Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học có thể phân chia thành ba trường phái là phương pháp định tính, phương pháp định lượng và phương pháp hỗn hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là phương pháp nghiên cứu gắn liền với việc kiểm định các lý thuyết khoa học thông qua thực tế dựa vào quy trình suy diễn. Quy trình nghiên cứu của luận văn dựa bắt đầu từ việc xác định khe hổng nghiên cứu sau khi tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin và đề ra câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời trong nghiên cứu của mình. Sau đó, dựa trên các lý thuyết nền để xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Cuối cùng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016 để kiểm định các giả thuyết mà nghiên cứu đặt ra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.1.2. Quy trình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Quy trình nghiên cứu bao gồm 4 bước cơ bản được thể hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Tác giả tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của thông tin cũng như các nghiên cứu liên quan đến việc xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin và lý thuyết nền tảng liên quan. Trên cơ sở đó, luận văn trình bày khe hổng nghiên cứu, đề ra câu hỏi nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định khi thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam.
Bước 2: Nhằm đo lường được mức độ thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin, tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu cần thiết dựa trên các mô hình đã phát triển thông qua báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin thị trường cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Dữ liệu thô được tiếp tục xử lý dựa trên các tiêu chí cụ thể mà tác giả đưa ra để xây dựng mẫu nghiên cứu cho luận văn.
Bước 3: Thực hiện kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính, phân tích hồi quy, trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận:
Để kiểm định các giả thuyết đặt ra trong luận văn, tác giả thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu bảng cụ thể như sau:
- Đo lường mức độ thận trọng kế toán có điều kiện theo mô hình hồi quy kết hợp (Pooled OLS) trên ba giai đoạn: 2008-2016, 2008-2014 và 2015-2016.
- Đo lường mức độ thận trọng kế toán của từng công ty trong mẫu nghiên cứu và chia thành ba nhóm dựa trên mức độ thận trọng kế toán có điều kiện đã đo lường. Theo Balachandran và Mohanram (2004), Kousenidis và cộng sự (2009), mẫu được chia thành ba nhóm có mức độ thận trọng thấp, trung bình và cao. Trong đó, công ty có mức độ thận trọng kế toán có điều kiện thấp là 30% số công ty thuộc mẫu có mức độ thận trọng thấp nhất và đặt tên là Con1. Ngược lại, công ty có mức độ thận trọng kế toán có điều kiện cao là 30% số công ty thuộc mẫu có mức độ thận trọng cao nhất và đặt tên là Con3.
Còn lại, 40% các công ty thuộc mẫu nghiên cứu sẽ được xếp vào nhóm có mức độ thận trọng kế toán có điều kiện trung bình và ký hiệu là Con2. Sau đó, xác định mức độ thận trọng kế toán có điều kiện của ba nhóm Con1, Con2 và Con3 trên ba giai đoạn 2008-2016, 2008-2014 và 2015-2016.
- Đo lường giá trị thích hợp thông tin kế toán theo mô hình hồi quy kết hợp (Pooled OLS) trên ba giai đoạn: 2008-2016, 2008-2014 và 2015-2016.
- Đo lường giá trị thích hợp thông tin kế toán của ba nhóm Con1, Con2 và Con3 trên ba giai đoạn 2008-2016, 2008-2014 và 2015-2016 để từ đó đưa ra nhận xét về ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin.
Do cách thức tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin được thực hiện bằng cách phân chia mẫu nghiên cứu thành nhiều giai đoạn và nhiều nhóm khác nhau theo mức độ thận trọng, luận văn áp dụng mô hình hồi quy kết hợp (Pooled OLS). Việc đo lường thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin cụ thể bằng mô hình nào và cách thức đo lường các biến ra sao sẽ được trình bày chi tiết trong mục 2.2.
Bước 4: Kiến nghị một số hàm ý chính sách
Dựa trên kết quả nghiên cứu và bàn luận về ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các đối tượng liên quan.
Quy trình nghiên cứu được minh họa bằng hình vẽ dưới đây:
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Như đã trình bày trong mục 3.1.2, để tiến hành kiểm định các giả thuyết đặt ra trong nghiên cứu, tác giả tiến hành đo lường thận trọng kế toán có điều kiện theo giai đoạn và theo từng công ty. Sau đó, dựa trên mức thận trọng kế toán có điều kiện của từng công ty, mẫu nghiên cứu được chia thành 3 nhóm với mức thận trọng thấp, trung bình và cao. Để xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin, tác giả sử dụng mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên lần lượt 3 nhóm mẫu đã phân chia theo mức độ thận trọng cao, trung bình hay thấp. Do đó, trong phần này, tác giả thể hiện rõ các mô hình hồi quy được sử dụng để đo lường giá trị thích hợp của thông tin, thận trọng kế toán có điều kiện cũng như chi tiết cách thức đo lường các biến trong các mô hình được sử dụng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.2.1. Mô hình hồi quy đo lường giá trị thích hợp thông tin
Để đo lường giá trị thích hợp thông tin kế toán, luận văn sử dụng hai mô hình là mô hình giá của Ohlson (1995)
Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + εit và mô hình tỷ suất sinh lợi của Easton & Harris (1991):
Luận văn sử dụng quan điểm của Francis và Schipper (1999), Barth và cộng sự (2001), Brown (2006), Hellström (2006) về giá trị thích hợp của thông tin tức là khả năng các số liệu kế toán có thể tóm tắt thông tin cơ bản của giá chứng khoán. Vì vậy, để đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán, phần lớn các học giả khi phát triển mô hình đo lường đều dựa trên hệ số xác định hiệu chỉnh R2. Đây là hệ số giúp đo lường tỷ lệ phần trăm của biến thiên được giải thích trong biến phụ thuộc bởi biến độc lập mà có tính đến mối liên hệ giữa cỡ mẫu và số biến độc lập trong mô hình hồi quy bội (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011). Vì vậy, với cách giải thích này, hệ số xác định hiệu chỉnh R2 là một cách đo lường giá trị thích hợp thông tin logic và hợp lý. Cụ thể, trong mô hình giá của Ohlson (1995) và mô hình tỷ suất sinh lợi của Easton & Harris (1991) xây dựng, dựa vào hệ số điều chỉnh R2 chúng ta có thể phát biểu rằng số liệu kế toán giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của giá chứng khoán hoặc lợi nhuận trên một cổ phiếu. Nếu hệ số R2 càng lớn chứng tỏ giá trị thích hợp của thông tin kế toán càng cao và ngược lại.
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin
3.2.2. Mô hình hồi quy đo lường thận trọng kế toán có điều kiện Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Để đo lường thận trọng kế toán theo từng công ty, tác giả sử dụng mô hình Basu (1997) thông qua kỹ thuật hồi quy tuyến tính từng phần:
Xit/Pit-1 = β0 + β1DRit + β2Rit + β3DRit x Rit + εt
Thận trọng kế toán được đo lường thông qua hệ số hồi quy β3 với mô hình của Basu (1997). Do đó, nếu các hệ số hồi quy này mang dấu dương (+) và có ý nghĩa thông kê tức thông tin trên báo cáo tài chính được lập trên nguyên tắc thận trọng. Nếu hệ số β3 mang dấu dương (+) có ý nghĩa thống kê và càng lớn thì mức độ thận trọng kế toán càng cao và ngược lại. Tác giả sử dụng mô hình này làm thang đo thận trọng kế toán có điều kiện trong phạm vi nghiên cứu của luận văn vì mô hình Basu (1997) là một mô hình đo lường thận trọng kế toán được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu của các học giả trên thế giới với 16/29 bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí Journal of Accounting Research, Journal of Accounting and Economics và Accounting Review từ năm 2001-2013 theo kết quả nghiên cứu của Yuying Xie (2015) như đã đề cập tại mục 1.1.2.3. Ngoài ra, trong khi xem xét tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin, mẫu nghiên cứu được phân chia thành ba nhóm dựa trên mức độ thận trọng kế toán cao, trung bình sau khi tính toán cho từng công ty trong cả giai đoạn 2008-2016 hay thấp nên mô hình Basu (1997) được lựa chọn là phù hợp.
Bảng 3.2. Các biến trong mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện
3.3. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Sau khi tiếp cận các công trình nghiên cứu trên thế giới về mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp thông tin và mối liên hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin, tác giả đề xuất cách thức nghiên cứu mối liên hệ này trong bối cảnh các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giả thuyết nghiên cứu như sau.
