Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH

2.2.1 Tình hình hoạt động thanh toán nói chung

Thanh toán là một trong những hoạt động cơ bản của các Ngân hàng. Sự biến động của nền kinh tế nói chung và sự chuyển biến mạnh mẽ của các thành phần kinh tế nói riêng, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư nước ngoài làm cho công tác thanh toán qua Ngân hàng vừa có những thuận lợi, vừa gặp những khó khăn nhất định. Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã từng bước vận dụng các kênh thanh toán điện tử hiện đại bên cạnh kênh thanh toán truyền thống là tiền mặt. Tổng doanh số thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Doanh số thanh toán qua NHNN Quảng Ninh qua các năm

Biểu 2.1: Tình hình thanh toán qua NHNN Quảng Ninh qua các năm

Qua biểu trên ta thấy doanh số thanh toán có sự gia tăng qua các năm. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm doanh số cao hơn so với thanh toán dùng tiền mặt. Tính đến cuối năm 2013, tổng doanh số thanh toán là 378.052.820 triệu đồng, trong đó, thanh toán bằng tiền mặt là 83.388.248 triệu đồng, chiếm 22,1%, thanh toán không dùng tiền mặt là 294.664.572 triệu đồng, chiếm 77,9%. Đến cuối năm 2014, doanh số thanh toán đã đạt 403.408.432 triệu đồng, tăng 25.355.612 triệu đồng, tương đương 6,7% so với năm 2013, trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 84.081.882 triệu đồng, chiếm 20,8%, thanh toán không dùng tiền mặt là 319.326.550 triệu đồng, chiếm 79,2%, mức tăng tương ứng so với năm 2013 lần lượt là 0,8% và 8,3%. Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Năm 2015, doanh số thanh toán đã đạt 422.638.125 triệu đồng, tăng 19.229.693 triệu đồng, tương đương với mức tăng 4,7% so với năm 2014, trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 78.663.595 triệu đồng, chiếm 18,6% thanh toán không dùng tiền mặt là 343.974.530 triệu đồng, chiếm 81,4%. Trong năm này, lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm 5.418.287 triệu đồng, tương đương 6,4% so với năm 2014, trong khi đó, thanh toán không dùng tiền mặt có mức tăng tương đối nhiều: 24.647.980 triệu đồng, tương đương 7,7 % so với năm 2014. Điều này cho thấy sự chuyển dịch từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt có dấu hiệu tăng dần.

Qua phân tích trên có thể thấy hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng đang dần được cải thiện. Điều này phản ánh những thành công bước đầu trong triển khai thực hiện Quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Theo đó, để hiện thực hoá mục tiêu nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các nội dung trọng tâm:

  • Bổ sung, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách: hành lang pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được hoàn thiện. Một số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu của thực tiễn; tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển thanh toán không dung tiền mặt, tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dung tiền mặt.
  • Nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán: cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trong đầu tư, nâng cao chất lượng và tiếp tục phát huy hiệu quả nhằm tạo sự phát triển đồng bộ, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ tốt cho việc cung ứng và ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại.

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại: các dịch vụ thanh toán, nhất là thanh toán điện tử tiếp tục được phát triển, đa dạng hoá với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, an toàn, tiện lợi. Bên cạnh các dịch vụ thanh toán truyền thống (uỷ nhiệm chi, séc, uỷ nhiệm thu…), hầu hết các Ngân hàng thương mại đã và đang triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin như: Internet banking, SMS banking, Mobile banking, ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt: Ngân hàng Nhà nước đã triển khai một số hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toán thẻ qua POS nhằm giúp công chúng, người sử dụng và các tổ chức trong xã hội hiểu, tiếp cận và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt một cách đầy đủ, kịp thời, tạo sự chuyển biến bước đầu về thói quen sử dụng tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số giải pháp hỗ trợ về phối hợp chỉ đạo, điều hành giữa các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường hợp tác quốc tế, công tác đào tạo, cán bộ, giám sát các hệ thống thanh toán…nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ tạo nên bước chuyển lớn trong thói quen thanh toán của công chúng và các tổ chức, doanh nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Trong thực tế, thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán ưu việt vì làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm được một khoản chi phí rất lớn cho in ấn, vận chuyển, kiểm điểm, đóng gói, bảo quản, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt là một nhu cầu thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong công tác thanh toán.

