Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu kinh tế lượng. Phương pháp phân tích hồi qui bội, dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội dùng để kiểm nghiệm các giả thiết về mối tương quan giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và các nhân tố tác động đến nó.Tác giả dựa trên mô hình hồi quy mà 2 tác giả S. Poornima và G. Manokaran đã sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty tại Ấn Độ (tháng 1 năm 2012).
Mô hình hồi quy như sau:
Y = αi + βnXn + εi
Trong đó:
Y : Biến phụ thuộc
Xn : Biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc
βn : Hệ số hồi quy
αi: Hệ số tự do
εi: Sai số ngẫu nhiên
Chúng ta biết rằng có rất nhiều nhân tố tác động đến cấu trúc vốn (bao gồm các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô. Trong giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu của tác giả, cũng như các đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, của thị trường chứng khoán và của các doanh nghiệp niêm yết, tác giả chỉ giới hạn kiểm nghiệm một số các nhân tố có tác động đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng không tiến hành khảo sát để lựa chọn một cách đầy đủ và chính xác các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành chế biến thực phẩm mà chỉ nêu các nhân tố phổ biến được lựa chọn trong các nghiên cứu trước đây.
Tất cả các biến được đo bằng giá trị sổ sách và không đo bằng giá trị thị trường vì giới hạn dữ liệu khi thu thập phân tích. Tổng số nợ trên vốn chủ sở hữu đã được sử dụng để đại diện cho cấu trúc vốn trong nghiên cứu này. Để phân tích các yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty chế biến thực phẩm, các biến độc lập của từng công ty cụ thể được lựa chọn để nghiên cứu đã được tính toán bao gồm: cấu trúc tài sản, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời, qui mô công ty, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng, khả năng chi trả lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị đảm bảo của tài sản. Các biến này đã được lựa chọn từ nghiên cứu trước đó của 2 tác giả S. Poornima và G. Manokaran cùng với các lý thuyết liên quan đến cơ cấu vốn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2. Đo lường các biến nghiên cứu
Trong mô hình hồi quy của bài nghiên cứu này, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được đại diện bởi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Các nhân tố tác động đến tỷ lệ cấu trúc vốn (tài chính) được đưa vào mô hình gồm 10 biến độc lập. Bảng 1 giải thích các biến độc lập đã được lựa chọn trong nghiên cứu này và mối quan hệ đo lường của từng biến. Cá c bi ến n à y đ ược lự a c h ọn dự a th eo n gh iê n cứu c ủa ha i tá c gi ả S. Poornima và G. Manokaran đã sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty tại Ấn Độ (tháng 1 năm 2012).
Bảng 1: Các biến được chọn cho phân tích các yếu tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn
3.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Nghiên cứu định lượng được dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng mối quan hệ giữa các biến độc lập: cấu trúc tài sản, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời, qui mô công ty, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng, khả năng chi trả lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị đảm bảo của tài sản và biến phụ thuộc tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Tác giả đã sử dụng những công cụ phân tích dữ liệu để thực hiện nghiên cứu như :
thống kê mô tả, mô hình hồi quy với chương trình SPSS.
3.4. Thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu được dùng trong bài nghiên cứu này được xây dựng từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu là số liệu báo cáo tài chính các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 đã được kiểm toán và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bằng các phương pháp tìm kiếm, trích lọc, sắp xếp, trình bày dữ liệu,… tác giả sử dụng công thức tính toán để xử lý dữ liệu thu thập được. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý, chạy mô hình và lập các bảng biểu thể hiện kết quả nghiên cứu thu thập được.
Các công ty được lựa chọn dựa trên các tiêu chí là báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của họ phải đầy đủ, không có bất kỳ khoảng trống nào cho các năm tài chính từ 2007 đến 2011. Dựa trên tiêu chí này, trong 31 công ty thuộc ngành chế biến thực phẩm có một công ty bị loại khỏi mẫu lựa chọn vì thiếu dữ liệu năm 2007. Vì vậy cuối cùng có 30 công ty chế biến thực phẩm được xác định và tất cả 30 công ty đã được chọn để nghiên cứu. Danh sách các doanh nghiệp sử dụng trong đề tài xem phụ lục 1.
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn được lựa chọn trong nghiên cứu Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
Các lý thuyết về cấu trúc vốn đã chỉ ra rằng có rất nhiều các nhân tố tác động (bao gồm cả các nhân tố vi mô và vĩ mô) tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trong giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, tác giả chỉ đưa ra những nhân tố chính như sau:
3.5.1. Cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ TSCĐ ròng trên tổng tài sản. Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Tính hữu hình là một thuộc tính của tài sản. Trong thực tiễn, tính hữu hình của tài sản được thể hiện dưới những hình thức như: nhà xưởng, thiết bị, máy móc và các phương tiện hữu hình khác. Những tài sản đó có thể sử dụng như là những tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình cao, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình thấp. Vì các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn trong trường hợp phá sản.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong điều kiện của Việt Nam. Vì thế có thể giả thiết là:
Giả thiết 1 (H1): Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ nghịch (-) với cấu trúc tài sản.
3.5.2. Đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính trong bài báo cáo được tính bằng cách lấy EBIT chia cho EBIT trừ lãi vay (EBT). Có thể thấy nếu doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao nghĩa là lãi vay phải trả của doanh nghiệp càng lớn. Hay nói khác đi nếu đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp càng lớn thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vay nợ càng nhiều. Ở đây giả thiết đặt ra là:
Giả thiết 2 (H2): Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính.
3.5.3. Tính thanh khoản của tài sản Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
Tính thanh khoản của tài sản được tính trong báo cáo bằng cách lấy tổng tài sản lưu động chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính.
Có thể nói nếu tài sản lưu động của doanh nghiệp có tính thanh khoản càng cao thì doanh nghiệp càng dễ dàng vay nợ từ bên ngoài hơn. Vì vậy:
Giả thiết 3 (H3) : Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ thuận (+) với tính thanh khoản của tài sản.
3.5.4. Khả năng sinh lời
Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets- ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài, hay nói cách khác các doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận để lại như là nguồn tái đầu tư, sau đó mới sử dụng nợ và phát hành vốn chủ sở hữu khi cần thiết. Khi đó, khả năng sinh lời và đòn bẩy nợ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch chiều. Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ. Ở Việt Nam, c á c nghiên cứu t rư ớc đ â y trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ở các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình, vì vậy, giả thiết đặt ra là:
Giả thiết 4 (H4): Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch (-)với khả năng sinh lời.
3.5.5. Quy mô của doanh nghiệp Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
Qui mô của doanh nghiệp ở đây được đo lường bằng tổng tài sản. Khi xem xét mối tương quan giữa cấu trúc tài chính và quy mô doanh nghiệp có nhiều quan điểm đối nghịch nhau. Nhiều nghiên cứu cho rằng, giữa quy mô và đòn bẩy tài chính có mối tương quan cùng chiều. Theo lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp, do đó quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Các doanh nghiệp lớn thường sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng lợi thế quy mô số lớn trong việc tăng nợ vay dài hạn, và có thể có sức đàm phán cao hơn so với các định chế tài chính. Do vậy, chi phí để tăng nợ và vốn chủ sở hữu có quan hệ nghịch chiều với quy mô. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và có dòng tiền ổn định hơn, khả năng phá sản cũng nhỏ hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Những đặc điểm trên dẫn đến quy mô có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết về chi phí đại diện cho rằng chí phí đại diện cũng thật sự lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp này có động lực chấp nhận rủi ro để tăng trưởng, đặc biệt nếu các doanh nghiệp có đặc tính trách nhiệm hữu hạn về vốn. Mối quan hệ này cũng được giải thích bởi lý thuyết bất cân xứng về thông tin. Theo đó, khi doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ, sự bất cân xứng về thông tin càng lớn. Các doanh nghiệp lớn có xu hướng công bố thông tin cho người bên ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Sự bất cân xứng thông tin ít hơn với các doanh nghiệp lớn làm các doanh nghiệp nhỏ khó có điều kiện tiếp cận các khoản tín dụng và có khuynh hướng sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn các khoản nợ. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn có chi phí đại diện thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế.
Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có qui mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước. Do đó, giả thiết được đặt ra là:
Giả thiết 5 (H5): Cấu trúc tài chính tỉ lệ thuận (+) với qui mô của doanh nghiệp.
3.5.6. Rủi ro kinh doanh Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
Các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao sẽ có khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn, do dao động của thu nhập hoạt động, vì vậy các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích về thuế với chi phí phá sản. Ngoài ra, các chủ nợ sẽ hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao và họ sẽ yêu cầu trả một khoản lãi vay cao hơn.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, rủi ro kinh doanh có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Các doanh nghiệp có rủi ro cao sẽ tích lũy vốn ở những năm hoạt động có lợi nhuận để tránh đánh mất cơ hội đầu tư ở những thời điểm thiếu vốn.
Rủi ro kinh doanh được đo lường thông qua sự biến động của EBIT so với sự biến động của doanh thu. Rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp càng không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:
Giả thiết 6( H6): Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ nghịch (-) với rủi ro kinh doanh 3.5.7. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng tài sản.
Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Khi các doanh nghiệp có cơ hội phát triển cao thì các nguồn vốn nội bộ ưu tiên sử dụng trước, nếu vẫn chưa sử dụng đủ thì mới sử dụng đến nợ. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:
Giả thiết 7 (H7): Cấu trúc tài chính tỉ lệ thuận(+) với sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
3.5.8. Khả năng chi trả lãi vay Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
Khả năng chi trả lãi vay được tính bằng cách lấy EBIT chia cho lãi vay. Có thể thấy rằng nếu khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp càng cao thì các chủ nợ sẽ có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận cung cấp các khoản nợ vay hơn cho doanh nghiệp. Khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp càng cao thì các định chế tài chính càng dễ dàng xét duyệt các khoản vay nợ cho doanh nghiệp hơn vì rủi ro của các định chế tài chính này đã được giảm. Vì vậy giả thiết đặt ra là:
Giả thiết 8 (H8) : Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ thuận (+) với khả năng chi trả lãi vay.
3.5.9. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo được tính bằng cách lấy thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chia cho lợi nhuận trước thuế (EBT). Ảnh hưởng của nhân tố thuế thu nhập đối với cấu trúc vốn được giải thích theo lý thuyết của MM. Với thuế suất cao, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn để đạt lợi ích từ tấm chắn thuế. Do đó, cấu trúc tài chính có tương quan tỷ lệ thuậnvới nhân tố thuế.
Giả thiết 9 (H9) : Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ thuận (+) với thuế
3.5.10. Giá trị đảm bảo của tài sản
Giá trị đảm bảo của tài sản được tính bằng cách lấy tổng các khoản phải thu cộng hàng tồn kho và tài sản cố định ròng chia cho tổng tài sản. Nếu giá trị đảm bảo của tài sản càng lớn thì doanh nghiệp càng dễ vay nợ hơn. Vì vậy giả thiết đặt ra là: Giả thiết 10 (H10) : Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ thuận (+) với giá trị đảm bảo của tài sản.
Bảng 2 – Giả thuyết về mối tương quan giữa cấu trúc tài chính và các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Luận văn: Thực trạng những tác động đến các Cty thực phẩm
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm