Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30 hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Các khái niệm

2.1.1. Quản trị lợi nhuận

Quản trị lợi nhuận (QTLN) là một chủ đề nghiên cứu quan trọng, QTLN thường được kiểm tra trong một loạt các ngữ cảnh tài chính. Theo đó, QTLN được xác định trong một số lượng lớn các cách thức khác nhau. Schipper (1989) đã đề xuất định nghĩa về QTLN là sự điều chỉnh lợi nhuận để đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó của nhà quản trị. Nó là một sự can thiệp có tính toán trong quá trình công bố BCTC ra bên ngoài với mục đích đạt được một số lợi ích cá nhân.

Healy and Wahlen (1999) khẳng định rằng quản trị lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng óc phán đoán trong báo cáo tài chính và trong các giao dịch cơ cấu để thay đổi báo cáo tài chính hoặc là đánh lừa một số bên liên quan về các hoạt động kinh tế cơ bản của công ty hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả của hợp đồng phụ thuộc vào số liệu kế toán báo cáo. Dựa trên các báo cáo nêu trên, quản trị lợi nhuận được đặc trưng như một cơ chế tiêu cực và cơ hội khi các nhà quản lý cố tình dựa vào khoản hở lớn của việc tự quyết định báo cáo theo ý mình làm sai lệch thông tin tài chính và do đó phục vụ cho mục tiêu riêng của họ.

Theo hai khái niệm trên của hai tác giả khác nhau nhưng nhìn chung hai khái niệm đều có nét tương đồng với nhau, khái niệm của shipper nhấn mạnh mục đích của quản trị lợi nhuận là để đạt mục đích cá nhân, trong khí đó Healyand Wahlen thì nhấn mạnh vào việc đánh lừa các bên có liên quan. Mặc dù hiểu theo ý nghĩa nào thì quản trị lợi nhuận để nhằm một mục đích nào đó.

Akers, Giacomino and Bellovary (2007) định nghĩa quản trị lợi nhuận như những nổ lực của nhà quản trị để tác động đến báo cáo thu nhập bằng cách sử dụng phương pháp kế toán đặc biệt công nhận một khoản mục không định kỳ, trì hoãn hoặc đẩy nhanh việc ghi nhận các giao dịch chi phí hoặc doanh thu, hoặc sử dụng các phương pháp khác gây ảnh hưởng đến thu nhập ngắn hạn.

Tổng hợp những nhận định trên, quản trị lợi nhuận được xem là một hành điều chỉnh kế toán được thực hiện bởi các nhà quản trị từ đó làm tác động đến lợi nhuận hay nguồn thu nhập của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục đích nhất định. Quản trị lợi nhuận sẽ khiến BCTC không còn phản ánh một cách trung thực và hợp lý từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định các nhà đầu tư, những người sử dụng báo cáo tài chính.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán

2.1.2 Đo lường động cơ quản trị lợi nhuận Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Quản trị lợi nhuận là sự điều chỉnh lợi nhuận để đạt được mục tiêu đã đặt ra trước đó của nhà quản trị. Hành động quản trị lợi nhuận ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cổ đông nói riêng, của công ty nói chung. Quản trị lợi nhuận làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, mục tiêu của Chính phủ và Bộ Tài chính đặt ra là bảo vệ nhà đầu tư cũng không thực hiện được. Tuy có rất nhiều mục đích khác nhau để các nhà quản trị có động cơ quản trị lợi nhuận nhưng những mục đích đó đều tương đồng với nhau, tác giả vận dụng nghiên cứu về “Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận” của Phạm Thị Bích Vân (2013) để tổng hợp một số nội dung chủ yếu về động cơ quản trị lợi nhuận.

Thứ nhất : Hợp đồng thù lao

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, nó đánh giá sự phát triển bền vững của một công ty. Trong thực tế, các doanh nghiệp niêm yết có chế độ trả lương hoặc trả thưởng cho ban điều hành bằng tỷ lệ (%) nhân với (x) lợi nhuận kế toán. Vì vậy đã tạo cho các nhà quản trị có động lực điều chỉnh lợi nhuận. Trong trường hợp này, nhà quản trị nói riêng và ban điều hành công ty nói chung sẽ có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trong kỳ. Vì tỷ lệ (%) là số không đổi, muốn tăng mức lương hoặc mức thưởng thì chỉ có một cách duy nhất là tăng lợi nhuận Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Thứ hai : San bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo xu hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn

Dưới cái nhìn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các cổ đông luôn mong muốn sự phát triển bền vững dài hạn, vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận phải ổn định không có có sự chênh lệch quá lớn vì vậy các công ty nỗ lực giảm thiểu sự biến động trong chỉ tiêu lợi nhuận giữa các kỳ kế toán nhằm giữ giá cổ phiếu được ổn định hoặc làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu. Bởi vì lợi nhuận giữa các kỳ kế toán biến động lớn đồng nghĩa với rủi ro cao khi đầu tư vào công ty đó, vì thế, giá cổ phiếu sẽ rớt giá so với giá cổ phiếu của các công ty có lợi nhuận ổn định qua các kỳ kế toán. Hệ quả là, nhà quản trị của các doanh nghiệp niêm yết có khuynh hướng điều chỉnh lợi nhuận (theo hướng san bằng) nhằm đạt được sự ổn định về lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo lợi nhuận bền vững trong dài hạn.

Thứ 3 : Tránh vi phạm hợp đồng đi vay

Để mở rộng sản xuất kinh doanh hay mở rộng đầu tư, các công ty thường đi vay. Để tránh vi phạm hợp đồng vay một số công ty có động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tránh vi phạm hợp đồng đi vay. Nếu vi phạm, các chủ nợ có thể tăng lãi suất đối với các khoản nợ hoặc yêu cầu công ty thanh toán các khoản nợ ngay lập tức. Vì các chủ nợ cho rằng, nếu công ty làm ăn không có lãi thì khả năng thanh toán nợ cho họ khó khăn hơn. Từ đó, rủi ro rất lớn đối với các chủ nợ trong việc thu hồi vốn cho vay. Hệ quả là, các nhà quản trị sử dụng các thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh các rắc rối liên quan đến các hợp đồng đi vay.

Thứ 4 : Phát hành cổ phiếu ra công chúng

Các công ty niêm yết phát hành cổ phiếu hay các công cụ tài chính khác nhau ra công chúng luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể dẫn đến không thành công, chi phí phát hành chứng khoán rất cao thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết…)., vì thế để tránh rủi ro, có thể các doanh nghiệp sẽ có hành vi “quản trị lợi nhuận” theo hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận tối đa có thể (trong khuôn khổ cho phép của chuẩn mực, chế độ kế toán) làm cho kết quả của doanh nghiệp tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu huy động vốn của mình theo đúng tiến độ đã vạch ra và thu hút nhiều nhà đầu tư, tăng giá trị thị trường của cổ phiếu. Bởi vì lợi nhuận là một trong các tiêu chí góp phần cho sự lựa chọn danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Từ đó sẽ có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu trên thị trường.

Thứ 5 : Đáp ứng sự kỳ vọng của giới phân tích thị trường

Doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng luôn được đưa ra để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản trị chịu áp lực về việc đáp ứng sự mong đợi của các nhà phân tích thông qua việc điều chỉnh lợi nhuận (ghi nhận doanh thu sớm hoặc ghi nhận chi phí trễ) nhằm đạt được lợi nhuận trong kỳ báo cáo tăng lên.

Thứ 6 : Thay đổi nhà quản trị

Thời điểm thay đổi nhà quản trị là thời điểm quan trọng đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nhà quản trị của một công ty làm ăn thua lỗ sẽ cố gắng điều chỉnh tăng lợi nhuận để tránh việc bị sa thải. Còn với nhà quản trị mới bổ nhiệm có xu hướng dịch chuyển lợi nhuận trong tương lai về hiện tại để được đánh giá cao, điều chỉnh tăng lợi nhuận trong kỳ hiện tại để thể hiện cho hội đồng quản trị thấy được khả năng làm việc.

2.1.3. Quản trị công ty Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Thuật ngữ “quản trị công ty” đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, gần đây trong thị trường tài chính toàn cầu đã xảy một số lượng đáng kể các hành vi gian lận kế toán phi đạo đức và các bê bối tài chính đã phần nào nhấn mạnh vai trò hiệu quả của QTCT. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh một công ty có bộ phận quản trị hiệu quả sẽ làm tăng tính kỷ luật, kiểm soát, quản lý, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả của công ty. Hiện nay có nhiều định nghĩa về QTCT được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Theo Claessens and Yurtoglu (2013) đã đề xuất phân loại các định nghĩa này thành tập hợp “theo nghĩa hẹp” và “theo nghĩa rộng” để hiểu thấu đáo hơn khuôn khổ khái niệm hệ thống liên quan QTCT. Các khái niệm đặc trưng như loại “thu hẹp” tập trung vào các cơ chế nội bộ của khuôn khổ quản trị công ty trong đó bao gồm các thuộc tính của ban giám đốc và cơ cấu sở hữu trong việc theo dõi các giám đốc điều hành và cung cấp lợi ích thuận lợi cho các bên liên quan.

Shleifer and Vishny (1997) đưa ra định nghĩa như sau QTCT giao dịch với các cách thức mà các nhà cung cấp tài chính cho các công ty đảm bảo mình nhận được một lợi nhuận trên đầu tư của họ. Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Allen (2005) đã đưa ra quan điểm riêng về quản trị công ty cụ thể như sau:

Quan điểm theo nghĩa hẹp: QTCT có liên quan đến việc bảo đảm công ty được điều hành vì lợi ích của các cổ đông.

Quan điểm theo nghĩa rộng: QTCT có liên quan đến việc bảo đảm công ty được điều hành trong một cách mà các nguồn lực của xã hội được sử dụng một cách hiệu quả.

Theo Ủy ban Cadbury (1992) QTCT là một hệ thống mà thông qua đó công ty được định hướng và kiểm soát. HĐQT chịu trách nhiệm QTCT của họ. Vai trò của cổ đông trong QTCT là chỉ định các thành viên HĐQT và kiểm toán viên và qua đó đảm bảo cơ cấu công ty hợp lý. Trách nhiệm các thành viên HĐQT bao gồm xây dựng mục tiêu chiến lược, đưa ra sự đảm bảo quản lý chiến lược hiệu quả, giám sát các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh và báo cho cổ đông về năng lực quản lý của họ. Các công việc của HĐQT phụ thuộc vào quy định của luật pháp và cổ đông trong các đại hội cổ đông .

Tương tự như vậy, OECD đưa ra một định nghĩa rộng hơn và thậm chí chi tiết hơn về QTCT như sau QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn.

2.1.4 Nguồn gốc quản trị công ty

Nguồn gốc về QTCT từ sự phân tách quyền sở hữu với quyền quản lý ở các công ty đại chúng. Các nhà đầu tư đầu tư vốn của họ vào các công ty mà họ kỳ vọng là sẽ sinh lời, do vậy họ có thể được hưởng lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư thiếu thời gian và trình độ chuyên môn cần thiết để điều hành công ty và đảm bảo rằng công ty đó tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, các nhà đầu tư thuê các nhà quản lý có trình độ để điều hành công ty hằng ngày, đảm bảo rằng các hoạt động công ty tăng khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động lâu dài.

Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý, một mặt giải quyết được mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành như đã trình bày; mặt khác nó cũng làm nảy sinh nguy cơ xung đột lợi ích, khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lợi ích cho cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư.

Từ thực trạng nêu trên, do đó cần phải có một cơ chế được đặt ra để các nhà đầu tư (chủ sở hữu) và các bên liên quan kiểm soát việc điều hành công ty nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho công ty nói chung và nhà đầu tư nói riêng. QTCT hình thành nhằm giải quyết mối quan hệ uỷ quyền trong công ty, qua đó các bên có liên quan cùng kiểm soát nhằm ngăn ngừa vấn đề lợi dụng quyền hạn của các nhà quản lý nhằm tối đa hóa lợi ích cho bản thân cũng như nhóm người cùng lợi ích.

2.2 Các lý thuyết có liên quan Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

2.2.1. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh trong việc quản lý một tổ chức, ban đầu lý thuyết được chi tiết bởi Edward Freeman (1984), lý thuyết các bên có liên quan lập luận rằng các bên liên quan là các cổ đông, nhân viên, các chủ nợ, các nhà cung cấp, người tiêu dùng, các đoàn thể và cơ quan quản lý. Những đối tượng này đóng một vai trò quan trọng tạo ra năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên quan tâm đến mức độ đóng góp của họ đã tạo ra giá trị và duy trì sự hợp tác lâu dài với họ.

Quản trị công ty phải đảm bảo nguồn vốn từ các bên liên quan. Quản trị công ty được thiết kế để phù hợp với quyền lợi của các bên liên quan, quản lý sử dụng hiệu quả và phân bổ vốn, hạn chế sử dụng tài sản sai lệch (Shleifer and Vishny, 1997). Ngoài ra, quản trị công ty cũng cung cấp các cơ chế để giảm thiểu rủi ro mà các bên liên quan gặp phải như những gian lận trong nội bộ, gian lận tài sản hay chiếm đoạt tài sản (La Porta et al., 2000). Các doanh nghiệp nên tập trung vào việc thiết lập các cơ chế quản trị công ty như khung pháp lý, các quy tắc và chức năng nhằm cân bằng lợi ích của cổ đông và các bên liên quan đồng thời duy trì sự thịnh vượng lâu dài của công ty.

Lý thuyết các bên liên quan nêu lên vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu khi nhấn mạnh vai trò chính của các nhà quản lý để chịu trách nhiệm trước các bên liên quan mà không đề cập đến cách giữ mối quan tâm của họ với nhau. Mặt khác, Edward Freeman (1984) cho rằng sự tương tác giữa các bên như bên trong và ngoài công ty có thể điều chỉnh quá trình ra quyết định bởi vì lý thuyết cho rằng các nhà quản lý và tất cả các bên liên quan đều có những giá trị nội tại. Do đó, các nhà quản lý có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan cũng như duy trì một phần cổ phần tương ứng lợi ích với mỗi người nắm giữ sở hữu (Edward Freeman 1984).

2.2.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian and Demsetz năm 1972 và sau đó đến năm 1976 lý thuyết này được phát triển thêm bởi Jensen and Mackling. Theo lý thuyết đại diện QTCT là mối quan hệ giữa những người đứng đầu như cổ đông và các đại diện như các giám đốc điều hành công ty hay quản lý công ty (Mallin, 2004). Trong lý thuyết này các cổ đông là các chủ sở hữu hoặc là người đứng đầu công ty, thuê những người khác thực hiện công việc. Những người đứng đầu ủy quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc hoặc nhà quản lý, họ là đại diện cho các cổ đông. Trong lý thuyết đại diện các cổ đông kỳ vọng các nhà quản lý hành động vì lợi ích của họ. Ngược lại các đại diện không nhất thiết phải hành động và ra quyết định vì các lợi ích lớn của cổ đông (Padilla, 2002). Vấn đề đại diện phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong các doanh nghiệp hiện đại trong đó cổ phiếu được phân tán tổ chức (Fama and Jensen, 1983; Jensen and Meckling, 1976). Xung đột lợi ích có thể tồn tại trong bộ phận quản trị chẳng hạn giữa các cổ (cổ đông đa số và thiểu số, cá nhân và tổ chức) và các thành viên HĐQT (điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc).

Một cơ chế quan trọng của cấu trúc HĐQT là cấu trúc lãnh đạo, phản ánh vị trí, vai trò của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành (CEO), cấu trúc lãnh đạo phân tích diễn ra khi vị trí giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT được đảm nhiệm bởi hai người khác nhau (Rechner and Dalton, 1991). Sự tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT được đề cập nhiều trong lý thuyết đại diện (Dalton, 1998). Bởi vì vai trò của HĐQT là giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích cổ đông (Fama and Jensen, 1983). Nghiên cứu của Yermark (1996) cho rằng giá trị doanh nghiệp sẽ tăng lên khi tách biệt vai trò của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, sự tách biệt vai trò của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Gluzar and Wang, 2011).

Một cơ chế khác của cấu trúc HĐQT là thành phần HĐQT như thành viên điều hành và không điều hành trong HĐQT. Lý thuyết đại diện đề cập đến HĐQT với đa số thành viên không điều hành sẽ làm công ty sẽ hoạt động hiệu quả bởi tính độc lập của họ (Dalton, 1998). Lý thuyết đại diện cho rằng nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp, theo lý thuyết này trong thị trường vốn và thị trường lao động không hoàn hảo, nhà quản lý sẽ tối đa hóa tiêu dùng cá nhân và các cổ đông phải gánh chịu chi phí này. Các nhà quản lý điều hành hoạt động doanh nghiệp dựa trên lợi ích cá nhân thay vì lợi ích cổ đông bởi vì có sự bất cân xứng thông tin. Như vậy hành vi tư lợi xảy ra khi có sự tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát hay giữa nhà quản lý và các cổ đông, để giảm các hành vi này các cổ đông nên gắn kết nhà quản lý với lợi ích chung của doanh nghiệp hay cổ đông phải gánh chịu chi phí đại diện.

Daily et al. (2003) chỉ ra hai yếu tố chính chiếm tỷ lệ lý thuyết đại diện trong phạm vi của quản trị doanh nghiệp. Đầu tiên, lý thuyết này được đặc trưng bởi một quan niệm đơn giản, trong đó bối cảnh của công ty hầu như đơn giản hóa bằng cách chỉ xem xét vai trò của các cổ đông và giám đốc điều hành. Thứ hai, lý thuyết đề xuất rằng cả nhà quản lý và các cổ đông được định hướng bởi họ có lợi ích cá nhân mà không hoàn toàn phù hợp theo cách thức nhất định. Mối quan hệ giữa cổ đông và các nhà quản lý được điều chỉnh thông qua một hợp đồng trong đó quy định tất cả các điều khoản và nghĩa vụ của các nhà quản lý chấp hành (Shakir, 1997). Tuy nhiên, hợp đồng đó thực tế không thể chi phối tất cả những hành vi của các nhà quản lý, những người có nhiều thông tin về các công ty so với các chủ sở hữu và họ sẵn sàng lợi dụng đặc quyền được cấp này để phục vụ cá nhân của họ.

2.2.3. Lý thuyết quản lý (Stewardship theory) Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Lý thuyết quản lý được khởi xướng bởi Donaldson and Davis (1991), lý thuyết này đưa ra một quan điểm khác với lý thuyết đại diện, lý thuyết đại diện lập luận rằng lợi ích cổ đông cần được bảo vệ bằng sự tách biệt vai trò của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành thì lý thuyết quản lý cho rằng lợi ích của cổ đông được tối đa nếu có sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành là người am hiểu các vấn đề của doanh nghiệp nên việc giám đốc điều hành kiêm vai trò chủ tịch HĐQT sẽ làm tăng quyền lực của giám đốc điều hành, giúp họ ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng, giảm chi phí chuyển giao thông tin từ đó tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời họ sẽ đưa ra quyết định kế toán hiệu quả để cải thiện tính tin cậy và trách nhiệm giải trình của các báo cáo tài chính.

2.2.4. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependency theory)

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực được xây dựng đầu tiên bởi Pfeffer & Salancik (1978), cung cấp một nền tảng lý thuyết về vai trò nguồn lực của HĐQT. Những người ủng hộ lý thuyết này chỉ ra đóng góp của các thành viên HĐQT như là một bộ phận thu hẹp ranh giới của tổ chức và môi trường xung quanh nó (Dalton, Daily, Johnson & Ellstrand, 1999; Hillman, Cannella & Paetzold, 2000; Johnson et al, 1996; Pfeffer &Salancik, 1978). Lý thuyết này tập trung vào vai trò của HĐQT trong việc cung cấp quyền truy cập các tài nguyên cần thiết cho công ty (Abdullah & Valentine, 2009). Việc cung cấp các nguồn lực sẽ tăng cường chức năng tổ chức hoạt động và sự sống còn của công ty. Lý thuyết này tập trung vào sự thực thi quyền lực, kiểm soát và sự thương lượng lẫn nhau để đảm bảo sao cho dòng chảy nguồn lực được ổn định và giảm thiểu mức độ không chắc chắn thuộc về môi trường (Carpenter & Feroz, 2001;Modell, 2001, Oliver, 1991).

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đã cho thấy vai trò quan trọng của HĐQT, cũng như đặc điểm nguồn lực doanh nghiệp trong hiệu quả hoạt động và cả sự tồn tại của công ty. Lý thuyết đã đưa ra cơ sở để phân tích các nhân tố liên liên quan đến quản trị công ty, cụ thể là về tính độc lập và chất lượng giám sát của HĐQT. Theo đó tác giả kỳ vọng các công ty có tính độc lập của HĐQT càng cao và không kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và CEO thì khó có khả năng thông đồng với nhau thực hiện hành vi QTLN nên chất lượng BCTC càng đáng tin cậy.

2.2.5 Lý thuyết hành vi Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

Thuyết hành vi trong quản lý của Herbert A.Simon

Tư tưởng quản lý của Simon có thể rút ra qua các nội dung chính như sau: Cốt lõi của quản lý là ra quyết định (quyết sách). Quyết sách quản lý gồm các việc: hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương án hành động, thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánh tình hình thực tế với kế hoạch, lựa chọn phương pháp kiểm tra, quán xuyến các mặt kế hoạch, tổ chức và điều khiển đối với mọi cấp quản lý và mọi mặt của quá trình quản lý.

Quyết sách được cấu thành qua 4 giai đoạn có liên hệ với nhau: thu thập và phân tích thông tin kinh tế – xã hội; thiết kế các phương án hành động để lựa chọn; lựa chọn một phương án khả thi; thẩm tra đánh giá phương án đã chọn để bổ sung hoàn thiện.Simon cho rằng, mọi hoạt động trong nội bộ một tổ chức có thể chia ra 2 loại ứng với 2 loại quyết sách: hoạt động đã diễn ra nhiều lần cần có quyết sách theo trình tự, và hoạt động diễn ra lần đầu cần có quyết sách không theo trình tự. Cần cố gắng nâng cao mức độ trình tự hóa quyết sách để tăng cường hệ thống điều khiển có hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ thống điều hòa, phối hợp của tổ chức.

Lựa chọn phương thức tập quyền hay phân quyền trong việc ra quyết sách với chức trách và quyền hạn rõ ràng. Nhờ việc tự động hóa quyết sách theo trình tự, việc xử lý các vấn đề có liên quan bằng phương thức tập quyền trở nên hợp lý, giảm bớt sự can thiệp của cấp trung gian đối với công việc của cấp cơ sở. Song, phương thức đó không thể sử dụng trong mọi tình huống; còn phải nghĩ tới nhân tố kích thích, làm cho quyết sách có thể huy động được mọi người nỗ lực thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày khái quát về cơ sở lý thuyết như lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết quản lý, lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết hành vi và các khái niệm liên quan như khái niệm về quản trị công ty, khái nhiệm quản trị lợi nhuận. Bên cạnh đó, nội dung chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về bức tranh tổng thể của các nghiên cứu khác nhau trong nước cũng như ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó tác giả đi vào xây dựng mô hình nghiên cứu để trả lời những câu hỏi nghiên. Qua việc xác định được khe hỏng nghiên cứu cho thấy nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và các yếu tố của quản trị công ty ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận là một vấn đề cần thiết. Luận văn: Khái quát tác động của quản trị đến Cty niêm yết VN30

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng lợi nhuận tại các cty niêm yết VN30

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x