Ngày 09/11/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thông tư này ra đời đã hoàn thiện các văn bản ban hành trước đó về công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng được sự thay đổi của Pháp luật, yêu cầu đổi mới nghiệp vụ và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán. Các món chuyển tiền liên chi nhánh giữa các đơn vị trong ngân hàng nhà nước cũng như các món thanh toán giữa các đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước được hoàn tất trong thời gian ngắn, toàn bộ quy trình thanh toán đều thông qua mạng vi tính, do đó đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Theo thông tư trên thì hiện nay, các đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh nói riêng đang vận dụng hai kênh thanh toán cơ bản: Kênh điện tử liên ngân hàng và kênh bù trừ điện tử.

2.2.2.1 Thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng

Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn (cả về số món và số tiền), điều này cho thấy đây là hình thức thanh toán ưu việt.Hiện nay có 37 đơn vị mở tài khoản thanh toán tại NHNN Quảng Ninh đã tham gia thanh toán qua hình thức này. Số liệu thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng thể hiện như sau:

Bảng 2.2 Doanh số thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh qua các năm

Biểu 2.2: Tình hình thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh qua các năm

Quy mô doanh số thanh toán liên ngân hàng có sự gia tăng ổn định qua các năm. Năm 2013, có 7.682 món được thanh toán qua kênh này với số tiền thanh toán là 265.367.168 triệu đồng. Đến năm 2014, doanh số thanh toán tăng lên, đạt 298.429.905 triệu đồng, với 7.709 món, tăng 27 món, tương ứng 12,4% so với năm 2013. Năm 2015, doanh số thanh toán qua liên ngân hàng là 333.571.173 triệu đồng với 8.269 món, tăng 560 món, tương ứng mức tăng 11,8% so với năm 2014.

2.2.2.2 Thanh toán qua kênh bù trừ điện tử Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Là kênh thanh toán truyền thống, được thực hiện từ khá lâu, thanh toán bù trừ từng là kênh thanh toán hữu hiệu. Hiện nay, phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng chiếm ưu thế hơn so với phương thức thanh toán bù trừ. Tuy nhiên phương thức thanh toán bù trừ vẫn được duy trì để thực hiện thanh toán các món tiền có giá trị thấp giữa các đơn vị thành viên tham gia bù trừ điện tử.NHNN chi nhánh Quảng Ninh hiện nay có 15 thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử. Doanh số thanh toán qua kênh bù trừ điện tử qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán qua kênh bù trừ điện tử tại NHNN Quảng Ninh qua các năm

Biểu 2.3: Tình hình thanh toán qua kênh bù trừ điện tử tại NHNN Quảng Ninh qua các năm

Biểu đồ trên cho thấy doanh số thanh toán qua kênh bù trừđiện tử giảm dần qua các năm.Năm 2013, doanh số thanh toán qua kênh nàyđạt 29.297.404 triệu đồng.Đến năm 2014, doanh số giảm 8.400.759 triệu so với năm 2013, còn 20.896.645 triệu đồng, tương đương mức giảm 28,7%. Đến năm 2015, doanh số giảm 10.493.288 triệu so với năm 2014, còn 10.403.357 triệu đồng, tương đương mức giảm 49,8%. Sự giảm sút doanh số thanh toán qua kênh bù trừđiện tử là do cácđơn vị ngừng tham gia thành viên thanh toán bù trừ, chuyển sang thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2.2.2.3 Chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt

Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển, khối lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ ngày càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với sự phát triển mạnh của hoạt động trao đổi giữa các chủ thể của nền kinh tế, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ quy mô và số lượng thanh toán trong nền kinh tế.Ở nước ta hiện nay, bên cạnh phương thức thanh toán truyền thống là tiền mặt thì nhu cầu TTKDTM trong nền kinh tế cũng ngày một tăng cao, đòi hỏi các đơn vị thanh toán, đặc biệt là các ngân hàng không những phải đảm bảo đáp ứng được giá trị thanh toán mà còn phải nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt.Nhận thức được điều này, trong những năm qua, NHNN chi nhánh Quảng Ninh đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM.Việc đổi mới trong nghiệp vụ TTKDTM đã có hiệu quả tích cực và đạt kết quả đáng kể.Quy mô thanh toán ngày càng tăng, chất lượng thanh toán được cải thiện. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng TTKDTM tại NHNN chi nhánh Quảng Ninh năm 2015 đối với 37 chi nhánh TCTD mở tài khoản thanh toán đã thể hiện lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán tại đơn vị: Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Bảng 2.4 Bảng khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTKDTM tại NHNN Quảng Ninh năm 2015