Thứ nhất, hệ thống kế toán tại Việt Nam mang tính thận trọng cao. Nhận định này có thể giải thích trên hai khía cạnh liên quan đến hệ thống pháp luật và mục đích của hệ thống kế toán đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam là một quốc gia theo hướng điển luật nên việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán cùng các hướng dẫn thực hiện do các cơ quan nhà nước thực hiện và đặt trong các bộ luật và các văn bản pháp lý dưới luật. Thêm vào đó, các quy định về pháp luật thuế cũng ảnh hưởng đến công tác đo lường, ghi nhận kế đoán. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự tiếp cận khá hạn chế đối với các chuẩn mực kế toán. Do đó, các nhà quản trị chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước thay vì phục vụ mục đích kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh và hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, việc tồn tại hệ thống tài khoản kế toán thống nhất cũng như tuân thủ nguyên tắc giá gốc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính ảnh hưởng đến mức độ thận trọng kế toán tại Việt Nam. Vì vậy, xuất phát từ những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu: Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
H1: Thận trọng kế toán có điều kiện hiện hữu trong dữ liệu nghiên cứu.
Giả thuyết H1 được chấp nhận khi hệ số β3 trong mô hình Basu (1997) đo lường thận trọng kế toán có điều kiện dương và có ý nghĩa thông kê. Ngược lại, nếu hệ số β3 dương nhưng không có ý nghĩa thống kê hoặc mang dấu âm thì không thể kết luận về sự hiện diện của thận trọng kế toán điều kiện đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016.
Thứ hai, Watts (2003b) cho rằng thận trọng kế toán giúp thu nhập (earnings) duy trì mối quan hệ với giá cả (prices) bằng cách làm giảm các sai số đo lường trong thu nhập. Tuy nhiên, khi nghiên cứu trong bối cảnh của Việt Nam, luận văn sử dụng nhận định của Nguyễn Đăng Huy (2017) cho rằng tính thận trọng kế toán bóp méo tính thích hợp của thông tin. Do đó, để khám phá mối quan hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
H2: Thận trọng kế toán có điều kiện khiến lợi nhuận kế toán thể hiện nội dung thông tin ít hơn cho giá cổ phiếu hay mức độ thận trọng kế toán càng cao thì tính thích hợp của thông tin càng thấp.
Giả thuyết H2 được chấp nhận khi hệ số điều chỉnh R2 của mô hình Ohlson (1995) và Easton & Harris (1991) và hệ số góc cao hơn đối với các công ty có mức độ thận trọng kế toán thấp (Con1) so với nhóm có mức độ trung bình (Con2) và cao (Con3). Cách thức phân chia các nhóm đã được trình bày cụ thể trong phần 3.1.2.
Thứ ba, hệ thống kế toán Việt Nam mang tính thận trong cao bởi hai nguyên nhân xuất phát từ (i) việc lập và ban hành các chuẩn mực kế toán chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài Chính và (ii) số lượng lớn các công ty nhỏ và vừa – loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế lập và trình bày báo cáo tài chính với mục đích cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp đảm bảo nghĩa vụ ngân sách của chủ thể kinh doanh. Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc giá gốc trong việc ghi nhận các đối tượng kế toán cũng như hệ thống tài khoản kế toán thống nhất kết hợp với việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân thủ theo luật thuế đã ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính và mức độ thận trọng kế toán tại Việt Nam. Với những tồn tại về sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán trong hệ thống pháp luật cũng như quan điểm của người làm kế toán, thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành có hiệu lực từ ngày 05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 và thay thế toàn bộ chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số 244/2009/TT-BTC chỉ rõ về phạm vi điều chỉnh trong điều 2. Cụ thể là, thông tư 200 nhấn mạnh về việc hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, và không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước mà hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành và ra quyết định của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Đây là một điểm đổi mới liên quan đến sự tách biệt kế toán và thuế được nhấn mạnh trong thông tư 200. Do đó, tác giả lấy thời điểm hiệu lực của thông tư 200 làm mốc phân chia mẫu thành 2 giai đoạn là từ năm 2008-2014 và từ năm 2015-2016. Với phạm vi điều chỉnh được trình bày rõ trong thông tư nhấn mạnh mục đích của việc lập và trình bày báo cáo tài chính không đồng nhất với mục đích về nghĩa vụ thuế, tác giả kỳ vọng rằng mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2015-2016 sẽ thấp hơn giai đoạn 2008-2014. Do đó, luận văn thực hiện kiểm định giả thuyết:
H3: Mức độ thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 cao hơn giai đoạn 2015-2016.
Để kiểm định giả thuyết này, mẫu nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn là trước và sau năm 2015. Theo đó, thận trọng kế toán có điều kiện được tính toán riêng biệt cho giai đoạn 2008-2014 và 2015-2016. Nếu hệ số góc β3 trong mô hình Basu (1997) giai đoạn 2008-2014 cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 2015-2016 thì chấp nhận giả thuyết H3.
3.4. Thiết kế nghiên cứu
3.4.1. Mẫu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là 719 công ty. Cụ thể, số công ty niêm yết trên sàn HOSE là 341 công ty và số liệu này cho sàn HNX là 378 công ty. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phương pháp chọn mẫu thuận tiện). Dữ liệu được sử dụng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm BCTC đã kiểm toán cùng các dữ liệu về thị trường của cổ phiếu của các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX giai đoạn 2008-2016. Mẫu nghiên cứu không bao gồm các công ty thuộc ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán do các quy định liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính không đồng nhất với các công ty còn lại thuộc mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, các công ty được lựa chọn để thu thập dữ liệu có kỳ kế toán từ 01/01 đến 31/12 theo năm dương lịch và không thay đổi kỳ kế toán trong suốt thời gian nghiên cứu. Sau khi loại bỏ các công ty thuộc nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; mẫu còn lại bao gồm 521 công ty cho giai đoạn 2008-2016. Sau đó, tác giả tiến hành loại bỏ các công ty không đủ dữ liệu để tính toán các biến độc lập và biến phụ thuộc trong các mô hình đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin cũng như không đủ dữ liệu liên tục trong 9 năm từ năm 2008-2016. Theo Givoly, Hayn và Natarayan (2006), để đảm bảo độ mạnh của mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện của Basu (1997), các công ty phải có ít nhất đầy đủ dữ liệu để tính toán cho 5 năm. Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu này cũng như thuận tiện cho việc tính toán, tác giả đã lựa chọn các công ty có đầy đủ dữ liệu tính toán trong vòng 9 năm. Cuối cùng, luận văn sử dụng mẫu bao gồm 97 công ty niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu của mình cho mỗi năm thuộc giai đoạn 2008-2016.
Bảng 3.3. Mẫu nghiên cứu
3.4.2. Thu thập dữ liệu
Để kiểm định giả thuyết nghiên cứu đặt ra của luận văn, tác giả thu thập các biến độc lập, và biến phụ thuộc của mô hình trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX từ năm 2008-2016 được cập nhật trên trang web của
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT(http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=184). Riêng các dữ liệu thị trường liên quan đến giá cổ phiếu và giá trị sổ sách một cổ phiếu được thu thập trên trang web của Công ty Cổ phần Tài Việt (Vietstock) .
3.4.3. Quy trình phân tích dữ liệu Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
3.4.3.1. Loại dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
Để xử lý các dữ liệu nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả phân tích tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông qua phần mềm STATA 14 và Excel 2016.
Luận văn sử dụng dữ liệu của 97 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 9 năm từ 2008-2016 hình thành nên dữ liệu bảng (panel data).
Dữ liệu bảng hay còn gọi là dữ liệu gộp chung là dữ liệu có sự kết hợp các dữ liệu chéo (cross- section) và dữ liệu chuỗi thời gian (time series). Đối với dữ liệu chuỗi thời gian, các giá trị của một hoặc nhiều biến được quan sát theo thời gian. Trong dữ liệu chéo, các giá trị của một hoặc nhiều biến được thu thập cho nhiều đơn vị mẫu hoặc nhiều đại diện mẫu ở tại cùng một thời điểm. Có hai loại dữ liệu bảng là dữ liệu bảng cân bằng (balanced panel) và dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel). Cụ thể, nếu mỗi đơn vị chéo có cùng số quan sát chuỗi thời gian như nhau, thì bảng dữ liệu đó được gọi là bảng cân bằng. Ngược lại, nếu số quan sát khác nhau giữa các thành viên của bảng, dữ liệu bảng không cân bằng được hình thành. Trong luận văn này, mẫu nghiên cứu được xác định bao gồm 97 công ty với 9 quan sát/1 công ty trong 9 năm hình thành nên dữ liệu bảng cân bằng với 873 quan sát. Theo Baltagi (2005), việc sử dụng dữ liệu bảng trong nghiên cứu có những ưu điểm sau:
Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.
Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.
Dữ liệu bảng liên hệ đến các cá nhân, các doanh nghiệp… theo thời gian, nên chắc chắn có tính không đồng nhất trong các đơn vị này. Các kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính không đồng nhất đó một cách rõ ràng bằng cách bao gồm các biến chuyên biệt theo từng đơn vị.
