Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30 hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành nghiên cứu theo qui trình sau :
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu của Luận văn
Các bước thực hiện gồm:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
Bước 2: Tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết nền: tác giả tiến hành tìm hiểu sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển; các khái niệm liên quan về QTCT và QTLN.
Bước 3: Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây trong nước và ngoài nước: tác giả tiến hành thu thập và tóm tắt lại các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Bước 4: Xây dựng giả thuyết và thiết lập các mô hình: dựa vào tìm hiểu của bản thân và kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình hiện tại.
Bước 5: Xây dựng đề cương: từ các giả thuyết và mô hình xây dựng, tác giả xây dựng đề cương thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích thực hiện một cách khoa học nhất.
Bước 6: Tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên các công ty niêm từ năm 2012 – 2016 công bố trên trên website HOSE : từ vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả tiến hành tìm kiếm, thu thập các BCTC phù hợp của các công ty niêm yết VN30 tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, tác giả không tiến hành phiếu khảo sát.
Bước 7: Phân tích dữ liệu: với dữ liệu thu thập ở bước 6, tác giả tiến hành thống kê mô tả, lập mô hình tương quan và hồi quy cho các nhân tố xây dựng trong giả thuyết.
Bước 8: Giải thích kết quả và gợi ý chính sách: từ kết quả phân tích ở bước 7, dựa vào một số chỉ tiêu liên quan, tác giả tiến hành giải thích kết quả thu được và đề xuất một số gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao mức độ QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
3.2. Mô tả tổng thể mẫu nghiên cứu
Hiện nay, trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đều có đại diện của 30 công ty niếm yết lớn cụ thể như tại TP.HCM có VN 30 Index và tại Hà Nội có HNX 30 Index. Các công ty này được lựa chọn dựa vào tính thanh khoản cao và vốn hóa thị trường lớn, tuy nhiên do giới hạn trong nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu số liệu của các công ty VN 30 index được Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM công bố danh mục cổ phiếu thành phần rổ VN30 bao gồm 30 công ty chính thức và danh mục cổ phiếu dự phòng bao gồm 5 công ty. Đề tài tiến hành nghiên cứu 107 công ty niêm yết phi tài chính (Phụ lục 1) trong giai đoạn 2012- 2016.
3.3 Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
3.3.1 Lựa chọn và đo lường các biến
3.3.1.1 Biến phụ thuộc : Quản trị lợi nhuận
Trong mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận công bố ở nước ngoài, các tác giả dựa trên nguyên tắc dồn tích kế toán để chia lợi nhuận thành hai loại là lợi nhuận thực thu bằng tiền và lợi nhuận dồn tích. Trong đó lợi nhuận thực thu bằng tiền hình thành từ các khoản thực thu thực chi trong kỳ. Lợi nhuận dồn tích là lợi nhuận được tính trong kỳ của doanh nghiệp nhưng chưa thu được tiền như các khoản doanh thu bán chịu cho khách hàng, các khoản chi phí phải trả, chi phí trích trước, chi phí dự phòng, khấu hao tài sản cố định trong kỳ…Tuy nhiên các nhà quản lý thường không thể thực hiện điều chỉnh trên các khoản lợi nhuận bằng tiền, mặc khác khoản lợi nhuận dồn tích thì các nhà quản lý có thể điều chỉnh. Trên lý thuyết, nguyên tắc dồn tích nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh đúng doanh thu, chi phí trong kỳ nhằm đảm bảo lợi nhuận được phản ánh một cách trung thực và hợp lý. Trong thực tế, nguyên tắc này có thể dùng để điều chỉnh lợi nhuận như ghi nhận doanh thu khi chưa phát sinh nghiệp vụ bán hàng hoặc các khoản trích lập dự phòng, chi phí phải trả, phân bổ chi phí nhằm gia tăng hay giảm bớt chi phí trong kỳ.
Để xác định quản trị lợi nhuận, đề tài sử dụng mô hình Jones (1991) và được mô hình sửa đổi bởi Dechow và sloan (1996) được gọi là mô hình m-Jones, dựa vào mô hình để tách các khoản dồn tích không điều chỉnh (NDAC) và dồn tích điều chỉnh (DAC) trong tổng số dồn tích (TACC) như sau :
Dưới đây là giai đoạn tính giá trị DAC
Giai đoạn 1 : Tổng giá trị dồn tích (TACC) sử dụng công thức sau:
TACC = Thu nhập ròng – dòng tiền từ hoạt động (1)
Giai đoạn 2 : Kiểm tra giá trị dồn tích không điều chỉnh (NDAC) và dồn
REVt : Biến động doanh thu thuần trong năm t ∆RECt : Biến động các khoản phải thu trong năm t
PPE : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình trong năm t
A t-1 : Tổng tài sản năm t
εt : Phần dư mô hình
3.3.1.2. Các biến độc lập Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
Quy mô HĐQT
Quy mô HĐQT là nói đến số lượng thành viên tham gia điều hành trong HĐQT, có quá ít hay quá nhiều thành viên HĐQT đều có thể làm giảm hiệu quả của quá trình ra quyết định. Một HĐQT có quy mô quá nhỏ có thể khiến công ty không được hưởng lợi ích từ các kỹ năng đa dạng và kinh nghiệm phù hợp do các thành viên đem lại. Một HĐQT có quy mô quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc quản lý và khiến cho sự tìm kiếm một sự đồng thuận trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian. Theo Nagar và cs (1993) quy mô của HĐQT là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với các yếu tố này, các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra ba kết quả khác nhau, kết quả thứ nhất là: quy mô HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN cụ thể là nghiên cứu của Y Nugroho, B and Eko, U. (2011), Daghsni, O., Zouhayer.M and Bel Hadj Mbarek, (2016) kết luận rằng quy mô HĐQT lớn thì có nhiều khả năng làm giảm mức độ QTLN. Kết quả thứ hai cho rằng quy mô HĐQT có mối quan hệ tích cực đáng kể đến QTLN như nghiên cứu của C.A. Kankanamage (2015). Kết quả thứ 3 là tại Việt Nam nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa ra kết quả là số lượng thành viên trong HĐQT không có ý nghĩa thống kê với QTLN. Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam thì quy mô HĐQT có từ 3 đến 11 thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng thành viên trong HĐQT quá lớn sẽ gây ra chậm trễ trong việc liên lạc và đưa ra các quyết định cuối cùng (Lipton và Lorsch, 1992). Theo Gonzalez và Meca (2014) cho rằng quy mô HĐQT lớn sẽ dẫn đến làm tăng các khoản chi phí phải trả. Tuy có nhiều nghiên cứu về tác động của quy mô HĐQT ảnh hưởng đến QTLN và các kết quả là khác nhau nhưng tác giả nhận thấy quy mô HĐQT sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến QTLN nên giả thuyết được đưa ra là :
Giả thuyết H1: Quy mô HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều với QTLN. Tính độc lập của Hội đồng quản trị
Theo OECD (IFC, 2010) định nghĩa giám đốc điều hành là những người trực tiếp tham gia quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, các giám đốc độc lập thường được định nghĩa là giám đốc không điều hành hay giám đốc bên ngoài. Lý thuyết các bên có liên quan ủng hộ việc sử dụng giám đốc độc lập để đại diện cho lợi ích các bên có liên quan khác trong công ty, lý thuyết đại diện cũng đề xuất nên có nhiều giám đốc bên ngoài tham gia vào việc ra quyết định của ban giám đốc sẽ có hiệu quản hơn trong việc giám sát các nhà quản lý. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa HĐQT độc lập và QTLN, tuy các nghiên cứu này đều cho các kết quả khác nhau. Điền hình như nghiên cứu của Y Nugroho, B and Eko, U. (2011) cho rằng HĐQT độc lập có tác động ngược chiều với QTLN. Daghsni, O., Zouhayer.M and Bel Hadj Mbarek,K. (2016) thì cho rằng không tìm thấy mối quan hệ giữa HĐQT độc lập và QTLN. Bên cạnh đó nghiên cứu của Ali Shah, S. Z., Zafar, N and Durrani, T. N.(2009) thì cho rằng HĐQT độc lập có ảnh hưởng tích cực với quản trị lợi nhuận tuy nhiên mối quan hệ này là không đáng kể về mặt thống kê, nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014) cho rằng tăng tỷ lệ HĐQT độc lập sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Tú (2014) kết luận HĐQT độc lập có quan hệ ngược chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu kể trên đều cho ra các kết quả khác nhau nhưng hầu hết đều kết luận là HĐQT độc lập ảnh hưởng ngược chiều với QTLN. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tác giả đề xuất giả thuyết là :
Giả thuyết H2 : Tính độc lập của HĐQT ảnh hưởng tiêu cực tới việc QTLN.
Tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch HĐQT
Theo lý thuyết đại diện, khi chủ tịch HĐQT đảm nhận vai trò giám đốc điều hành (CEO) tức là một người vừa ra quyết định đồng thời cũng là người giám sát sẽ làm giảm đáng kể chi phí đại diện nhưng không làm tăng hiệu quả kinh doanh (Jensen và Meckling, 1976). Một số nghiên cứu cho rằng tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT có tác động cùng chiều với QTLN như nghiên cứu của Y Nugroho, B and Eko, U. (2011), nghiên cứu của Daghsni, O., Zouhayer.M and Bel Hadj Mbarek,K (2016) khẳng định rằng tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT sẽ làm tăng khả năng QTLN, trong khi nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014) cho rằng tách vai trò của CEO và chủ tịch HĐQT sẽ giúp làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên khi chủ tịch HĐQT vừa kiêm nhiệm giám đốc điều hành thì có nguy cơ công ty sẽ bị kiểm soát bởi một người và HĐQT không phải là độc lập từ sự quản lý. Nghiên cứu của Yermark (1996) cho rằng giá trị doanh nghiệp sẽ tăng lên khi tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT.
Một trong những yêu cầu của QTCT là tăng cường chức năng giám sát thông qua việc hạn chế tập trung quyền lực. Việc một người kiêm nhiệm hai chức danh Tổng giám đốc (CEO) và Chủ tịch HĐQT thường có xu hướng tập trung quyền lực vào một người. Nhà quản lý khi có cả động cơ và cơ hội thì họ sẽ thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận (Alzoubi .E.S.S, 2012). Dựa vào các kết quả nêu trên tác giả nhận thấy tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN nên giả thuyết được đưa ra là :
Giả thuyết H3: Tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN.
Cuộc họp của hội đồng quản trị
Cuộc họp của HĐQT là số lượng các cuộc họp của HĐQT trong một năm. Tần suất cuộc họp càng cao giúp cho các thành viên HĐQT có nhiều thời gian thảo luận về những vấn đề kế hoạch và giám sát Ban điều hành. Các nghiên cứu trước đưa ra kết quả về mối quan hệ giữa tần suất cuộc họp HĐQT và quản trị lợi nhuận có mối quan hệ tiêu cực với nhau như nghiên cứu của C.A. Kankanamage (2015) kết luận rằng tần suất cuộc họp của HĐQT có mối quan hệ tiêu cực với QTLN. Nghiên cứu của Ahmed. S. (2013) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa đặc điểm Ban giám đốc và quản trị lợi nhuận từ năm 2011 đến năm 2015 trên 71 công ty niêm yết của Malaysia cũng đưa ra kết luận các cuộc họp HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều đến QTLN. Các nghiên cứu trên cho thấy cuộc họp HĐQT có tác động ngược chiều đến QTLN, vì thế tác giả đề xuất giả thuyết là : Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
Giả thuyết H4: Tần suất cuộc họp của HĐQT có tác động ngược chiều đến QTLN.
Tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị
Jensen và Meckling (1976) tuyên bố rằng động lực để khuyến khích các nhà quản lý phải hành động theo mong muốn của các nhà đầu tư, chịu ảnh hưởng bởi quyền sở hữu cổ phần của công ty trong chính họ nắm giữ. Người quản lý có cổ phần của công ty thì họ có cùng mục đích như các cổ đông khác. Điều này sẽ kiểm soát quản lý hành vi nội bộ, càng nhiều quyền sỡ hữu quản lý, mục tiêu của nó sẽ phù hợp hơn với cổ đông hơn. Quyền sở hữu quản lý ở đây được đo bằng số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của nhà quản lý, ban giám đốc, hội đồng quản trị và các ủy viên trong HĐQT. Tuy nhiên, nghiên cứu của Y Nugroho, B and Eko, (2011) lại cho rằng quyền sở hữu quản lý không có ảnh hưởng đáng kể đến QTLN. Trong khi đó kết quả nghiên cứu trên là nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014) kết luận rằng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của thành viên HĐQT không điều hành có ý nghĩa tương quan thuận với QTLN, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Ban giám đốc và ban kiểm soát có ý nghĩa tương quan thuận với QTLN. Lý thuyết quản lý cho rằng hành vi tư lợi của nhà quản lý xảy ra khi có sự tách biệt quyền sỡ hữu, quyền kiểm soát hay mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và lợi ích chung của công ty. Tuy có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa quyền sở hữu quản lý nhưng đa số là các kết quả có mối tương quan nghịch và dựa trên nền tảng lý thuyết, tác giả đưa ra giả thuyết là :
Giả thuyết H5: Tỷ lệ sở hữu của HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN.
Trình độ chuyên môn của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị với vai trò đưa ra những định hướng chiến lược kinh doanh trong dài hạn, do đó các thành viên trong HĐQT có chuyên môn tài chính cao sẽ góp phần tích cực trong việc đưa ra hướng đi đúng đắng cho doanh nghiệp Thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính là những thành viên có bằng cấp về kế toán tài chính hoặc đã từng đảm nhiệm công việc tương tự như Giám đốc tài chính hoặc kiểm toán viên. Với những thành viên có chuyên môn sẽ giúp HĐQT trong định hướng và chiến lược giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, từ đó góp phần tăng cường chất lượng thông tin BCTC. Các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của C.A. Kankanamage (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính hội đồng và quản trị lợi nhuận, bằng chứng từ các công ty niêm yết tại Sri lankan trong giai đoạn 2012 đến 2015 kết luận trình độ chuyên môn tài chính của HĐQT có mối quan hệ tiêu cực với QTLN, nghiên cứu của Alzoubi (2012); Xie.B và các cộng sự (2001), kết luận rằng số lượng thành viên HĐQT có chuyên môn trong HĐQT thì có quan hệ nghịch với mức độ quản trị lợi nhuận. Trong nghiên cứu của mình, Ahmed. S. (2013) đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa trình độ chuyên môn của HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến QTLN. Trong khi đó, Wan Adibah Wan Ismail và các cộng sự (2010) nghiên cứu 400 công ty niêm yết tại Malaysia đã không tìm thấy bằng chứng nào có sự liên quan giữa thành viên có chuyên môn và hành vi quản trị lợi nhuận. Tuy các nghiên cứu trước đưa ra các kết quả khác nhau về sự ảnh hưởng của trình độ chuyên môn HĐQT nhưng tác giả nhận thấy rằng ngoài vai trò định hướng chiến lược kinh doanh, những thành viên trong HĐQT còn có vai trò giám sát tài chính nên việc các thành viên HĐQT có trình độ chuyên môn về tài chính rất quan trọng. Vì vậy giả thuyết được đặt ra là :
Giả thuyết H6: trình đô chuyên môn tài chính của HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN.
