Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH
2.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Tại Quảng Ninh, tháng 7/1954, Ngân hàng tỉnh Hải Ninh được thành lập trên cơ sở Đại lý Ngân hàng Hải Ninh thuộc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Cao Lạng. Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước khu Hồng Quảng được thành lập ngay sau ngày tiếp quản Vùng mỏ Hồng Quảng trên cơ sở Phòng tín dụng Xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Yên thuộc Ngân hàng liên khu Ba.
Năm 1963, tỉnh Quảng Ninh được thành lập. Năm 1964, Ngân hàng nhà nước Quảng Ninh ra đời với 40 cán bộ, nhân viên, 4 Chi nhánh nghiệp vụ tại thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và 09 Chi điếm trực thuộc tại các huyện khác. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước tỉnh là vừa quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đồng thời thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ (huy động vốn, cho vay, thanh toán…) phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hàng Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh”. Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng nhà nước được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, đồng thời làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh đã được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng nhà nước. Tại Quảng Ninh, có 3 ngân hàng chuyên doanh là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng. Ngoài ra, còn có Phòng ngoại hối trực thuộc Ngân hàng nhà nước Quảng Ninh thực hiện chức năng, nhiệm vụ như Ngân hàng Ngoại thương.
Kể từ năm 1991, sau khi Phòng ngoại hối được tách và chuyển đổi thành Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Quảng Ninh, Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, là ngân hàng của các ngân hàng trên địa bàn.
Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh từng bước được đổi mới, hoàn thiện và mô hình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ, mô hình ngân hàng một cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tác bạch dần chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tích cực đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách tiền tệ, phát triển nghiệp vụ NHTW; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát; tăng cường hiện đại hóa công nghệ, phát triển dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế, đưa hoạt động ngân hàng tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong số các tỉnh có quy mô hoạt động lớn trong toàn hệ thống (chỉ đứng sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) về huy động vốn và dư nợ tín dụng, hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định, an toàn và hiệu quả.
Sự nỗ lực, đóng góp của NHNN – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã được nhiều cấp, ngành ghi nhận, đánh giá cao và khen thưởng. Năm 2013, NHNN – Chi nhánh Quảng Ninh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 2.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chức năng của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh
- Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng Trung ương theo uỷ quyền của Thống đốc.
- Chi nhánh là đơn vị hạch toán, kế toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh
- Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội địa phương có liên quan đến hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác thông tin tín dụng.
- Thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
- Giám sát, chỉ đạo việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt, giải thể đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật. Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà nước trên địa bàn.
- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn khi được Thống đốc uỷ quyền.
- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho, quỹ tại chi nhánh, khi giao nhận theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện công tác, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công khai tài sản, tài chính theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.
- Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp uỷ, chính quyền địa phương; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
- Phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở bồi dưỡng cán bộ của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước đặt trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại trụ sở chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của chi nhánh.
- Thực hiện chế độ báo cáo thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
2.1.2 Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh
Căn cứ Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/2/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh tỉnh, thành phố.NHNN – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-QUN1 ngày 21/3/2014 quy định nhiệm vụ của các phòng và tương đương thuộc cơ cấu tổ chức Chi nhánh. Theo đó, hiện nay, NHNN – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh gồm 5 phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ, Phòng Kế toán – Thanh toán, Phòng Tiền tệ – Kho quỹ và Thanh tra, giám sát ngân hàng. Nghiệp vụ của các phòng cụ thể như sau:
2.1.2.1 Nghiệp vụ của phòng Hành chính – Nhân sự Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc thực hiện các công việc liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự của Chi nhánh.
Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Tham mưu, giúp giám đốc trong việc thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.2.2 Nghiệp vụ của phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ
Giúp Giám đốc trong việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.
Giúp Giám đốc thực hiện công tác thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách, tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.
Giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
Giúp Giám đốc thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn khi được Thống đốc ủy quyền. Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc xây dựng báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc yêu cầu các tổ chức tín dụng; các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.2.3 Nghiệp vụ của phòng Kế toán – Thanh toán
Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Thực hiện công khai tài sản, tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc thực hiện các công việc liên quan đến công tác tin học, quản lý trang thiết bị tin học
Quản lý về mẫu in, mã trong thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Quản lý và vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm của Chi nhánh.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.2.4 Nghiệp vụ của Thanh tra, giám sát ngân hàng Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.
Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.
Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định.
Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.
Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định. Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.
Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.2.5 Nghiệp vụ của phòng Tiền tệ – kho quỹ
Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
Làm đầu mối phối hợp với công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả.
Quản lý, bảo quản an toàn tuyệt đối quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chi nhánh, khi giao nhận; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành, thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Luận văn: Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: