Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Từ kết quả khảo sát, thu thập, tính toán số liệu và đưa vào mô hình của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh của 5 năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011, kết quả thống kê mô tả các biến phụ thuộc và độc lập được trình bày tóm tắt qua từng năm như sau:

4.1.1. Thống kê mô tả biến độc lập cấu trúc tài sản

Bảng 3 – Thống kê mô tả biến độc lập cấu trúc tài sản

Ta thấy qua các năm cấu trúc tài sản các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ tài sản cố định ròng so với tổng tài sản tại các doanh nghiệp này trung bình năm 2008 có tăng lên so với năm 2007 từ 0.21354 lên 0.24676 cho thấy giai đoạn này các doanh nghiệp còn đầu tư vào tài sản cố định.

Tuy nhiên, sang năm 2009 tỷ lệ này của các doanh nghiệp đã giảm xuống 0.2275 có thể do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã tác động khiến các doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ đầu tư cho tài sản cố định tại doanh nghiệp mình. Năm 2010, tỷ lệ này trung bình của các doanh nghiệp đã tăng lên 0.25067 là nhờ vào các chính sách kích cầu và hỗ trợ từ Chính Phủ. Sang năm 2011 do ảnh hưởng từ việc suy thoái kinh tế chung trên thế giới và lãi suất cho vay tại Việt Nam tăng quá cao vì vậy tỷ lệ tài sản cố định đã giảm xuống còn 0.22294 so với tổng tài sản các doanh nghiệp.

Qua số liệu các năm của các doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu, ta thấy tỷ lệ tài sản cố định ròng trên tổng tài sản cao nhất là 0.63420 và thấp nhất là 0.05516.

4.1.2. Thống kê mô tả biến độc lập đòn bẩy tài chính Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Bảng 4 – Thống kê mô tả biến độc lập đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính EBIT/EBT trung bình qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu đã tăng từ 1.27640 vào năm 2007 lên 1.42821 năm 2008 sau đó giảm còn 1.30300 năm 2009. Năm 2010 tỷ lệ trung bình này thay đổi không nhiều, cụ thể đã giảm nhẹ còn 1.31779. Đến năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 1.92672. Điều này cho thấy về tổng thể  các doanh nghiệp cũng chịu tác động từ sự biến động lãi suất cho vay trên thị trường là rất lớn. Năm 2008 và năm 2011 tỷ lệ này khá cao cho thấy lãi vay chiếm tỷ lệ lớn trong EBIT.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.1.3. Thống kê mô tả biến độc lập tính thanh khoản của tài sản

Bảng 5- Thống kê mô tả biến độc lập tính thanh khoản của tài sản

Tính thanh khoản của tài sản ở đây được đo lường bằng cách lấy tổng tài sản lưu động chia cho tổng tài sản. Qua bảng số liệu được tổng hợp như trên ta thấy tính thanh khoản của tài sản tương đối ổn định qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu và dao động quanh tỷ lệ 0.6 và cũng không có sự chênh lệch quá lớn giữa các doanh nghiệp trong ngành. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2011 là 0.93160 và thấp nhất vào năm 2009 là 0.31210.

4.1.4. Thống kê mô tả biến độc lập khả năng sinh lời Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Bảng 6- Thống kê mô tả biến độc lập khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời trung bình của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong giai đoạn nghiên cứu là tương đối thấp. Trung bình năm 2007 là 0.10489 (10.489%), năm 2008 là 0.07545 (7.545%), năm 2009 là 0.10271 (10.271%), năm 2010 là 0.11033 (11.033%), năm 2011 là 0.10218 (10.218%). Khả năng sinh lời cao nhất trong các năm giữa các doanh nghiệp là của VLF vào năm 2008 (39.095%). Một số doanh nghiệp bị lỗ tập trung trong hai năm 2007 và 2008.

4.1.5. Thống kê mô tả biến độc lập quy mô công ty

Bảng 7- Thống kê mô tả biến độc lập qui mô công ty

Ta thấy qui mô trung bình của các công ty có chiều hướng tăng dần qua các năm : năm 2007 là 853 tỷ đồng tăng lên 994.4 tỷ đồng vào năm 2008, 1 241.1 tỷ đồng năm 2009, 1 563.5 tỷ đồng năm 2010, và 2 005.5 tỷ đồng vào năm 2011. Điều này cho thấy qua thời gian các công ty đã không ngừng đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất giúp qui mô doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng, mở rộng.

Bảng số liệu trên cho thấy xu hướng các doanh nghiệp càng ngày càng gia tăng tổng tài sản của mình qua các năm. Trong đó có những công ty có qui mô lớn vượt trội như ANV, KDC, MPC, SBT, HVG và VNM. Tổng tài sản của VNM liên tục đứng đầu qua các năm nghiên cứu và VNH có qui mô tổng tài sản nhỏ nhất trong các doanh nghiêp được chọn nghiên cứu.

4.1.6. Thống kê mô tả biến độc lập rủi ro kinh doanh Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Bảng 8 – Thống kê mô tả biến độc lập rủi ro kinh doanh

Từ bảng số liệu tổng hợp trên, có thể thấy rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp được lựa chọn trong nghiên cứu có sự biến động khá lớn giữa các doanh nghiệp trong từng năm và giữa các năm với nhau. Số liệu rủi ro kinh doanh trung bình năm 2007 là 44.61141 giảm xuống – 7.48432 năm 2008 sau đó giảm tiếp xuống – 34.51403 vào năm 2009, tăng lên 1.34600 năm 2010 và cuối cùng tăng lên 3.76516 vào năm 2011. Ngoài ra, rủi ro kinh doanh được tính toán có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp trong nghiên cứu. Điều này cho thấy rủi ro kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề mà còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng và các chính sách liên quan đến bán hàng của từng công ty trong ngành.

4.1.7. Thống kê mô tả biến độc lập tăng trưởng

Bảng 9- Thống kê mô tả biến độc lập tăng trưởng

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy các doanh nghiệp trong thời gian nghiên cứu luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình là dương. Tốc độ tăng trưởng trung bình qua các năm của các doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu như sau: năm 2007 là 71.344%, năm 2008 là 23.979%, năm 2009 là 29.339%, năm 2010 là 27.655% và cuối cùng tăng trưởng trung bình năm 2011 là 21.910%.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu là dương nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản qua từng năm bị âm đặc biệt trong giai đoạn 2008 đến 2011.

4.1.8. Thống kê mô tả biến độc lập khả năng chi trả lãi vay Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Bảng 10- Thống kê mô tả biến độc lập khả năng chi trả lãi vay

Từ bảng số liệu trên ta thấy khả năng chi trả lãi vay của các doanh nghiệp được lựa chọn trong nghiên cứu có sự biến động lớn qua các năm trong thời gian nghiên cứu. Khả năng chi trả lãi vay trung bình giảm mạnh từ 37.57707 năm 2007 xuống còn 8.63293 năm 2008, sau đó tăng lên 23.32232 năm 2009 và giảm còn 11.37834 vào năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn 8.00876 vào năm 2011. Tuy nhiên, đi sâu vào từng công ty thì tỷ lệ phân bổ không đều, một số công ty có chỉ số này rất thấp, nếu như chỉ số này không được cải thiện thì rủi ro mất khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc của các công ty là rất lớn.

Khả năng chi trả lãi vay cũng có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp được lựa chọn trong nghiên cứu. Năm 2007 khả năng chi trả lãi vay cao nhất là 524.94628 trong khi khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp thấp nhất là 1.13884. Năm 2008 khả năng chi trả lãi vay cao nhất là 104.10406, khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp thấp nhất là -0.57072. Năm 2009 khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp cao nhất là 341.18826 trong khi khả năng chi trả lãi vay thấp nhất là – 5.04871. Năm 2010 khả năng chi trả lãi vay cao nhất là 67.71638 và thấp nhất là – 0.13213. Cuối cùng năm 2011 khả năng chi trả lãi vay cao nhất là 77.82338 trong khi khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp thấp nhất là 1.05154.

4.1.9. Thống kê mô tả biến độc lập thuế thu nhập doanh nghiệp

Bảng 11- Thống kê mô tả biến độc lập thuế thu nhập doanh nghiệp

Qua bảng số liệu trên có thể rằng tỷ lệ trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho EBT của các doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm: từ 0.06825 năm 2007 tăng lên 0.08555 năm 2008, 0.11074 vào năm 2009, 0.13863 năm 2010 và 0.13262 vào năm 2011.

4.1.10. Thống kê mô tả biến độc lập giá trị đảm bảo của tài sản Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Bảng 12- Thống kê mô tả biến độc lập giá trị đảm bảo của tài sản

Dựa vào bảng số liệu trên đây có thể thấy giá trị đảm bảo của tài sản tương đối cao và ổn định qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Giá trị đảm bảo trung bình qua từng năm như sau: năm 2007 là 67.119% tăng lên 74.4499% năm 2008 sau đó giảm xuống 69.28% vào năm 2009. Giai đoạn từ 2009 đến 2011 giá trị đảm bảo của tài sản tăng dần từ 69.28% lên 72.974% và đạt 75.009% vào năm 2011. Giá trị đảm bảo tài sản càng cao cho thấy khả năng tiếp cận các khoản vay của các doanh nghiệp này càng cao. Tuy nhiên tỷ lệ giá trị đảm bảo tài sản chưa nói lên được hiệu quả của sử dụng các khoản vay nợ bên ngoài và chưa thể hiện tính thanh khoản của tài sản đảm bảo vì giá trị đảm bảo của tài sản trong công thức được tính toán ở đây bao gồm cả hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp.

