Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu
3.1.1 Tách vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Vai trò của Hội đồng quản trị là giám sát Ban giám đốc và các hoạt động của công ty nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng giám đốc thì vai trò giám sát sẽ ít hiệu quả hơn (Murhadi, 2010). Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc sẽ đặt Tổng giám đốc vào một vị trí quá nhiều quyền lực để xử lý các hoạt động hàng ngày của công ty. Những nhà nghiên cứu ủng hộ lý thuyết đại diện cho rằng nên tách biệt vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị nên độc lập trong các vấn đề của công ty như vậy việc giám sát các hoạt động quá tham vọng của Ban giám đốc sẽ trở nên hữu ích (Rahman & Ali, 2006).
Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tách vai trò chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Lei, 2006; Murhadi, 2010; Gulzar &Wang, 2011). Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam cung cấp bằng chứng cho thấy rằng việc tách vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty (Võ & Phan, 2013; Nguyễn Văn Viên, 2014). Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H1: Tách vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.1.2 Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
Fama (1980) cho rằng sự thống trị của các nhà quản lý trong Hội đồng quản trị có thể dẫn đến sự thông đồng. Với sự thống trị của các thành viên điều hành trong Hội đồng quản trị thì quản trị công ty có thể sẽ bị vô hiệu hóa, khi Hội đồng quản trị đồng thời cũng là Ban giám đốc thì vai trò giám sát của Hội đồng quản trị sẽ mất tác dụng và khi đó sẽ trở thành Ban giám đốc hoạt động và tự kiểm điểm. Mà hình thức này thường không hiệu quả, việc tự kiểm điểm rút kinh nghiệm là điều khó thực hiện. Do đó, với cơ cấu Hội đồng quản trị gồm nhiều thành viên không điều hành sẽ phát huy tốt vai trò giám sát của Hội đồng quản trị hơn là Hội đồng quản trị có quá nhiều thành viên điều hành. Tại Việt Nam Bộ tài chính quy định về cơ cấu Hội đồng quản trị tại Khoản 2, điều 11 thông tư 121/2012/TT-BTC như sau: “Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều hành, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành”.Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H2: Tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
3.1.3 Thành viên Hội đồng quản trị độc lập
Thành viên hội đồng quản trị độc lập tên đầy đủ là thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành. Tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập cũng là tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành giúp làm giảm sự thống trị của các thành viên điều hành, giảm thông đồng trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, thành viên Hội đồng quản trị độc lập lại có thêm đặc điểm khác thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là không có mối quan hệ lợi ích với công ty nên có thể đưa ra những ý kiến độc lập và góp phần giải quyết xung đột lợi ích giữa các cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Sau một loạt các vụ sụp đổ của các tập đoàn lớn thì vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập lại càng được quan tâm nhiều hơn và được đề cập nhiều trong các nghiên cứu. Những nghiên cứu về gian lận báo cáo tài chính cho thấy rằng tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ làm giảm gian lận báo cáo tài chính (Dechow, et al., 1996; Beasley, 1996). Một số nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận sau này cũng cung cấp bằng chứng cho thấy việc tăng tỷ lệ các thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Lei, 2006; Murhadi, 2010; Gulzar & Wang, 2011). Tuy nhiên, tại một số quốc gia lại cho thấy rằng các thành viên Hội đồng quản trị tại các quốc gia đó không độc lập thực sự và thiếu quyền lực trong vai trò giám sát nên việc tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị lại làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Park & Shin, 2004; Sukeecheep, et al., 2013). Những kết quả nghiên cứu về tác động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập là rất khác nhau giữa các nghiên cứu, do đó, tác giả không dự đoán được xu hướng tác động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập lên hành điều chỉnh lợi nhuận, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H3: Thành viên Hội đồng quản trị độc lập có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
3.1.4 Quy mô Hội đồng quản trị Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
Số lượng tối ưu các thành viên Hội đồng quản trị phải được xác định một cách thích hợp để đảm bảo rằng có đủ các thành viên để thực hiện trách nhiệm và thực hiện các chức năng khác nhau (Rahman & Ali, 2006). Tại Việt Nam Bộ tài chính cũng quy định về số lượng thành viên Hội đồng quản trị Khoản 1, điều 11 Thông tư 121/2012/TT-BTC “Số lượng thành viên Hội đồng quản trị ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất là mười một (11) người”.
Một số nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Hỗ trợ quan điểm quy mô Hội đồng quản trị lớn sẽ cung cấp một số lượng lớn các thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn và kinh nghiệm giúp tăng vai trò giám sát, nghiên cứu của Xie & các công sự (2003) cung cấp bằng chứng cho thấy công ty với quy mô Hội đồng quản trị lớn sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Ngược lại với kết quả trên, Rahman và Ali (2006) cho thấy một Hội đồng quản trị nhỏ sẽ phát huy hiệu quả giám sát hơn, với quan điểm cho rằng quy mô Hội đồng quản trị nhỏ thì các thành viên Hội đồng quản trị sẽ tập trung hơn trong việc giải quyết bất kì vấn đề nào phát sinh, hơn nữa Quy mô Hội đồng quản trị nhỏ sẽ giảm xung đột lợi ích giữa các thành viên. Kết quả nghiên cứu về quy mô Hội động quản trị là khác nhua giữa các nghiên cứu, tác giả không dự đoán được xu hướng tác động của quy mô Hội đồng quản trị lên hành vi điều chỉnh lợi nhuận nên tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H4: Quy mô Hội đồng quản trị có tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
3.1.5 Tính độc lập của Ban kiểm soát
Trong cơ cấu quản trị công ty tại Việt Nam thì Ban kiểm soát được xem như là Ủy ban kiểm toán trong cơ cấu quản trị công ty ở nước ngoài. Ban kiểm soát ở Việt Nam chỉ khác Ủy ban kiểm toán là không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên Hội đồng quản trị.
Chức năng cơ bản nhất của Ban kiểm soát vẫn là giám sát công tác quản lý, điều hành của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Do đó, một Ban kiểm soát độc lập sẽ đưa ra các ý kiến độc lập và khách quan tại mọi thời điểm, không chịu sự tác động chi phối đến các quyết định hoặc xung đột lợi ích. Chtourou & các cộng sự (2001) nghiên cứu với một mẫu các công ty Mỹ năm 1996 và kết luận rằng một Ủy ban kiểm toán với một tỷ lệ lớn hơn của các thành viên bên ngoài sẽ làm giảm hành điều chỉnh lợi nhuận. Tác giả Nguyễn Ly (2010) cũng đã bày tỏ quan điểm cho rằng các công ty Việt Nam vô hiệu hóa Ban kiểm soát bằng cách lựa chọn các thành viên Ban kiểm soát là nhân viên trong công ty vì nhân viên trong công ty thì sẽ chịu sự quản lý của Ban giám đốc và sẽ khó có thể khách quan khi đưa ra ý kiến, đôi khi có thể sẽ im lặng làm ngơ trước sai phạm của Ban giám đốc. Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H5: Tăng tỷ thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm trong công ty làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
3.1.6 Chuyên môn của Ban kiểm soát. Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
Ban kiểm soát cũng có vai trò như Ủy ban kiểm toán là chịu trách nhiệm giám sát quá trình báo cáo tài chính, lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, và nhận kết quả kiểm toán nội bộ và độc lập, là ủy ban hỗ trợ Ban giám đốc thực hiện quản trị công ty và trách nhiệm giám sát liên quan đến báo cáo tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro và các chức năng kiểm toán nội bộ và độc lập.
Các học giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về tác động của chuyên môn về tài chính của Ủy ban kiểm toán với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Chtourou các cộng sự (2001) tìm ra sự hiện diện của ít nhất một thành viên có chuyên môn về tài chính – kế toán – kiểm toán trong Ủy ban kiểm toán có tác động tỷ lệ nghịch trong các công ty điều chỉnh giảm lợi nhuận. Xie & các cộng sự (2003); Badolato & các cộng sự (2014) cũng đưa ra bằng chứng cho thấy tăng tỷ lệ các thành viên có chuyên môn về tài chính – kế toán – kiểm toán của Ủy ban kiểm toán tác động làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H6: Tăng tỷ lệ các thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về tài chính – kế toán – kiểm toán sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
3.1.7 Sở hữu cổ phần của các thành viên
Khi thành viên Hội đồng quản trị không điều hành nắm giữ khối lượng lớn cổ phần họ sẽ cẩn trọng, nghi ngờ hoặc từ chối các quyết định của Ban giám đốc. Các thành viên này cũng thường bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, của doanh nghiệp cũng như chính họ. Beasley (1996) cho thấy là mức độ quyền sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty do thành viên Hội đồng quản trị không điều hành nắm giữ tăng lên thì khả năng gian lận báo cáo tài chính giảm. Tăng quyền sở hữu của Hội đồng quản trị không điều hành trong công ty sẽ tăng cường khuyến khích thành viên này theo dõi quản lý đối với công tác phòng chống gian lận báo cáo tài chính. Tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H7: Tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành thì tác động làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Lý thuyết đại diện cho rằng hành vi tư lợi của nhà quản lý xảy ra khi có sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền kiểm soát hay chính là mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông. Để làm giảm bớt sự xung đột lợi ích thì nên gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích chung của công ty. Khi gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích chung của công ty thì khoảng cách tách biệt giữa vấn đề sở hữu và vấn đề kiểm soát cũng được rút ngắn. Do đó, sở hữu cổ phần của Ban giám đốc có thể sẽ liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận ( Che & Warfield, 2005; Lei, 2006). Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H8: Tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Tương tự như việc nắm giữ cổ phần của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và nắm giữ cổ phần của Ban giám đốc thì việc nắm giữa cổ phần của Ban kiểm soát có thể cũng liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban kiểm soát có thể khuyến khích thành viên Ban kiểm soát hoạt động tích cực hơn trong vai trò giám sát. Theo Chtourou & các cộng sự (2001) việc bồi thường cho Ban kiểm soát bằng quyền chọn mua cổ phiếu sẽ giúp làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tác giả đưa giả thuyết nghiên cứu như sau:
H9: Tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban kiểm soát sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
3.2 Thiết kế nghiên cứu Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu
Quá trình thu thập mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1. Tác giả thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2009 – 2013. Tuy nhiên, vì nhóm ngành hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có những đặc thù riên biệt nên bị loại khỏi mẫu. Các công ty không thu thập được báo cáo thường niên liên tục trong 5 năm cũng bị loại trừ ra khỏi mẫu. Trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả tiếp tục loại các công ty không cung cấp đủ thông tin về quản trị công ty. Cuối cùng mẫu dữ liệu còn lại 505 quan sát tương ứng với 101 công ty trong giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng 3.1: Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Thông tin tài chính tác giả thu thập từ báo cáo tài chính năm 2008-2013 thông qua phần mềm StoxPro 3.5 Professional. Thông tin phi tài chính tác giả thu thập từ báo cáo thường niên của các công ty giai đoạn 2009 – 2013 được đăng tải trên trang web: vietstock.vn và trang web: hsx.vn
Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp theo dạng bảng (Panel data). Dữ liệu bảng (Panel data) là dữ liệu kết hợp cả dữ liệu chéo (Cross-section) và dữ liệu chuỗi thời gian (Time-Series). Trong dữ liệu bảng một mẫu dữ liệu chéo các đơn vị (ngành nghề, công ty, quốc gia) được khảo sát theo thời gian, vì vậy chúng ta sẽ có dữ liệu được gộp trong không gian cũng như thời gian.
Các ưu điểm của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian và dữ liệu chéo được Baltagi (2005) liệt kê như sau:
- Dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, tiểu bang, đất nước, v.v. theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân.
- Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.
- Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi.
- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy.
- Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn.
- Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng.
3.2.2 Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
Giai đoạn 1: Đo lường dồn tích có điều chỉnh (DA) – đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Như đã trình bày trong mục 2.1.6 ở chương 2 muốn nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thì các nhà nghiên cứu phải xem xét sự lựa chọn chính sách kế toán của các công ty hoặc là đo lường các khoản dồn tích. Khoản dồn tích xuất hiện là do có một độ vênh giữa lợi nhuận kế toán trình bày trên BCKQHĐKD và lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD do áp dụng 2 cơ sở kế toán khác nhau là cơ sở dồn tích và cơ sở tiền. Theo đó, ta có:
Tổng dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế – Lưu chuyển tiền thuần từ HDKD Trong tổng dồn tích (TA) được chia thành 2 phần là Dồn tích không điều chỉnh là (NDA) và dồn tích có điều chỉnh là (DA). Theo đó,
Tổng dồn tích (TA) = Dồn tích không điều chỉnh (NDA) + Dồn tích không điều chỉnh (DA).
Trong đó:
Dồn tích không điều chỉnh (NDA) phản ánh điều kiện kinh doanh cụ thể của từng đơn vị do đó không bị điều chỉnh bởi nhà quản lý, ví dụ như độ dài của chu kì kinh doanh, chu kì sống của sản phẩm.
Dồn tích có điều chỉnh (DA) thì nhà quản lý có thể điều chỉnh thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán hay tác động vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng biến DA đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhưng các nhà nghiên cứu không thể quan sát một cách trực tiếp mà thông qua việc đo lường biến dồn tích không điều chỉnh (NDA).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) để đo lường biến NDA.
Mô hình hồi quy biến NDA theo TA có dạng như sau:
Trong đó:
- TAit là tổng biến dồn tích công ty i trong năm t
- DAit là biến dồn tích có điều chỉnh công ty i trong năm t
- NDAit là biến dồn tích không điều chỉnh công ty i trong năm t
- Ait-1 là tổng tài sản công ty i trong năm t -1
- ∆REVit là sự biến động trong doanh thu công ty i năm t so với năm t-1
- ∆ARit là biến động trong nợ phải thu công ty i năm t so với năm t-1
- PPEit là tổng tài sản cố định hữu hình công ty i trong năm t
- Các hệ số ∝1; ∝2 và ∝3 là các hệ số cho biết mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.
- εit là sai số trong mô hình
Sau khi hồi quy mô hình (*) ta thu được các hệ số ∝1; ∝2 và ∝3 và tính biến
Giai đoạn 2: Thiết lập mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Từ những giả thuyết đã xây dựng tác giả tiến hành thiết lập mô hình với 1 biến phụ thuộc là hành vi điều chỉnh lợi nhuận, 9 biến độc lập tương ứng với 9 giả thuyết nghiên cứu, và một biến kiểm soát như mô hình (**) dưới đây: Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
EM = β0 + β1DUAL + β2BDNEXE + β3BDIND + β4BDSIZE + β5AUDIND + β6FNEXPERT + β7STKOWN + β8MANOWN + β9AUDOWN + β10CFO + ε
Trong đó, biến EM là biến đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận, đo lường bằng biến dồn tích có điều chỉnh (DA) trong giai đoạn 1.
Biến DUAL là biến giả đại diện cho việc tách vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng thời là Tổng giám đốc thì biến DUAL có giá trị bằng 1, ngược lại thì bằng 0. Theo giả thuyết H1 tác giả dự đoán biến DUAL có hệ số âm.
Biến BDNEXE là biến đại diện cho tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị, được đo lường bằng cách lấy số lượng thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị chia cho tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Theo giả thuyết H2 tác giả dự đoán biến BDNEXE có hệ số âm.
Biến BDIND là biến đại diện cho tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị, được đo lường bằng cách lấy số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị chia cho tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Theo giả thuyết H3 tác giả không dự đoán được hệ số của biến BDIND.
Biến BDSIZE là biến đại diện cho quy mô Hội đồng quản trị, được đo lường bằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Theo giả thuyết H4 tác giả không dự đoán được hệ số của biến BDSIZE.
Biến AUDNID là biến đại diện cho tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm trong công ty, được đo lường bằng cách lấy số lượng thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm chia cho tổng số thành viên Ban kiểm soát. Theo giả thuyết H5 tác giả dự đoán biến AUDIND có hệ số âm.
Biến FNEXPERT là biến đại diện cho tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn tài chình – kế toán – kiểm toán, được đo lường bằng cách lấy số lượng thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn tài chình – kế toán – kiểm toán chia cho tổng số thành viên Ban kiểm soát. Theo giả thuyết H6 tác giả dự đoán biến FNEXPERTcó hệ số âm.
Biến STKOWN đại diện cho tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, được đo lường bằng cách lấy cổ phần nắm giữ bởi thành viên Hội đồng quản trị không điều hành chia cho tổng số cổ phần của công ty. Theo giả thuyết H7 tác giả dự đoán biến STKOWN có hệ số âm.
Biến MANOWN đại diện cho tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi Ban giám đốc, được đo lường bằng cách lấy cổ phần nắm giữ bởi Ban giám đốc chia cho tổng số cổ phần của công ty. Theo giả thuyết H8 tác giả dự đoán biến MANOWN có hệ số âm.
Biến AUDOWN đại diện cho tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi Ban kiểm soát, được đo lường bằng cách lấy cổ phần nắm giữ bởi Ban kiểm soát chia cho tổng số cổ phần của công ty. Theo giả thuyết H9 tác giả dự đoán biến AUDOWN có hệ số âm.
Biến CFO là biến kiểm soát, được đo lường bằng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của công ty. Các nghiên cứu trước cung cấp bằng chứng cho thấy rằng các công ty có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD càng tăng càng giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận ( Peasnell, et al., 2000; Sukeecheep, et al., 2013). Do đó, tác giả dự đoán biến CFO sẽ có hệ số âm.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phân tích thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thông qua các chỉ số như số trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard deviation), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum).v.v. Qua thống kê mô tả, tác giả sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu.
3.3.2 Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Dựa vào kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được dự báo của mô hình. Ngoài ra, phân tích tương quan giữa các biến độc lập có thể giúp nhận ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mẫu nghiên cứu. Hiện tượng đa cộng tuyến có thể gây ra các dấu của hệ số không giống kỳ vọng hoặc hệ số không có ý nghĩa thống kê trong khi R2 cao. Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến vẫn được quan tâm trong khi ước lượng mô hình.
3.3.3 Phân tích hồi quy Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
3.3.3.1 Ước lượng mô hình
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến giải thích) quy định các biến phụ thuộc (biến được giải thích) như thế nào. Phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu thiết kế theo dạng bảng (panel data) do đó tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu kết hợp tất cả các quan sát (Pooled-OLS). Với dữ liệu bảng thì ta có thêm giả định rằng mỗi thực thể đều có các đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải thích nhưng các yếu tố đó lại không thể quan sát được. Và việc xem xét có hay không những yếu tố đó sẽ được thực hiện với hai mô hình là mô hình tác động cố định (FEM-Fixed effects models) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM-Random effects models).
Với một biến phụ thuộc Y và hai biến độc lập X1, X2 ta sẽ có một mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển như sau:
Yit = β1 Xit1 + β Xit2+ uit
Mô hình hồi quy tác động cố định là mô hình mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển với mô hình trong đó phần dư uit được tách ra thành hai thành phần là vi và εit. Thành phần vi đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi heo thời gian. Thành phần εit đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.
Tương tự như mô hình hồi quy tác động cố định, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên cũng tách uit thành hai thành phần vi và εit. Thành phần vi lúc này đại diện cho các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần εit đại diện cho những yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng và thời gian.
Để kiểm định xem liệu trong ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM thì mô hình nào là phù hợp nhất với mẫu dữ liệu tác giả sử dụng 3 kiểm định là LM test, Likelihood test và Hausman test.
- Kiểm định LM để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM với giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số vi = 0, nếu P-value nhỏ hơn 0.05 ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình REM phù hợp hơn mô hình
- Kiểm định Likelihood để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM với giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số vi = 0, nếu P-value nhỏ hơn 0.05 ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình
- Kiểm định Hausman để kiểm định giữa FEM và REM. Kiểm định
Hausman đưa ra giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng (vi) và các biến giải thích Xit trong mô hình. Nếu P-value lớn hơn 0.05 giả thuyết H0 được chấp nhận thì mô hình RE là phù hợp ngược lại thì mô hình FE giải thích tốt hơn.
Tuy nhiên, vì chỉ có 3 mô hình nên tác giả chỉ cần thực hiện hai kiểm định. Tác giả sẽ thực hiện kiểm định LM để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM, nếu mô hình Pooled OLS phù hợp hơn thì tác giả thực hiện kiểm định Likelihood để chọn lựa giữa mô hình FEM và mô hình Pooled OLS, nếu mô hình REM phù hợp hơn thì tác giả tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM.
3.3.3.2 Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sự phù hợp của mô hình Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
Nghiên cứu sử dụng kiểm định t-test để kiểm tra sự phù hợp của các hệ số hồi quy. Các mức ý nghĩa sử dụng trong thống kê là 1%, 5% và10% hay nói khác hơn là độ tin cậy 99%, 95% và 90%. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn mức ý nghĩa là 5% hay độ tin cậy là 95%. Do đó, với các hệ số có P-value nhỏ hơn 0.05 thì được xem là có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tác giả cũng sẽ lưu ý với những hệ số có mức ý nghĩa 10% hay độ tin cậy là 90%.
Để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình với mẫu dữ liệu, luận văn sử dụng kiểm định F hay Wald-Chi2 với giả thiết H0 là R2 = 0. Nếu P–value nhỏ hơn 0.05 thì bác bỏ H0 có nghĩa mô hình phù hợp với mẫu dữ liệu.
Ước lượng được xem là ước lượng không chệch tốt nhất khi không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tư tương quan. Do đó, sau khi hồi quy tác giả sẽ tiến hành các kiểm định phát hiện hai tượng trên. Trong nghiên cứu này hiện tượng phương sai thay đổi đơn giản chỉ được xem xét thông qua biểu đồ phân phối phần dư của mô hình vì khi sử dụng dữ liệu bảng thì kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi là rất phức tạp. Nếu phần dư có phân phối không chuẩn tác giả sẽ dự đoán mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi. Hiện tượng tự tương quan sẽ được kiểm định bởi kiểm định Wooldridge. Giả thuyết H0 cho rằng không có hiện tượng tự tuợng quan trong mô hình. Với giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan.
Sau khi xem xét về hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nếu mô hình xảy ra hai hiện tượng trên thì tác giả sẽ tiến hành khắc phục bằng cách chuyển sang mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (GLS – Generalized Least Squares) với các tùy chọn để khắc phục là hoặc khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi hoặc khắc phục hiện tượng tự tương quan hoặc khắc phục cả hai hiện tượng ( Hoechle, 2007).
Kết luận
Trong chương 3 tác giả trình bày về các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Tác giả đưa ra 9 giả thuyết cần kiểm định trong nghiên cứu là về mối quan hệ giữa đặc điểm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Phương pháp thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu tài chính và phi tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009 – 2013 và tập hợp dữ liệu thành dạng dữ liệu bảng. Bài nghiên cứu sẽ thực hiện qua hai giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ chạy hồi quy với mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) để từ đó tính toán biến DA là biến phụ thuộc đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong mô hình chạy ở giai đoạn 2. Giai đoạn 2 sẽ hồi quy mô hình giữa biến hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các biến quản trị công ty. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Đối với phân tích hồi quy tác giả sẽ hồi quy theo 3 mô hình là Pooled OLS, REM và FEM. Và nếu mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan thì tác giả sử dụng mô hình GLS để khắc phục bệnh. Luận văn: Thực trạng quan hệ giữa quản trị của Cty Chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp quản trị lợi nhuận Của các Cty Chứng khoán