Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2. Thực trạng và hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Chiến lược huy động vốn tiền gửi của ngân hàng
Bên cạnh những hình thức huy động vốn tiền gửi truyền thống là nhận tiền gửi của khách hàng tại quầy giao dịch, BIDV Thừa Thiên Huế đã xây dựng và áp dụng được chiến lược thị trường, thị phần, trong đó đưa ra nhiều giải pháp tích cực để huy động vốn tiền gửi, như giao chỉ tiêu cho từng cán bộ trong cơ quan theo từng thời điểm từ 400 – 600 triệu đồng/người/quý kết hợp với khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, là một trong nhưng chỉ tiêu quan trọng trong khoán lương; tổ chức tiếp cận nhanh và phân tích thị trường vốn để đưa ra các hình thức huy động vốn tiền gửi thích hợp, nhiều tiện ích, phù hợp với nhiều đối tượng gửi tiền; tăng cường đổi mới và đa dạng hóa các hình thức, các sản phẩm tiền gửi nhằm tạo ra sự phù hợp tốt nhất cho mỗi phân đoạn khách hàng, gia tăng tối đa lợi ích của khách hàng cũng như của chính ngân hàng.
Áp dụng chiến lược Marketing: Chi nhánh thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc với khách hàng để tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như tờ rơi, băng giôn, chính sách phân phối, chính sách sản phẩm (cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khả năng), chính sách khuyếch trương – giao tiếp, thực hiện chương trình tổng quà khuyến mại “Chương trình tiết kiệm dự thưởng Gửi trọn niềm vui” đem lại cơ hội nhận giải thưởng cao nhất 500 triệu đồng và nhiều giải thưởng hấp dẫn khác cho khách hàng; tổ chức quay số trúng thưởng vào các dịp đặc biệt như mừng xuân năm mới, chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2/9, chào mừng 60 năm thành lập ngành ngân hàng và áp dụng lãi suất linh hoạt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NH cấp trên…
Quy mô vốn tiền gửi: là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện Chi nhánh vừa có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn, vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thông suốt và đạt hiệu quả cao thông qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM khác. Nhận thức được điều này BIDV Thừa Thiên Huế nỗ lực tập trung và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong giai đoạn 2014 – 2016 hoạt động huy động vốn tiền gửi đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Bảng 2.6: Quy mô huy động vốn tiền gửi giai đoạn 2014 – 2016
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy qua 3 năm số lượng vốn tiền gửi của Chi nhánh tăng trưởng không ngừng với tỷ lệ tăng đáng kể trung bình vào khoảng gần 22%. Tính đến 31/12/2015 thì tổng nguồn vốn huy động tiền gửi đạt 3.394.019 trđ, cao hơn cùng kỳ năm trước chỉ đạt ở mức 2.569.029 trđ. Năm 2016 vốn tiền gửi tiếp tục tăng trưởng đạt 3.792.960 trđ tăng 11,75% so với năm 2015. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2016 thấp hơn năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2016 Chi nhánh có nhiều chuyển biến về chính sách hạ lãi suất, bên cạnh đó trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng mới, trong khi một số sản phẩm dịch vụ BIDV còn dừng lại ở những sản phẩm truyền thống, nên tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2016 chỉ đạt 11,75%. Bởi vậy, Chi nhánh cần có những biện pháp tích cực hơn trong công tác huy động vốn tiền gửi để đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.
Chỉ tiêu tổng vốn tiền gửi (VTG) trên tổng vốn huy động (VHĐ)
Xét về số tương đối tỷ lệ VTG/VHĐ còn nhiều biến động song xét về số tuyệt đối thì có chiều hướng tăng về doanh số qua 3 năm trở lại đây. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2014, năm 2015 và năm 2016 vốn tiền gửi chiếm tỷ lệ trên tổng vốn huy động lần lượt là: 95,62%; 95,8%; 95,82%. Năm 2014 đạt tỷ lệ VTG trong vốn huy động thấp hơn hơn so với năm 2015 là do: đây là năm được đánh dấu bởi nhiều khó khăn và thử thách cho hoạt động huy động vốn của các NH: cạnh tranh lãi suất huy động, trong khi giá cả hàng hóa biến động mạnh, nhất là vào những tháng cuối năm nên không tạo sự hấp dẫn đối với người gửi tiền. Mặt khác, bên cạnh việc gửi tiền vào ngân hàng như một hình thức đầu tư thì khách hàng còn có nhiều kênh khác như kinh doanh bất động sản, vàng, chứng khoán cũng rất sôi động. Năm 2016 tỉ lệ VTG trong tổng VHĐ tăng nhẹ so với năm 2015 là do ngoài việc nhận thức của khách hàng về thanh toán không dùng tiền mặt được nâng cao, còn do phía ngân hàng đã có sự nhạy bén trong điều chỉnh lãi suất, thể hiện việc tuyên truyền vận động có chiều sâu, việc tiếp thị khuyến mại đã dần được quan tâm đúng mức.
