Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty Tân Châu đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu về công ty Tân Châu
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu bắt đầu khởi nghiệp từ một nhà phân phối các sản phẩm của BAYER (CHLB Đức), TANATEX (Hà Lan) và KISCO (Hàn Quốc). Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế , Tân Châu đã mạnh dạn chuyển dần từ thương mại (nhà phân phối) sang nhà sản xuất những hóa chất trợ nhuộm có thương hiệu Việt bằng cách cử các kỹ thuật viên ra nước ngoài khảo sát, học tập và tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại của tập đoàn Bayer (Đức) đưa về áp dụng vào môi trường và điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Trong hơn một thập kỷ qua (Công ty Tân Châu đã hoạt động từ năm 1996), vị thế của Tân Châu không ngừng nâng cao trong việc cung ứng những hóa chất trợ, thuốc nhuộm cho ngành dệt nhuộm, in hoa và ngành wash (giặt mài) – ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến Tân Châu – một trong những địa chỉ đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp in nhuộm và hoàn tất sản phẩm vải dệt thoi và dệt kim ở Việt Nam.
Với tiêu chí “ Uy tín , Chất lượng và Dịch vụ hoàn hảo” luôn xuyên suốt trong toàn thể nhân viên của Công ty, sản phẩm của Tân Châu luôn ổn định, hệ thống phân phối nhanh chóng – hiệu quả và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp – năng động, đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên luôn được đào tạo và cập nhật về chuyên môn kỹ thuật nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu hổ trợ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trong năm 2004, 2005, 2006 và 2007 Tân Châu được bình chọn là Thương hiệu Việt yêu thích; năm 2006, 2007 đoạt Cúp vàng Thương Hiệu Việt và được chọn là nhà đầu tư chiến lược của Công ty Dệt May Thành Công với doanh số cung cấp hóa chất trợ thuốc nhuộm cao nhất trong năm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty Tân Châu
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cty TNHH TM – DV & SX số 4102003969, Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 06/3/2001.
Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu được phép sản xuất và kinh doanh những ngành nghề: sản xuất chất phụ gia dùng cho ngành dệt nhuộm, da, giấy, sơn. Mua bán hóa chất công nghiệp, trừ hóa chất có tính độc hại mạnh, nguyên vật liệu, máy móc, hạt nhựa, vải, hàng may mặc, ôtô… Dịch vụ thương mại, sản xuất hàng may mặc.
Trụ sở công ty: Tại Tp. Hồ Chí Minh số 135 Hoàng Hoa Thám – Phường 13 – Quận Tân Bình
2.1.4 Các nhóm sảm phẩm chính của Công ty Tân Châu Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài
2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2012 đạt 5,03% (tính theo giá 1994) – tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 20001. Trong khi nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi đang dần lấy lại đà tăng trưởng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 thì Việt Nam vẫn đang bị trì kéo bởi những khó khăn nội tại khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn cả 2009 – năm Việt Nam chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Đà suy giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh từ cuối năm 2011 có dấu hiệu được ngăn chặn phần nào trong nửa đầu năm 2012 khi Chính phủ bắt đầu nới lỏng cả trong chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài khoá từ đầu Quý II/2012. Nhưng sự phục hồi là chưa chắc chắn. Tăng trưởng kinh tế từ mức thấp 4% trong quý đầu (năm 2011 là 5,43%, 2010 là 5,83%) tăng lên 4,38% trong quý II (năm 2011 và 2010 tương ứng là 5,57% và 6,16%), 4,73% trong quý III (2011 và 2010 tương ứng là 5,76% và 6,52%) và 5,03% cả năm – thấp hơn mức 5,89% của 2011 và 6,16% của 2010. Như vậy, trong 2 năm liên tiếp kể từ 2010, tăng trưởng của quý sau liên tục suy giảm so với quý trước cùng kỳ, phản ánh khuynh hướng tăng trưởng chậm lại rõ rệt của nền kinh tế. Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Mặc dù đã có một sự đồng thuận tương đối cao trong giới hoạch định chính sách và các chuyên gia, về sự chấp nhận một giai đoạn tăng trưởng thấp để đổi lấy sự ổn định kinh tế vĩ mô và củng cố tính bền vững của tăng trưởng, nhưng mức độ suy giảm tăng trưởng trong năm 2012 đã đi quá mức dự tính. Tăng trưởng cả năm thậm chí còn thấp hơn so với mức dự báo (đã được điều chỉnh) trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII diễn ra vào tháng 10, khi bức tranh cả năm đã gần như được thấy rõ. Mục tiêu đượcđặt ra vào đầu năm là 6,0-6,5% đã được giảm xuống còn 5,2% trong tháng 10, nhưng thực tế chỉ đạt 5,03%. Tương tự, tăng trưởng công nghiệp-xây dựng đạt 4,5% so với dự báo 5,0%(giảm từ mục tiêu 7,0-7,5% đặt ra từ đầu năm) và dịch vụ tăng 6,4% so với mức mục tiêu là 6,5-7,1%. Ngay từ cuối quý I/2012, Chính phủ đã có động thái nới lỏng tiền tệ và tài khoá để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng giới hạn của không gian chính sách đã không cho phép tạo ra được sự phục hồi như mong đợi.
Năm 2012, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản không được thuận lợi như năm 2011: chi phí sản xuất tăng vọt, giá nông sản mất lực kéo (do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh và cơn sốt lương thực đã qua đi) khiến tồn kho tăng, sản xuất cầm chừng. Tốc độ tăng trưởng phản ánh những khó khăn này: trong suốt 4 quý, tăng trưởng dao động quanh ngưỡng 2,5-3,0%. Khó khăn trong ngành chế biến thuỷ sản, đặc biệt là cá tra, khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản thu hẹp sản lượng và nhiều DN phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn để lại của năm 2011, ngành công nghiệp và xây dựng chỉ hãm được quán tính đình trệ từ nửa cuối năm nhờ kích thích tài khoá. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2011– diễn biến bất thường nằm ngoài quy luật hàng năm – và tiếp tục trì trệ trong quý I/2012 do tiêu thụ kém và tồn kho cao (chỉ số tồn kho tăng vọt lên hơn 30% trong giai đoạn này). Kích thích tài khoá từ ngân sách đã phần nào bù đắp được lượng đơn hàng sụt giảm và cung cấp thêm lực đẩy để ngành công nghiệp tăng trưởng ở mức 4,52% cả năm. Do công nghiệp-xây dựng dẫn dắt tăng trưởng sản lượng của các nhóm ngành còn lại nên tốc độ tăng chậm lại của nhóm ngành này so với các năm trước tác động nhiều nhất lên tốc độ tăng trưởng chung.
Ngành dịch vụ trong năm 2012 chứng kiến suy giảm tăng trưởng nối tiếp diễn biến năm 2011. Tăng trưởng cả năm đạt 6,42%, thấp hơn mức 7,00% đạt được vào năm 2011 và 7,52% của năm 2010. Tăng trưởng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,4%. Tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, gợi ý rằng thu nhập không cải thiện và triển vọng về thu nhập và việc làm không sáng sủa, kéo dài khuynh hướng thắt chặt chi tiêu đang diễn ra trong 4 năm trở lại đây. Xu hướng giảm tiêu dùng cùng với giảm đầu tư là nguyên chính khiến tổng cầu thu hẹp và tạo ra áp lực giảm phát.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đọan 2007-2013 (%, theo giá so sánh 1994)
Theo số liệu trên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2007 đến nay thì năm 2007 đi lên sau đó đi xuống vào năm 2009 và năm 2010 thì lại đi lên và từ năm 2011 có chiều hướng đi suống . Đây là một nhân tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp họat động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty Tân Châu nói riêng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cũng vẫn tăng do kìm chế được lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng dân số:
Bảng 2.5: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đọan 2007-2013
Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt 14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình.
Bước chuyển vị thế này là rất quan trọng, khi vào năm 1988, tức là cách đây 1/4 thế kỷ, Việt Nam mới đạt 86 USD, là một trong vài chục nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới.
GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm (năm 2007 đạt 77,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 97,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 99,8 tỷ USD, năm 2010 đạt 110,7 tỷ USD, năm 2011 đạt 133,1 tỷ USD, năm 2012 ước đạt 155,3 tỷ USD).
Năm 2013, GDP tính theo giá so sánh ước tăng 5,4%, với chỉ số giảm phát GDP ước khoảng trên 7%, tính ra GDP tính theo giá thực tế tăng khoảng 12,8 tương đương khoảng 3,661 nghìn tỷ đồng. Dân số trung bình năm 2012 đạt 88,773 triệu người; dự đoán tốc độ tăng dân số khoảng 1,05%, thì dân số năm 2013 đạt khoảng 89,705 triệu người. Như vậy, GDP giá thực tế bình quân đầu người năm 2013 đạt khoảng 40,8 triệu đồng (năm 2012 đạt 36,6 triệu đồng).