Số liệu thống kê từ bảng khảo sát trên cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng đối với các hoạt động TTKDTM tại NHNN Quảng Ninh ở mức cao. Có 37/37 chi nhánh TCTD được khảo sát đưa ra mức đánh giá “Tốt, rất hài lòng” đối với tiêu chí “Thời gian, quy trình mở tài khoản thanh toán” và tiêu chí “Sự bảo mật thông tin khách hàng”. Đối với tiêu chí “Sự thuận tiện, chính xác trong quy trình thanh toán”, có 35 khách hàng được khảo sát đánh giá mức “Tốt, rất hài lòng”, chiếm 94,6% và 2 khách hàng đánh giá mức “Đạt yêu cầu, hài lòng”, chiếm 5,4% số khách hàng. Về thời gian thanh toán, có 33/37 khách hàng đánh giá mức độ “ Tốt, rất hài lòng”, chiếm 89,1%, còn lại 10,9%, tương đương 4 khách hàng đánh giá mức “Đạt yêu cầu, hài lòng”.Thái độ phục vụ của nhân viên NHNN đối với khách hàng được đánh giá khá cao.Cụ thể, có 35/37 đơn vị đánh giá thái độ phục vụ ở mức “Tốt, rất hài lòng”, có 2 đơn vị đánh giá mức “Đạt yêu cầu, hài lòng”. Riêng đối với chỉ tiêu mức phí các dịch vụ thanh toán, có 30/37 đơn vị tham gia khảo sát đánh giá mức “ Tốt, hài lòng”, chiếm 81,1% số khách hàng, còn lại 7/37 đơn vị, tương đương 18,9% khách hàng được khảo sát đánh giá mức “Đạt yêu cầu, hài lòng”. Kết quả này cho thấy sự hài lòng về mức phí dịch vụ thanh toán là chưa cao. Hiện nay, NHNN Quảng Ninh đang áp dụng mức phí thanh toán là 0,02% trên số tiền thanh toán, trong đó mức phí cao nhất và thấp nhất được giới hạn lần lượt là 100.000 đồng và 10.000 đồng. Như vậy, các món thanh toán từ 500.000.000 đồng trở lên sẽ áp dụng mức phí 100.000 đồng. Cơ cấu tính phí dịch vụ thanh toán như trên chưa hợp lý, chưa tạo ra được những khuyến khích thúc đẩy TTKDTM.Trong thời gian tới, việc xem xét điều chỉnh mức phí dịch vụ thanh toán cho phù hợp là việc cần tính đến để nâng cao chất lượng TTKDTM.

Nhìn chung, tổng hợp kết quả khảo sát đối với các tiêu chí cho thấy về cơ bản, các khách hàng hài lòng về dịch vụ TTKDTM tại NHNN Quảng Ninh, có thể khái quát kết quả này qua biểu đồ sau:

Biều 2.4 Biểu đồ phản ánh mức hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTKDTM tại NHNN Quảng Ninh

Xét về tỷ lệ, có 91,8% khách hàng đánh giá “Tốt, rất hài lòng” đối với các dịch vụ TTKDTM tại NHNN Quảng Ninh, chỉ có 8,2% khách hàng đánh giá “ Đạt yêu cầu, hài lòng”, không có khách hàng nào đánh giá “Chưa đạt yêu cầu, không hài lòng” về chất lượng dịch vụ TTKDTM. Kết quả trên cho thấy hiệu quả từ việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng TTKDTM của NHNN Quảng Ninh trong thời gian qua.

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

2.3.1 Những kết quả đạt được

Do sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc cũng như những nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNV trong việc nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nhất định:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, quá trình xử lý nghiệp vụ được thực hiện nhanh gọn, kịp thời, chính xác, không để xảy ra sai sót, do vậy luôn được khách hàng tin cậy.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đã phối hợp với Công an tỉnh trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán; trao đổi thông tin cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của Công an tỉnh về phòng chống tội phạm công nghệ cao, gian lận lừa đảo trong thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, góp phần giảm bớt rủi ro trong thanh toán, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã tổ chức lấy ý kiến tham gia đối với các Dự thảo Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực thanh toán.
  • Thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng được nâng cao, thể hiện ở sự tận tình, chu đáo, cởi mở khi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tâm cho khách hàng.
  • Chi nhánh đã duy trì và tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, kịp thời khai thác thông tin giao dịch hàng ngày trên mạng hiện có. Do vậy, thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán.
  • Ngân hàng luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế về chứng từ, thanh toán, quỹ tiền mặt và khả năng thanh toán, tạo nên được niềm tin đối với khách hàng.

Nhìn chung, các dịch vụ TTKDTM ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú với các sản phẩm hiện đại, an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hệ thống ngân hàng có chiến lược phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ ngân hàng khác nên đã khuyến khích được các tổ chức sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, từng bước giảm tỷ trọng và thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Trên đây là một số kết quả mà chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó, chi nhánh tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng và phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở địa phương trong những năm tiếp theo.

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

2.3.2.1 Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

  • Thủ tục thanh toán còn phức tạp, chưa thuận tiện. Các thể thức thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường.
  • Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với những giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh.
  • Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt.

Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt.Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking… chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp;

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có mặt chưa được hiện đại hóa, chưa thể hiện được đây là một phương thức thanh toán hiện đại của nền kinh tế.

Môi trường pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt chưa hoàn chỉnh nên việc phân định trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán chưa có cơ sở để xử lý khi có tranh chấp hoặc mất mát tài sản.

Đó là những mặt còn bất cập trong thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh. Để khắc phục những vấn đề này, Ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên nhân tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có thể đưa ra các giải pháp tác động tích cực, hữu hiệu nhằm mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Nguyên nhân khách quan.

  • Do mặt bằng xã hội chưa cao về mọi mặt, trình độ phát triển của nền kinh tế còn ở mức thấp… làm cho nhận thức của người dân bị hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh hưởng từ thời kỳ bao cấp cùng với những rủi ro mà thời kỳ này mang lại khiến người dân yên tâm hơn khi sử dụng tiền mặt, mặc dù họ biết rằng sẽ không an toàn, hoặc có thể bị mất tiền hoặc bị tiền giả.
  • Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: đối với nhiều đối tượng khách hàng, các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với sử dụng tiền mặt. Ngược lại, thanh toán không dùng tiền mặt còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), không được chào đón tại các quầy thanh toán… Vì vậy, tiện ích chủ yếu của thẻ ngân hàng là dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt, nhưng thực tế hơn 70% các giao dịch của khách hàng trên máy ATM hiện nay chỉ để rút tiền.
  • Kinh tế không chính thức phát triển: một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng…, luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia.
  • Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Luật

Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua từ năm 2005, tạo nên một nền tảng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống là cả một quá trình phấn đấu không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của toàn xã hội.Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng.Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ… Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

Thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn: công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công bố đầy đủ cho công chúng.Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để đưa lên công luận, khiến cho thông tin đến với những người tiêu dùng thường một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó ngay từ khi mới bắt đầu phát triển;

  • Cơ cấu tính phí dịch vụ thanh toán còn bất hợp lý, chưa tạo ra được những khuyến khích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp trong việc tạo ra môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Thu nhập của đại bộ phận người dân còn thấp so với yêu cầu sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Nguyên nhân chủ quan.

Có thể kể đến một vài nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh như sau:

  • Ngân hàng vẫn còn coi nhẹ hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chưa coi việc mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là một chiến lược quan trọng mang tính cấp thiết, nên các biện pháp tác động chưa thiết thực.
  • Công tác tuyên truyền, quảng cáo các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa được coi trọng. Từ đó người dân chưa biết đến các hình thức thanh toán này.
  • Trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chung trong thanh toán.

Qua việc nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nghiên cứu những nguyên nhân tồn tại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh cần phải nhanh chóng có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng cũng như hoạt động thanh toán nói chung, từ đó xây dựng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh trở thành một ngân hàng vững mạnh và phát triển ổn định.

Như vậy, trên cơ sở những kết quả đạt được và những bài học rút ra, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh cần phải xây dựng những biện pháp cụ thể, hữu ích, phù hợp với điều kiện cụ thể và tình hình chung của tỉnh. Từ đó có những chiến lược để xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như công nghệ thanh toán qua Ngân hàng; cùng với cả nước xây dựng hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong sạch, vững mạnh, nâng cao giá trị đồng Việt Nam trên trường quốc tế, góp tiếng nói chung vào tiến trình hội nhập và phát triển của cả nước.

Tóm lại: Chương 2, luận văn đã làm rõ được thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2013-2015. Những kết quả đạt được đó là: tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, quá trình xử lý nghiệp vụ được thực hiện nhanh gọn, kịp thời, chính xác; thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng được nâng cao; duy trì và tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng; tạo nên được niềm tin đối với khách hàng nhờ thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế về chứng từ, thanh toán, quỹ tiền mặt và khả năng thanh toán… Bên cạnh những hiệu quả mang lại, thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh cũng bộc lộ những hạn chế trong thủ tục thanh toán, chất lượng thanh toán, môi trường pháp lý của hoạt động thanh toán, phí thanh toán… Nhận ra các hạn chế từ đó phân tích nguyên nhân sẽ là cơ sở quan trọng đề xuất các giải pháp trong chương 3. Luận văn: Thực trạng không dùng tiền mặt tại NHNN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Giải pháp NC thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x