Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30 hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Kết quả thống kê mô tả
Thống kê mô tả là một trong những phương pháp dùng để nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Kết quả của thống kê mô tả sẽ là cơ sở để xem xét mức độ phù hợp của tổng thể mẫu nghiên cứu đối với biến phụ thuộc là quản trị lợi nhuận. Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày chi tiết theo bảng sau:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát
Các số liệu trên bảng 4.1 thể hiện một cách tổng quan kết quả thống kê mô tả về những nhân tố của QTCT ảnh hưởng đến QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM cụ thể như sau:
Giá trị trung bình của biến quản trị lợi nhuận là 2.933, mức tối đa là 415.70 và mức tối thiểu là -59.96, trong khi đó độ lệch chuẩn cao 40.83. Điều này cho thấy có sự khác biệt trong việc quản trị giữa các công ty niêm yết VN30.
Quy mô HĐQT đề cập đến số lượng thành viên trong HĐQT, số lượng thành viên trong HĐQT trung bình là 6 người, mức tối đa là 11 người và mức tối thiểu là 5, điều này cho thấy số lượng thành viên HĐQT của các công ty niên yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đều nằm trong giới hạn qui định.
Tính độc lập của HĐQT đề cập đến số lượng thành viên HĐQT độc lập. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong công ty niêm yết VN30 là 64.1291, tỷ lệ thấp nhất là 16.67, tỷ lệ cao nhất là 100, tức là mức tối đa các thành viên trong HĐQT đều là thành viên độc lập.
Đối với tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc có mức trung bình là 0.1589, mức đối đa là 1 tức là người quản lý có vai trò vừa là chủ tích HĐQT vừa là tổng giám đốc, giá trị tối thiều là 0, tức là không có sự kiêm nhiệm hai chức vụ nêu trên trong cùng một người quản lý.
Đối với biến tần suất cuộc họp HĐQT thì cao nhất trong năm là 102 cuộc họp và mức thấp nhất là 2 cuộc họp. Tần suất cuộc họp trung bình trong năm là 16.8588.
Đối với biến tỷ lệ sở hữu của HĐQT mức cao nhất là 95.78%, mức thấp nhất là 0.03%, tỷ lệ trung bình là 28.3471%.
Cuối cùng là biến trình độ chuyên môn của HĐQT có giá trị cao nhất là 100% thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính và giá trị thấp nhất là 20% thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, giá trị trung bình 55,04%.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
4.2 Phân tích tương quan và hồi quy Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Để xác định mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc cũng như phân tích mối quan hệ giữa chúng, tác giả thực hiện theo hai bước sau : phân tích tương quan và phân tích hồi qui.
4.2.1 Phân tích tương quan
Phân tích tương quan nhằm mục đích xác định mối liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Mặc dù kết quả phân tích tương quan không cho thấy được sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc nhưng đó là cơ sở cho phân tích hồi quy đồng thời là cơ sở để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.2 Phân tích hồi qui
Đề tài sử dụng 107 quan sát từ năm 2012 đến 2016, sử dụng phương pháp định lượng thông qua dữ liệu bảng theo chuỗi thời gian (OLS). Việc vận dụng mô hình phù hợp là một bước quan trọng trong phân tích định lượng được thực hiện thông qua các bước của phần mềm SPSS.
4.3 Kiểm định giả thuyết Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Để kiểm định sự tương quan của 2 biến trong mỗi giả thuyết, đề tài sử dụng tương quan tuyến tính để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình tương ứng với từng giả thuyết được đặt ra trước đó. Kết quả kiểm định tương quan sẽ là cơ sở để xem xét sự phù hợp đối với các giả thuyết mà đề tài đã đưa ra, với mục đích chọn lọc các biến đưa vào thực hiện hồi quy. Trong phân tích áp dụng cho luận văn, kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và kiểm định về trị trung bình Independent T-Test. Một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì tác giả loại biến độc lập ra khỏi phân tích hồi quy.
Bảng 4.2 Tóm tắt phương pháp kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
4.3.1 Quy mô hội đồng quản trị
Giả thuyết H1: Quy mô HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều với QTLN
Kết quả kiểm định tham số hệ số tương quan Pearson được trình bày như sau :
Bảng 4.3 Tương quan của biến quy mô HĐQT và quản trị lợi nhuận
Từ bảng 4.3 cho thấy mức ý nghĩa Sig là 0,216, mức ý nghĩa này lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ biến quy mô HĐQT không có mối tương quan với quản trị lợi nhuận. Vì vậy giả thuyết H1 bị bác bỏ.
Biến quy mô HĐQT không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, theo Nugroho, B.Y and Eko, U. (2011) cho rằng qui mô HĐQT có tác động ngược chiều vối QTLN, trong khi theo Xie và các cộng sự (2003) thì một quy mô HĐQT lớn hơn có thể mang đến một số lượng lớn các thành viên có kinh nghiệm và họ cung cấp bằng chứng cho thấy một HĐQT lớn hơn sẽ l2m giảm hành vi QTLN. Tuy nhiên trong nghiên cứu này quy mô HĐQT và QTLN không có ý nghĩa thống kê.
4.3.2 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Giả thuyết H2: Tính độc lập của HĐQT ảnh hưởng tiêu cực tới việc QTLN
Kết quả kiểm định tham số hệ số tương quan Pearson được trình bày như sau :
Bảng 4.4 Tương quan của biến tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và quản trị lợi nhuận
Từ bảng 4.4 cho thấy mức ý nghĩa Sig là 0,256, mức ý nghĩa này lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ biến tính độc lập của HĐQT không có mối tương quan với quản trị lợi nhuận. Vì vậy giả thuyết H2 bị bác bỏ.
Biến tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, Nghiên cứu của Sukeecheeo, S., Yarram,S.R and Farooque,O. A. (2013) tác giả giải thích cho kết quả này là do thành viên hội đồng quản trị độc lập tại các công ty niêm yết ở Thái Lan thiếu sự độc lập và thiếu quyền lực để điều tra hành vi sai trái HĐQT, Xung đột lợi ích có thể tồn tại trong bộ phận quản trị chẳng hạn giữa các cổ (cổ đông đa số và thiểu số, cá nhân và tổ chức) và các thành viên HĐQT (điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc). Kết quả nghiên cứu này cho thấy qui mô HĐQT không có nghĩ thống kê, kết quả này hỗ trợ cho sự thiếu tính độc lập và thiếu quyền lực của các thành viên HĐQT độc lập.
4.3.3 Tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc
Giả thuyết H3 : Tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN
Kết quả kiểm định Independent T- Test được trình bày như sau :
Bảng 4.5 Tương quan của biến tính kiệm nhiệm của chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc và quản trị lợi nhuận
Kết quả kiểm định của biến tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc cho thấy giữa hai nhóm công ty có cá nhân kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc và nhóm công ty có các nhân kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và TGĐ là không có sự khác biệt trong việc quản trị lợi nhuận. Tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc có giá trị Sig 0,388> 0,05. Điều này có nghĩa là giả thuyết H3 bị bác bỏ.
4.3.4 Cuộc họp của hội đồng quản trị Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Giả thuyết H4 : Tần suất cuộc họp của HĐQT có tác động ngược chiều đến QTLN
Kết quả kiểm định tham số hệ số tương quan Pearson được trình bày như sau :
Bảng 4.6 Tương quan của biến tần suất cuộc họp HĐQT và quản trị lợi nhuận
Từ bảng 4.6 cho thấy mức ý nghĩa Sig là 0,294, mức ý nghĩa này lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ cuộc họp HĐQT không có mối tương quan với quản trị lợi nhuận. Vì vậy giả thuyết H4 bị bác bỏ.
4.3.5 Tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị
Giả thuyết H5: Tỷ lệ sở hữu của HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN.
Kết quả kiểm định tham số hệ số tương quan Pearson được trình bày như sau :
Bảng 4.7 Tương quan của biến tỷ lệ sở hữu HĐQT và quản trị lợi nhuận
Từ bảng 4.7 cho thấy mức ý nghĩa Sig là 0,129, mức ý nghĩa này lớn hơn 0,05 điều đó chứng tỏ tỷ lệ sở hữu của HĐQT không có mối tương quan với quản trị lợi nhuận. Vì vậy giả thuyết H5 bị bác bỏ.
4.3.6 Trình độ chuyên môn của hội đồng quản trị Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Giả thuyết H6: trình đô chuyên môn tài chính của HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN
Kết quả kiểm định tham số hệ số tương quan Pearson được trình bày như sau :
Bảng 4.8 Tương quan của biến trình độ chuyên môn HĐQT và quản trị lợi nhuận
Kết quả kiểm định từ bảng 4.8 cho thấy trình độ chuyên môn HĐQT có mối tương quan đến quản trị lợi nhuận với mức ý nghĩa Sig là 0,03<0,05. Từ kết quả này tác giả đưa ra kết luận chấp nhận giả thuyết H6.
Biến trình độ chuyên môn của HĐQT có ý nghĩa thống kế với mức ý nghĩa 3% hay độ tin cậy 97% hay việc tăng tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính có thể làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận, kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra và phù hợp với nghiên cứu của C.A. Kankanamage (2015) trình độ chuyên môn tài chính của HĐQT có mối quan hệ tiêu cực với QTLN, nghiên cứu của Alzoubi (2012); Xie.B và các cộng sự (2001), kết luận rằng số lượng thành viên HĐQT có chuyên môn trong HĐQT thì có quan hệ nghịch với mức độ quản trị lợi nhuận.
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
4.4 Kết quả phân tích hồi qui đa biến
Trước khi đưa mô hình hồi qui cho tổng thể nghiên cứu thì tác giả tiến hành xem xét về ma trận hệ số tương quan, đánh giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định độ phù hợp của mô hình để xem xét ý nghĩa của từng phân tích.
4.4.1 Xét ma trận hệ số tương quan Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Hệ số tương quan cho biết mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Khác với việc kiểm định giả thuyết đặt ra trước đó thì ma trận hệ số tương quan sẽ cho biết thêm về mức độ liên hệ giữa các biến độc lập với nhau khi xem xét tất cả các biến trong mô hình.
Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan với biến độc lập và biến phụ thuộc là quản trị lợi nhuận đã đưa ra những bằng chứng về mối tương quan của các biến và đảm bảo về mặt thống kê. Các biến độc lập bao gồm quy mô HĐQT (SIZE), Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập (BIND), tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc (DUAL), cuộc họp của HĐQT (MEET), tỷ lệ sở hữu của HĐQT (MAOW), trình độ chuyên môn của HĐQT (EXPE). Trong đó hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc quản trị lợi nhuận và quy mô HĐQT là 0.103, với tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập là -0.086, với tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc là 0.054, với cuộc họp của HĐQT là 0.071, với tỷ lệ sở hữu của HĐQT là 0.148, với trình độ chuyên môn của HĐQT là -0.35. Bên cạnh đó, bảng 4.10 còn cho ta thấy hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8, điều này một phần chứng tỏ không tồn tại hiện tượng đa công tuyến. Tuy nhiên kết quả này chỉ là những nhận định sơ bộ ban đầu về mối tương quan. Tác giả sẽ tiến hành phân tích dữ liệu qua SPSS để đi đến kết luận cuối cùng.
4.4.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Giá trị R2 càng cao là một dấu hiệu cho thấy mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng chặt chẻ. Gía trị R2 càng cao cho thấy mô hình sử dụng để phân tích có khả năng giải thích càng tốt, sự khác biệt về biến phụ thuộc giữa các quan sát. R square có khuynh hướng là một biến ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có 1 biến giải thích trong mô hình. R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi qui đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 cũng như không thổi phòng mức độ phù hợp của mô hình.
Bảng 4.11 Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Bảng 4.11 cho thấy R2 hiệu chỉnh =0,094 điều đó có ý nghĩa rằng biến độc lập giải thích được 9,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
4.4.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Kiểm định F trong phân tích phương sai là giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Kiểm định này xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và toàn bộ biến độc lập.
H0: βi =0: Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận .
H1: β1≠ 0: Biến đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận.
Bảng 4.12 Kết quả phân tích phương sai
Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy trị thống kê F được tính từ giá trị R square của mô hình đầy đủ. Giá trị sig. nhỏ hơn 0,05%, vì vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ.
Vậy mô hình hồi quy tuyến tính đặt ra phù hợp với dữ liệu thực tế.
4.4.4 Kiểm tra đa công tuyến
Trong mô hình hồi quy bội, chúng ta có thêm giả thuyết là các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau. Vì vậy, khi ước lượng mô hình hồi quy bội chúng ta phải kiểm tra giả thuyết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Khi mối tương quan giữa các biến độc lập khá chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình. Nếu có hiện tượng đa cộng tuyến cao hoặc đa cộng tuyến hoàn hảo thì ước lượng hệ số hồi quy trong mô hình sẽ không ổn định và sai số chuẩn của hệ số bị khuếch đại dẫn đến khả năng kết luận sai và khó phát hiện các tác động thực sự.
Kiểm định tương quan cặp giữa các biến độc lập để phát hiện đa cộng tuyến. Gujarati (1995) cho rằng để loại trừ vấn đề đa công tuyến, cần nghiên cứu hệ số tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá hệ số 0,8 mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, tất cả tương quan cặp giữa các biến độc lập trong mô hình có 3 biến lớn hơn 0,8 và 3 biến nhỏ hơn 0,8. Tương quan các cặp không cao nhưng cũng xảy ra có thể xảy ra hiện tượng đa công tuyến. Do vậy, chúng ta phải dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách tính độ chấp nhận của biến và hệ số phóng đại phương sai (VIF).
Qua bảng 4.14 cho thấy kết quả phân tích VIF lớn nhất không vượt qua 2 do đó ta có thể kết luận mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Điều đó có nghĩa là các biến giải thích đưa vào mô hình không có tương quan với nhau, mỗi biến chứa các thông tin riêng về biến phụ thuộc và những thông tin đó lại không có trong những biến khác. Chỉ khi nào VIF vượt quá 2 thì mô hình mới xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.4.5 Kết quả hồi quy Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Sau khi tiến hành thực hiện phân tích và xem xét đầy đủ các kiểm định cũng như đánh giá sơ bộ về mô hình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện hồi quy dựa trên các biến được chọn từ giả thuyết, bao gồm quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, cuộc họp HĐQT, tỷ lệ sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy
Các kiểm định ở trên cho thấy mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp với tổng thể. Căn cứ vào kết quả từ bảng 4.14, tác giả sẽ loại khỏi mô hình những biến có giá trị p-value (Sig)>0,05. Sau khi thực hiện hồi quy 6 nhân tố ta thấy biến trình độ chuyên môn của HĐQT là biến được chọn trong mô hình.
Vậy mô hình hồi quy được xác định như sau:
QTLN = 6,562 – 0,206* EXPE
Trong đó :
QTLN : Biến phụ thuộc (đại diện cho mức độ quản trị lợi nhuận công ty)
EXPE: Trình độ chuyên môn của HĐQT
Về nhân tố trình độ chuyên môn của HĐQT, biến EXPE có hệ số β6 = – 0,0206 < 0 thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc với mức ý nghĩa dự đoán rằng : khi trình độ chuyên môn về tài chính của HĐQT tăng lên (hoặc giảm xuống) 1 đơn vị thì mức độ quản trị lợi nhuận giảm tương ứng 0,0206 đơn vị, với các điều kiện các yếu tố khác không đổi.
4.4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở phần trên, tác giả nhận định có 1 nhân tố tác động của biến độc lập đối với QTLN là trình độ chuyên môn của HĐQT. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ chuyên môn của HĐQT có tác động ngược chiều với biến QTLN. Kết quả nghiên cứu này không đồng nhất với nghiên cứu của Ahmed. S. (2013) cho rằng trình độ chuyên môn của HĐQT có tác động cùng chiều với biến QTLN. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của C.A. Kankanamage (2015) cho rằng trình độ chuyên môn của HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đến QTLN. Với kết quả tổng hợp nêu trên tác giả có thể nhận thấy rằng biến trình độ chuyên môn của HĐQT (EXPE) thỏa mãn với giả thuyết đặt ra trước đó rằng trình độ chuyên môn của HĐQT có tác động ngược chiều với QTLN.
Tóm lại, với giả thuyết và mô hình đặt ra, kết quả hồi quy chỉ có 1 biến của quản trị công ty tác động đến cùng chiều với QTLN đó là trình độ chuyên môn của HĐQT.
Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả trình bày các kết quả kiểm định và phân tích được tiến hành thực hiện trong nghiên cứu bằng các phương pháp kiểm định như: kiểm định hệ số tương quan Pearson, kiểm định T-Test, ma trận hệ số tương quan, kiểm định F để đưa ra các biến phù hợp để thực hiện hồi quy. Qua kết quả hồi quy các biến các biến quy mô HĐQT, tính độc lập HĐQT, tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, cuộc họp của HĐQT, tỷ lệ sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT. Trong đó, chỉ có 1 biến độc lập là trình độ chuyên môn của HĐQT có ý nghĩa thống kê tức là có tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc là quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Luận văn được thực hiện với mục đích tìm ra những nhân tố của QTCT tác động đến QTLN tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM với số lượng mẫu là 107 công ty trong giai đoạn 5 năm từ năm 2012 đến 2016. Nghiên cứu đã kế thừa mô hình của Y Nugroho, B and Eko, U. (2011) và C.A. Kankanamage (2015), mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố của QTCT gồm quy mô HĐQT, tính độc lập HĐQT, tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, cuộc họp của HĐQT, tỷ lệ sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1 có nhân tố có tác động đến QTLN đó là nhân tố trình độ chuyên môn của HĐQT. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra mốt số gợi ý chính sách nhằm kiểm soát QTLN theo đó,
Đối với công ty niêm yết cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người cung cấp thông tin, chú trọng nhân sự là những người có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực kinh tế, tài chính trong Hội đồng quản trị, quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ kinh tế nhất định để kiểm soát hành vi quản trị lợi nhuận.
Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần chú trọng mở lớp đào tạo về kinh tế tài chính để bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhà quản trị, cũng như có biện pháp chế tài đối với những công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Đối với nhà đầu tư và người sử dụng thông tin báo cáo tài chính cần trang bị những kiến thức nhất định để nhận biết hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty và cần lưu ý những công ty niêm yết có trình độ chuyên môn của Hội đồng quản trị.
5.2 Gợi ý các chính sách có liên quan Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố trình độ chuyên môn của HĐQT tác động ngược chiều đến quản trị lợi nhuận. Vì thế, tác giả đưa ra một số gợi ý nhằm kiểm soát QTLN tại các công ty niêm yết VN30 như sau.
Đối với công ty niêm yết :
Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tính minh bạch, sự thích hợp và đáp ứng độ tin cậy thông tin cho người sử dụng;
Chú trọng nhân sự là những người có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực kinh tế, tài chính trong Hội đồng quản trị để nhìn nhận vấn đề được bao quát cũng như kiểm soát các hoạt động được hiệu quả hơn là hành vi quản trị lợi nhuận;
Quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ kinh tế nhất định để quản lý, điều hành công ty cũng như kiểm soát hành vi quản trị lợi nhuận.
Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước:
- Cần chú trọng mở lớp đào tạo về kinh tế tài chính để các nhà quản lý công ty niêm yết nâng cao năng lực, chuyên môn nhằm kiểm soát hành vi quản trị lợi nhuận;
- Cần giám sát chặt chẽ và có qui định cụ thể điều kiện tối thiểu về trình độ kiến thức kinh tế tài chính và số năm kinh nghiệm đối với Hội đồng quản trị công ty niêm yết nhằm nâng cao chất lượng thông tin;
- Cần có biện pháp chế tài đối với những công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nhằm răng đe những công ty này từ đó nhằm giúp thông tin công bố được trung thực, đáng tin cậy.
Đối với nhà đầu tư và người sử dụng thông tin báo cáo tài chính:
- Cần lưu ý trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý đối với thành viên Hội đồng quản trị các công ty niêm yết để có được những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định đầu tư;
- Các nhà đầu tư cần trang bị những kiến thức nhất định để nhận biết các dấu hiệu thể hiện sự không minh bạch trong việc cung cấp thông tin, để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai
Với thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế và những thiếu sót không thể tránh khỏi. Đề tài nghiên cứu các công ty niêm yết VN30 là các công ty có vốn hóa thị trường lớn nhưng chỉ giới hạn ở 30 công ty nên kết quả thống kê chưa thực sự phản ánh được tổng thể. Nếu mẫu nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi rộng hơn thì tính chính xác sẽ cao hơn, mang độ bao phủ nhiều hơn. Các nhân tố của QTCT ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận trong đề tài chỉ được tác giả xem xét trong phạm vi có 6 nhân tố thuộc QTCT trong khi còn một số các nhân tố của QTCT mà những nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành phát triển thêm trong nghiên cứu sau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương cuối cùng của luận văn, tác giả đã tổng hợp và đưa ra các kết luận chung từ kết quả nghiên cứu đã trình bày trước đó, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt khi nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài. Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
Tác giả đề xuất một số gợi ý các chính sách có liên quan đến quản trị lợi nhuận theo từng đối tượng : đối với công ty niêm yết, đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, đối với nhà đầu tư và người sử dụng thông tin báo cáo tài chính nhằm giúp họ có các nhìn tổng quát hơn về hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30 trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Cuối cùng tác giả trình bày một số hạn chế nhất định của luận văn trong chương này đồng thời đề ra hướng nghiên cứu mới trong tương lai.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng báo cáo tài chính là một công cụ giúp nhà đầu tư nhận định được tính hình hoạt động kinh doanh của mộ công ty, nó thể hiện được khả năng, tình hình tài chính nhằm thu hút các nhà đầu tư. BCTC là một cầu nối, ví vậy tính trung thực của báo cáo tài chính là mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng báo cáo. Trong tình hình kinh tế cạnh tranh, điều kiện kinh doanh trở nên phức tạp, nhất là đối với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch, vì vậy vấn đề về lợi nhuận ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đánh giá các nhân tố của quản trị công ty để xây dựng mô hình nghiên cứu, luận văn đã xem xét cơ sở lý thuyết về quản trị công ty tác động đến QTLN. Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, dựa vào các nghiên cứu đã tham khảo tác giả xây dựng mô hình cho nghiên cứu của mình gồm có 6 biến độc lập như Quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, cuộc họp của HĐQT, quyền sở hữu của HĐQT, trình độ chuyên môn của HĐQT. Để có cơ sở khẳng định nghiên cứu của mình có ý nghĩa khoa học, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả, kiểm định T- test, kiểm định các giả thuyết đặt ra, kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả thu được chỉ có 1 biến tác động đến QTLN đó là biến trình độ chuyên môn của HĐQT. Dựa trên nghiên cứu tác giả đã đưa ra các gợi ý chính sách đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của nghiện cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Luận văn: Giải pháp NC lợi nhuận tại các Cty niêm yết VN30
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết VN30