Tỷ giá bình quân năm 2012 là 20,901 đồng/USD. Năm 2013 được dự đoán tăng 2,5% so với 2012 (bình quân 7 tháng 2013 so với cùng kỳ 2012 hiện tăng 0,26%) thì tỷ giá bình quân 2013 sẽ ở mức 21,319 VND/USD. Suy ra, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân sẽ đạt khoảng 1 ,914 USD, tăng 9,4% so với năm 2012. Quy mô nền kinh tế sẽ đạt khoảng 173 tỷ USD. Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm đạt được mục tiêu 2.000 USD/người do Đại hội XI đề ra cho năm 2015.
Tuy nhiên, khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam với nhiều nước còn khá lớn. Để tránh tụt hậu, một mặt Việt Nam phải đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn; mặt khác phải ổn định tỷ giá; mặt khác quan trọng hơn là phải phát triển bền vững, tức là giữ được tốc độ tăng trong dài hạn.
Để tăng GDP bình quân theo đầu người tính bằng USD, cần tác động vào 3 yếu tố.
- Yếu tố thứ nhất là tăng GDP tính theo giá thực tế, tạo tiền đề cho việc phân chia giữa người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước; tạo điều kiện để tăng tích luỹ/GDP.
- Yếu tố thứ hai là dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình của Việt Nam từ năm 2007 đến nay đã chậm lại tương đối nhanh nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn còn tăng gần 1 triệu người.
- Yếu tố thứ ba là tỷ giá VND/USD bình quân năm tăng thấp, có năm còn giảm. Ổn định tỷ giá sẽ góp phần làm tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD.
2.2.1.2 Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó Tân Châu.
Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục sửa đổi các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế…
Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn.
Có thể nói hóa chất là một trong những sản phẩm cần thiết trong lĩnh vực công nghệ, đảm bảo được nhu cầu phát triển cái đẹp của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất nhìn chung sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên…Vì vậy, ngành sản xuất hóa chất và cung cấp các dịch vụ hóa chất (trừ hóa chất cấm) được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị…
Những ràng buộc pháp lý đối với ngành hóa chất chủ yếu liên quan đến độc hại, chất bị cấm sản xuất, buôn bán, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là những vấn đề được Tân Châu từ nhiều năm nay rất chú trọng và tuân thủ luật pháp, xem đây là chiến lược lâu dài của mình.
2.2.1.3 Môi trường văn hoá Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Trải qua quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là nền văn hóa Trung Hoa.
Do một thời gian rất dài dưới sự thống trị của Pháp, Mỹ nên quan niệm chuộng hàng ngọai vẫn còn khá phổ biến, ta dễ dàng nhận thấy ngay điều này: thuốc chữa bệnh gọi là thuốc tây, váy đầm gọi là đầm tây, các mặt hàng từ ăn uống, thẩm mỹ đều thích mang thương hiệu ngoại…do vậy, họ dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng ngọai nếu như được quảng cáo và khi họ có điều kiện. Việc sử dụng hàng ngọai còn là một cách thể hiện địa vị của họ trong xã hội.
Do ảnh hưởng của văn hóa Á Đông nên họ thường không cung cấp những thông tin thật về thu nhập, sở thích…cho nên gây khó khăn cho công tác nghiên cứu thị trường gặp nhiều khó khăn.
Bước vào cơ chế thị trường, sự phát triển nền văn hóa nói chung và hoạt động văn hóa nói riêng có nhiều biến chuyển đáng chú ý, tạo nên môi trường sống, môi trường sinh thái nhân văn, môi trường văn hóa hết sức đa dạng. Bộ mặt văn hóa xã hội sinh động, phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phương thức hoạt động văn hóa đổi mới đồng bộ và hoàn thiện, cơ chế, chính sách, công tác quản lý hoạt động văn hóa được chú trọng hơn… Do đó, sự phát triển văn hóa có những thành tựu lớn, tạo nên hiệu quả vật chất và tinh thần tốt đẹp trong một môi trường xã hội lành mạnh.
Bên cạnh đời sống vật chất ngày càng sung túc, người dân hiện đã và đang có điều kiện mở mang, phát triển đời sống tinh thần ngày một cao hơn. Đáng chú ý là trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, vấn đề đầu tư và chi tiêu cho hoạt động văn hóa ngày càng được chú ý. Quỹ kinh phí và quỹ thời gian dành cho sáng tạo, tiếp xúc và hưởng thụ văn hóa có xu hướng phát triển mạnh. Tiêu dùng văn hóa thông qua thị trường văn hóa trong và ngoài nước ngày càng được chú trọng nhằm không chỉ nâng cao mức sống tinh thần mà còn tạo ra văn hóa tiêu dùng các sản phẩm xã hội.
Đây là những tiền đề để tạo lập một môi trường văn hóa đa dạng và phong phú.
Ngày xưa khi nền kinh tế còn nghèo và lạc hậu, nhu cầu con người chỉ có cái ăn và cái mặc. Còn ngày nay khi kinh tế đã phát triển đời sống con người ngày càng được cải thiện chính vì vậy mà nhu cầu về cái ngon, cái đẹp ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó ngành hóa chất, thuốc nhuộm cũng luôn phải thay đổi mẫu mã, màu sắc. Cách đây khoảng 15 năm về trước chúng ta thấy các sản phẩm làm ra nếu không sử dụng hóa chất làm cho thay đổi màu sắc thì sản phẩm chúng ta làm ra rất thô và xấu. Nhưng nhờ có hóa chất và nhà nghiên cứu thay đổi mẫu mã mà các sản phẩm có mầu sắc đẹp bắt mắt thu được sức hút của người tiêu dùng. Chính vì điều này đã thực sự tạo ra cơ hội to lớn cho ngành công nghiệp hóa chất phát triển mạnh.
2.2.1.4 Môi trường dân số Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực, để bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến lược phát triển của mỗi công ty, người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hường này. Nói một cách khác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp.
Thông thường các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính, tuổi tác để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu thực tế về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác; từ địa phương này sang địa phương khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về các chiến lược và chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiến lược sản xuất kinh doanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện có. Chẳng hạn sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị nhanh đã làm bùng nổ các nhu cầu nhà ớ, mở rộng đường xá, các hàng hóa tiêu dùng v.v…
Chính những điều này đến lượt nó lại buộc các nhà hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh phải có những chủ trương và chính sách kinh doanh cho phù hợp.
Việt Nam là một nước đông dân, khoảng 90 triệu dân (thống kê năm 2013), đứng hàng thứ 14 trên thế giới về dân số. Với tỷ lệ tăng dân số hằng năm trung bình khỏang 1,57% (Giai đoạn 2005-2013). Dân số Việt Nam là dân số trẻ, trong đó 61,7% dưới 30 tuổi, vì thế Việt Nam thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất hóa chất và dệt nhuộm.
Bảng 2.6: Môi trường dân số thành thị và nông thôn Việt Nam
Công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây đã làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu. Đặc biệt trong ngành sản xuất kinh doanh hóa chất, thị hiếu tiêu dùng thường xuyên thay đổi nên chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn.. Điều nghịch lý là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, để phát triển sản xuất, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển là một bài tóan khó cho mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để Tân Châu có thể tiếp cận được dễ dàng với công nghệ mới và máy móc hiện đại của thế giới để nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
2.2.2 Môi trường vi mô
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố khách quan, là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.
Xác định phạm vi ngành và đối thủ cạnh tranh: Tương ứng với các nhóm sản phẩm của công ty thì “ngành” được xác định bao gồm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm của Tân Châu.
Bảng 2.7: Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Tân Châu
Công ty Tân Châu có mạng lưới cung cấp trực tiếp trên toàn quốc với hơn 200 khách hàng. Công ty hiện có văn phòng đặt tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng . Hiện công ty đang cung cấp hóa chất trợ cho các Công ty dệt nhuộm hàng đầu tại Việt Nam như : Công ty Dệt May Thành Công, Công ty Dệt May Hà Nội, Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt Kim Đông Phương, Công ty Dệt Phước Thịnh, Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dệt Phước Long, Công ty Viet Bo, Công ty Việt Thắng…
2.2.2.3 Nhà cung cấp Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, Công ty TNHH TM-DV & SX Tân Châu là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất kinh doanh hoá chất trợ – thuốc nhuộm trong ngành dệt nhuộm – in hoa, hóa chất ngành wash (giặt mài)… có thể cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài do các nguyên nhân sau: Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định nhập từ các tập đoàn lớn như : Bayer (CHLB Đức), Tanatex (Hà Lan) và Kisco (Hàn Quốc).
Nhìn chung, yếu tố “nhà cung cấp” ít ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của Cty Tân Châu, do sự dồi dào của nguồn nguyện liệu trên thị trường. Mặt khác, Tân Châu là một trong những Doanh nghiệp đầu tiên có nhà máy sản xuất chất trợ nhuộm tại Việt Nam, có phòng Kỹ thuật nghiên cứu sản phẩm mới từ đó đưa ra được nhiều loại hóa chất trợ phù hợp nhu cầu của từng nhà máy, từng chủng loại máy móc thiết bị. Do sản xuất tại Việt Nam và có một số mặt hàng dịch vụ nên giá cả cạnh tranh, giao hàng nhanh chóng, số lượng nhiều hay ít đều cung ứng tốt.
2.2.2.4 Rào cản xâm nhập ngành
Việt Nam là thành viên 150 tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì rào cản xâm nhập ngành sẽ bị hạ thấp do có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực về vốn và công nghệ sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam vốn được xem là năng động và có sức tiêu thụ cao.
Tại Hội thảo phổ biến quy định Reach của EU đối với hoá chất và các sản phẩm có chứa hoá chất do Bộ Công thương và Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) vừa tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải cho biết, Reach là luật quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới nhằm kiểm soát và hạn chế tác hại của hoá chất trong hàng hoá với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường. Chính vì vậy, việc thực thi nghiêm quy định về Reach đang gây không ít khó khăn cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng như năng lực của chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu.
Công ty Tân Châu chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng về thuốc nhuộm cho ngành dệt may. Mà ngành dệt may là ngành phải sử dụng nhiều hoá chất khác nhau như thuốc nhuộm, hoá chất cơ bản, chất trợ dệt, các chất xử lý hoàn tất…
Để thâm nhập được vào thị trường EU công ty đã phải tăng chi phí sản xuất khi, phải thay đổi công nghệ, hệ thống quản lý, hoá chất thuốc nhuộm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gánh thêm chi phí thực hiện các thủ tục đăng ký, thông báo, thử nghiệm.
Để giữ khách hàng và tiếp tục thâm nhập thị trường EU, doanh nghiệp đã thực hiện cải tiến hệ thống quản lý, trong đó có quản lý hoá chất. Tuy nhiên, công việc này thường bị động vì thường thực hiện theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Một khó khăn nữa đối với doanh nghiệp trong kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào là thiếu vốn để đầu tư lắp đặt trang thiết bị kiểm tra. Bên cạnh đó , những hạn chế trong cập nhật thông tin cũng làm tăng nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp sản xuất hóa chất dùng cho các ngành xuất khẩu may mặc…
2.3 Phân tích môi trường bên trong Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
2.3.1 Nhân lực
Ban Lãnh đạo
- Giám Đốc: Ông Chung Văn Đạt
- PGĐ Kinh doanh ngành nhuộm: Ông Nguyễn Đào Phương
- Phó Giám Đốc kỹ thuật: Ông Phạm Thành Đồng
Khối phòng ban
- Khối Kế Hoạch – Kinh Doanh
- Khối Dịch Vụ Khách Hàng
- Khối Xuất Nhập Khẩu
- Khối Tài Chính Kế Toán
- Khối Tổ Chức Hành Chính
- Khối Thí Nghiệm Công Nghệ
- Khối Kỹ Thuật Công Nghệ
- Kho Vận
Về trình độ: công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên, kỹ thuật viên tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao. Đây là nguồn lao động thế hệ trẻ được đào tạo bài bản chính quy từ các trường đại học trong và ngoài nước, kết hợp với độ tuổi trên 30 tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Bảng 2.9: Cơ cấu trình độ lao động
Năng lực sản xuất của nhà máy : đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các Công ty Dệt nhuộm.
Công nghệ sản xuất : thường xuyên cử các kỹ thuật viên ra nước ngoài khảo sát, học tập và tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại cùa tập đoàn Bayer/Tanatex đưa về áp dụng vào môi trường và điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu: chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng từ các hãng có uy tín.
Sản phẩm: các loại hóa chất trợ nhuộm có chất lượng vượt trội, phù hợp với từng công nghệ sản xuất cho từng khách hàng, từng loại sản phẩm với giá cả cạnh tranh không thua kém sản phẩm ngoại nhập như : Hóa chất tiền xử lý (chất ngấm giặt, càng hóa,…), chất phân tán, chất đều màu, các loại hồ mềm, hồ silicon trong hoàn tất.
Chúng ta có thể nhìn rõ hơn trong bảng báo cáo tài chính 3 năm 2011, 2012, 2013 của của công ty Tân Châu dưới đây:
Bảng 2.10: Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua các năm
Nhận xét:
Doanh thu của các nhóm sản phẩm không đồng đều, chất trợ và thuốc nhuộm chiếm tỷ lệ khá cao. Trong khi đó, hóa chất cơ bản chiếm doanh thu và tỷ trọng không đáng kể.
Bảng 2.11: Lãi gộp từng nhóm sản phẩm qua các năm
Nhận xét: Lãi gộp của các nhóm sản phẩm không đồng đều, Chất trợ và thuốc nhuộm chiếm tỷ trọng khá cao. Trong khi đó, Hóa chất cơ bản và lợi nhuận khác có lãi gộp và tỷ trọng không đáng kể. Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tân Châu giai đoạn 2011 đến 2013
Công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại của tập đoàn Bayer (Đức) đưa về áp dụng vào môi trường và điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu chất lượng cao, Tân Châu đã sản xuất ra một số loại hóa chất trợ nhuộm có chất lượng vượt trội, phù hợp với từng công nghệ sản xuất của từng khách hàng, từng loại máy móc và giá cả cạnh tranh, không thua kém sản phẩm ngoại nhập như hóa chất tiền xử lý (chất ngấm giặt, càng hóa…), hồ mềm trong hoàn tất… Hiện nay, Tân Châu đang sản xuất và phân phối hơn 300 loại hóa chất trợ cho ngành dệt nhuộm
2.3.4 Quản trị
Với đội ngũ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn, là một điểm mạnh để công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty cử các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, trưởng các bộ phận tham gia các lớp đào tạo trong và ngoài nước để bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật công nghệ mới.
Bố trí lao động hợp lý số người có trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng được giũ chức vụ quản lý trong công ty, tuy nhiên cũng vẫn còn một số bộ phận cán bộ quản lý có trình độ trung cấp do trường hợp đặc thù công việc, số còn lại có trình độ trung cấp, công nhân chiếm tỷ lệ khá cao được phân bố vào các khâu sản xuất.
Tuyển dụng chỉ đăng thông tin tuyển dụng các vị trí cấp cao, kỹ thuật, số còn lại dựa vào mối quan hệ quen biết.
2.3.5 Văn hóa
- Phương châm của công ty là đối tác là tài sản, nhân viên là anh em, khách hàng là bè bạn.
- Tân Châu hướng đến việc xây dựng một nền văn hóa công ty dựa trên các chuẩn mực đạo lý, nhân văn của dân tộc đó là:
- Luôn luôn ngẩng cao đầu, vượt qua mọi thử thách, gian khó.
- Có niềm tin vững chắc vào công ty. Trung thành, gắn bó với lợi ích của công ty.
- Cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Thương yêu, đùm bọc nhau trong cuộc sống, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc.
- Hiểu biết và tôn trọng khách hàng.
2.3.6 Thương hiệu Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu tham gia thị trường với nhãn hiệu.
Bằng sự kết hợp hình ảnh được cách điệu từ chữ “T” và “C” , công ty gửi gắm trong nhãn hiệu sản phẩm ý tưởng : Chữ “T” màu xanh đậm, ôm vòng quả địa cầu, toát lên tinh thần hợp tác, với tham vọng chinh phục thị trường không chỉ trong nước mà cả ngoài nước…
Chữ “C” cách điệu giống như vòng tròn quỹ đạo trái đất : nói lên một quy trình sản xuất kinh doanh theo một hệ thống khép kín và hoàn hảo. Ngoài ra, logo cũng giống như một hạt phân tử, cấu trúc hóa học : mang tính chất về ngành nghề của công ty.
2.3.7 Thị phần
Công ty Tân Châu có mạng lưới cung cấp trực tiếp trên toàn quốc với hơn 200 khách hàng. Hiện công ty đang cung cấp hóa chất trợ cho các Công ty dệt nhuộm hàng đầu tại Việt Nam như : Công ty Dệt May Thành Công, Công ty Dệt May Hà
Nội, Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt Kim Đông Phương, Công ty Dệt Phước Thịnh, Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dệt Phước Long, Công ty Viet Bo, Công ty dệt may hữu nghị, Công ty dệt may 19/5 …
2.3.8 Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu phát triển nhằm tạo lợi thế và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường như phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm của Tân Châu giao cho Khối thí nghiệm công nghệ và Khối kỹ thuật công nghệ có trách nhiệm phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ để giảm bớt chi phí, phát hiện và ứng dụng những công nghệ mới kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.4 Các công cụ sử dụng để hình thành chiến lược Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
2.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Để đánh giá mức độ nỗ lực trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng những cơ hội từ môi trường và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài như đã phân tích ở trên, chúng tôi lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.
Bảng 2.13: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) công ty Tân Châu
Nhìn vào ma trên EFE bên trên cho thấy công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu có số điểm là 2,85 (so với mức trung bình là 2,5) cho thấy khả năng phản ứng của công ty Tân Châu có khả năng tận dụng cơ hội và tối thiểu hóa nguy cơ ở mức trên trung bình. Thêm vào đó các yếu tố ảnh hưởng sự thay đổi thị hiếu của khách hàng và mức độ cạnh tranh từ các đối thủ là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của công ty Tân Châu.
2.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Để so sánh công ty Tân Châu với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh công ty Tân Châu
Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: Công ty TNHH Thương mại hóa chất Tân Trường Phát đứng vị trí thứ nhất sau đó đến công ty Tân Châu, rồi mới đến công ty Thiên Phú Lộc. Tổng số điểm của công ty TNHH Thương mại hóa chất Tân Trường Phát là 3,55 là đối thủ cạnh tranh rất mạnh, nếu xét theo khía cạnh môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh thứ hai là công ty Thiên Phú Lộc có số điểm là 2,65 không có ưu thế bằng công ty Tân Châu nhưng cũng cần phải đề phòng. Do vậy việc xây dựng chiến lược của công ty Tân Châu cần hướng đến việc hạn chế những mặt mạnh của công ty TNHH Thương mại hóa chất Tân Trường Phát, hoàn thiện những điểm yếu của mình và thực hiện chiến lược phòng thủ đối với công ty Thiên Phú Lộc.
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
Giúp nhà quản trị doanh nghiệp tóm tắt và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của các bộ phân chức năng, cũng như cung cấp cơ sở đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty Tân Châu.
Bảng 2.15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Số điểm quan trọng tổng công là 3,0 cho thấy Công ty Tân Châu ở mức độ trên trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tồng quát. Do đó bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh. Công ty Tân Châu còn phải có hướng khắc phục mặt yếu có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động kinh doanh của công ty như: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, hệ thống thông tin quản lý cón chưa cao, quảng cáo của công ty còn không thường xuyên, chiến lược marketing mở rộng thị phần còn yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương hai, chúng tôi đã khái quát được bức tranh tổng thể về Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu qua việc phân tích toàn bộ các hoạt động từ kết quả kinh doanh, khả năng tài chính, các yếu tố môi trường bên trong của Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu như: nhân sự, quản trị, tài chính kế toán, công nghệ đang sử dụng, văn hóa, thương hiệu, thị phần, phân phối,… Qua đó, chúng tôi đã rút ra được các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu, đồng thời tập trung phân tích môi trường bên ngoài bao gồm các yế u tố môi trường vi mô, môi trường vĩ mô để có được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của doanh nghiệp đang diễn ra hết sức sôi động. Qua đó, chúng tôi có được các cơ hội và mối đe dọa mà Công ty TNHH TM – DV & SX Tân Châu có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Đồng thời chúng tôi cũng xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của doanh nghiệp với môi trường.
Thêm vào đó chúng tôi đã xây dựng được ma trận hình ảnh cạnh tranh để biết được các điểm mạnh của các đối thủ và phòng ngừa những đối thủ còn yếu hơn, đồng thời cũng xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố bên trong để biết được điểm mạnh, điểm yếu của công ty, hình thành được ma trận SWOT. Luận văn: Thực trạng sản xuất chiến lược KD của CTY Tân Châu
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp chiến lược kinh doanh của CTY Tân Châu