Tóm lại, với ưu điểm nổi bật trên, tác giả kỳ vọng rằng việc sử dụng dữ liệu bảng cho nghiên cứu của luận văn đem lại hiệu quả cao hơn so với phân tích dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.
3.4.3.2. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Giả định phương sai của sai số không đổi
Phương sai thay đổi nghĩa là phương sai của các phần dư là không phải hằng số nghĩa là chúng khác nhau ở các quan sát khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề nếu các phương sai không bằng nhau thì độ tin cậy tương đối của mỗi quan sát (dữ liệu) sẽ không bằng nhau. Khi có phương sai thay đổi nếu vẫn sử dụng OLS thì những kết luận hay sự suy diễn từ quá trình kiểm định thông thường có thể dẫn đến sự sai lầm.
Theo Huỳnh Đạt Hùng và các cộng sự (2013), các phương pháp kiểm tra phương sai thay đổi thường được sử dụng là phương pháp định tính, vẽ đồ thị phân phối phần dư theo biến giải thích hoặc biến phụ thuộc, sử dụng kiểm định Park, kiểm định Glejser, kiểm định tương quan hạng, kiểm định White tổng quát, kiểm định Goldfeldt-Quant; kiểm định Breusch – pagan – Gold. Trong luận văn này, tác giả kiểm định phương sai không đổi bằng kiểm định Breusch – pagan – Gold. Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Giả định về phân phối chuẩn của phần dư là một giả định quan trọng, tính chất phân phối chuẩn của phần dư là điều kiện để các giá trị mức ý nghĩa (p-value) trong kiểm định thống kế như t-test có ý nghĩa. Trong luận văn này, tác giả sử dụng đồ thị xác suất bình thường (Normal probability plot) để xem xét phần dư có phân phối bình thường hay xấp xỉ bình thường.
Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến)
Đa cộng tuyến giữa các biến giải thích trong mô hình hồi quy bội là tình huống trong đó hai hoặc hơn hai biến độc lập có tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011).
Theo Huỳnh Đạt Hùng và các cộng sự (2013) , một số cách phát hiện mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là:
- Dấu hiệu dễ gây nghi ngờ nhất là R2 của mô hình cao mà kiểm định t lại cho rằng một vài biến độc lập nào đó không có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc. Cụ thể là R2 lớn hơn 0.8 nhưng | t | thấp.
- Dùng nhân tố phóng đại phương sai VIF, trong đó nếu VIF của một biến lớn hơn 10 thì tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến đó với các biến giải thích còn lại.
Trong luận văn, tác giả sử dụng hệ số khuếch đại phương sai VIF để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, việc sử dụng dữ liệu bảng cũng đã hạn chế được hiện tượng đa cộng tuyến này (Huỳnh Đạt Hùng và các cộng sự, 2013).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giúp cho người đọc nắm bắt được phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn của mình. Cụ thể, trong nội dung của chương này, tác giả nêu rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng. Đồng thời, mô hình sử dụng và cách thức đo lường các biến trong mô hình xác định thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin được tác giả trình bày cụ thể và nêu rõ lý do lựa chọn. Xuất phát từ khe hổng nghiên cứu kết hợp với việc đặt nghiên cứu trong bối cảnh tại Việt Nam tác giả đã xây dựng ba giả thuyết để kiểm định về sự hiện hữu của thận trọng kế toán trong mẫu nghiên cứu và ảnh hưởng của nó đến giá trị thích hợp thông tin đối với các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2008-2016. Thông qua nội dung chương 3, tác giả giúp cho người đọc xác định được mẫu nghiên cứu gồm 97 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016 thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi ngẫu nhiên) từ đó hình thành nên dữ liệu bảng với kiểu dữ liệu thứ cấp được thu thập để kiểm định các giả thuyết được đề xuất trong chương 1. Cuối cùng, tác giả trình bày các giả định của mô hình hồi quy để kiểm định trong chương 4 trước khi đọc kết quả của mô hình hồi quy vì các mô hình chỉ có ý nghĩa giải thích khi các giả định này không bị vi phạm. Chương tiếp theo sẽ là nội dung thể hiện kết quả kiểm định giả định của mô hình cũng như kết quả của các mô hình hồi quy kết hợp đo lường mức độ thận trọng kế toán có điều kiện, giá trị thích hợp thông tin trên nhiều giai đoạn và trên từng nhóm công ty được phân chia dựa trên mức độ thận trọng cao, trung bình hay thấp. Luận văn: Thực trạng quy trình nghiên cứu thông tin tài chính
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán