Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Sau khi loại bỏ các công ty thuộc nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các công ty không đủ dữ liệu để tính toán các biến độc lập và biến phụ thuộc trong các mô hình đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin cũng như không đủ dữ liệu liên tục trong 9 năm từ năm 2008-2016, mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 97 công ty thuộc cho mỗi năm hình thành nên dữ liệu bảng.
Việc mô tả mẫu nghiên cứu được thực hiện trên hai khía cạnh bao gồm: (1) ngành nghề kinh doanh, (2) sàn chứng khoán niêm yết.
Về ngành nghề kinh doanh, mẫu nghiên cứu được phân loại ngành nghề kinh doanh dựa trên hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 9 ngành nghề được thể hiện trong bảng 3.1. Các công ty thuộc các ngành nghề liên quan đến công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng lớn trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ tương ứng là 25.77%, 23.71% và 14.43%. Ngược lại, các công ty thuộc lĩnh vực khai khoáng và dịch vụ ăn uống lưu trú chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với tỷ lệ lần lượt là 3.09% và 1.03%.
Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ các công ty thuộc mẫu nghiên cứu theo ngành nghề
Về sàn chứng khoán niêm yết, mẫu nghiên cứu bao gồm 97 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Cụ thể, số công ty niêm yết tại HOSE là 55 công ty (chiếm 56.7% ) và số công ty niêm yết tại HNX là 42 công ty (chiếm 43.3%).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.2. Phân tích thống kê mô tả Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Việc thực hiện phân tích thông kê miêu tả sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu cũng như các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu. Kết quả của bảng 4.2 cung cấp cho người đọc những thông tin liên quan đến việc thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong các mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin. Theo đó, kết quả này mô tả cho tất cả các biến (bao gồm cả biến giả có trong mô hình – tức biến chỉ nhận một trong hai giá trị là 0 hoặc 1). Trong đó, các đại lượng thống kê miêu tả được dùng là:
- N: cỡ mẫu
- Mean: trung bình cộng
- Median: giá trị trung vị
- Minimum: giá trị nhỏ nhất
- Maximum: giá trị lớn nhất
- Deviation: độ lệch chuẩn
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.2 cho thấy kết quả của việc thực hiện thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc trong các mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện của Basu (1997) và giá trị thích hợp thông tin do Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995) xây dựng. Theo kết quả bảng 4.2, mức trung bình thu nhập trên một cổ phiểu năm t chia cho giá cổ phiếu năm t-1 là 0.329222 trong đó công ty có tỷ lệ này thấp nhất là -0.7060127 và cao nhất đạt 1.127154. Về lợi nhuận trên một cổ phiếu, với 873 quan sát, chỉ tiêu này có giá trị trung bình là 0.3370013 và giá trị thấp nhất cũng như cao nhất lần lượt là -0.9391139 và 2.354022. Mức trung bình của thay đổi thu nhập trên một cổ phiếu năm t chia cho giá cổ phiếu năm t-1 là 0.1440884, trong đó công ty có mức thấp nhất là -0.4020088 và cao nhất là 0.965291.
Đối với các biến độc lập và phụ thuộc của mô hình Ohlson (1995), giá cổ phiếu 3 tháng sau khi kết thúc năm t trung bình là 38718.73, trong đó công ty thấp nhất đạt 1300 và cao nhất là 156800. Giá trị sổ sách của một cổ phiếu có giá trị trung bình là 47069.16, trong đó công ty có giá trị thấp nhất là 22778 và cao nhất là 76763. Cuối cùng liên quan đến thu nhập trên một cổ phiếu, chỉ tiêu này có giá trị trung bình là 10136.89, trong đó công ty có giá trị thấp nhất đạt -1872.83 và cao nhất là 17293.64.
4.3. Kết quả kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
4.3.1. Giả định của phương sai của sai số không đổi
Để phát hiện liệu giả định về phương sai của sai số có bị thay đổi hay không, tác giả đã thực hiện kiểm định Breusch-Pagan bằng phần mềm Stata 14 và có kết quả thể hiện trong hình 4.1 đến 4.3.
Hình 4.1. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan mô hình Basu (1997)
Hình 4.2. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan mô hình Easton & Harris (1991)
Hình 4.3. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan mô hình Ohlson (1995)
Kết quả này cho thấy Chi2 của các mô hình Basu (1997), Easton & Harris (1991), Ohlson (1995) lần lượt là 4.93, 3.16 và 0.72. Ngoài ra, Prob>Chi2 đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên giả thuyết H0: Phương sai không đổi được chấp nhận, như vậy cả ba mô hình này không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
4.3.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Kiểm định bằng biểu đồ P- P Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn. Quan sát mức độ các điểm thực tế, tập trung sát đường thẳng kỳ vọng, cho thấy tập dữ liệu nghiên cứu là tốt, gần sát phân phối chuẩn, đảm bảo độ tin cậy đại diện cho tổng thể trên cả ba mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin.
4.3.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến) Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Bảng 4.3 đến 4.5 thể hiện kết quả của hệ số khuếch đại phương sai VIF của ba mô hình Basu (1997), Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995). Kết quả cho thấy các giá trị VIF không vượt quá 10 nên có thể kết luận không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong các mô hình đo lường.
Bảng 4.3. Hệ số khuếch đại phương sai VIF mô hình Basu (1997)
Bảng 4.4. Hệ số khuếch đại phương sai VIF mô hình Easton & Harris (1991)
Bảng 4.5. Hệ số khuếch đại phương sai VIF mô hình Ohlson (1995)
4.4. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán có điều kiện
Để đo lường thận trọng kế toán có điều kiện, luận văn sử dụng mô hình do Basu (1997) đề xuất. Kết quả của mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán có điều kiện sẽ giúp tác giả kiểm định giả thuyết H1 và giả thuyết H3.
Bảng 4.6. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán có điều kiện theo Basu (1997)
Bảng 4.6 thể hiện kết quả của mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán có điều kiện theo 3 giai đoạn 2008-2016, 2008-2014, 2015-2016 cũng như theo 3 nhóm Con1, Con2 và Con3 được phân loại dựa trên mức độ thận trọng kế toán có điều kiệncủa từng công ty là cao, trung bình hay thấp. Dựa vào kết quả bảng 4.6, chúng ta có thể thấy giá trị hệ số β3 của mô hình Basu (1997) tất cả các giai đoạn và các nhóm đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (ngoại trừ nhóm có mức độ thận trọng kế toán thấp nhất và trung bình khi xem xét trong giai đoạn 2015-2016). Cụ thể, giá trị β3 đo lường thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2016 bằng 0.6093 với p-value là 0.0000. Như vậy có thể kết luận rằng, thận trọng kế toán có điều kiện được đo lường bởi hệ số góc β3 trong mô hình Basu (1997) hiện hữu trong dữ liệu nghiên cứu hay giả thuyết H1 được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.
Với việc lựa chọn năm 2015 là thời điểm phân tách dữ liệu nghiên cứu, kết quả cho thấy giá trị thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 là 0.6205 với p-value là 0.0000. Tương tự, giai đoạn 2015-2016 có mức thận trọng kế toán có điều kiện là 0.5788 với p-value là 0.0020. Như vậy, có thể thấy, giá trị hệ số góc β3 trong mô hình Basu (1997) giai đoạn 2008-2014 cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 2015-2016. Hay nói cách khác, mức độ thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 cao hơn giai đoạn 2015-2016 hay giả thuyết H3 được chấp nhận.
4.5. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin và ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Việc đo lường giá trị thích hợp thông tin và ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin được thể hiện thông qua kết quả hai mô hình hồi quy kết hợp do Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995) phát triển.
4.5.1. Kết quả mô hình Easton & Harris (1991)
Bảng 4.7 thể hiện kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin theo Easton & Harris (1991). Kết quả cho thấy giá trị thích hợp thông tin kế toán giai đoạn 2008-2016 là 23.78% và cho hai giai đoạn 2008-2014 và 2015-2016 lần lượt là 23.87% và 22.71%. Giai đoạn trước năm 2015 có giá trị thích hợp thông tin kế toán cao hơn giai đoạn từ sau năm 2015, nhưng mức chênh lệch giữa hai giai đoạn này không đáng kể với 1.16%.
Để xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin, luận văn đã phân chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm Con1, Con2 và Con3 tương ứng với các nhóm có mức thận trọng thấp, trung bình, và cao dựa trên nghiên cứu cứu của Balachndran & Mohanram (2004) và Kousenidis (2009) và đo lường giá trị thích hợp thông tin trên từng nhóm đã phân chia.
Cụ thể, giá trị thích hợp thông tin đo lường bằng hệ số xác định điều chỉnh R2 của mô hình Easton & Harris (1991) trên ba nhóm Con1, Con2 và Con3 lần lượt là 14.23%, 28.00% và 28.32%. Như vậy, khi mức độ thận trọng tăng dần từ thấp đến cao, giá trị thích hợp của thông tin ngày càng tăng. Nhận định này có thể thấy rõ khi xem xét các nhóm trong giai đoạn 2008-2014. Do đó, giả thuyết H2 bị bác bỏ khi hệ số điều chỉnh R2 của mô hình Easton & Harris (1991) và hệ số góc cao hơn đối với các công ty có mức độ thận trọng kế toán cao (Con3) so với nhóm có mức độ trung bình (Con1) và cao (Con2). Tuy nhiên, giá trị thích hợp thông tin giữa nhóm Con2 và Con3 không có sự chênh lệch đáng kể (0.32%). Kết luận này trái ngược với kết quả mà Lev và Zarowin (1999) và Akhloufi (2013) đã đưa ra sau khi thực hiện nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khi thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực tức từ sau năm 2015, kết quả lại cho thấy mức độ thận trọng kế toán càng cao đã bóp méo hoặc gây giảm giá trị thích hợp của thông tin.
Ngoài ra, nhìn vào kết quả bảng 4.7, ta có thể thấy biến thu nhập trên một cổ phiếu năm t chia cho giá một cổ phiếu năm t-1 có khả năng giải thích cao cho biến phụ thuộc trong mô hình là lợi nhuận trên một cổ phiếu. Điều này thể hiện ở hệ số góc β1 trong mô hình Easton & Harris (1991) đều có ý nghĩa thống kê với mức 5% trên tất cả các giai đoạn và các nhóm phân chia theo mức độ thận trọng kế toán có điều kiện tương ứng. Tuy nhiên, biến sự thay đổi của thu nhập trên một cổ phiếu chia cho giá một cổ phiếu năm t-1 không có khả năng giải thích cho biến phụ thuộc trong mô hình . Cụ thể là, hệ số góc β2 của nhóm có mức độ thận trọng thấp nhất trong tất cả các giai đoạn đều không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này cũng đúng đối với nhóm các công ty có mức độ thận trọng kế toán có điều kiện trung bình giai đoạn 2015-2016.
Bảng 4.7. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin theo Easton & Harris (1991)
4.5.2. Kết quả mô hình Ohlson (1995) Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Bảng 4.8 thể hiện kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin theo Ohlson (1995). Kết quả cho thấy giá trị thích hợp thông tin kế toán giai đoạn 2008-2016 là 37.07% và cho hai giai đoạn 2008-2014 và 2015-2016 lần lượt là 36.75% và 37.53%. Tức là, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu của công ty giải thích được 37.07%, 36.75%, 37.53% biến động giá cổ phiếu tại thời điểm sau kết thúc niên độ 3 tháng tương ứng các giai đoạn 2008-2016, 2008-2014, 2015-2016.. Có thể nhận thấy rằng giá trị thích hợp thông tin đo lường bằng mô hình Ohlson (1995) đưa ra kết quả cao hơn so với mô hình của Easton & Harris (1991) phát triển. Ngoài ra, giai đoạn trước năm 2015 có giá trị thích hợp thông tin kế toán thấp hơn giai đoạn sau năm 2015, nhưng mức chênh lệch giữa hai giai đoạn này không đáng kể với 0.78%. Kết quả này ngược với kết luận tương tự được suy ra từ mô hình đo lường của Easton & Harris (1991).
Để xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin, tương tự thực hiện với mô hình Easton & Harris (1991), tác giả tiến hành đo lường giá trị thích hợp thông tin trên lần lượt ba nhóm theo mức độ thận trọng kế toán có điều kiện tăng dần Con1, Con2 và Con3.
Cụ thể, giá trị thích hợp thông tin đo lường bằng hệ số xác định điều chỉnh R2 của mô hình Ohlson (1995) trên ba nhóm Con1, Con2 và Con3 lần lượt là 26.74%, 31.10% và 52.23%. Như vậy, khi mức độ thận trọng tăng dần từ thấp đến cao, giá trị thích hợp của thông tin ngày càng tăng. Nhận định này có thể thấy rõ khi xem xét sự thay đổi của giá trị thích hợp thông tin của các nhóm trong giai đoạn 2008-2014. Kết quả này tương tự với kết luận được rút ra sau khi thực hiện hồi quy kết hợp mô hình của Easton & Harris (1991). Do đó, giả thuyết H2 bị bác bỏ khi hệ số điều chỉnh R2 của mô hình Ohlson (1995) và hệ số góc cao hơn đối với các công ty có mức độ thận trọng kế toán cao (Con3) so với nhóm có mức độ trung bình (Con1) và cao (Con2). Tuy nhiên, khác với kết quả của mô hình được xây dựng bởi Easton & Harris (1991), giá trị thích hợp thông tin giữa nhóm Con3 và Con1, Con2 có sự chênh lệch đáng kể lần lượt là 25.49% và 21.13%. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau từ sau năm 2015, kết quả lại cho thấy mức độ thận trọng kế toán càng cao (nhóm Con2 và Con3) giúp tăng giá trị thích hợp của thông tin.
Thêm vào đó, nhìn vào kết quả bảng 4.8, khác với kết quả của mô hình Easton & Harris (1991), ta có thể thấy biến thu nhập trên một cổ phiếu năm t chia cho giá một cổ phiếu năm t-1 và biến sự thay đổi của thu nhập trên một cổ phiếu chia cho giá một cổ phiếu năm t-1 có khả năng giải thích cao cho biến phụ thuộc trong mô hình là giá cổ phiếu 3 tháng sau khi kết thúc năm t. Điều này thể hiện ở hệ số góc β1 và β2 trong mô hình Ohlson (1995) đều có ý nghĩa thống kê với mức 5% trên tất cả các giai đoạn và các nhóm phân chia theo mức độ thận trọng kế toán có điều kiện tương ứng, ngoại trừ giai đoạn 2015-2016 của nhóm Con1 và Con3.
Bảng 4.8. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin theo Ohlson (1995)
Như vậy, giả thuyết H1 kiểm định về sự hiện hữu của sự hiện hữu của thận trọng kế toán có điều kiện trong mẫu nghiên cứu được chấp nhận vì hệ số góc β3 trong mô hình Basu (1997) giai đoạn 2008-2016 mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Thêm vào đó, kết quả hồi quy kết hợp mô hình Basu (1997) cho thấy giá trị hệ số góc β3 trong mô hình Basu (1997) giai đoạn 2008-2014 cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 2015-2016. Hay nói cách khác, giả thuyết H3 được chấp nhận.
Cuối cùng, để kiểm định giả thuyết H2 về thận trọng kế toán có điều kiện có khiến lợi nhuận kế toán thể hiện nội dung thông tin ít hơn cho giá cổ phiếu hay mức độ thận trọng kế toán càng cao thì tính thích hợp của thông tin càng thấp hay không, tác giả sử dụng hai mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên ba nhóm mẫu được phân loại dựa trên mức độ thận trọng kế toán. Cụ thể:
Khi sử dụng mô hình của Easton & Harris (1991) để đo lường giá trị thích hợp thông tin, hệ số xác định điều chỉnh R2 của mô hình càng tăng khi mức độ thận trọng kế toán có điều kiện tăng dần từ thấp đến cao, do đó giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Tương tự với kết quả mô hình Easton & Harris (1991), khi sử dụng mô hình của Ohlson (1995) để đo lường giá trị thích hợp thông tin, hệ số xác định điều chỉnh R2 của mô hình càng tăng khi mức độ thận trọng kế toán có điều kiện tăng dần từ thấp đến cao, do đó giả thuyết H2 bị bác bỏ.
4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Kết quả nghiên cứu 4.4 cho thấy thận trọng kế toán có điều kiện được đo lường bởi hệ số góc β3 trong mô hình Basu (1997) hiện hữu trong dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thận trọng kế toán có điều kiện đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giống với nghiên cứu của Kousenidis và cộng sự (2009) thực hiện tại Hy Lạp. Một điểm thú vị đó chính là Hy Lạp và Việt Nam đều là những quốc gia theo hướng điển luật nên kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống kế toán của hai nước đều mang tính thận trọng. Nhằm kiểm tra sự khác biệt về mức độ thận trọng kế toán trong hai giai đoạn trước và sau năm 2015, luận văn đã lựa chọn thời điểm năm 2015 để xem xét riêng mức độ thận trọng kế toán có điều kiện của mẫu nghiên cứu trước và sau thời điểm này khi thông tư 200/2014/TT-BTC với sự nhấn mạnh mục đích tách biệt giữa kế toán và thuế có hiệu lực. Kết quả cho thấy giá trị thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008- cao hơn giai đoạn 2015-2016. Điều này cho thấy, việc phân tách mục đích giữa kế toán và thuế đã khiến cho mức độ thận trọng của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính giảm xuống. Kết quả này phù hợp với tinh thần của thông tư 200 khi hướng đến mục đích phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành và ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
Về việc xem xét tác động của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính, cả hai mô hình do Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995) đều cho ra cùng một kết quả. Cụ thể là, mức độ thận trọng kế toán càng cao thì giá trị thích hợp của thông tin càng cao. Kết quả này thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin. Kết luận này trái ngược với kết luận trong nghiên cứu của Balachndran và Mohanram (2004), Kousenidis và cộng sự (2009), Balachndran và Mohanram (2011), Akhloufi (2013) và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Thijssen và cộng sự (2016) khi nhóm tác giả sử dụng mô hình dựa trên dòng tiền để đo lường thận trọng kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra một số bàn luận. Kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau đây. Thứ nhất, tác giả đã thực hiện mô tả mẫu nghiên cứu về số lượng và tỷ lệ theo ngành nghề và thực hiện phương pháp thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong các mô hình đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin. Từ đó, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Thứ hai, luận văn trình bày kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy trước khi bàn luận kết quả mô hình hồi quy kết hợp thông qua các kiểm định Breusch-Pagan, biểu đồ P- P Plot và hệ số VIF. Kết quả cho thấy các mô hình đo lường thận trọng kế toán có điều kiện và giá trị thích hợp thông tin đều không bị vi phạm các giả định của mô hình hồi quy. Thứ ba, tác giả sử dụng các công cụ phân tích hỗ trợ của phần mềm Stata 14 và Microsoft Excel 2016 để sự hiện hữu của thận trọng kế toán trong mẫu nghiên cứu, giá trị thích hợp thông tin kế toán đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin. Kết quả sau khi chạy mô hình hồi quy kết hợp Pooled OLS cho thấy thận trọng là một đặc điểm của hệ thống kế toán Việt Nam khi hệ số β3 của mô hình Basu (1997) hầu hết tất cả các giai đoạn và các nhóm đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Về giá trị thích hợp thông tin kế toán tại Việt Nam, mô hình của Ohlson (1995) đưa ra kết quả với hệ số hiệu chỉnh R2 cao hơn so với mô hình do Easton & Harris (1991) phát triển. Tuy nhiên, cả hai mô hình đều cho cùng một kết quả về ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin. Cụ thể là, mức độ thận trọng kế toán có điều kiện càng cao thì giá trị thích hợp của thông tin càng cao. Mặc dù vậy, giá trị thích hợp thông tin giữa các nhóm mức thận trọng kế toán khi đo lường bởi mô hình Ohlson (1995) có mức chênh lệch cao hơn khi đo lường bằng mô hình Easton & Harris (1991) . Ngoài ra, sau khi thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ năm 2015, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 cao hơn giai đoạn 2015-2016.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận chung
Luận văn đã tóm lược được các định nghĩa và mô hình đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin dưới quan điểm của các tổ chức lập quy quốc tế cũng như quan điểm của Bộ Tài chính Việt Nam và các học giả trên thế giới.
Để thực hiện xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đã được Kousenidis và cộng sự (2009) và Balachndran & Mohanram (2011) khi thực hiện trên phạm vi một quốc gia. Cụ thể, tác giả sử dụng mô hình hồi quy kết hợp Pooled OLS để tính toán mức độ thận trọng kế toán có điều kiện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 giai đoạn 2008-2016, 2008-2014 và 2015-2016. Như đã phân tích năm 2015 được chọn là điểm phân chia giai đoạn nghiên cứu để phân tích do đây là thời điểm thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành có hiệu lực với điểm nhấn mạnh về sự tách biệt giữa kế toán và thuế. Thông qua hệ số β3 của mô hình Basu (1997), tác giả kết luận rằng thận trọng là một đặc điểm của hệ thống kế toán Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam là một quốc gia theo hướng điển luật và số lượng lớn các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, mức độ thận trọng của từng công ty trong mẫu nghiên cứu cũng được tính toán thông qua hệ số β3 của mô hình Basu (1997). Dựa trên giá trị β3 tính toán được cho từng công ty, luận văn phân chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm dựa trên mức độ thận trọng thấp, trung bình hay cao hay lần lượt viết tắt là Con1, Con2 và Con3. Sau đó, luận văn sử dụng hai mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin do Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995) đề xuất để tính toán hệ số xác định R2 hiệu chỉnh tương ứng với ba giai đoạn đã sử dụng phân tích mức độ thận trọng và trên 3 nhóm đã phân chia dựa trên mức độ thận trọng thấp, trung bình hay cao. Trước khi đọc kết quả mô hình hồi quy, tác giả thực hiện kiểm định các giả định của mô hình hồi quy bao gồm giả định phương sai của sai số, phân phối chuẩn của phần dư và hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy các mô hình Basu (1997), Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995) không bị vi phạm các giả định này. Khi sử dụng mô hình của Easton & Harris (1991) hay Ohlson (1995) để đo lường giá trị thích hợp thông tin, hệ số xác định điều chỉnh R2 của mô hình càng tăng khi mức độ thận trọng kế toán có điều kiện tăng dần từ thấp đến cao. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin hay mức độ thận trọng kế toán càng tăng thì giá trị thích hợp của thông tin càng tăng. Kết quả này trái ngược với kết luận trong nghiên cứu của Balachndran và Mohanram (2004), Kousenidis và cộng sự (2009), Balachndran và Mohanram (2011), Akhloufi (2013) và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Thijssen và cộng sự (2016) khi nhóm tác giả sử dụng mô hình dựa trên dòng tiền để đo lường thận trọng kế toán. Mặc dù mức độ thận trọng kế toán có điều kiện giai đoạn 2008-2014 cao hơn so với giai đoạn 2015-2016, nhưng tác giả chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy giá trị thích hợp thông tin giai đoạn trước năm 2015 cao hơn giai đoạn từ sau năm 2015 khi xem xét cả hai mô hình của Easton & Harris (1991) và Ohlson (1995) đề xuất.
5.2. Một số hàm ý chính sách
Nghiên cứu thực nghiệm đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016 về ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin đã cho thấy thận trọng kế toán không phải là một nguyên nhân khiến giá trị thích hợp của thông tin sụt giảm. Mà ngược lại, kết quả của nghiên cứu này cho thấy, giá trị thích hợp của thông tin càng tăng lên đối với các công ty có mức độ thận trọng kế toán có điều kiện cao. Kết quả này giúp người đọc kết nối được với sự thay đổi trong bản dự thảo sửa đổi khuôn mẫu lý thuyết kế toán (ED/2015/3) của IASB khi đưa vào lại khái niệm thận trọng kế toán và cho rằng sự thận trọng là rất quan trọng để đạt được sự trung lập.
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Hiện tại, cách hiểu về thận trọng quy định tại chuẩn mực số 01 (VAS01) của Việt Nam tương tự với khái niệm do IASB đề xuất trong khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính ban hành năm 1989. Tuy nhiên cách hiểu này thể hiện một sự bất cân xứng trong xử lý và cung cấp thông tin và gây hoài nghi về chất lượng của thông tin được cung cấp khi áp dụng nguyên tắc này. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài Chính có thể tham khảo cách hiểu mới về thận trọng kế toán theo bản dự thảo sửa đổi khuôn mẫu lý thuyết kế toán (ED/2015/3) của IASB khi thận trọng mang ý nghĩa hỗ trợ cho tính trung lập để đảm bảo sự cân xứng trong xử lý kế toán khi mà các điều kiện không chắc chắn thay đổi.
Mức độ giá trị thích hợp thông tin là biểu hiện cho sự phát triển của hệ thống pháp luật kế toán, cơ chế giám sát, môi trường kinh doanh, sự phát triển kinh tế và cấu trúc ngành nghề (Hellström, 2006). Kết quả luận văn cho thấy hệ số hiệu chỉnh R2 của các mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin còn ở mức thấp. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa thị trường và thông tin kế toán còn lỏng lẻo dẫn đến giá cổ phiếu được quyết định bởi các yếu tố khác như hiệu ứng đám đông, tin đồn… hơn là những thông tin được trình bày và cung cấp trên báo cáo tài chính. Vì vậy, Bộ Tài Chính cần đẩy mạnh hoàn thiện lại 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và cập nhật có chọn lọc những nội dung mới của IFRS, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam. Theo đó, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp cho người sử dụng BCTC nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý và thúc đẩy sự liên thông với thị trường vốn thế giới.
5.2.2. Đối với các công ty niêm yết
Trong công tác kế toán và lập báo cáo tài chính khi các điều kiện không chắc chắn xảy ra, các công ty niêm yết cần tạo được sự cân xứng trong việc xử lý và cung cấp thông tin. Cụ thể, tài sản và thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả và chi phí không bị đánh giá thấp nhưng đồng thời cũng nhằm để tài sản và thu nhập không bị đánh giá thấp và nợ phải trả, chi phí không bị đánh giá cao. Việc đảm bảo sự cân xứng trong xử lý kế toán khi các điều kiện không chắc chắn thay đổi tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp sẽ góp phần tăng cường tính hữu ích, cập nhật của thông tin kế toán trong việc đánh giá tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của đơn vị niêm yết.
5.2.3. Đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư nên sử dụng báo cáo tài chính được trình bày và cung cấp bởi doanh nghiệp như là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường vốn tại Việt Nam. Việc thông tin trên sổ sách không phản ánh được nhiều thông tin về giá cổ phiếu đã cho thấy sự xem xét các thông tin trên báo cáo tài chính còn thiếu của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Do đó, để bảo vệ mình trên thị trường, nhà đầu tư cần phân tích báo cáo tài chính, qua đó đánh giá triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp, phục vụ việc ra quyết định mua bán cổ phiếu là một hoạt động then chốt.
5.3. Hạn chế đề tài nghiên cứu Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
Thứ nhất, về thời gian nghiên cứu, luận văn thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 9 năm từ 2008-2016. Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu trước đây, thời gian nghiên cứu thường được thu thập trong khoảng thời gian dài như 15 năm theo nghiên cứu của Kousenidis và cộng sự (2009) hay 30 năm như trong nghiên cứu của Balachndran và Mohanram (2011). Do đó, nghiên cứu trong thời đoạn dài giúp tăng độ vững của các mô hình đo lường cũng như kết luận về ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin. Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, do thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin được đo lường trên nhiều giai đoạn khác nhau, nhóm khác nhau nên tác giả chỉ dụng mô hình hồi quy kết hợp để kiểm định các giả thuyết của mô hình. Thứ ba, luận văn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của thận trọng kế toán có điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin của các công ty niêm yết. Kết luận về ảnh hưởng này không cung cấp bằng chứng chứng minh đối với các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, thận trọng kế toán trong phạm vi luận văn chỉ đề cập đến thận trọng kế toán có điều kiện.
5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai
Với những hạn chế trên của đề tài, người viết có một số đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, trong nghiên cứu của Kousenidis và cộng sự (2009), nhóm tác giả có sử dụng ước lượng Pooled Common Correlated Effects (CCE) của Pesaran (2006) để kiểm soát hai vấn đề phát sinh trong dữ liệu bảng với số lượng quan sát lớn trong khoảng thời gian nghiên cứu ngắn là phụ thuộc chéo và phương sai thay đổi. Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả luận văn có thể vận dụng kỹ thuật ước lượng này để tìm hiểu ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin và so sánh với kết quả thu được từ mô hình hồi quy kết hợp Pooled OLS. Thứ hai, trong các nghiên cứu tới tác giả có thể thực hiện xem xét riêng rẽ mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các công ty thuộc ngành tài chính để đo lường thận trọng kế toán có điều kiện và ảnh hưởng của nó đến giá trị thích hợp của thông tin. Sau đó, kết quả nghiên cứu này có thể so sánh, đối chiếu với kết luận được suy ra việc kiểm định các giả thuyết được xây dựng trong luận văn này khi mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty phi tài chính. Thứ ba, trong tương lai, tác giả có thể thực hiện đề tài liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán không điều kiện đến giá trị thích hợp thông tin đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và so sánh đối chiếu với thận trọng kế toán có điều kiện. Luận văn: Giải pháp nâng cao tính thận trọng của kế toán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thận trọng của kế toán đến thông tin tài chính