3.3.2 Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
3.3.2.1 Mô tả các biến nghiên cứu
Dựa vào mô hình của Y Nugroho, B và Eko, U. (2011) nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc tính hội đồng quản trị và quản trị lợi nhuận. Mô hình nghiên cứu này gồm có 8 biến HĐQT độc lập tính kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, quy mô HĐQT, quyền sở hữu quản lý, thành phần HĐQT, nhiệm kỳ của HĐQT, HĐQT kiêm nhiệm, ủy ban kiểm toán. Tuy nhiên, đề tài không đưa biến HĐQT kiêm nhiệm vào mô hình vì theo quy định tại điều 116 Luật doanh nghiệp 2015 và đã được thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực năm 2015 quy định giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty không đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc một công ty khác. Đồng thời trong quy định của Luật doanh nghiệp thì HĐQT có nhiệm kỳ là 5 năm nên hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều tuân thủ quy định nên tác giả không đưa biến nhiệm kỳ của HĐQT vào mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, biến ủy ban kiểm toán trong mô hình được tác giả đo lường bằng các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ. Trong quá trình thu thập dữ liệu sơ bộ, đề tài nhận thấy trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết không công bố chỉ tiêu này nên nên đề tài không đưa biến ủy ban kiểm toán vào mô hình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả còn kế thừa mô hình nghiên cứu C.A. Kankanamage (2015) mô hình gồm 4 biến độc lập gồm : quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cuộc họp của hội đồng quản trị, chuyên môn tài chính của HĐQT. Tương tự như nghiên cứu trên tác giả loại bỏ biến như biến tính độc lập của HĐQT tức là lấy tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành so với tổng số các thành viên HĐQT, vì vậy tác giả không đưa biến thành phần HĐQT vào mô hình.
Tổng hợp các biến nghiên cứu từ mô hình của Y Nugroho, B and Eko, U. (2011), ngoại trừ nguyên nhân khách quan của Việt Nam, đề tài đề xuất mô hình gồm 6 biến như sau : Quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, cuộc họp của HĐQT, quyền sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT.
Bảng 3.1 : Tổng hợp kỳ vọng các biến độc lập với biến phụ thuộc
3.3.2.2. Mô hình hồi qui đa biến Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
DA = β0 + β1SIZE + β2BIND + β3DUAL+ β4MEET+ β5MAOW+ β6EXPE + €
Mô tả các biến và cách thức đo lường
DA : Biến phụ thuộc quản trị lợi nhuận
Các biến độc lập:
SIZE : đại diện cho biến quy mô hội đồng quản trị, được tác giả đo lường bằng số lượng thành viên HĐQT
BIND : đại diện cho biến tính độc lập của hội đồng quản trị được tác giả đo lường bằng cách lấy số lượng thành viên độc lập trong HĐQT chia cho tổng số thành viên trong HĐQT
DUAL: đại diện cho biến tính kiêm nhiệm giữa GĐ điều hành và chủ tịch
HĐQT được tác giả đo bằng cách nếu chủ tịch HĐQT đồng thời và TGĐ thì biến
DUAL có giá trị là 1, ngược lại bằng 0
MEET: đại diện cho biến cuộc họp HĐQT được tác giả đo lường bằng cách nhập liệu số cuộc họp thực tế của HĐQT trong báo cáo thường niên
MAOW : đại diện cho biến tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT trong tổng số cổ phần được tác giả đo lường bằng cách lấy số lượng cổ phần nắm giữ bởi thành viên HĐQT chia cho tổng số cổ phần.
EXPE: đại diện cho biến trình độ chuyên môn HĐQT được tác giả đo bằng cách lấy số lượng thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính chia cho số lượng thành viên HĐQT.
Hệ số hồi quy: β1, β2, β3,β4, β5, β6,
Sai số hồi quy
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề tài và phương pháp nghiên cứu, cách thức đo lường QTLN. Tác giá trình bày phương pháp đo lường biến phụ thuộc dựa trên mô hình hình Jones (1991) và được mô hình sửa đổi bởi Dechow và sloan (1996) được gọi là mô hình m-Jones. Kế thừa mô hình Nugroho, B và Eko, U. (2011) nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc tính hội đồng quản trị và quản trị lợi nhuận, và mô hình của C.A. Kankanamage (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính hội đồng và quản trị lợi nhuận ngoại trừ những nguyên nhân khách quan theo điều kiện của Việt Nam, tác giả tổng hợp và thiết lập mô hình hồi quy đa biến để phân tích sự tác động của từng nhân tố QTCT đến QTLN như sau : mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 nhân tố : Quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, cuộc họp của HĐQT, quyền sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT. Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30