Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm gas bình tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX SÀI GÒN
2.1.1. Thông tin về công ty
Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn là Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP.
Tên giao dịch quốc tế: SAI GON PETROLIMEX GAS COMPANY
Tên viết tắt : PGC-SAI GON
Trụ sở chính: số 322 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng và chức năng của công ty Tầm nhìn
Tầm nhìn của Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn “sẽ trở thành doanh nghiệp cung ứng gas và dịch vụ hoàn hảo nhất khu vực phía Nam”.
Sứ mạng
Khách hàng của Petrolimex Gas phải được hưởng những dịch vụ và chế độ hậu mãi nhanh chóng, kịp thời tương xứng với hình ảnh thương hiệu của Petrolimex Gas.
Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại nhằm cung ứng sản phẩm an toàn và tiện lợi hàng đầu trên thị trường.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Chức năng
Kinh doanh gas, các loại thiết bị kỹ thuật về gas và các dịch vụ tư vấn lắp đặt các hệ thống nguồn cung cấp gas cho các nhu cầu về gas.
Quản lý, điều hành và khai thác tốt tiềm năng về lao động, tiền vốn, cơ sở vật chất được giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ số 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty
Phòng Kinh doanh Trực tiếp: Tổ chức kinh doanh, bán hàng đối với kênh trực tiếp một cách hiệu quả theo đúng các quy định về phân cấp của công ty.
Phòng Kinh doanh Đại lý: Tổ chức kinh doanh, bán hàng gas bình đối với kênh phân phối là đại lý và tổng đại lý thành viên (gọi tắt là đại lý).
Phòng Kinh doanh Gas Công nghiệp: Tổ chức công tác kinh doanh, bán hàng gas công nghiệp. Đào tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn, nghiệp vụ, kỹ thuật.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Phòng Kế toán – Tài chính: Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính của công ty. Thực hiện công tác phát hành hóa đơn bán hàng, phiếu giao nhận hàng hóa, vật tư.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Tổ chức bộ máy công ty và các đơn vị trực thuộc. Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, quản lý nguồn nhân lực. Công tác lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, công tác đào tạo và huấn luyện.
Phòng Dịch vụ Kỹ thuật: Tổ chức thực hiện công tác dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác kinh doanh, bán hàng, đầu tư xây dựng.
2.1.4 Tình hình kinh doanh của công ty
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013-2015
Năm 2015 doanh thu của công ty chỉ bằng 85% so với năm 2014. Do giá dầu
thô giảm hơn 40% về mức dưới 40 USD/thùng (thấp nhất trong vòng 7 năm qua) kéo theo giá gas trên thị trường giảm. Ngoài ra, sự cạnh tranh gay gắt về giá bán giữa các doanh nghiệp cùng ngành, nhằm giữ vững thị phần bắt buộc công ty phải đưa ra mức giá phù hợp thị trường dẫn đến doanh thu công ty giảm mạnh so với năm 2014. Tuy nhiên, các khoản chi phí trong năm 2015 giảm so với năm 2014 như: giá vốn hàng bán giảm 109 tỷ, các khoản giảm trừ giảm 3,5 tỷ, chi phí tài chính giảm 2,1 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2 tỷ. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 đạt 18,67 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2014.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Quy trình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Quy trình nghiên cứu như hình 2.1:
Thang đo đề xuất
Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm)
Xây dựng thang đo chính thức và bảng khảo sát
Nghiên cứu định lượng (khảo sát thực tế)
Phân tích độ tin cậy (Cronbach alpha)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA )
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Đề tài đã chọn 7 yếu tố thành phần của marketing 7P để khảo sát gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, quy trình và phương tiện hữu hình. Tác giả, tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung với 9 người là khách hàng đang sử dụng gas bình petrolimex, nhân viên giao hàng, bộ phận kinh doanh (Chi tiết tại phụ lục số 02) . Từ đó, tác giả đã tiến hành điều chỉnh cho phù hợp lĩnh vực kinh doanh của công ty và đã hình thành nên 28 biến quan sát cho 7 yếu tố thuộc hoạt động marketing sản phẩm gas bình của Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn.
Tác giả sử dụng kết quả thống kê mô tả các dữ liệu khảo sát thu thâp được để xác định các nhân tố ảnh huởng đến hoạt động marketing cho sản phẩm Gas bình của công ty theo đánh giá của khách hàng và so sánh với các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn, các cơ quan hữu quan để phân tích thực trạng. Chi tiết về quy trình khảo sát được trình bày trong phụ lục 01.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Sau khi dữ liệu khảo sát được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’s Alpha để loại các biến rác. Cuối cùng phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để rút gọn và phân chia các biến thành những nhân tố có ý nghĩa hơn.
2.2.2. Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát
Tổng số phiếu điều tra phát ra là 200 phiếu, thu về 192 phiếu, trong đó có 180 phiếu hợp lệ được hiệu chỉnh trước khi đưa vào xử lý, kết quả mô tả cơ cấu mẫu như sau:
Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu khảo sát
Kết quả khảo sát bảng 2.2 về giới tính: theo kết quả khảo sát, có 77 khách hàng là nam giới chiếm 42,8%, 103 khách hàng là nữ giới chiếm 57,2%. Sản phẩm gas bình được sử dụng làm nhiên liệu chủ yếu trong nấu ăn (được sử dụng hàng ngày ở hộ gia đình, dịch vụ thương mại như nhà hàng và quán cà phê) nên tỷ lệ nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới trong khảo sát về giới tính khách hàng sử dụng gas bình.
Kết quả khảo sát về độ tuổi: khách hàng chủ yếu mua sản phẩm của công ty là nhóm độ tuổi từ 36-55 tuổi chiếm tỷ lệ 40,0% và nhóm 23-35 tuổi chiếm tỷ lệ 36,7%. Nhóm dưới 23 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 6,7%, nhóm trên 55 tuổi chiếm 16,7%, hai nhóm này tuy tỷ lệ không cao nhưng được công ty đánh giá đây là những khách hàng tiềm năng của công ty nên cần chú trọng trong công tác marketing đến đối tượng khách hàng này.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Kết quả khảo sát về nghề nghiệp: Nhóm nghề nghiệp khách hàng sử dụng gas bình của công ty nhiều nhất là nhóm nhân viên văn phòng, chiếm tỷ lệ 38,9%. Ngoài ra, nhóm nghề nghiệp kinh doanh cũng là nhóm có tỷ lệ cao chiếm 27,2%. Đây là hai nhóm khách hàng mục tiêu của công ty. Các nhóm nghề nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ như nhóm công nhân chiếm 18,9%; sinh viên chiếm tỷ lệ 3,9% và nhóm nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ 11.1%.
Kết quả khảo sát thu nhập của khách hàng: có 55 khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 30,6%. Nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng là nhóm khách hàng có tỷ lệ cao nhất chiếm 45,0%. Hai nhóm khách hàng còn lại là từ 10-15 triệu và trên 15 triệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,7% và 7,8%. Nghề nghiệp hai nhóm khách hàng này chủ yếu là kinh doanh.
2.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng (corrected item – total correlation) đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 thi biến đó đạt yêu cầu. Nếu Cronbach’s Anpha ≥ 0,60 là thang đó có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.
Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0,4 thì bị loại và thang đo được chọn khi Cronbach Anpha từ 0.6 trở lên.
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (Chi tiết xem tại phụ lục 5). cho thấy các thành phần đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,4 nên đều đạt yêu cầu.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của dữ liệu thông qua hai đại lượng là chỉ số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) và kiểm định Barlett và kiểm định Barlett’s (tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá tại Phụ lục 6)
Điều kiện cần để phân tích EFA là giữa các biến quan sát phải có mối tương quan. Điều kiện đủ để phân tích EFA thích hợp là hệ số KMO thỏa mãn 0,5 ≤ KMO ≤1.
Tác giả đặt giả thuyết H0:“Các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể”. Với kết quả là KMO = 0,734 lớn hơn 0,5; kiểm định Bartlett’s là 1997.124 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05. Do đó giả thuyết H0 bị bác bỏ, như vậy giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Để xác định số lượng nhân tố, nghiên cứu sử dụng 2 tiêu chuẩn: Thứ nhất, tiêu chuẩn Eigenvalue nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ với những nhân tố có Eigenvalue >1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả có 7 nhân tố có giá trị Eigenvalue >1. Thứ hai, tiêu chuẩn tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích lớn hơn 50%. Kết quả rút ra được 7 nhân tố, giải thích được 66,603% biến thiên của dữ liệu. Từ đó, nghiên cứu kết luận phân tích EFA rút ra được 7 nhân tố.
Để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố. Điều kiện có ý nghĩa thực tiễn của hệ số tải nhân tố ≥ 0,5. Kết quả, hệ số tải của tất cả các biến quan sát đều > 0,5, đáp ứng tốt điều kiện tiến hành phân tích.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM GAS BÌNH TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX
2.3.1. Hoạt động về sản phẩm Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khách hàng đánh giá về sản phẩm gas bình của công ty như bảng 2.3:
Bảng 2.3: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm
Qua Bảng 2.3, ta thấy tiêu chí “Sản phẩm Gas bình Petrolimex luôn đảm bảo chất lượng” có giá trị trung bình là 3,80; tiêu chí “Vỏ bình gas được thiết kế đẹp” có giá trị trung bình là 3,26; tiêu chí “Chủng loại gas bình Petrolimex Sài Gòn phù hợp nhu cầu khách hàng” có giá trị trung bình là 3,47. Tiêu chí “ “Nhãn hiệu sản phẩm có thể dễ dàng phân biệt với các hãng gas khác” được khách hàng đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình là 3,15. Thực tế, hãng kinh doanh gas có uy tín thường gắn liền với màu sơn vỏ bình đặc trưng và người tiêu dùng thường hay nhận diện thương hiệu qua màu sắc vỏ bình (Gas Petrolimex sử dụng vỏ bình màu xanh hòa bình). Trong thời gian qua, tình trạng nhiều hãng gas ăn theo thương hiệu Gas Petrolimex trên thị trường bằng cách sơn vỏ bình có màu giống hệt với màu của Gas Petrolimex. Gây khó khăn cho khách hàng nhận diện thương hiệu cũng như ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung đánh giá của khách hàng về các tiêu chí đều lớn hơn 3, cho thấy khách hàng đánh giá hoạt động về sản phẩm của công ty đều đạt mức trung bình trở lên.
Hiện nay, Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn đang kinh doanh 3 loại gas bình: loại 12kg van đứng, loại 12 kg van ngang và loại 48kg.
Bảng 2.4: Sản lượng và lợi nhuận các loại gas bình của công ty từ 2013 – 2015
Từ bảng 2.4 , ta có thể thấy tổng sản lượng gas bình loại 12kg van đứng và loại 48kg chiếm đến 84% sản lượng bán và 90,8% về lợi nhuận mảng kinh doanh gas bình của công ty năm 2015. Loại van chụp của bình gas van đứng có thể tháo lắp nhanh, ngắt gas khi đóng điều áp (sau khi nấu), sử dụng bền, ổn định và rất khó để làm giả vì vậy gas bình van đứng đang được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng ngày càng nhiều (bình quân sản lượng tăng trên 10% so với năm trước. Bình loại 12 kg van đứng đang đước tiêu thụ mạnh qua kênh tổng đại lý thành viên và đại lý nhờ hệ thống mạng lưới phân phối phủ rộng có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Loại bình 48kg có mức sản lượng bán và lợi nhuận cao nhất đối với sản phẩm gas bình. Khách hàng sử dụng loại bình 48kg chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp sản xuất…. đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
2.3.2. Hoạt động về giá Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khách hàng đánh giá về giá bán sản phẩm gas bình của công ty như bảng 2.5:
Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về giá bán
Qua bảng 2.5, ta thấy khách hàng đánh giá thấp tiêu chí“Mức giá sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của các hãng khác” với giá trị trung bình là 2,63; Nguyên nhân chính là do nguồn gas đầu vào của công ty chủ yếu nhập khẩu nên chi phí đầu vào và giá bán cao hơn so với sản phẩm của các hãng gas khác. Ngoài ra, chi phí cao còn do nguyên nhân hàng năm công ty phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư vỏ bình, đổi vỏ bình của các hãng gas khác nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Khách hàng đánh giá ở mức độ trung bình của tiêu chí “Giá bán sản phẩm tương xứng với chất lượng sản phẩm” có giá trị trung bình là 3,40; Tiêu chí “Giá b á n s ả n p h ẩ m không chênh lệch nhiều giữa các điểm bán” có giá trị trung bình là 3,04.
Chỉ tiêu được khách hàng đánh giá tương đối thấp về tiêu chí “Giá bán sản phẩm rất ổn định, ít biến động” với giá trị trung bình là 2,87. Giá gas của công ty được tính dựa vào giá gas của thế giới với những điều chỉnh đối với thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Trong những năm gần đây, giá dầu thô thường xuyên biến động kéo theo giá gas trên thị trường và công ty thay đổi theo.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Bảng 2.6: So sánh giá bán gas bình của công ty với các đối thủ cạnh tranh
Nhìn vào bảng 2.6, ta có thể thấy giá sản phẩm gas bình của Petrolimex cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính. Do nguồn hàng chủ yếu của Gas Petrolimex Sài Gòn được nhập khẩu từ nước ngoài (chịu ảnh hưởng lớn từ các khoản chênh lệch tỷ giá, chi phí vận chuyển ….), trong khi đó các doanh nghiệp khác như PV Gas South và Sài Gòn Petro chủ yếu nguồn hàng cung cấp trong nước. Gas nhập khẩu có nhiệt lượng cao, thời gian sử dụng dài, không chứa nhiều tạp chất so với gas được sản xuất trong nước. Để đảm bảo nguồn hàng ổn định và mức giá cạnh tranh, duy trì mức tồn kho dự trữ để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong trường hợp nhu cầu thị trường có sự gia tăng ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, chính sách này làm phát sinh thiệt hại chênh lệch giá hàng tồn kho, đặc biệt là biến động của tỷ giá hối đoái. Hàng năm công ty phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư vỏ bình, đổi vỏ bình của các hãng gas khác. Ngoài ra, nhập khẩu gas đang có nhiều quy định, văn bản bất hợp lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành, trong đó bao gồm quy định không phù hợp về quản lý chất lượng, thủ tục hải quan đối với hãng gas nhập khẩu, quy định khai báo hóa chất (doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai báo đối với từng chuyến hàng nhập khẩu, mất thời gian và chi phí, quy định mâu thuẫn về thời gian nộp giấy khai báo).
Các hãng kinh doanh gas sử dụng nhiều biện pháp cạnh tranh từ giá bán (điều chỉnh giá bán nhiều lần trong tháng, bao giá: nhận hàng trong tháng nhưng áp dụng đơn giá hàng tháng sau tại thời điểm dự báo giá tháng sau giảm, chiết khấu mạnh giá bán theo sản lượng…), tài trợ tín dụng để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.
Đặc biệt năm 2013, Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PVGAS South – thành viên Tổng công ty Khí Việt Nam) đã đưa ra thị trường phía Nam loại bình 12kg van đứng mang màu xanh giống màu của Petrolimex Gas với chính sách giá bán chênh lệch rất mạnh để xâm nhập các nhà phân phối và đại lý bán lẻ.
2.3.3. Hoạt động về phân phối Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khách hàng đánh giá về giá bán sản phẩm gas bình của công ty như bảng 2.7:
Bảng 2.7: Đánh giá của khách hàng về phân phối
Qua bảng 2.7 ta có thể thấy đa số khách hàng đều đánh giá cao về hoạt động kênh phân phối của công ty. Tiêu chí “Sản phẩm được kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau” có giá trị trung bình 3,61; Tiêu chí “Địa điểm kinh doanh ở vị trí thuận tiện” có giá trị trung bình là 3,44; Tiêu chí “Luôn cung cấp đủ hàng khi có yêu cầu” có giá trị trung bình là 3,33; Tiêu chí “Tôi dễ dàng mua được sản phẩm khi có nhu cầu” được khách hàng đánh giá thấp nhất với trung bình là 3,04.
Hiện nay, Công ty đang phân phối sản phẩm gas bình thông qua các kênh
Hình 2.2: Hệ thống kênh phân phối của PGC Sài Gòn
Kênh bán hàng trực tiếp: Kênh bán hàng trực tiếp do bộ phận tiếp thị Phòng Kinh doanh Trực tiếp tổ chức tiếp cận, phát triển khách hàng những khách hàng thương mại – công nghiệp. Công ty tập trung vào phát triển khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Cửa hàng trực thuộc: hiện nay, công ty có 10 cửa hàng gas trực thuộc tại các quận trung tâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những cửa hàng do công ty đầu tư nhằm chủ động trong hoạt động phân phối sản phẩm ra thị trường.
Tổng đại lý thành viên: là kênh phân phối qua 9 công ty xăng dầu thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Với lợi thế hệ thống cửa hàng xăng dầu của các tổng đại lý thành viên phủ đều, phủ rộng việc phát triển hệ thống phân phối nếu đầu tư phát triển qua kênh này thì rất có tiềm năng.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Đại lý phân phối: là những doanh nghiệp ngoài ngành làm trung gian phân phối sản phẩm của công ty.
Bảng 2.8: Sản lượng và lợi nhuận bán hàng qua các kênh phân phối
Chúng ta có thể thấy sản lượng bán gas bình của công ty chủ yếu qua kênh bán trực tiếp và bán qua hệ thống cửa hàng (chiếm đến 66% về sản lượng năm 2015). Kênh bán qua đại lý và đại lý phân phối do tình hình cạnh tranh gay gắt nhằm tranh giành đại lý giữa các doanh nghiệp kinh doanh gas nên bán hàng qua đại lý chỉ chiếm 24% về sản lượng trong hoạt động kinh doanh gas bình. Kênh bán hàng qua Tổng đại lý thành viên tuy được xem là kênh phát triển bán hàng tiềm năng tuy nhiên do phối hợp chưa được tốt trong việc phát triển kinh doanh giữa công ty và tổng đại lý thành viên nên sản lượng qua kênh này chỉ chiếm khoảng 15% về sản lượng gas bình.
Bảng 2.9. So sánh hệ thống kênh phân phối của PGC Sài Gòn với các đối thủ cạnh tranh
Nhìn vào bảng 2.9, so với các doanh nghiệp cùng ngành như PVGas South, SaiGon Petro thì Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn có số lượng đại lý, tổng đại lý ít hơn. Hiện nay, giá bán của công ty cho các đại lý tương đối cao, hoạt động khuyến khích bán hàng, hỗ trợ người bán còn ít, kém hấp dẫn so với các so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài ra, chính sách bán hàng của công ty chủ yếu tập trung phát triển phân phối qua hệ thống cửa hàng trực thuộc nên hoạt động phân phối qua các trung gian thương mại đang còn nhiều hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
2.3.4. Hoạt động về xúc tiến Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khách hàng đánh giá về hoạt động xúc tiến cho sản phẩm gas bình của công ty như bảng 2.10:
Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về xúc tiến
Nhìn vào bảng 2.10, ta thấy khách hàng đánh giá thấp hoạt động xúc tiến của công ty. Chỉ tiêu “Sản phẩm xuất hiện nhiều trên phương tiện quảng cáo” có giá trị trung bình là 2,72; Chỉ tiêu “Chương trình quảng cáo ấn tượng” có giá trị trung bình là 2,49; Chỉ tiêu “Công ty có nhiều chương trình khuyến mãi sản phẩm” có giá trị trung bình là 2,26; Chỉ tiêu “Công ty có hoạt động quan hệ công chúng tốt” giá trị trung bình là 2,62. Sau đây, chi tiết các hoạt động xúc tiến của công ty trong thời gian qua:
Quảng cáo
Công ty thực hiện hoạt động quảng cáo của mình thông qua truyền hình, bảng hiệu, quảng cáo ngoài trời, trưng bày tại các cửa hàng, đại lý, tổng đại lý trực thuộc; quảng bá trên trang website của công ty. Về quảng cáo trên truyền hình do kinh phí có hạn nên công ty chủ yếu sử dụng kiểu quảng cáo lướt qua. Tuy nhiên, lượng thông tin cung cấp đến khách hàng qua hoạt động quảng cáo còn chưa được nhiều, kém hấp dẫn, số lượng khách hàng tiếp xúc với hình thức này chưa cao.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khuyến mãi
Hoạt động khuyến mãi của công ty chủ yếu tập trung cho khách hàng là đại lý, tổng đại lý ngoài ngành vì đây là đối tượng khách hàng chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp khác trên thị trường. Công ty áp dụng những đợt chiết khấu giảm giá trong một thời gian nhất định trong kỳ. Tùy từng khu vực, đối tượng khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường mà công ty lựa chọn mức độ khuyến mãi. Tuy nhiên, nếu so với các doanh nghiệp khác thì mức độ khuyến mãi dành cho đại lý của công ty còn ít và kém hấp dẫn. Về hoạt động khuyến mãi đối tượng là hộ tiêu dùng thì hiện nay công ty rất ít khi thực hiện, chủ yếu áp dụng vào đợt kỷ niệm ngày thành lập công ty và tết âm lịch. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và Công ty CP Khí hóa lỏng Miền Nam (PVGas South) thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi mua sản phẩm gas bình.
Quan hệ công chúng
Công ty đang bắt đầu thiết lập mối quan hệ với báo chí nhằm truyền tải những thông tin trên các trang thông tin đại chúng về sản phẩm, hình ảnh công ty. Ngoài ra, trên website của công ty đăng tải các thông tin báo chí viết về công ty trong mục “Tin tức sự kiện – báo chí viết” để tuyên truyền. Công ty tuyên truyền sản phẩm của mình nhằm giúp khách hàng phân biệt, tránh mua sản phẩm gas giả nhái nhãn hiệu gas Petrolimex. Do mới bắt đầu quan tâm đến hoạt động quan hệ công chúng nên hoạt động này vẫn còn ít, mức độ tác động đến nhóm mục tiêu còn thấp.
Tóm lại: Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn đã có triển khai một số hoạt động. Tuy nhiên các hoạt động xúc tiến còn ít, hiệu quả còn thấp. Hiện nay, xúc tiến là một công cụ tăng khả năng cạnh tranh và được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Trong thời gian tới, công ty cần đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nhằm tạo sự ấn tượng và thu hút khách hàng.
2.3.5. Hoạt động về con người Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khách hàng đánh giá về hoạt động con người cho sản phẩm gas bình của công ty như sau:
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về con người
Nhìn vào bảng ta thấy tiêu chí “Nhân viên có hiểu biết tốt về sản phẩm” có giá trị trung bình là 3,60; tiêu chí “Nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt” có giá trị trung bình là 3,12; tiêu chí “Tác phong làm việc của nhân viên rất chuyên nghiệp” có giá trị trung bình là 3,02; tiêu chí “Nhân viên luôn chủ động, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi có yêu cầu” có điểm bình quân là 3,21. Nhìn chung, khách hàng đánh giá về yếu tố con người chỉ nằm ở mức độ trung bình. Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh nên bộ phận trực tiếp tiếp xúc khách hàng của công ty là nhân viên giao gas.
Chủ yếu đội ngũ giao gas được tuyển dụng là lao động phổ thông nên cung cách phục vụ, tác phong làm việc, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.12: Tình hình lao động của công ty từ năm 2013 – 2015
Cơ cấu lao động của Công ty chủ yếu là lao động trẻ, năng đông và nhiệt tình trong công việc. Trong đó, có 41% nhân viên của công ty có trình độ đại học. Đội ngũ lao động trẻ dễ tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật, nắm bắt được tình hình thị trường nhanh chóng giúp đưa ra các chính sách thích hợp nhằm nắm bắt cơ hội.
Công tác tuyển dụng:
Công ty có hai nguồn tuyển dụng chính đó là tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng từ bên ngoài. Tuyển dụng nội bộ thường ưu tiên các vị trí đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về công ty đối với các vị trí lãnh đạo. Tuyển dụng bên ngoài áp dụng đối các vị trí như chuyên viên các phòng nghiệp vụ, nhân viên giao gas, nhân viên kỹ thuật.
Các hình thức đang tuyển bao gồm đăng báo (tuổi trẻ, người lao động…), website của công ty. Vị trí ưu tiên chủ yếu trong tuyển dụng của công ty là lao động bán hàng.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Công tác đãi ngộ
Bảng 2.13: So sánh thu nhập bình quân người lao động của công ty so với các đối thủ cạnh tranh
Qua bảng 2.13, ta thấy thu nhập lao động của công ty nằm ở mức tương đương với Sài Gòn Petro, và thấp hơn so Công ty Khí hóa Lỏng Miền Nam (PV Gas South). Trong thời gian tới công ty cần tạo động lực cho người lao động, đẩy mạnh sản lượng bán bằng hình thức khoán tiền lương theo đơn giá tiền lương có gắn với năng suất lao động tới các bộ phận và cá nhân người lao động (đặc biệt là các bộ phận liên quan đến bán hàng), gắn quyết toán và chi tiền lương với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Công tác đào tạo
Công ty chủ yếu mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao nghiệp vụ của nhân viên. Chủ yếu các khóa đào tạo này chủ yếu dành cho các phòng nghiệp vụ, cửa hàng trưởng. Về các lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng đang còn hạn chế đối tượng được đào tạo. Do đặc thù công việc của nhân viên giao gas mang tính lưu động, phạm vi địa bàn phục vụ khách hàng rộng nên công tác đào tạo kỹ năng bán hàng gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu đội ngũ giao gas tự học hỏi lẫn nhau và đúc kết trong lĩnh vực thực tế, chưa được tham gia đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng. Để nâng cao năng lực nhân viên giao gas, công ty cần chú trọng hoạt động đào tạo này trong thời gian tới.
2.3.6. Hoạt động về quy trình Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khách hàng đánh giá về hoạt động quy trình của công ty như sau:
Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng về quy trình
Nhìn vào bảng ta thấy tiêu chí “Quá trình thủ tục đặt hàng đơn giản”được khách hàng đánh giá là 3,61; tiêu chí “Quá trình giao hàng nhanh chóng” là 3,02; tiêu chí “Quá trình từ vấn về sản phẩm dịch vụ dễ hiểu” là 3,12. Tiêu chí “Quá trình xử lý khiếu nại một cách nhanh chóng, thỏa đáng” được khách hàng đánh giá thấp nhất với trung bình là 2,64. Do quy trình xử lý khiếu nại của công ty còn rườm rà, không quy định rõ nhiệm vụ của các bộ phận trong vấn giải quyết vấn đề khiếu nại, thời gian giải quyết khiếu nại.
Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình trong hoạt động kinh doanh, công ty đã chủ động xây dựng, cải tiến các quy trình, quy phạm trong công tác sản xuất kinh doanh gắn với công tác xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Các quy trình sẽ giúp cho công ty đơn giản hóa các nhiệm vụ phức tạp, giảm thiểu được rủi ro, tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh. Hầu hết các quy trình được thực hiện và tuân thủ tương đối tốt, mang lại hiệu quả cao như quy trình đóng nạp gas bình, quy trình công nghệ kiểm định và bảo dưỡng gas bình, quy trình giao hàng, quy trình huấn luyện nhân viên bán hàng. Chỉ trừ những trường hợp mới phát sinh hoặc ngoại lệ, đơn vị còn lúng túng trong quá trình xử lý như quy trình tương tác giữa các bộ phận, quy trình giải quyết sự cố, quy trình giải quyết khiếu nại , quy trình tư vấn khách hàng.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Việc giải quyết quy trình ngoài yêu cầu về mặt kết quả còn phải đáp ứng cả yêu cầu về thời gian thực hiện. Định vị hoạt động của mình là cung cấp sản phẩm, dịch vụ đơn giản hóa, giải quyết khách hàng một cách thuận tiện. Tuy vậy, các quy trình của công ty vẫn chưa thật sự tối ưu về thời gian xử lý. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên biến động vì vậy các quy trình thường phải được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Nhưng thực tế tại công ty, những thay đổi được cập nhật vào quy trình đang còn thiếu tính hệ thống, chồng chéo và thường phải ban hành các quyết định, các văn bản sửa đổi gây khó khăn cho nhân viên, các bộ phận trong quá trình thực hiện. Trong thời gian tới, Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn cần xây dựng, hoàn thiện các quy trình nhằm xây dựng bộ quy trình chuẩn cho hoạt động kinh doanh của mình.