4.1.11. Thống kê mô tả biến phụ thuộc tổng nợ chia tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Bảng 13- Thống kê mô tả biến phụ thuộc tổng nợ chia tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu đã tăng dần qua các năm và ở mức tương đối cao. Cụ thể tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình đã tăng từ 0.91638 năm 2007 lên 1.09385 năm 2008 rồi tăng lên 1.27292 năm 2009, 1.35911 năm 2010 và cao nhất vào năm 2011 là 1.55182.

Các công ty có tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu quá cao như ta thấy trong bảng số liệu ở trên có thể đẩy các công ty gặp nhiều rủi ro trong việc thanh toán khi đến hạn, các công ty sẽ dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Ngoài rủi ro về mất khả năng thanh toán, cấu trúc vốn có sử dụng nợ vay quá lớn của các công ty trên còn gánh chịu rủi ro về lãi suất (do các công ty có tỷ lệ nợ vay tương đối cao). Sự biến động lãi suất ở nước ta trong thời gian 2008-2011 rất phức tạp, có thời điểm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên 20%, đã tạo gánh nặng chi phí lãi vay rất lớn cho các doanh nghiệp.

4.2. Kết quả nghiên cứu Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

4.2.1. Phân tích tương quan

Để chạy mô hình hồi quy giữa các biến độc lập và phụ thuộc nêu trên tác giả tiến hành phân tích xem các biến được lựa chọn này có sự tương quan với nhau hay không. Nếu có tác giả sẽ tiến hành điều chỉnh loại bớt biến có tương quan với nhau để kết quả mô hình hồi quy là đáng tin cậy. Bảng phân tích mối tương quan giữa các biến được thể hiện như sau:

  • Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
  • Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Quan sát trên bảng hệ số tương quan có thể thấy các biến trong mô hình có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến sử dụng trong phân tích hồi quy được chấp nhận.

4.2.2. Mô hình hồi quy Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Sau khi xem xét khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến được lựa chọn, tác giả mới tiến hành phân tích hồi quy cho các biến trong mô hình.

Bảng 15 – Phân tích hồi quy cho các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

Biến phụ thuộc: Nợ trên Vốn chủ sở hữu Coefficients(a)

Ta thấy khi chạy mô hình hồi quy cho 10 biến độc lập để tìm ảnh hưởng của chúng đến biến phụ thuộc là tổng nợ chia tổng vốn chủ sở hữu với mức ý nghĩa 10% thì chỉ có 6 biến độc lập có ảnh hưởng rõ nhất đến tổng nợ chia tổng vốn chủ sở hữu. Đó là các biến độc lập sau : đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời (ROA), tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, giá trị đảm bảo của tài sản. Các biến độc lập còn lại trong mô hình không xác định được chiều hướng tác động. Các biến như đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời (ROA), tăng trưởng, giá trị đảm bảo của tài sản có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1%. Riêng biến độc lập là rủi ro kinh doanh thì có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 10%. Sau đây là bảng phân tích hồi quy cho các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM gồm 6 biến có nghĩa.

Bảng 16 –  Phân tích hồi quy cho các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM gồm 6 biến có ý nghĩa .

Biến phụ thuộc: Nợ trên Vốn chủ sở hữu Coefficients(a)

Mô hình hồi quy đầy đủ các biến độc lập và phụ thuộc trên cho thấy phương trình hồi quy được xác định như sau:

D/E = -1.782 + 0.940 FL + 2.002 LIQ – 4.002PRO + 0.819GROWTH + 0.459RISK +1.989CVA

Như vậy, trong số 6 biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc trong mô hình chỉ có 1 biến khả năng sinh lời có tương quan âm đối với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, 5 biến còn lại có tương quan dương đối với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, đó là các biến: đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản tài sản, tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, giá trị đảm bảo tài sản.

4.2.3. Kiểm tra các giả định của mô hình Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Sau khi chúng ta chạy mô hình hồi quy bội và tìm ra các hệ số hồi quy, bước tiếp theo chúng ta phải kiểm tra các giả định của mô hình qua các nội dung sau:

4.2.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình và kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 17 – Độ phù hợp của mô hình

Model Summary

Predictors: (Constant), Gia tri dam bao tai san, Rui ro kinh doanh, Tang truong, Tinh thanh khoan tai san, Kha nang sinh loi (ROA), Don bay tai chinh

Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình SPSS Theo bảng trên ta thấy hệ số R2 điều chỉnh của mô hình là 0.463. Thật ra, sự phù hợp của mô hình đã chọn mới chỉ thể hiện sự phù hợp với dữ liệu mẫu. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể chúng ta đặt giả thiết hệ số R2 của tổng thể bằng 0. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thiết này bị bác bỏ. Tác giả tiến hành kiểm định F trong bảng phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình như sau:

Bảng 18 – Kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA

  • Predictors: (Constant), Gia tri dam bao tai san, Rui ro kinh doanh, Tang truong, Tinh thanh khoan tai san, Kha nang sinh loi (ROA), Don bay tai chinh
  • Dependent Variable: Tong NPT chia tong NVCSH

Giá trị F = 22.396 tương ứng mức ý nghĩa Sig. = 0.000. Điều này cho ta thấy giả thiết R2 = 0 đã bị bác bỏ và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể ngành chế biến thực phẩm.

4.2.3.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Các hệ số phát hiện và đánh giá mức độ của hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình bao gồm:

  • Hệ số tương quan giữa các biến độc lập : hệ số tương quan cao
  • Độ chấp nhận của biến ( Tolerance) : nếu độ chấp nhận của biến nhỏ ( gần giá trị 0) thì có hiện tượng đa cộng tuyến, ngược lại nếu độ chấp nhận của biến lớn ( gần giá trị 1) thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
  • Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) là nghịch đảo của độ chấp nhận. Nếu VIF lớn hơn 10 thì đây là dấu hiệu của đa cộng tuyến.
  • phần phân tích tương quan ta thấy hệ số tương quan của mô hình đều nhỏ hơn 0.8 nên kết luận giữa các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến. Tiếp theo ta sẽ xét độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF).

Bảng 19-  Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình

Coefficients(a)

Quan sát trên bảng ta có thể thấy các hệ số Tolerance gần bằng 1 và các hệ số VIF nhỏ hơn 2. Vì vậy các biến sử dụng trong mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.3.3 Kiểm định phần dư εi (sai số) Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Kiểm định tính độc lập của phần dư ( không có sự tương quan giữa các phần dư):

Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) có thể dùng để kiểm định mối tương quan của các sai số kề nhau ( tương quan chuỗi bậc nhất) . Giả thiết khi tiến hành kiểm định như sau:

Giả thiết H0 : Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0.

Bảng 20-  Đại lượng thống kê Durbin – Watson

Variables Entered/Removed(b)

  • All requested variables entered.
  • Dependent Variable: Toång NPT chia toång NVCSH
  • Predictors: (Constant), Gia tri dam bao tai san, Rui ro kinh doanh, Tang truong, Tinh thanh khoan tai san, Kha nang sinh loi (ROA), Doan bay tai chinh
  • Dependent Variable: Tong NPT chia tong NVCSH

Kết quả phần mềm SPSS cho thấy d = 1.911. Khi tra bảng Durbin – Watson với 6 biến độc lập và 150 quan sát sẽ cho kết quả dL = 1.651 và dU = 1.817 và 4- dL = 2.349, 4- dU = 2.183. Giá trị d của mô hình bằng 1.911 nằm trong miền chấp nhận giả thiết H0 , nghĩa là không có tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính giữa phần dư và giá trị dự đoán

Để kiểm tra độ phù hợp của mô hình hồi quy và giả định về sai số thực ( phần dư ) εi là biến ngẫu nhiên , độc lập có phân phối chuẩn và phương sai không đổi, tác giả sử dụng đồ thị phân tán giá trị dự đoán chuẩn hóa ( Standardized predicted value) và phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) như đồ thị bên dưới:

Hình 1 – Đồ thị phân tán giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư chuẩn hóa

Quan sát hình trên ta thấy các điểm kết hợp giữa giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư chuẩn hóa phân tán khá đều quanh tung độ và hoành độ gốc. Vì vậy có thể kết luận mô hình phù hợp với quan hệ tuyến tính và phần dư là biến ngẫu nhiên.

Bảng thống kê phần dư ( Residual) bên dưới cho thấy phần dư có biến thiên nhưng giá trị trung bình của nó bằng 0.

Bảng 21 – Bảng thống kê phần dư

Residuals Statistics(a)

4.3. Kết quả từ nghiên cứu Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Sau khi chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định cho mô hình ta thu được các kết quả như sau: 6 nhân tố – đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng, và giá trị đảm bảo của tài sản có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Còn lại 4 nhân tố: cấu trúc tài sản, qui mô công ty, khả năng chi trả lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tác động không rõ ràng đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau:

  • Biến cấu trúc tài sản (ASSET) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.748 >10%. Vì vậy tác giả chưa thể kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H1
  • Biến đòn bẩy tài chính (FL) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. bằng 0.003 < 1%. Vì vậy có thể kết luận và chấp nhận giả thuyết H2, có nghĩa là cấu trúc tài chính có quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính.
  • Biến tính thanh khoản của tài sản (LIQ) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến có giá trị là 0.000 < 1%. Vì vậy tác giả có thể kết luận chấp nhận giả thuyết H3, có nghĩa là cấu trúc tài chính tỷ lệ thuận với tính thanh khoản của tài sản.
  • Biến khả năng sinh lời (PRO) có hệ số hồi quy âm và giá trị Sig. của biến có giá trị là 0.000 < 1%. Vì vậy tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết H4
  • Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.199 >10%. Vì vậy tác giả chưa thể kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H5
  • Biến rủi ro kinh doanh (RISK) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến có giá trị là 0.059 < 10%. Vì vậy kết luận bác bỏ giả thuyết H6, có nghĩa là cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệ nghịch với biến rủi ro kinh doanh.
  • Biến tăng trưởng (GROWTH) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến có giá trị là 0.001 < 1%. Vì vậy tác giả có thể kết luận chấp nhận giả thuyết H7, có nghĩa là cấu trúc tài chính quan hệ đồng biến với yếu tố tăng trưởng.
  • Biến khả năng chi trả lãi vay (DSC) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.297 >10%. Vì vậy tác giả chưa thể kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H8
  • Biến thuế (TAX) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.598 >10%. Vì vậy tác giả chưa thể kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H9
  • Biến giá trị đảm bảo của tài sản (CVA) có hệ số hồi quy dương và giá trị Sig. của biến có giá trị là 0.000 <1%. Vì vậy tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết H10.

Bảng 22- Tổng hợp các giả thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Bảng trên cho ta thấy có sáu nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành chế biến thực phẩm đó là:

  • Đòn bẩy tài chính (FL) tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với mức ý nghĩa thống kê 1%. Đòn bẩy tài chính ở đây được tính bằng cách lấy EBIT chia cho EBT. Tỷ số này càng cao thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ càng cao.
  • Tính thanh khoản của tài sản (LIQ) tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ trên tổng vốn chủ sở hữu, (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp có tính thanh khoản càng cao sẽ càng sử dụng nợ vì các tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp đã đảm bảo khả năng chi trả cho các chủ nợ. Tính thanh khoản này có tác động đến quyết định cấu trúc vốn. Thứ nhất, các doanh nghiệp có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Mặt khác, các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình.
  • Khả năng sinh lời (PRO) tỷ lệ nghịch (-) với tỷ lệ nợ trên t ổng vốn chủ sở hữu (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Mối tương quan này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động có lời nhiều sẽ sử dụng nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình, do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay hơn. Nhưng so với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn thì kết quả thực nghiệm này không phù hợp.
  • Rủi ro kinh doanh (RISK) có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này ngược lại với lý luận là khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Sự khác nhau này sẽ được lý giải trong phần kết luận ở phía sau. Nhưng kết quả này giống với kết quả được nêu ra trong nghiên cứu của 2 tác giả S. Poornima và G. Manokaran khi nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty tại Ấn Độ.
  • Tăng trưởng (GROWTH) có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với mức ý nghĩa thống kê 1%. Các doanh nghiệp sẽ gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dựa trên tốc độ tăng trưởng của nó. Điều này đồng nghĩa với việc khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao thì nó sẽ càng gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình.
  • Giá trị đảm bảo của tài sản (CVA) có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với mức ý nghĩa thống kê 1%. Những tài sản đảm bảo có thể sử dụng như là những tài sản thế chấp theo yêu cầu của các định chế tài chính.

Nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản đảm bảo cao, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản đảm bảo thấp. Vì các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản đảm bảo lớn có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn trong trường hợp phá sản. Lý thuyết về chi phí đại diện cũng giải thích mối quan hệ này. Jensen và Meckling (1976) cho rằng chi phí đại diện của các khoản nợ tồn tại khi một doanh nghiệp chuyển khoản đầu tư có rủi ro sau khi tăng nợ, và chuyển lợi ích từ trái chủ sang cổ đông. Nếu tài sản đảm bảo của một doanh nghiệp càng cao, những tài sản này có thể sử dụng làm tài sản thế chấp, giảm rủi ro gánh chịu các chi phí đại diện của trái chủ.

Như vậy, giá trị tài sản đảm bảo hay tài sản thế chấp sẽ làm giảm sự bất cân xứng về thông tin và vấn đề đại diện vì những tài sản này sẽ đảm bảo lợi ích của trái chủ trong trường hợp thiếu thông tin hoặc mâu thuẫn về lợi ích với cổ đông của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp sẽ có chi phí cao khi sử dụng nợ để tài trợ và kết quả là họ sẽ sử dụng vốn cổ phần để tài trợ.Bốn nhân tố còn lại gồm: cấu trúc tài sản, qui mô doanh nghiệp, khả năng chi trả lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp không có mối tương quan rõ ràng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành chế biến thực phẩm (do có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lớn hơn 10%).

4.4. Phát hiện mới từ nghiên cứu Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Từ kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính (vốn) của các công ty cổ phần chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, ta thấy có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của 2 tác giả: S. Poornima và G. Manokaran (2012) khi nghiên cứu về các công ty Ấn Độ về yếu tố tăng trưởng, tính thanh khoản của tài sản, rủi ro kinh doanh và giá trị đảm bảo tài sản, khả năng sinh lời và khả năng chi trả lãi vay của các doanh nghiệp.

