Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Một số giải pháp marketing nhằm phát triển lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty KEY dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2 Thực trạng công tác marketing cho lĩnh vực bất động sản của công ty K.E.Y.
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty K.E.Y
Công ty K.E.Y được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4102017490 ban hành bởi sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh ngày 29/08/2003. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam đã chục năm nay. Với lĩnh vực hoạt động như: Mua bán, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa máy vi tính, linh kiện máy vi tính, hệ thống mạng máy vi tính; linh kiện, thiết bị điện tử, thiết bị mạng viễn thông. Sản xuất linh kiện máy vi tính; thiết bị điện tử và viễn thông. Dịch vụ photocopy, đánh máy soạn thảo văn bản không mang tính pháp lý. Dịch vụ thay mực in, cho thuê máy vi tính. Ðại lý cung cấp dịch vụ internet. Sản xuất, mua bán phần mềm. Cài đặt phần mềm máy tính. Thiết kế tạo mẫu. Ðào tạo dạy nghề. Ðại lý mua bán ký gởi hàng hóa; Mua bán cao su. Mua bán nông sản. Kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã có bốn chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và một văn phòng đại diện tại Nhật Bản, công ty là thành viên của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI từ năm 2003. Trong lĩnh vực bất động sản, công ty đã có một chi nhánh tại địa chỉ 203-205 Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, Tp.HCM. Chi nhánh về bất động sản này đã đi vào hoạt động vào đầu tháng 03 năm 2011. Tình hình kinh doanh trong lĩnh vực mới này trong năm 2011 không mang lại kết quả như mong đợi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.2.2 Thực trạng công tác marketing cho lĩnh vực BĐS của công ty K.E.Y. Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
2.2.2.1 Sản phẩm (Product)
Những sản phẩm chính mà công ty tham gia phân phối, giới thiệu cho khách hàng là nhà phố, nhà chung cư và căn hộ trung và cao cấp. Ngay trong thời gian đầu hoạt động, công ty đã chủ động liên lạc với các nhà phân phối chính của các dự án để làm đại lý phân phối. Sản phẩm về bất động sản cũng tương đối nhiều nhưng chưa đa dạng về chủng loại. Khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm đến là những người có thu nhập cao. Trước khi lựa chọn sản phẩm để phân phối, công ty đã không có sự đầu tư cần thiết về nhu cầu thực sự của khách hàng tiềm năng nên dẫn đến không thể bán được hàng.
2.2.2.2 Giá (Prrice)
Giá của các sản phẩm mà công ty phân phối là giá thứ cấp, chưa phải là giá gốc của chủ đầu tư nên có phần hơi cao. Phần phí hoa hồng môi giới công ty đưa ra theo mặt bằng chung của khu vực là từ 1% đến 2%.
2.2.2.3 Phân phối ( Place) Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
Ban đầu công ty chủ yếu tìm đến khách hàng thông qua việc tiếp nhận các nhu cầu tại văn phòng bất động sản của công ty, hoặc cho nhân viên trực tiếp đến văn phòng đại diện của các dự án để làm việc với khách hàng. Hạn chế của công ty là công ty chưa kết hợp được một cách chặt chẻ với các nhà môi giới địa phương, đây là những người có khả năng tiếp xúc rất nhiều với khách hàng.
2.2.2.4 Xúc tiến (Promotion)
Đối với các sản phẩm mà công ty đang phân phối thì công ty đã tiến hành quảng cáo trên các báo: Tuổi trẻ và báo Mua và bán, đăng quảng cáo trên các trang báo mạng như: batdongsan.com.vn, muabannhadat.com.vn, diaoconline.vn,… Đồng thời công ty cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: mua bất động sản tại công ty được thưởng vàng, được tặng nội thất có giá trị, được hưởng lãi suất ưu đãi, … Nhân viên kinh doanh của công ty cũng đã triển khai các công việc marketing trực tiếp như: gởi email, gọi điện thoại hoặc viếng thăm những khách hàng tiềm năng. Công ty chưa thể tham gia hoặc tự tổ chức các sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh của mình tại địa phương. Riêng công tác tuyển dụng và huấn luyện nhân viên kinh doanh và bán hàng thì công ty làm tương đối thường xuyên, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ đào tạo dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm nội bộ.
2.3 Khảo sát xu hướng nhu cầu BĐS tại Tp.HCM và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua một BĐS Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Để có thể có được những thông tin làm cơ sở cho việc dự báo xu hướng của thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành tìm hiểu các thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Đã thu thập thông tin và số liệu sơ cấp thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia, khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi: tác giả đã tham khảo ý kiến của 14 chuyên gia trong ngành bất động sản (xem thêm tại phụ lục 2 – Kế hoạch tham khảo ý kiến chuyên gia; phụ lục 3 – Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia; phụ lục 4 – Một số thông tin về việc tham khảo ý kiến chuyên gia và khảo sát khách hàng) và đã khảo sát ý kiến của 250 người có nhu cầu mua nhà/đất ở hiện tại hoặc trong tương lai (xem thêm thông tin tại phụ lục 1 – Bảng câu hỏi khảo sát và phụ lục 4).
2.3.2 Kết quả khảo sát về xu hướng nhu cầu
Các thông tin thu thập đã được thống kê và phân tích, kết quả về từng tiêu chí cụ thể như sau:
Theo như kết quả khảo sát thì loại hình nhà phố riêng lẻ là đang được nhiều người lựa chọn nhất, chiếm 32%, kế đến là đất nền dự án và đất nền riêng lẻ, nhà chung cư ít được quan tâm. Kết quả này cho thấy nhiều người thích có một căn nhà riêng biệt, không chung chạ gì với ai, căn nhà thì phải gắn liền với đất, nếu chưa có căn nhà riêng thì họ lại thích mua đất nền đã được quy hoạch bài bản, chiếm 26%, thường đất nền dự án thì đảm bảo về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường sá thường thông thoáng. Nhưng nếu do yêu cầu của công việc, bắt buộc phải ở gần khu trung tâm để làm việc thì có 19% chọn nhà ở chung cư. Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
Qua biểu đồ, chúng ta nhận thấy diện tích khoảng từ 50m2 đến 75m2 có tỉ lệ nhu cầu là cao nhất, chiếm 36%. Kế đến là nhu cầu về diện tích từ 76 đến 100m2. Như vậy thông qua kết quả thống kê này chúng ta nhận thấy nhu cầu về diện tích từ khoản 40 đến 80m2 là chiếm đã số, đây có thể là nhu cầu thực của người mua nhà đất để ở hoặc kinh doanh buôn bán thật sự của đại đa số người dân.
Chiều ngang tối thiểu của căn nhà/đất:
Đa số người được khảo sát có nhu cầu mua nhà ở đường nội bộ, một vài lí do có thể dẫn đến điều này: thứ nhất là khả năng tài chính, kế đến là nhu cầu về ở và sinh hoạt kết hợp với kinh doanh nhỏ lẻ trong đường nội bộ. Kế đến là 27% nhu cầu về nhà mặt tiền lớn, nhà mặt tiền đường lớn thì đòi hỏi giá nhà cao nhưng bù lại là khả năng tạo ra dòng tiền lớn từ các khoản như: có thể cho thuê, tự mở ra kinh doanh.
Sử dụng bất động sản dự định mua vào mục đích:
Hiện nay nhu cầu mua nhà thực sự để sử dụng thể hiện khá rõ thông qua các con số thống kê về mục đích sử dụng, 38% cho mục đích để ở và sinh hoạt, 33% cho mục đích buôn bán và kinh doanh, tổng số phần trăm của hai nhu cầu này là 71%, lấn át hẳn nhu cầu đầu tư để cho thuê và bán lại của người đầu tư bất động sản. Điều này thể hiện một xu hướng nhu cầu thật của người dân là để ở và kinh doanh, giới đầu tư bất động sản không còn nhiều mặn mà với việc đầu tư bất động sản do thị trường đã đóng băng như hiện nay.
Nhu cầu bất động sản nằm ở mức giá dưới 5 tỷ chiếm 83%, điều này càng cho thấy nhu cầu nhà thực để ở và kinh doanh đang rất có tiềm năng ở giá vừa và thấp.
Vấn đề về phong thủy trong việc mua một bất động sản:
Biểu đồ 2.15: Phong thủy
Đa phần những người được hỏi về việc có quan tâm đến phong thủy khi quyết định mua một bất động sản hay không đều cho là có, tỷ lệ này theo như kết quả khảo sát của tác giả là 63%. Điều này cho thấy rằng khi tham gia đầu tư vào một bất động sản, nhà đầu tư nên chú trọng đến yếu tố phong thủy của bất động sản vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản của bất động sản đó. Một bất động sản có yếu tố phong thủy được cho là tốt sẽ dễ dàng bán hơn.
Biểu đồ 2.16: Nguồn tiền mua nhà / đất
Đa số người được khảo sát dùng tiền tự có để mua bất động sản, tỉ lệ này chiếm 42%. Thời điểm hiện nay người dân rất ngại việc vay ngân hàng với một khoản tiền lớn so với giá trị của bất động sản cần mua, trong số 58% vay tiền từ ngân hàng thì chỉ có 23% cho rằng sẽ vay trên 20%.
Phân bổ nhu cầu mua nhà/đất tại các vùng quận/huyện trên địa bàn TP.HCM:
24 quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh được chia ra thành 9 nhóm, việc phân nhóm dựa trên tiêu chí gần về vị trí địa lý và tương đối tương đồng về phát triển kinh tế, cở sở hạ tầng kỹ thuật. 9 nhóm cụ thể như sau: Nhóm 1(N1): bao gồm Q1 và Q3; Nhóm 2(N2): bao gồm Q5; Q10; Bình Thạnh, Phú Nhuận; Nhóm 3(N3): bao gồm Q2 và Q7; Nhóm 4(N4): bao gồm Q6; Q4 và Q8; Nhóm 5(N5): bao gồm Q11; Tân Bình và Tân Phú; Nhóm 6(N6): bao gồm Q12; Gò Vấp và Bình Tân; Nhóm 7(N7): bao gồm Q9 và Thủ Đức; Nhóm 8(N8): bao gồm Bình Chánh; Hóc Môn và Củ Chi; Nhóm 9(N9): bao gồm Nhà Bè và Cần Giờ. Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
Kết quả khảo sát 250 người có nhu cầu mua bất động sản tại 9 nhóm vị trí như sau: (một người có thể chọn nhiều nhóm vị trí)
Biểu đồ 2.17: Lựa chọn khu vực mua nhà / đất
Khu vực có nhu cầu cao nhất là nhóm 8 bao gồm các huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chỉ chiếm 58/250, xếp thứ nhì là nhóm 6 bao gồm các quận 12, Gò Vấp và Bình Tân. Nếu xếp gộp hai nhóm này lại một (110/250) thì ta nhận thấy xu hướng nhu cầu tăng cao nhất tại khu vực phía Tây Bắc của thành phố. Đây là khu vực đất đai còn khá rộng, tốc độ tăng dân số cao, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Trong ba quận tại khu vực này, ngoài quận Gò Vấp đã hình thành và phát triển từ khá lâu, còn lại hai quận là Bình Tân (thành lập năm 2003 trên cơ sở tách ra một số xã thuộc huyện Bình Chánh) và quận 12 (thành lập năm 1997 trên cơ sở tách ra của một số xã thuộc huyện Hóc Môn) thì mới được thành lập gần đây. Quận Bình Tân được hình thành từ việc tách huyện Bình Chánh cũ thành huyện Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 5188,02 ha. Phía đông giáp các quận Tân Phú, quận 6 và quận 8. Phía tây giáp huyện Bình Chánh mới. Phía nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh mới. Phía bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009 dân số quận Bình Tân là 572.796 người, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chánh cấp huyên cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dân số quận tăng rất nhanh, chủ yêu do dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống. Quận 12 là một trong 19 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 1 năm1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp, một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, dân số 307.449 người (tính đến 3/2006). Quận 12 được chia thành 11 phường.
Quỹ đất tại ba huyện còn lại là rất lớn, có thể dùng cho nhiều mục đích, đặc biệt sẽ là nơi sinh sống và làm việc của một lượng lớn người dân. Giao thông cũng khá thuận lợi với các tỉnh bạn lân cận, có quốc lộ 1A chạy ngang qua, không bị ảnh hưởng bởi triều cường. Đây là những thuận lợi mà hai huyện ở hướng Đông Nam không có. Huyện Cần Giờ với diện tích là khá lớn, nhưng chủ yếu là quy hoạch cho việc phát triển rừng ngập mặn, lá chắn giông bão, lá phổi xanh của thành phố, là hướng thoát nước của thành phố ra biển Đông. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè thường bị ảnh hưởng bởi triều cường. Có thể vì những lý do này mà số người lựa chọn hai huyện này thấp hơn so với nhóm về hướng Tây Bắc thành phố.
Nhìn vào biểu đồ chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy thêm một điều nữa đó là: nhu cầu mua bất động sản đang có xu hướng nhắm ra các quận huyện ven của thành phố, đặc biệt là nhắm ra hướng Tây Bắc của thành phố. Một vài nguyên nhân có thể lý giải cho vấn đề này là: nhu cầu hiện nay chủ yếu là của người có nhu cầu thực sự về chỗ ở, nhưng khả năng tài chính thì không cao, khoảng chừng 2 tỷ trở lại thì một lựa chọn ra vùng ven để mua đất hoặc nhà để ở và kinh doanh buôn bán. Theo như khảo sát ở trên ta cũng đã nhận thấy là người dân cũng thích mua đất hoặc nhà gắn liền với đất hơn là mua chung cư. Nếu người ở các quận huyện này làm việc tại các quận trung tâm thành phố thì mất khoảng chừng 30 đến 40 phút đi xe gắn máy, đây cũng là khoảng thời gian có thể chấp nhận được.
2.3.3 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quyết định mua một bất động sản. Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
Theo như kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia (xem thêm phụ lục 2,3,4) trong ngành bất động sản và thông qua tìm hiểu của tác giả thì các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua một bất động sản đó là: (T1) Giá cả phù hợp; (T2) Gần trung tâm thành phố; (T3) Tiện ích xung quanh; (T4) Đi lại thuận tiện; (T5) Pháp lý rõ ràng; (T6) Thiết kế / nội thất đẹp; (T7) An ninh trật tự; (T8) Ô nhiễm môi trường; (T9) Thanh toán linh hoạt; (T10) Mức sống tại khu vực; (T11) Phù hợp với mục đích mua; (T12) Phong thủy. Với 12 tiêu chí này, khi tiến hành khảo sát ý kiến 250 người đang có nhu cầu mua về nhà/đất, khách hàng sẽ được yêu cầu cho điểm từ 1 à12 điểm cho 12 yếu tố theo chiều tăng của mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua, thì có kết quả đã được thống kê như sau: 250 bảng khảo sát hợp lệ đã được tổng hợp theo cách: cộng tất cả các điểm theo từng tiêu chí, tiêu chí nào có tổng điểm cao chứng tỏ đó là tiêu chí mà người được khảo sát cho là quan trọng và ngược lại.
Biểu đồ 2.18: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Theo như kết quả khảo sát thì mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đến quyết định mua một bất động sản được sắp xếp theo thứ giảm dần như sau: thứ nhất là (T1) Giá cả phù hợp với 2927 điểm; kế đến là (T11) Phù hợp với mục đích mua với 2629 điểm; (T5) Pháp lý rõ ràng với 2621 điểm; (T4) Đi lại thuận tiện với 2158 điểm; (T3) Tiện ích xung quanh với 2029 điểm; (T2) Gần trung tâm thành phố với 1915 điểm; (T7) An ninh trật tự với 1345 điểm; (T6) Thiết kế / nội thất đẹp với 1323 điểm; (T12) Phong thủy với 917 điểm; (T8) Ô nhiễm môi trường với 814 điểm; (T9) Thanh toán linh hoạt với 436 và cuối cùng là (T10) Mức sống tại khu vực với 323 điểm.
Biểu đồ 2.19: Độ tuổi
Độ tuổi của các đối tượng được khảo sát chủ yếu tập trung ở khoảng từ 30 đến 40 tuổi, chiếm đến 44%, kế đến là nhóm độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, chiếm 37%.
Biểu đồ 2.20: Tình trạng hôn nhân
Đa số những người được hỏi trong cuộc khảo sát là đã lập gia đình, chiếm đến 82%.
Mức thu nhập hàng tháng:
Đa số thu nhập của các đối tượng được hỏi nằm trong khoảng 10 đến 20 triệu, chiếm 32%. Kế đến là mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm 29%.
Tóm tắt chương 2:
Trong chương này tác giả tiến hành mô tả và phân tích thực trạng của thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, phân tích kết quả khảo sát 250 người có nhu cầu mua bất động sản để dự báo xu hướng nhu cầu về bất động sản. Cũng dựa trên kết quả khảo sát này, tác giả đã xác định được thứ tự mức ảnh hưởng của các yếu tố lên quyết định mua một bất động sản. Cuối chương này tác giả đã trình bày về thực trạng công tác marketing của công ty K.E.Y. Luận văn: Thực trạng marketing về bất động sản tại Cty KEY
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp PT marketing bất động sản tại Cty KEY