân cư trong toàn huyện. Ngoài quốc lộ 1A dài hơn 35 km, các tuyến đường chính đã được đầu tư nâng cấp như tuyến từ Chợ Kho đi Nông Cống, tuyến từ Tân Dân đi Yên Mỹ, tuyến nối từ Quốc lộ 1A đi đường Hồ Chí Minh, tuyến đi khu công nghiệp Nghi Sơn….
Giao thông đường thủy: với bờ biển dài hơn 42 km chạy từ Bắc vào Nam là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy của huyện. Huyện hiện có các cảng chính:
Giao thông đường sắt: Tĩnh Gia có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, với 3 nhà ga là ga Văn Trai, ga Khoa Trường và ga Trường Lâm.
Thuỷ lợi
Trên địa bàn của huyện, hệ thống kênh mương đã được thiết kế quy hoạch và đầu tư xây dựng tương đối tốt, đã và đang phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước tưới được lấy từ hồ Yên Mỹ vào các trạm bơm tạo nguồn. Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, trong những năm qua đã đầu tư bê tông hóa được trên 200 km kênh mương các loại.
Năng lượng – bưu chính viễn thông
Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, nguồn điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân nhất là vào giờ cao điểm. Hệ thống lưới điện đã phủ khắp trên địa bàn toàn huyện, 100% các hộ dân cư đã dùng điện sinh hoạt.
Văn hoá
Hoạt động văn hoá của huyện phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức. Các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện tới cơ sở được tổ chức tốt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh.
Việc cưới được tổ chức sang trọng, văn minh lành mạnh giữ gìn bản sắc dân tộc, thực hiện đúng luật hôn nhân trao đăng ký kết hôn tại xã, việc tổ chức diễn ra gọn nhẹ không phô trương lãng phí được cán bộ và nhân dân trong huyện đồng tình ủng hộ.
Y tế
Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc được đào tạo bồi dưỡng cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được thực hiện có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 270 cơ sở y tế, trong đó: 1 bênh viện, 01 trung tâm y tế huyện và 34 trạm xá tại các xã, thị trấn và 234 cơ sở tư nhân có đăng ký. Tổng số giường bệnh có 380 giường với 621 cán bộ y tế.
Đến tháng 8 năm 2010 toàn huyện có 19/34 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 90% các trạm y tế có bác sỹ.
Giáo dục đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện ngày càng phát triển, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững và phát huy truyền thống dạy giỏi, học giỏi. Hàng năm có nhiều học sinh giỏi các cấp đạt giải cấp tỉnh và huyện. Quy mô, loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em. Tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo trong độ tuổi ngày càng tăng. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Văn hóa, thể dục – thể thao
Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao, truyền thanh, truyền hình có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt động, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương, từng bước đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng làng, xã văn hóa được duy trì và phát triển.
Đã có 34/34 xã, thị trấn đã được phủ sóng truyền hình và lắp đặt hệ thống đài truyền thanh. Trên địa bàn huyện có nhiều sân bóng chuyền, sân bóng đá mini, cầu lông, cờ tướng và một sân vận động cấp huyện.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của huyện. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cùng với các chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…. theo dự báo trong tương lai sức ép đối với đất đai của huyện cũng sẽ rất lớn. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của huyện và được thể hiện ở một số mặt sau:
Thuận lợi
- Kinh tế xã hội huyện những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành đều tăng cao, 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện được tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Các công trình xây dựng cơ bản phần lớn đã được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
- Công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, tổ chức được nhiều đợt truy quét lâm tặc trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng nên trong những năm qua chưa có vụ cháy rừng lớn xảy ra. Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
- Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, đã quan tâm đúng mức công tác chính sách – xã hội.
- Quốc phòng – An ninh được giữ vững.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được chú trọng; Mặt trận các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật.
Khó khăn
Tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được khai thác triệt để, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả chưa được nhân rộng một cách hợp lý. Việc chỉ đạo phát triển CN – Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn còn chậm, hiệu quả sản xuất của các hợp tác xã còn thấp, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Công tác xoá đói giảm nghèo đã được quan tâm chỉ đạo, mỗi năm số hộ đói nghèo giảm trên 5%, song tình trạng tái nghèo vẫn còn xảy ra.
Năng lực điều hành của chính quyền cơ sở và một số phòng ban còn yếu, thiếu năng động sáng tạo trong quá trình tham mưu, thiếu nhạy bén trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành sản xuất.
Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân cũng như để đáp ứng với nhu cầu đô thị hóa nông thôn, ngoài việc tận dụng nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, cần dành diện tích thỏa đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá – thể thao, khu vui chơi giải trí… trong thị trấn Tĩnh Gia và các điểm dân cư trên địa bàn toàn huyện.
Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a- Dân số.
Bảng 3.3. Dân số huyện Tĩnh Gia năm 2017
Theo thống bảng trên ta thấy, dân số của huyện năm 2017 là 227.920 người, với 45.887 hộ, trong đó: hộ nông nghiệp 33.554 chiếm 73,12%; hộ phi nông nghiệp 12.333 hộ, chiếm 26,88%. Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ngày càng thực hiện tốt, quy mô gia đình ít con ngày càng phổ biến.
Dân số phân bố không đều giữa các xã, thị trấn trong huyện: địa phương có dân số lớn nhất là xã Hải Thanh với 15,570 người; xã Triều Dương có dân số ít nhất với 3,094 người.
Lao động, việc làm.
Công tác giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn thường xuyên được quan tâm chú trọng, luôn gắn kết với các dự án: Cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ xây dựng làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt cá, các công ty dệt may…
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 45.561,40 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 31.130,20 ha chiếm 68,33% diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp là 13.322,82 ha chiếm 29,24% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng là 1.108,38 ha chiếm 2,43% diện tích tự nhiên.
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu các loại đất theo diện tích tự nhiên của huyện Tĩnh Gia
Bảng 3.4. Diện tích đất đai của huyện Tĩnh Gia theo đơn vị hành chính năm 2017
3.2.1. Nhóm đất nông nghiệp Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 31.130,20 ha chiếm 68,33% diện tích tự nhiên, giảm 32,3 ha so với năm 2014.
Bảng 3.5. Hiện trạng đất nông nghiệp của huyện Tĩnh Gia năm 2017
Đất trồng cây hàng năm:
Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm trên địa bàn toàn huyện là 9.649,67 ha chiếm 31,00% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 21,18% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
Đất trồng lúa:
Diện tích đất trồng lúa của huyện đến ngày 31/12/2017 có 6.906,36 ha chiếm 22,19% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đất nông nghiệp, nhưng phân bố không đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Thủy (305,91 ha), Anh Sơn (309,05 ha), Ngọc Lĩnh (339,58 ha), Nguyên Bình (535,71 ha), Tân Trường (546,39 ha)…
So với năm 2014, diện tích đất trồng lúa giảm 12,42 ha. Nguyên nhân do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nên chuyển sang mục đích đất lúa sang đất phi nông nghiệp (đáp ứng cho các mục đích chuyên dùng, các công trình phát triển kinh tế như: Đường Bắc Nam 1B, xây dựng đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, các khu công nghiệp…).
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác của huyện đến ngày 31/12/2017 có 2.743,31 ha chiếm 8,81% diện tích đất nông nghiệp.
Đất trồng cây lâu năm:
Tổng diện tích đất trồng lâu năm 2017 là 2.490,71 ha chiếm 8,00% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 5,46 % tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn phân bổ các xã: Tân Dân, Hải Lĩnh, Phú Sơn, Định Hải, Tùng Lâm, Trường Lâm, Phú Lâm…
Diện tích đất trồng cây lâu năm so với năm 2014 giảm 2,01 ha. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở nông thôn (xác định lại diện tích đất ở theo Luật Đất đai năm 2013). Đất trồng lâu năm chủ yếu là cây hỗn tạp, mang tính tự phát, huyện không có thế mạnh trồng cây đặc sản, đặc trưng.
Đất rừng sản xuất:
Tổng diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện năm 2017 là 13.260,21 ha chiếm 42,60% diện tích đất nông nghiệp và 29,10 % tổng diện tích tự nhiên, tập trung các xã: Phú Sơn, Phú Lâm, Tân Trường, Nguyên Bình, Các Sơn, Định Hải, Hải Nhân, Trường Lâm…
Trong những năm qua, công tác trồng rừng đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng tham gia bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh. Do đó, tình trạng phá rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đã được hạn chế và kiểm soát chặt chẽ.
Đất rừng phòng hộ:
Tổng diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 4.278,64 ha chiếm 13,74% diện tích đất nông nghiệp và 9,39 % tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ tại các xã: Hải Ninh, Hải Châu, Hải Lĩnh, Tân Dân, Hải An, Hải Hòa, Ninh Hải… là các xã dọc bờ biển.
Những năm qua, đặc biệt là từ khi Nhà nước có chủ trương đóng cửa rừng và đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp như: Dự án 327, PAM, WB3 với nhiệm vụ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi, tái sinh rừng và quản lý bảo vệ rừng; dự án PAM 4304 triển khai từ năm 1992 và kết thúc năm 1997 với nhiệm vụ trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, các dự án trồng rừng nguyên liệu…. Vì vậy, đã ngăn chặn phá rừng, rừng được giao khoán cho hộ gia đình quản lý, tỷ lệ che phủ của rừng ngày một tăng.
Đất nuôi trồng thuỷ sản:
Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 1.246,35 ha chiếm 4,00 % diện tích đất nông nghiệp và 2,74 % tổng diện tích tự nhiên, so với năm 2014 giảm 1,19ha.
Đất nông nghiệp khác: Tổng diện tích đất nông nghiệp khác trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 21,37 ha, chiếm 0,07% diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và không biến động.
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Tĩnh Gia 3.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất ở
Tổng diện tích đất ở năm 2017 là 3.541,92 ha chiếm 26,59% đất phi nông nghiệp và 7,77% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
Đất ở nông thôn: 3.501,16 ha. Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
Đất ở đô thị: 37,76 ha.
Đất chuyên dùng.
Tổng quỹ đất chuyên dùng trên địa bàn toàn huyện năm 2017 là 7.576,93 ha chiếm 56,87% đất phi nông nghiệp và 16,63% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tương đối đều khắp trong toàn huyện.
Đất tôn giáo:
Có diện tích 7,48 ha chiếm 0,06% quỹ đất phi nông nghiệp, phân bố không đều các xã trong toàn huyện.
Đất tín ngưỡng:
Có diện tích 13,91 ha chiếm 0,10% quỹ đất phi nông nghiệp, gồm đền chùa, nhà thờ, am, miếu từ đường,…phân bố đều khắp ở các xã trong toàn huyện phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Tĩnh Gia năm 2017
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Tĩnh Gia
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng:
Có diện tích 412,59 ha chiếm 3,10% đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa địa có ở tất cả các xã, thị trấn, hiện trạng phân bổ tập trung theo qui hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.
Tuy nhiên, do tính lịch sử, cũng như phong tập tập quán, một số đất nghĩa địa nằm xen kẽ trong khu dân cư, trong đất nông lâm nghiệp vẫn còn nhiều, gây trở ngại cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dễ gây ô nhiễm môi trường.
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Có diện tích 1.239,12 ha, chiếm 9,30% quỹ đất phi nông nghiệp.
Đất có mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 530,87 ha, chiếm 3,98% quỹ đất phi nông nghiệp.
3.2.3. Nhóm đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 1108,38 ha chiếm 2,43% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:
Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 768,01 ha chiếm 69,29% đất chưa sử dụng, phân bố rải rác ở các xã, thị trấn, chủ yếu là các bãi cát ven sông Lam và một số xã có địa hình khó khăn trong việc khai thác sử dụng (không chủ động được nguồn nước tưới, tiêu).
Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 43,22 ha chiếm 3,90% đất chưa sử dụng.
Núi đá không có rừng cây có diện tích 297,15 ha chiếm 26,81% đất chưa sử dụng, chủ yếu tập trung ở các xã: Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm… Luận văn: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao quản lý đất tại huyện Tĩnh Gia