Thứ nhất :Cấu trúc tài chính tỷ lệ thuận với yếu tố tăng trưởng của của các doanh nghiệp. Hay nói khác đi, các doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ càng cao trong suốt giai đoạn được chọn nghiên cứu.

Thứ hai: các nhân tố như tính thanh khoản của tài sản, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng và giá trị đảm bảo của tài sản là các biến có tương quan dương (thuận) lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

Thứ ba: nhân tố khả năng sinh lời là biến có tương quan âm (nghịch) với biến phụ thuộc- tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Thứ tư: biến độc lập khả năng chi trả lãi vay không thể hiện rõ ảnh hưởng của nó đến biến phụ thuộc tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu do có mức ý nghĩa cao hơn

Tuy nhiên, ngoài sự tương đồng nêu trên kết quả nghiên cứu của bài báo cáo cũng cho thấy điểm khác biệt so với nghiên cứu của 2 tác giả S. Poornima và G. Manokaran (2012) về các công ty tại Ấn Độ. Điểm khác biệt đó được mô tả như sau:

Trong nghiên cứu của 2 tác giả S. Poornima và G. Manokaran (2012) thì các nhân tố cấu trúc tài sản, qui mô doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối tương quan mạnh đến biến phụ thuộc tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể hệ số hồi quy của các biến độc lập cấu trúc tài sản, qui mô doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp lần lượt là – 3.429, 0.0001350, và -0.207 với mức ý nghĩa đều là 1%. Trong khi đó kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng 3 biến độc lập cấu trúc tài sản, qui mô doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp lại không có mối tương quan rõ ràng với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Điều này được lý giải là do tác động của nhiều nguyên nhân trong đó môi trường kinh doanh khác nhau và ngành nghề kinh doanh khác nhau giữa các doanh nghiệp được nghiên cứu được cho là 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt nói trên.

Chúng ta thấy rằng môi trường kinh doanh tại Ấn Độ có thể đúng với lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Tính hữu hình là một thuộc tính của tài sản. Trong thực tiễn, tính hữu hình của tài sản được thể hiện dưới những hình thức như: nhà xưởng, thiết bị, máy móc và các phương tiện hữu hình khác. Những tài sản đó có thể sử dụng như là những tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình cao, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình thấp. Vì các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn trong trường hợp phá sản. Còn ở Việt Nam thì các doanh nghiệp có thể tận dụng mối quan hệ của mình với các định chế tài chính trung gian để có được các khoản vay chứ không nhất thiết dựa trên tài sản cố định doanh nghiệp dùng để thế chấp. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có thời gian hoạt động lâu dài thường có mối quan hệ mật thiết với một hoặc một nhóm các ngân hàng nên trong lúc thực hiện quy trình cấp tín dụng ngân hàng có thể chưa quan tâm đúng mức đến tiêu chí này. Đây cũng là điều dễ thấy trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, do trong nghiên cứu của 2 tác giả giả S. Poornima và G. Manokaran (2012) mẫu được nghiên cứu là các công ty cho thuê tài chính tại Ấn Độ còn trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu về các công ty ngành chế biến thực phẩm. Do mẫu nghiên cứu của hai báo cáo ở hai lĩnh vực hoạt động khác nhau nên có thể các nhân tố biến độc lập đã tác động theo chiều hướng khác nhau đến biến phụ thuộc tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Do đặc điểm văn hóa kinh doanh ở Việt Nam và Ấn Độ khác nhau nên trong khi nhân tố quy mô doanh nghiệp có tương quan đến biến phụ thuộc tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu của 2 tác giả giả S. Poornima và G. Manokaran (2012) về các công ty tại Ấn Độ thì tại Việt Nam nghiên cứu này cho thấy nhân tố quy mô doanh nghiệp không thể hiện mối tương quan rõ nét lên biến phụ thuộc tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (do có mức ý nghĩa lớn hơn 10%).

Đối với biến thuế thu nhập doanh nghiệp: theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn thì khi quyết định sử dụng đòn bẩy các giám đốc tài chính cần cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi ích từ tấm chắn thuế so với chi phí kiệt quệ tài chính. Và có thể trong giai đoạn khảo sát nền kinh tế đang hàm chứa nhiều bất ổn vĩ mô, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng; trong khi đó ngành chế biến thực phẩm đang rơi vào giai đoạn trầm lắng do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế chung nên xác suất xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính là khá cao nhưng khả năng doanh nghiệp có thu nhập khấu trừ lãi vay để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế thấp khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc trong vấn đề sử dụng nợ vay.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Từ số liệu thu thập được của 30 công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả đã kiểm định mô hình hồi qui các nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn, và đưa ra bằng chứng thực nghiệm mối tương quan giữa các nhân tố đó với cấu trúc tài chính. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sáu nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và bốn nhân tố không có mối tương quan đến cấu trúc vốn (không có ý nghĩa thống kê). Nghiên cứu cho thấy các nhân tố sau đây đã tác động đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng và giá trị đảm bảo của tài sản. Trong đó đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng và giá trị đảm bảo của tài sản là những biến số có tương quan thuận đối với cơ cấu vốn của ngành chế biến thực phẩm được lựa chọn nghiên cứu tại Việt Nam. Biến độc lập khả năng sinh lời được tìm thấy có tương quan nghịch đối với cơ cấu vốn của ngành.

Hay nói khác đi các công ty có đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, rủi ro kinh doanh, tăng trưởng và giá trị đảm bảo của tài sản càng cao trong ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao trong thời gian nghiên cứu. Cụ thể:

Thứ nhất, từ phân tích ta cũng thấy được rằng nhân tố khả năng sinh lời có tương quan nghịch với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành chế biến thực phẩm. Khả năng sinh lời có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Đây là biến có hệ số tương quan cao nhất trong mô hình hồi qui rút ra từ nghiên cứu. Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi nghiên cứu của Myers và Majluf năm 1984. Lý thuyết này đựơc phát triển từ nghiên cứu đầu tiên của Donaldson năm 1961, lý giải các quyết định tài trợ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng. Lý thuyết trật tự phân hạng, trên cơ sở thông tin bất cân xứng, đề xuất một trật tự tài trợ theo một trình tự ưu tiên trước bằng vốn nội bộ (lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư), rồi đến phát hành chứng khoán nợ và sau cùng là phát hành vốn cổ phần mới. Lý thuyết này giúp giải thích vì sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lời nhiều hơn thường là có tỷ lệ nợ vay thấp hơn (điều mà lý thuyết đánh đổi không giải thích được). Lý giải đơn giản lý thuyết này cung cấp, là bởi vì không phải doanh nghiệp đó có tỷ lệ nợ mục tiêu thấp, mà vì họ không cần tiền bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ, vì họ không có đủ nguồn vốn nội bộ cho các dự án đầu tư, và vì nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của tài trợ từ bên ngoài.

Thứ hai, các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sử dụng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dựa trên tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản của tài sản, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng và giá trị đảm bảo của tài sản. Có nghĩa là nếu các yếu tố này gia tăng thì các công ty có khuynh hướng gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của nó.

Các công ty dựa trên các yếu tố tính thanh khoản tài sản, tốc độ tăng trưởng và giá trị đảm bảo của tài sản để gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp này dựa trên rủi ro kinh doanh càng cao để gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thì chưa hợp lý. Đây có thể là chiến lược kinh doanh ngắn hạn mà các công ty này lựa chọn nhưng về lâu dài nếu gia tăng tỷ lệ nợ dựa trên rủi ro kinh doanh là rất nguy hiểm cho cả cổ đông và chủ nợ bên ngoài.

Để kết thúc nghiên cứu, có thể nói rằng các công ty ngành chế biến thực phẩm cần xây dựng một chiến lược tài chính, một tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hoàn hảo của mình dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của họ một cách hợp lý nhất. Đồng thời ta thấy có ảnh hưởng đáng kể của cơ cấu vốn vào khả năng sinh lời của các doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một trong những quốc gia có lãi suất cho vay trung bình cao kéo theo lãi suất huy động nợ vay nói chung sẽ rất cao. Vì vậy các doanh nghiệp không nên vay quá nhiều trong thời kỳ lãi suất thị trường tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà nên ưu tiên sử dụng phần lợi nhuận giữ lại trước sau đó mới cân nhắc đến các khoản nợ vay bên ngoài.

5.2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn cho chiến lược phát triển của các công ty ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Qua nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngành chế biến thực phẩm và xuất phát từ tình hình ngành chế biến thực phẩm Việt Nam trong thời gian qua, đề tài đưa ra một số gợi ý trong việc ứng dụng các kết quả phân tích vào quá trình xây dựng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong ngành như sau:

Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu định lượng tác giả thấy rằng biến tính thanh khoản tài sản (LIQ) và biến giá trị đảm bảo tài sản (CVA) tác động đồng biến đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, đặc biệt yếu tố biến tính thanh khoản của tài sản có tầm ảnh hưởng mạnh nhất đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết. Điều này gợi ý rằng khi doanh nghiệp chế biến thực phẩm muốn gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc muốn tiếp cận dễ dàng hơn đến các nguồn vay nợ, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nên chú trọng đến nhân tố tính thanh khoản tài sản và giá trị đảm bảo của tài sản, cụ thể là gia tăng giá trị đảm bảo của tài sản đi kèm với việc gia tăng tính thanh khoản của công ty. Chính sách này theo tác giả đánh giá là khá phù hợp với bối cảnh hiện nay khi mà tình hình kinh tế có nhiều biến động và rủi ro nợ xấu tăng cao, chính sách tín dụng của các ngân hàng dành cho các doanh nghiệp theo đó cũng quan tâm nhiều tới chính sách quản trị tính thanh khoản và tài sản đảm bảo khoản vay của các doanh nghiệp mà ngân hàng cấp tín dụng.

Thứ hai, biến đại diện cơ hội tăng trưởng (GROWTH) tác động đồng biến lên tỷ lệ nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hàm ý rằng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam sử dụng nguồn vay nợ phục vụ cho mục đích tăng trưởng của mình và ngược lại doanh nghiệp muốn vay nợ nhiều thì doanh nghiệp phải có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Điều này cũng phù hợp cả trên khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn, trong bộ tiêu chí xét duyệt cấp tín dụng cho các doanh nghiệp của các ngân hàng, mối quan tâm hàng đầu các ngân hàng khi cấp tín dụng là xem xét mục đích và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào chứng minh được việc sử dụng vốn vay của mình là hiệu quả, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng tốt, theo đó sẽ đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ dành được nhiều ưu tiên từ phía ngân hàng cấp tín dụng.

Thứ ba, nghiên cứu cũng cho thấy rằng biến khả năng sinh lời (PRO) tác động nghịch biến lên tỷ lệ đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn. Điều này hàm ý rằng các công ty trong ngành chế biến thực phẩm phải xem xét kỹ đến nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại trước sau đó mới cân nhắc đến nguồn vay nợ từ bên ngoài. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, lãi suất cho vay ở mức tương đối cao nên việc ưu tiên nguồn lợi nhuận giữ lại trước các khoản vay bên ngoài là điều vô cùng hợp lý nhằm hạn chế các rủi ro về biến động lãi suất cũng như các chi phí về kiệt quệ tài chính khác.

Để đạt được những định hướng phát triển ổn định lâu dài, không chỉ đòi hỏi sự linh hoạt trong quản lý điều hành nền kinh tế, các thủ tục hành chính của chính phủ phải linh hoạt, phù hợp; mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Có như vậy kinh tế Việt Nam mới dần ổn định và phát triển sau khủng hoảng, và đến năm 2020 ngành chế biến thực phẩm Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

Mẫu khảo sát: Tác giả lựa chọn mẫu khảo sát của 30 công ty chế biến thực phẩm hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2011. Như vậy, xét về số lượng công ty thì mẫu nghiên cứu được tác giả chọn còn nhỏ so với tổng số các công ty chế biến thực phẩm trên cả nước. Do đó, xét về các doanh nghiệp niêm yết thì mang tính đại diện nhưng xét về các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm thì mẫu này còn rất nhỏ. Nghiên cứu này đã loại trừ các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư – nhân, doanh nghiệp Nhà Nước và các doanh nghiệp không được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM của ngành chế biến thực phẩm. Vì vậy, nó ngụ ý rằng các kết luận rút ra là có tính chất thăm dò chứ chưa suy rộng và khái quát hết cho toàn bộ các công ty khác đặc biệt là đối với những ngành khác.

Về xây dựng biến: Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và thực nghiệm cho thấy có rất nhiều nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhưng vì hạn chế về tính minh bạch thông tin của các công ty chế biến thực phẩm làm ảnh hưởng đến vấn đề thu thập thông tin cộng với giới hạn về mặt thời gian nên tác giả chưa thể đưa tất cả các biến có thể tác động đến việc lựa chọn cấu trúc của các công ty chế biến thực phẩm vào mô hình được. Đặc biệt, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến những biến nội tại của doanh nghiệp mà chưa đề cập nhiều đến các biến vĩ mô bên ngoài vào mô hình được. Chính vì vậy, kết quả mô hình phần nào đó chưa đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và đủ cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị góp phần xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho ngành chế biến thực phẩm.

Phương pháp đo lường: Nghiên cứu này được dựa trên các dữ liệu thứ cấp lấy từ báo cáo được công bố hàng năm của các công ty được lựa chọn và như vậy kết quả của nó phụ thuộc hoàn toàn vào tính chính xác của dữ liệu đó và không có dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu này. Có nhiều phương pháp khác nhau để đo đòn bẩy tài chính của một ngành. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu làm biến phụ thuộc để phân tích. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp kinh doanh các chỉ số được tính toán dựa trên số liệu đã công bố ra bên ngoài. Tác giả nghiên cứu là người phân tích bên ngoài rõ ràng là không có quyền can thiệp vào dữ liệu nội bộ của các công ty đó. Vì vậy, những quan điểm bên trong của tổ chức không thể được mô tả trong nghiên cứu này. Luận văn: Biện pháp nâng cao cấu trúc vốn tại Cty thực phẩm

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Những tác động cấu trúc vốn của các Cty thực phẩm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x