2.3.7. Hoạt động về phương tiện hữu hình
Đánh giá của khách hàng về phương tiện hữu hình như sau:
Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng về phương tiện hữu hình
Nhìn vào bảng ta thấy tiêu chí “Dễ dàng nhận ra nhân viên giao hàng của công ty thông qua đồng phục” được khách hàng đánh giá với trung bình là 3,23; tiêu chí “Hệ thống cửa hàng của công ty được thiết kế khang trang” là 3,62; tiêu chí “Bảng hướng dẫn khách hàng ngắn gọn, rõ ràng” được khách hàng đánh giá trung bình là 3,02. Do các bảng hướng dẫn khách hàng tại cửa hàng được công ty thiết kế đã lâu, chưa được sửa đổi bổ sung lại cho phù hợp với hiện tại. Tiêu chí “Công ty có nhiều trang thiết bị hiện đại” cũng chỉ được khách hàng đánh giá với trung bình là 3,17. Nhìn chung, khách hàng đánh giá về các tiêu chí phương tiện hữu hình của công ty nằm ở mức độ trung bình.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Với định hướng phát triển vững chắc Gas Petrolimex Sài Gòn đã đầu tư đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất đến nâng cao chất lượng quản lý nhằm đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm về gas của xã hội với chất lượng phục vụ tốt nhất. Hiện nay, Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn có 1 trụ sở chính, 10 cửa hàng trực thuộc chuyên kinh doanh gas trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, 4 chi nhánh tại Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Tiền Giang. Hầu hết, các cửa hàng và chi nhánh đều được xây dựng khang trang tại các vị trí giao thông thuận tiện. Công ty đã phát triển hệ thống công nghệ sản xuất và dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – tiêu dùng của xã hội. Kho gas đặt tại huyện Nhà Bè của Công ty có hệ thống công nghệ, cầu cảng, bồn chứa 2.000 tấn, là một trong những kho gas hiện đại nhất trong cả nước.
Đồng phục nhân viên đồng nhất sử dụng màu xanh nước biển, cầu vai màu da cam, logo petrolimex gas được thêu trên ngực áo đối với nhân viên viên giao gas. Tuy nhiên, đồng phục cho nhân viên làm việc tại văn phòng chưa được công ty áp dụng. Bảng tên nhân viên tuy đã được làm nhưng số lượng nhân viên không thực hiện quy định mang bảng tên trong quá trình làm việc đang còn tồn tại. Nếu trang phục nhân viên được đồng bộ, lịch sử thể hiện được sự nghiêm chỉnh, cẩn trọng, chuyên nghiệp trong công việc.
Các biểu mẫu của Gas Petrolimex Sài Gòn đều có logo của công ty ở góc trái. Nhung các biểu mẫu chưa được trình bày trang trọng, thống nhất kích cỡ cho từng biểu mẫu của công ty tuy được xây dựng đã lâu nhưng lượng thông tin đăng còn ít, thời gian tin bài đăng đã lâu, thiết kế chưa bắt mắt.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM GAS BÌNH TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX SÀI GÒNLuận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Qua phân tích thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn, tác giả có những đánh giá sau
Sản phẩm
Ưu điểm: Thương hiệu đã tạo được uy tín trên thị trường và được khách hàng, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng.
Khuyết điểm: Vỏ bình gas được thiết kế chỉ nằm ở mức độ trung bình, chưa thực sự đẹp và bắt mắt. Nhãn hiệu trên sản phẩm của công ty chưa phân biệt cao so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Nguyên nhân: Hãng kinh doanh gas có uy tín thường gắn liền với màu sơn vỏ bình đặc trưng và người tiêu dùng thường hay nhận diện thương hiệu qua màu sắc vỏ bình. Gas Petrolimex sử dụng vỏ bình màu xanh hòa bình. Tình trạng nhiều hãng gas ăn theo những thương hiệu Gas Petrolimex bằng cách sơn vỏ bình có màu giống hệt với màu của Gas Petrolimex gây ra tình trạng nhầm lẫn, giảm khả năng nhận diện thương hiệu gas bình của công ty.
Giá bán
Ưu điểm: Khách hàng đánh giá cao về mức giá và chất lượng sản phẩm tương xứng với nhau.
Khuyết điểm: Giá bán cao hơn hầu hết các thương hiệu khác trên thị trường. Chi phí đầu vào còn cao hơn so với bình quân ngành. Giá bán gas bình của công ty thường xuyên biến động.
Nguyên nhân: Nguồn hàng công ty chủ yếu nhập ngoại trong khi hoạt động dự báo giá gas thế giới đang còn hạn chế. Dẫn đến chi phí đầu vào của công ty như chi phí nguồn hàng nhập khẩu, thuế, vận chuyển cao hơn các doanh nghiệp khác sử dụng chủ yếu nguồn hàng nội địa.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Giá dầu thô thường xuyên biến động kéo theo giá gas trên thị trường, công ty thay đổi.
Phân phối
Ưu điểm: Sản phẩm của công ty được kinh doanh ở nhiều địa điểm, khu vực. Địa điểm kinh doanh ở vị trí thuận tiện. Kênh bán hàng qua hệ thống cửa hàng gas trực thuộc đem lại sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Nhược điểm: Số lượng đại lý, tổng đại lý của công ty ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành như PV Gas South, SaiGon Petro. Kênh phân phối qua Tổng đại lý (các Công ty Xăng dầu thành viên trực thuộc Petrolimex) tuy được xem là kênh tiềm năng nhưng sản lượng, hiểu quả kinh doanh đem lại thấp nhất trong tất cả các kênh phân phối. Công ty chưa chú trọng phát triển kênh phân phối gián tiếp.
Nguyên nhân: Do giá bán cao, hoạt động khuyến khích bán hàng, hỗ trợ người bán ít, kém hấp dẫn so với các so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Chính sách bán hàng của công ty chủ yếu tập trung phát triển phân phối qua hệ thống cửa hàng trực thuộc nên hoạt động phân phối qua đại lý còn nhiều hạn chế.
Kênh bán hàng qua Tổng đại lý thành viên tuy được xem là kênh phát triển bán hàng tiềm năng tuy nhiên do phối hợp chưa được tốt giữa hai bên nên hiệu quả mang lại chưa đạt mục tiêu đề ra.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Xúc tiến
Ưu điểm: Đã triển khai một số hoạt động xúc tiến tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao.
Khuyết điểm: Lượng thông tin cung cấp đến khách hàng qua hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng còn chưa nhiều, kém hấp dẫn. Hoạt động khuyến mãi của công ty chủ yếu tập trung vào khách hàng là đại lý. Chương trình khuyến mãi dành cho hộ tiêu dùng còn ít khi thực hiện.
Nguyên nhân: Do hạn chế về kinh phí, nguồn lực, công ty chủ yếu tập trung vào bán hàng vì hoạt động xúc tiến như quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến hiệu quả còn thấp.
Con người
Ưu điểm: Nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ, có kiến thức tốt về sản phẩm.
Khuyết điểm: Các lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng đối tượng được đào tạo đang còn ít. Chủ yếu đội ngũ giao gas tự học hỏi lẫn nhau và đúc kết trong lĩnh vực thực tế, chưa được tham gia đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng, giao tiếp với khách hàng.
Nguyên nhân: Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh nên bộ phận trực tiếp tiếp xúc khách hàng của công ty là nhân viên giao gas. Chủ yếu nhân viên giao gas là lao động phổ thông nên cung cách phục vụ, tác phong làm việc, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, công việc lực lượng giao gas có tính chất lưu động, địa bàn phục vụ khách hàng lớn nên rất khó tập trung đào tạo.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Quy trình
Ưu điểm: Qúa trình mua hàng đơn giản. Quá trình giao hàng đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Công ty bắt đầu soạn thảo, áp dụng các quy trình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khuyết điểm: Nhiều quy trình cần sửa đổi, bổ sung. Các quy trình chưa thật sự tối ưu về thời gian xử lý. Đặc biệt là quy trình xử lý khiếu nại.
Những thay đổi được cập nhật vào quy trình đang còn thiếu tính hệ thống, gây ra hiện tượng chồng chéo, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Nguyên nhân: Chưa xây dựng được quy trình chuẩn trong hoạt động kinh doanh. Chưa có bộ phận chuyên trách để xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy trình, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận liên quan thực hiện các quy trình theo quy định.
Phương tiện hữu hình
Ưu điểm: Cơ sở vật chất được thiết kế khang trang. Trang thiết bị hiện đại, thuận tiện. Bên trong cửa hàng gas được bố trí rộng rãi, thoáng mát.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
Khuyết điểm: Trang phục nhân viên được đồng bộ. Việc chấp hành quy định trang phục của nhân viên chưa cao.
Thông tin trên Website còn ít, không được cập nhật thường xuyên.
Bảng hướng dẫn khách hàng không rõ ràng.
Nguyên nhân: Công ty chưa áp dụng đồng phục cho nhân viên văn phòng.
Chưa quản lý chặt chẽ trong việc nhân viên mang bảng tên trong làm việc.
Việc đầu tư nội dung trên website còn chưa được quan tâm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Gas Petrolimex từ giai đoạn 2013 – 2015. Sau đó, tác giả đi vào phân tích chi tiết thực trạng hoạt động Marketing cho sản phẩm gas bình thông qua các yếu tố sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị, con người, quy trình, phương tiện hữu hình cũng như phân tích tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về các yếu tố này. Từ đó, cho thấy được những ưu, nhược điểm trong hoạt động Marketing sản phẩm gas bình của công ty, làm nền tảng để xây dựng các giải pháp giúp công ty hoàn thiện hoạt động Marketing cho sản phẩm của mình.
Tiếp theo chương 3, tác giả đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp từ các chương trước nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động cho sản phẩm gas bình của Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn.Luận văn: Thực trạng marketing tại Cty Gas Petrolimex Sài Gòn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp marketing tại Công ty Gas Petrolimex