Nhìn chung qua các năm, mặc dù thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều song có được sự tăng trưởng về công tác huy động vốn tiền gửi nói trên chứng tỏ Chi nhánh BIDV Thừa Thiên Huế đã cố gắng, nỗ lực trong công tác huy động vốn tiền gửi tại địa phương. Thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành công khác đã thể hiện thu nhập và điều kiện kinh tế của người dân có nhiều cải thiện rõ rệt và khẳng định uy tín của ngân hàng BIDV, bởi sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi thể hiện sự gia tăng lòng tin và sự quan tâm của các TCKT và dân cư đối với ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như giao khoán huy động vốn với khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, áp dụng rộng rãi các hình thức huy động với mức lãi suất hợp lý theo quy định của NHNN và ngân hàng cấp trên.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
2.2.3.1. Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn
Trong 3 năm gần đây, thị trường đang phải chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư diễn ra rất quyết liệt, thông qua các dịch vụ marketing, chăm sóc khách hàng, cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn. Nguồn vốn tiền gửi huy động được phân theo kỳ hạn cũng phần nào đánh giá được tính ổn định hay không ổn định của nguồn vốn này. Do đó, phân theo hình thức này được thể hiện qua bảng sau:
Tiền gửi không kỳ hạn (KKH)
Đây là loại tiền gửi có số lượng và tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn. Mức độ tăng trưởng tiền gửi KKH năm 2015 đạt 347.019 triệu đồng, giảm 21,06% so với năm 2014. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi KKH là mức lãi suất tối thiểu mà khách hàng được hưởng khi gửi tiền vào ngân hàng, nói cách khác, nếu khách hàng gửi tiết kiệm có kì hạn nhưng phát sinh kế hoạch nằm ngoài dự đoán buộc khách hàng phải rút tiền ra trước thời hạn, thì khách hàng vẫn được hưởng lãi KKH tương ứng với khoảng thời gian thực gửi, vì vậy để gia tăng lợi ích cho khách hàng, Chi nhánh vẫn tư vấn cho khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm với kì hạn ngắn nếu như khách hàng không chủ động được trong kế hoạch chi tiêu của mình, do vậy dẫn đến sự sụt giảm về doanh số tiền gửi KKH vào năm 2015 so với năm 2014. Năm 2016 đạt 349.152 triệu đồng tăng 2.133 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng tăng 0,61% so với năm 2015, cho thấy được sự nhận thức của khách hàng ngày càng nâng lên, việc sử dụng tiền mặt nhiều hoặc tích trữ trong nhà ngày càng hiếm, gửi tiền ở ngân hàng vừa an toàn lại sinh lời lại vừa có thể rút ra bất cứ khi nào cần sử dụng từ nó làm nguồn tiền gửi KKH tăng lên. Số lượng khách hàng gửi vào tài khoản tiền gửi giao dịch lớn sẽ là lợi thế của ngân hàng, giúp ngân hàng tăng khả năng tài chính thông qua số dư tiền gửi thường xuyên của khách hàng, tạo điều kiện tốt để ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng. Hơn nữa, tiền gửi KKH nhằm mục đích thanh toán mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tiền gửi ngắn hạn nhưng nó lại mang tính ổn định tương đối cao và như vậy ngân hàng có thể tính toán tỷ lệ sử dụng sao cho hợp lý nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, trong những năm tới Chi nhánh cần có những chính sách hợp lý, thu hút khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, giúp duy trì và tăng trưởng loại vốn huy động này. Vì tiền gửi KKH chủ yếu là tiền gửi giao dịch của các TCKT nên việc thúc đẩy các mối quan hệ, triển khai các gói dịch vụ phù hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức này trên địa bàn tỉnh là việc làm cần thiết, giúp Chi nhánh huy động vốn đạt hiệu quả cao hơn.
Riêng về tiền gửi KKH tuy số tiền gửi còn thấp do loại tiền gửi này mang lại cho khách hàng lãi không cao nhưng trong điều kiện NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế lạm phát và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng thì đây là một kết quả đáng ghi nhận cho Chi nhánh. Chi nhánh ngày càng quan tâm tới việc huy động vốn KKH. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn hình thành chủ yếu từ nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng của các TCKT và dân cư để đáp ứng nhu cầu thanh toán của họ, mà đối tượng có nhu cầu này nhiều nhất là các doanh nghiệp, còn dân cư của địa bàn thì hầu hết chưa có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu thanh toán tiền mặt tại chợ truyền thống và các cửa hàng. Mặt khác nguồn tiền gửi KKH là loại tiền huy động vốn với mức chi phí thấp, nhưng lại khó xác định về thời gian đáo hạn, vì vậy ngân hàng cần có các giải pháp để nâng cao huy động tiền gửi KKH và hợp lý thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi này.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kì hạn giai đoạn 2014-2016
Tiền gửi có kì hạn: Lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn luôn là loại tiền gửi chiếm số lượng cao nhất trong tổng nguồn vốn tiền gửi tại chi nhánh và do phần đông khách hàng dân cư gửi vào ngân hàng là chính với mục đích hưởng lãi và bảo toàn vốn. Điều đó thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn ở các năm: năm 2015 đạt mức 3.047.000 trđ tăng 43.09% so với năm 2010 chỉ đạt 2.129.405 trđ, năm 2016 lượng tiền gửi này đạt 3.443.808 trđ tăng 13,02% so với năm 2015. Điều này cho thấy Chi nhánh đã có được thành công trong việc phát triển nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú để giữ chân được khách và thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn tiếp tục nghiên cứu vận dụng linh hoạt các chương trình khuyến mại để khuyến khích khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Tiền gửi ngắn hạn (có thời gian đáo hạn dưới 01 năm):
Khác với tiền gửi KKH thì tiền gửi ngắn hạn có số lượng và tỷ trọng theo xu hướng tăng. Số tiền gửi huy động ngắn hạn năm 2015 đạt 2.176.590 trđ, cao hơn so với năm 2014 đạt 1.361.868 trđ tướng ứng với tỷ lệ tăng 67,19%. Bước sang năm 2016 số tiền này tiếp tục tăng lên ấn tượng đạt 2.445.501 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,47% trên tổng vốn tiền gửi của toàn Chi nhánh và mức chênh lệch cao hơn năm 2015 là 0,34%. Như vậy nguồn tiền gửi ngắn hạn có mức tăng trưởng khá nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng, năm sau cao hơn năm trước thể hiện uy tín của ngân hàng với người dân được nâng lên rõ rệt, ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm phù hợp với khách hàng, gây được cảm tình và niềm tin cho khách hàng. Đây là loại tiền gửi quan trọng với ngân hàng, cần được chú trọng. Để nâng cao lượng tiền gửi này, Chi nhánh cần tập trung vào thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi và các hình thức trả lãi phong phú, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng gửi tiền. Nhưng một hạn chế của nguồn tiền gửi ngắn hạn là loại tiền này nhạy cảm với lãi suất, nó có mức biến động cao và không ổn định qua các năm. Việc huy động tiền gửi ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn. Vì vậy, Chi nhánh cần quan tâm chú trọng đến việc điều hòa cơ cấu nguồn vốn tiền gửi sao cho phù hợp, duy trì tỷ trọng các loại tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn ở một mức vừa phải để tạo được sự chủ động nhất định trong quá trình hoạt động của mình.
Tiền gửi trung và dài hạn (có thời gian đáo hạn trên 01 năm):
Đây là loại tiền gửi có quy mô cũng như cơ cấu nhỏ và đang có xu hướng tăng về doanh số. Tuy ngân hàng đã cố gắng trong việc nâng cao hình thức huy động nhưng lượng tiền gửi này vẫn còn khá khiêm tốn. Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trung và dài hạn vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn. Bên cạnh đó, họ ngại gửi tiền dài hạn vì không thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất nên tiền gửi trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn tiền gửi. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi trung và dài hạn năm 2015 so với năm 2014 đạt 42.873 trđ ứng với tỷ lệ tăng 5,18%, cụ thể doanh số tiền gửi trung và dài hạn năm 2015 là 870.410, cao hơn so với năm 2014 đạt 827.537 trđ 17,08%. Sang năm 2016 số tiền gửi huy động này đạt 998.307 trđ tăng 127.897 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 14,69 % so với năm 2015. Sự tăng trưởng tương đối khá về vốn huy động tiền gửi trung và dài hạn cho thấy được uy tín của BIDV cũng như Chi nhánh Thừa
Thiên Huế đang ngày càng được nâng cao. Vốn trung và dài hạn càng tăng trưởng sẽ giúp cho Chi nhánh tăng khả năng chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho phù hợp, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
Tóm lại: Bằng việc phân tích ở trên, ta thấy:
- Trái ngược với tiền gửi KKH thì nguồn VTG ngắn hạn đã tăng mạnh qua các năm, đáp ứng được nhu cầu về vốn trong kinh doanh của ngân hàng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân chúng có mức tăng trưởng ổn định và đây là nguồn chủ yếu mà chi nhánh thực hiện cho vay và đầu tư. Với nguồn huy động này thì việc chi trả lãi suất tương đối cao nhưng lại đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những dự án lớn thời gian hoàn vốn tương đối lâu và diễn biến ổn định theo kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng là đối với nguồn huy động ngắn hạn, với tính chất không ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ thanh khoản cao nhằm dự phòng trường hợp khách hàng có thể rút tiền bất ngờ ngoài dự tính.
- Nguồn tiền gửi trung và dài hạn cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng của Chi nhánh, bên cạnh đó vẫn phải vay từ NH cấp trên để đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Ngân hàng có thể có lợi về mặt chi phí huy động vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trung dài hạn thấp hơn so với tiền gửi ngắn hạn và việc duy trì loại hình tiền gửi này thu hút được nhiều khách hàng tham gia vì tính linh hoạt của nó. Chẳng hạn như đối với nguồn VTG ngắn hạn, nếu huy động 10 triệu đồng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng 4 triệu đồng và đem đầu tư 6 triệu đồng. Còn với nguồn trung và dài hạn thì ngân hàng chỉ cần trích lập phòng 2 triệu đồng đầu tư những 8 triệu đồng. Như vậy có thể thấy, lợi nhuận mà nguồn vốn trung và dài hạn đem lại là rất cao.
2.2.3.2. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng được hiểu là phân loại theo tiền gửi dân cư, tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của các TCTD. Tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCKT là khối lượng tiền nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức, gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thánh toán, và hầu hết là để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đồng thời loại tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn tiền gửi có tính ổn định cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động và cũng là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện kinh doanh và đầu tư. Nắm bắt được vấn đề này, lãnh đạo chi nhánh BIDV Huế đã kịp thời báo cáo cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo, có thể coi đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của BIDV đồng thời cũng là sự cố gắng của ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh luôn nỗ lực nhằm khơi tăng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thiết, hợp lý của các thành phần kinh tế, tích cực hỗ trợ cho quá trình đầu tư phát triển trên cả nước. Một bộ phận cuối cùng cấu thành trong nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng khi phân loại theo đối tượng là tiền gửi của các TCTD, loại hình tiền gửi này nhằm mục đích thanh toán liên ngân hàng với nhau, hay trong một số trường hợp ngân hàng này đang dư thừa nguồn vốn tạm thời có thể đem gửi tại các ngân hàng khác để sinh lợi.
Để đánh giá kết quả của công tác huy động VTG một cách chính xác, đầy đủ hơn cần xét đến những biến động trong cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi của chi nhánh trong thời gian vừa qua. Với mục tiêu phát triển bền vững ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, các biện pháp, các kênh huy động vốn khác nhau nhằm tạo cho nguồn vốn tăng trưởng, ổn định. Hiện nay tại chi nhánh BIDV Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện tốt công tác huy động VTG và hầu hết là của khách hàng trong nước, trên địa bàn tỉnh.
Quan sát bảng 2.8 ta thấy là: Tỷ lệ tiền gửi dân cư vẫn là lớn nhất trong tổng vốn tiền gửi của BIDV Thừa Thiên Huế. Tiền gửi dân cư tăng lên từng năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn tiền gửi, năm 2014 là 59,12%, năm 2015 là 57,06% và năm 2016 là 52,30%. Năm 2014 chỉ tiêu này đạt 1.518.863 trđ, sang năm 2015 tăng lên 417.926 trđ đạt mức 1.936.789, và tiếp tục tăng lên 46.751 trđ, chạm mức 1.983.540 trđ vào năm 2016. Trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cư của NH thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cư thường là tiền gửi tiết kiệm (TGTK), vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, ngân hàng đã liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất TGTK và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng. Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền tạm thời chưa sử dụng, trong điều kiện có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, họ có thể sẽ có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng với mục đích an toàn và sinh lời, tiền gửi của người dân thông thường mang tính chất mùa vụ, là tiền giữa các chu kỳ sản xuất (một năm có 2 vụ thu hoạch) nên nếu họ đang có nguồn tiền tạm thời dư thừa khi gửi ngân hàng với kỳ hạn ngắn thì bên cạnh việc sinh lãi còn giúp dễ dàng tiếp tục quay vòng khoản tiền đó và có vốn làm ăn cho vụ mùa tiếp theo. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Tiền gửi từ TCKT cũng gia tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ lệ thấp, năm 2014 chỉ đạt 723.652 trđ chiếm tỷ lệ 28,17% trên tổng tiền gửi nhưng sang năm 2015 đã đạt 1.120.355 trđ và năm 2016 còn tăng cao hơn đạt 1.420.262 trđ. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ TCKT được xem là khá tốt qua hằng năm. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế nói chung trong những năm vừa qua: hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các cơ quan ban ngành khiến cho kết quả hoạt động ít nhiều khả quan hơn so với các năm trước, quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt tạo điều kiện cho các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp diễn biến theo như kế hoạch, nên giữa các chu kỳ SXKD, các doanh nghiệp sẽ tạm thời có các khoản vốn chưa cần dùng đến, nên họ sẽ gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời, thuận tiện cho việc thanh toán trong tương lai.
Trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn tiền gửi huy động thì tiền gửi của các TCTD (chủ yếu là các NHTM khác mở tài khoản tại ngân hàng để tham gia hệ thống thanh toán) lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trung bình khoảng 10% trên tổng tiền gửi với mức tăng trưởng thấp. Điều này thể hiện thế mạnh và tầm quan trọng của việc cần tập trung vào công tác huy động vốn tiền gửi từ dân cư của Chi nhánh bởi lẽ đây là nguồn huy động chính, chủ yếu, chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động của Chi nhánh.
Nhìn chung, quy mô vốn tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ dân cư và từ các TCTD đều tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu vốn tiền gửi, tiền gửi dân cư luôn giữ tỷ trọng chủ yếu và mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho SXKD hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp và các TCTD về cả quy mô lẫn tỷ trọng sẽ đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi dân cư xét trên từng món tiền gửi thường sẽ có số lượng thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của TCKT nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của các TCKT. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý cho việc theo dõi nhiều tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.
2.2.3.3. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Ngoài việc phân biệt nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tượng, theo kỳ hạn thì việc xác định vốn tiền gửi theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, TCKT có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau: nội tệ là nguồn vốn tiền gửi chính của BIDV Huế với lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng cao ở cả 3 năm. Theo đó, tỷ trọng vốn nội tệ luôn chiếm trên 97% trong tổng VTG, nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trung bình vào khoảng xấp xỉ 3% trog cơ cấu nguồn VTG.
Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền trong giai đoạn 2014 – 2016 thay đổi theo chiều hướng: vốn tiền gửi bằng nội tệ tăng trưởng liên tục cả về số lượng và tỷ trọng, ngược lại, giảm tỷ trọng vốn tiền gửi bằng ngoại tệ. Năm 2015 vốn tiền gửi bằng nội tệ đạt 3.304.562 trđ, chiếm 97,36% tổng vốn tiền gửi, tăng 809.951 triệu đồng so với năm 2014 chỉ đạt 2.494.611 trđ. Sang năm 2016, huy động vốn loại này đạt được 3.686.757 trđ, tăng 382.195 trđ ứng với tỷ lệ tăng 11,57% so với năm 2015. Mức tăng tương đối cao này thể hiện sự cố gắng trong công tác huy động vốn tiền gửi bằng nội tệ của Chi nhánh. Mặt khác trong năm 2016, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng quy mô sản xuất, thu hút nhiều nhân công lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sản xuất nông nghiệp có vụ mùa bội thu nên người dân địa phương có mức thu nhập cao hơn và cũng có lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn, nên họ gia tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng hoặc mua các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng để hưởng lãi.
Từ thực tế trên cho thấy, vốn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng được Chi nhánh quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động tiền gửi này cũng như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý. Hơn nữa, Chi nhánh cũng luôn nỗ lực nhằm hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút ngoại tệ, song vốn tiền gửi bằng ngoại tệ của Chi nhánh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn tiền gửi ở cả 3 năm. Năm 2015 vốn ngoại tệ quy đổi huy động được là 89.457 trđ, tăng 15.039 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,21% so với năm 2014. Đến năm 2016 đạt 106.203 trđ chiếm 2,88% trong tổng vốn tiền gửi, tăng 16.746 trđ so với năm 2015. Mức tăng trưởng này là rất thấp và không đều mặc dù ngân hàng đã có những đầu tư thích hợp cho lĩnh vực huy động ngoại tệ và các chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích giao dịch bằng ngoại tệ như bốc thăm trúng thưởng, quà bằng tiền mặt,… nhằm đáp ứng các dịch vụ của khách hàng giúp làm tăng lượng ngoại tệ song sự tăng trưởng này là không cao. Nguyên nhân là do đặc thù tại người dân tại địa phương chủ yếu là sản xuất hộ kinh doanh, rất ít có những mặt hàng xuất khẩu nên phần lớn khách hàng gửi tiền thường chọn gửi bằng đồng nội tệ, nguồn ngoại tệ huy động được còn thấp là do có số lượng ít kiều hối ở nước ngoài gửi về, mặt khác do lãi suất huy động đồng ngoại tệ theo quy định của NHNN là rất thấp, thậm chí thời điểm hiện tại lãi suất huy động đối với đồng USD là 0%, cho nên không thu hút nhiều khách hàng đến gửi ngoại tệ tại ngân hàng.
Như phân tích ở trên ta thấy, BIDV Huế có những thế mạnh trong huy động tiền gửi nội tệ hơn đồng ngoại tệ do tập quán và điều kiện địa bàn với phần lớn khách hàng là người dân địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng chung của dân cư có thói quen dùng nội tệ là chủ yếu. Qua đó, Chi nhánh cần chú trọng phát huy hơn nữa nguồn tiền gửi tiềm năng này để hoạt động huy động vốn tiền gửi đạt hiệu quả cao hơn với nhiều loại hình tiền gửi đa dạng, thu hút được sự quan tâm và duy trì niềm tin từ công chúng đến giao dịch và gửi tiền.
2.2.4. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của BIDV Thừa Thiên Huế Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
2.2.4.1. Chỉ tiêu chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng nguồn vốn tiền gửi
Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ các TCKT và dân cư, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, địa điểm, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật… Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế.
Trong chi phí tổng nguồn vốn huy động thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc gia tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm bớt lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Việc quy định lãi suất trần huy động đối với các NHTM của NHNN giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định và lãi suất tạm thời chưa phải là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, BIDV cũng cần phải đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng các loại hình tiền gửi nhằm phù hợp với nhu cầu huy động của Ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn linh hoạt cho khách hàng.
Trong thực tế, ngân hàng đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Do trong thời gian qua, lãi suất bình quân huy động có xu hướng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hướng giảm, bên cạnh việc thường xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, Chi nhánh cũng thường xuyên tính đến lãi suất bình quân của VTG để phục vụ cho công tác quản lý.
Chi phí hoạt động huy động vốn tiền gửi của BIDV Huế trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí huy động vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Dựa vào bảng 2.10 có thể thấy chi phí trả lãi tiền gửi bình quân trên mỗi đồng vốn tiền gửi của Chi nhánh có sự thay đổi theo chiều hướng qua các năm. Năm 2014, chi phí trả lãi tiền gửi là 138.706 trđ trên tổng tiền gửi huy động là 2.569.029 triệu đồng, ta có chi phí lãi TG bình quân là 5,4%. Tỷ suất này là cao nhất trong 3 năm qua, nó cho thấy: để huy động được một đồng tiền gửi ngân hàng phải chi bình quân 0,054 đồng chi phí lãi. Năm 2015, chi phí trả lãi tiền gửi lại giảm đi 9.969 trđ tương ứng giảm 7,19% xuống còn 128.737 trđ, trong khi tổng nguồn vốn tiền gửi huy động gia tăng với tốc độ tăng trưởng là 32,11%, đạt mức 3.394.019 trđ. Do đó, chi phí lãi TG bình quân đạt 3,8%, giảm thấp hơn so với năm 2014. Năm 2016, chi phí trả lãi tiền gửi tăng với tốc độ tăng 5,5% so với năm 2015 tương đương tăng 7.081 trđ. Tốc độ tăng trưởng về vốn tiền gửi lớn hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi dẫn đến tỷ suất chi phí lãi tiền gửi bình quân đạt 3,6% giảm 0,2% so với năm trước. Tỷ suất này cho thấy ngân hàng phải bỏ ra thêm 0,036 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi.
Ta có thể lý giải kết quả trên dựa vào sự biến động của lãi suất và nhận thấy rằng việc có được chỉ tiêu chi phí trả lãi tiền gửi bình quân như vậy được đánh giá là có hiệu quả. Như đã biết: năm 2014 là năm lãi suất có nhiều biến động, lãi suất tăng cao cùng với sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi đã làm chi phí lãi của ngân hàng tăng lên cao. Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí lãi này là điều có thể hiểu được trong điều kiện thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn, nhằm giúp thu hút nhiều lượng tiền gửi của khách hàng hơn, nhất là khi các ngân hàng đang cạnh tranh bằng các cuộc chạy đua lãi suất gay gắt. Vấn đề đặt ra là việc đưa ra mức lãi suất linh hoạt sẽ giúp BIDV nâng cao chất lượng công tác huy động vốn, gia tăng khách hàng gửi tiền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Sang năm 2015, lãi suất ngân hàng được giữ ở mức tương đối ổn định và giảm nhẹ so với năm 2014, dẫn đến chi phí trả lãi tiền gửi giảm theo mặc dù tổng vốn tiền gửi huy động được lại tăng, đây là tín hiệu đáng mừng cho Chi nhánh, bởi tuy lãi suất giảm nhưng khách hàng vẫn tìm đến với Chi nhánh giúp gia tăng lượng tiền gửi, chứng tỏ uy tín của Chi nhánh đang ngày càng được khẳng định và nâng tầm trên địa bàn. Qua đến năm 2016, chi phí lãi tiền gửi tăng lên 5,50% là do tổng vốn tiền gửi gia tăng với mức khá lớn, tốc độ tăng trưởng đạt 11,75%; lãi suất tiền gửi năm 2016 cũng không biến động nhiều so với 2015, và vẫn giữ được sự ổn định tương đối, chỉ tăng giảm với biên độ nhỏ.
2.2.4.2. Chỉ tiêu chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng chi phí Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Chi phí huy động vốn tiền gửi bao gồm chi phí lãi và các chi phí phi lãi. Các chi phí phi lãi như là: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị…
Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng chi phí qua 3 năm đạt mức bình quân là 33,50%. Nếu năm 2014 chi phí HĐV chiếm 38,31% trong tổng chi phí thì năm 2015 chiếm 31,11%, tức giảm đi so với 2014 là 7,2%, sang năm 2016 chi phí huy động vốn tiền gửi chỉ chiếm 31,09% giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2015 tỷ lệ chi phí HĐV/tổng chi phí thấp hơn năm 2014, điều này cho thấy năm 2015 Chi nhánh phải bỏ ra ít chi phí hơn cho hoạt động huy động vốn và có thể nói rằng công tác quản lý chi phí huy động vốn tiền gửi của chi nhánh năm 2015 thực sự đã được nâng cao hơn so với năm 2014. Đến năm 2016, chỉ tiêu chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng chi phí hoạt động lại diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn khi giảm xuống còn 31,09%. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi trong năm có nhiều thay đổi, được điều chỉnh giảm với mức trung bình khoảng 0,03%; thêm nữa Chi nhánh cũng cắt giảm một số chi phí cho tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo so với năm 2015. Mặc dù tỷ lệ giữa chi phí huy động vốn tiền gửi và tổng chi phí có sự biến động song số tiền chi phí tính theo giá trị tuyệt đối mà mỗi năm Chi nhánh phải bỏ ra đều tăng, đây cũng là điều Chi nhánh cần hết sức lưu ý, cần xem xét cắt giảm những chi phí không cần thiết để tránh lãng phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt được lợi nhuận cao hơn.
Để biết công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả hay không ta phải so sánh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động với mức tăng của chi phí huy động vốn. Năm 2015 tốc độ tăng chi phí huy động vốn tiền gửi là 13,82% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của vốn tiền gửi huy động đạt 32,11%; qua đó có thể thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng trong năm 2015 là tương đối tốt. Sang năm 2016 mức tăng chi phí huy động vốn tiền gửi là 29,02% trong khi mức tăng trưởng của vốn tiền gửi huy động là 31,86%. Từ kết quả đó có thể khẳng định hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng cũng đã giữ vững trong năm 2016, cho thấy được những ưu điểm trong chiến lược huy động vốn tiền gửi của Chi nhánh.
2.2.4.3. Khả năng đáp ứng vốn tiền gửi Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Nếu ngân hàng huy động được vốn tiền gửi nhiều mà sử dụng ít sẽ dẫn tới sự dư thừa, ứ đọng vốn. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động sẽ dẫn tới nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản. Bởi vậy, sự phù hợp giữa cơ cấu huy động VTG và khả năng đáp ứng về vốn theo nhu cầu sử dụng vốn và theo loại tiền là yếu tố rất quan trọng trong công tác huy động vốn tiền gửi của ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: nhìn chung qua 3 năm khả năng đáp ứng về vốn tiền gửi và tổng dư nợ theo kỳ ngắn hạn đạt hiệu quả hoạt động theo nhu cầu sử dụng, đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu vay ngắn hạn, tuy nhiên đối với kỳ trung và dài hạn lại không được ổn định, thiếu vốn, vốn tiền gửi huy động được không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nên chưa có hiệu quả. Do đó Chi nhánh có sự lựa chọn là: vay vốn từ ngân hàng cấp trên để bù đắp vào khoản cho vay nếu tổng nguồn vốn huy động không có khả năng đáp ứng và ngược lại. Đồng thời vấn đề đặt ra là giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Chi nhánh là việc làm vô cùng cần thiết. Đối với vốn tiền gửi nội tệ và ngoại tệ quy đổi, khả năng đáp ứng cho nhu cầu vay nội tệ và ngoại tệ đạt tỉ lệ gần như tương đương nhau, chứng tỏ Chi nhánh đã có thành công nhất định trong việc chủ động linh hoạt và cân đối về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tiền gửi theo loại tiền. Tìm hiểu cụ thể hơn, ta nhận thấy được như sau:
Đáp ứng theo nhu cầu sử dụng:
Bảng số liệu cho biết năm 2014 số lượng vốn tiền gửi được dùng để cho vay là 92,47%, năm 2015 tổng dư nợ/tổng vốn tiền gửi là 90,01%, giảm đi một mức không đáng kể là 2,46% so với năm 2014. Năm 2016 tỷ lệ này đạt 78,57%, giảm 11,44 % so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi luôn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng: năm 2015 vốn tiền gửi tăng 32,11% trong khi tổng dư nợ tăng với tỷ lệ 36% so với 2014, năm 2016 tốc độ tăng vốn tiền gửi là 11,75% trong khi dư nợ tín dụng tăng 28%. Nguyên nhân dư nợ tín dụng tăng trưởng cao hơn vốn tiền gửi là do trong những năm gần đây, Chi nhánh liên tục có các chương trình hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn, hơn nữa số lượng các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn gia tăng, hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhìn chung là tương đối ổn định, không có quá nhiều tác động bất lợi đến hiệu quả hoạt động, do vậy nhiều doanh nghiệp càng muốn mở rộng hoạt động SXKD của mình, bên cạnh đó trên địa bàn có thêm nhiều doanh nghiệp mở mới, từ đó tác động làm gia tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh với tốc độ tăng trưởng khá lớn, cao hơn tốc độ tăng của vốn tiền gửi huy động được.
Nhìn chung tỷ lệ vốn tiền gửi được sử dụng để cho vay của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả vì chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy lượng vốn tiền gửi được sử dụng tối đa cho đầu tư kinh doanh sẽ làm tăng thu nhập từ lãi vay song hiện tượng thiếu vốn tiền gửi để cho vay buộc Chi nhánh phải sử dụng tới vốn huy động bù đắp (tổng VHĐ năm 2014 là 2.686.735 triệu đồng, năm 2015 là 3.542.777 triệu đồng và năm 2016 là 3.958.422 triệu đồng) hoặc vốn lưu chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống là điều chắc chắn.
Đáp ứng theo kỳ hạn:
- Sử dụng vốn ngắn hạn: Bảng số liệu trên cho thấy Chi nhánh chưa có sự cân xứng trong huy động VTG và sử dụng VTG ngắn hạn. Tỷ lệ đáp ứng cho vay ngắn hạn năm 2014 là 89,14% nhưng sang đến năm 2015 đạt 115,81% và vào năm 2016 lại giảm xuống còn 95,40%. Tức là nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn của Chi nhánh năm 2014 và 2016 là không đủ bù đắp để cho vay ngắn hạn, nhưng vào năm 2015 thì lại thừa vốn tiền gửi ngắn hạn để cho vay, phần thừa vốn tiền gửi ngắn hạn này tương đối lớn, lên đến 297.197 triệu đồng. Đây là hệ quả của sự chênh lệch về tỷ trọng giữa VTG ngắn hạn và cho vay ngắn hạn. Vốn tiền gửi ngắn hạn là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VTG (khoảng 600%) trong khi dư nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ (khoảng 50%). Tuy mức chênh lệch không quá lớn nhưng cho thấy Chi nhánh vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất trong việc đáp ứng cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Trong những năm gần đây Chi nhánh đang dần có sự thay đổi theo hướng tích cực nhằm cân bằng giữa huy động vốn tiền gửi và cho vay ngắn hạn, để tiến tới Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
- Sử dụng vốn trung và dài hạn: Chi nhánh chưa đạt được sự cân đối giữa huy động vốn tiền gửi trung – dài hạn và sử dụng vốn. Ngược lại với VTG ngắn hạn, VTG trung – dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn tiền gửi (trung bình khoảng 28%) trong khi dư nợ trung – dài hạn chiếm tỷ trọng lên đến xấp xỉ 50%, cho nên nên nguồn vốn tiền gửi trung – dài hạn của Chi nhánh không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vay của khách hàng. Theo đó, năm 2014 nhu cầu vay trung – dài hạn thiếu 340.616 triệu đồng, năm 2015 thiếu 1.024.006 triệu đồng, năm 2016 thiếu đến 1.265.918 triệu đồng chứng tỏ Chi nhánh đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung – dài hạn, điều đáng nói là nguồn vốn ngắn hạn tuy có chi phí huy động thấp hơn nhưng tính ổn định lại không cao, có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán. Có thể thấy tỷ lệ đáp ứng cho vay trung – dài hạn của Chi nhánh đang giảm dần qua các năm: năm 2014 là 70,84% sang năm 2010 còn 45,95% và vào năm 2016 chỉ còn 44,09%. Sự mất cân đối trong huy động VTG và sử dụng VTG trung – dài hạn ngày càng thể hiện rõ mặc dù số lượng vốn tiền gửi trung – dài hạn và doanh số dư nợ trung – dài hạn đều tăng lên theo thời gian: tốc độ tăng của vốn tiền gửi năm 2015 so với năm 2014 là 5,18%; năm 2016 so với năm 2015 là 14,69%. Dư nợ trung – dài hạn năm 2015 tăng 62,17% so với năm 2014, năm 2016 tăng 19,52% so với năm 2015. Như vậy tốc độ tăng của dư nợ trung – dài hạn cao hơn so với tốc độ tăng của VTG trung – dài hạn nên không đạt hiệu quả trong sử dụng vốn.
Đáp ứng theo loại tiền:
Dư nợ nội tệ trên tổng vốn tiền gửi nội tệ giai đoạn 2014 – 2016 đều ở mức cao (trên 100% vào năm 2014, 2015 và gần 90% vào năm 2016) và đang có xu hướng giảm dần qua mỗi năm, chứng tỏ tổng vốn tiền gửi nội tệ đang có xu hướng tăng lên song vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu cho vay nội tệ dẫn tới chưa đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sử dụng vốn nội tệ. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng của dư nợ nội tệ cao hơn tốc độ tăng của vốn tiền gửi nội tệ. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ năm 2015 là 37% trong khi của vốn tiền gửi là 32,47%; tốc độ tăng của dư nợ năm 2016 là 28% thì của VTG là 11,57%.
Về phía khả năng đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ, thì ta thấy chỉ tiêu dư nợ ngoại tệ trên tổng vốn tiền gửi ngoại tệ giai đoạn 2014 – 2016 diễn biến theo xu hướng giảm dần qua mỗi năm: năm 2014 tỉ lệ này đạt 103,40% tức là dư thừa vốn tiền gửi ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu vay ngoại tệ, nhưng sang đến năm 2015 tỉ lệ này giảm còn 95,01% và vào năm 2016 chỉ còn đạt 49,63%, chứng tỏ tổng vốn tiền gửi ngoại tệ tuy có xu hướng tăng lên song cũng vẫn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu cho vay ngoại tệ dẫn tới chưa đạt hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn tiền gửi ngoại tệ. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng của dư nợ ngoại tệ năm 2016 cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn tiền gửi ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ năm 2016 là 31% trong khi của vốn tiền gửi chỉ là 18,72%. Như vậy Chi nhánh vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong việc cân bằng giữa nguồn vốn ngoại tệ huy động được với nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ.
Tóm lại, Chi nhánh cần có các biện pháp cụ thể nhằm cơ cấu lại nguồn vốn tiền gửi sao ngày càng linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng, đáp ứng đủ và hiệu quả cho nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, hạn chế các rủi ro thanh khoản do thiếu hụt vốn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời ngày một khẳng định vị thế của Chi nhánh trên địa bàn.
2.3. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Chi nhánh BIDV Thừa Thiên Huế đã bám sát sự chỉ đạo của NHNN, các cấp ủy, chính quyền địa phương với phương châm chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Do vậy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt nhiều kết quả khả quan. Thành tựu nổi bật nhất trong 3 năm gần đây của Chi nhánh là đã tạo lập được nguồn vốn huy động đặc biệt là hoạt động huy động vốn tiền gửi ngày càng tăng trưởng ổn định, nhằm phục vụ cho các mặt kinh doanh. Nguồn vốn tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh, được sử dụng để giải ngân cho các dự án đầu tư, cho vay sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn mục tiêu đáp ứng cho nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng là cá nhân và tổ chức. Qua nghiên cứu một số nội dung trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, ta thấy với sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và nhân viên Chi nhánh, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu rõ rệt:
Một là: Quy mô vốn tiền gửi ngày càng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua là khá cao, doanh số vốn huy động tiền gửi ngày càng tăng với năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Chi nhánh. Với điều kiện kinh tế địa phương và nhận thức của dân chúng ngày càng được nâng cao đồng thời Chi nhánh có địa điểm giao dịch lý tưởng và ngày càng nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị được cập nhật, tiện ích đa dạng nên đã gây được thiện cảm và sự tin tưởng của khách hàng. Tính đến 31/12/2015 vốn tiền gửi huy động đạt 3.394.019 triệu đồng tăng 824.990 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, sang năm 2016 tiếp tục đạt mức 3.792.960 triệu đồng tăng 398.941 triệu đồng và hoàn thành 100% mục tiêu năm đề ra. Nguồn vốn tiền gửi này tăng trưởng qua 3 năm 2014 – 2016 và có vị trí quan trọng trong tổng tài sản nợ của Chi nhánh.
Nguyên nhân là: Nhờ chú trọng tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng được lòng tin nơi công chúng. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thiết lập được danh mục những khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng (nghề nghiệp, thu nhập, tuổi tác…).
Hai là: Trong công tác xây dựng và thực hiện chính sách huy động vốn, Chi nhánh đã theo dõi, cập nhật mọi thông tin biến động trên thị trường để điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động nhằm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Các hình thức tiền gửi tiền gửi (TGTK) ngày càng phong phú, đa dạng cả về thời gian, lãi suất và loại tiền, từ đó thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư. Bên cạnh đó, công nghệ ngân hàng ngày càng tiên tiến, hiện đại với độ chính xác cao nên đã rút ngắn thời gian giao dịch, khai thác được nguồn vốn tiền gửi cả về nội tệ và ngoại tệ, không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Điển hình như việc Chi nhánh BIDV Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân nhanh chóng hoàn tất thủ tục mở tài khoản, chuyển tiền gửi vào ngân hàng. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT thông qua việc gửi tiền qua ngân hàng ngày càng tăng lên, tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguyên nhân là: Do những chủ trương, đường lối chỉ đạo của BIDV Việt Nam và Chi nhánh ngân hàng cấp trên luôn quan tâm, cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ tiên tiến, chú trọng vào các mảng hoạt động dịch vụ, phát triển nền tảng khách hàng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hoạt động quản lý rủi ro cũng như quan hệ với các đối tác chiến lược… Thêm nữa ngân hàng BIDV là một trong năm ngân hàng TMCP Nhà nước có vốn điều lệ cao nhất và cũng là ngân hàng có nhiều chi nhánh nhất hiện nay nên đã có bước tiến góp phần khẳng định vị thế và nâng cao thương hiệu của BIDV trên địa bàn.
Ba là: Xét cơ cấu theo loại tiền, vốn tiền gửi nội tệ (chiếm trên 97%) luôn giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn tiền gửi của Chi nhánh. Theo cơ cấu về đối tượng, vốn tiền gửi của dân cư lại chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 57%) trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được, khẳng định được uy tín ngân hàng trong lòng công chúng. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Nguyên nhân là: Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế địa bàn là, tuy vẫn có những mặt hàng xuất khẩu nhưng không nhiều, cho nên vốn tiền gửi của khách hàng chủ yếu là nội tệ, và hầu hết là huy động được từ dân cư, các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Hơn nữa, dân cư có nhu cầu gửi tiết kiệm cao hơn các nhu cầu khác như thanh toán – được xem như tiện ích dịch vụ đối với các TCKT, nên vốn tiền gửi từ đối tượng này là cao nhất.
Bốn là: Thái độ và phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ nhân viên đã có những đổi mới tiến bộ, được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp dần với cơ chế thị trường. Những nhược điểm trong thời kỳ bao cấp dần được khắc phục, ngày nay tác phong giao dịch đã có nhiều thay đổi, thái độ văn minh, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Chính những sự làm mới đó đã gây được sự mến mộ, tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng.
Nguyên nhân là: Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm thích đáng đến hoạt động huy động vốn, có chế độ tặng thưởng mỗi cá nhân có thành tích làm việc nên đã khuyến khích, tạo ra không khí làm việc phấn khởi, hăng hái trong mỗi cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ nhân viên làm công tác huy động vốn nói riêng.
Năm là: công tác chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc và các phòng Ban luôn xác định nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được ổn định, nó quyết định đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh nên đã có nhiều giải pháp hữu hiệu, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp lãnh đạo đến từng bộ phận nghiệp vụ và đến từng cá nhân là cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Từ nhận thức đó, tác phong giao dịch của mỗi cán bộ trong bộ phận này dần dần đã được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp.
Nguyên nhân là: Do năng lực chỉ đạo nhất quán của Ban lãnh đạo cùng với Trưởng các phòng ban luôn phổ biến tính chất công việc và trách nhiệm cụ thể tới từng cán bộ nhân viên, nhằm giúp Chi nhánh phát triển theo định hướng đúng đắn.
2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Một là: Tính chủ động trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi cũng như cơ cấu huy động vốn tiền gửi và cho vay chưa hợp lý.
Nguyên nhân là: Việc huy động vốn của ngân hàng được thực hiện tại quầy, hoặc huy động vốn qua điện thoại đối với các khách hàng đã từng giao dịch. Điều này khiến Chi nhánh bỏ lỡ những cơ hội trong việc tìm kiếm khách hàng mới mà đôi khi giải pháp giao khoán đối với các cán bộ huy động có thể gây áp lực cho họ. Chi nhánh cần mở thêm bộ phận phát triển thị trường để bộ phận này ngoài việc phải tìm kiếm những nguồn huy động mới còn phải tư vấn cho các khách hàng hiện có về những tiện ích nổi bật của ngân hàng nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ bộ phận này. Thêm nữa là nguồn vốn tiền gửi huy động được chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu vay của khách hàng do thiếu vốn dẫn tới rủi ro thanh khoản, hoạt động kém hiệu quả và từ đó Chi nhánh lại phải sử dụng tổng vốn huy động để bù đắp hoặc điều chuyển vốn từ NH cấp trên xuống. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Hai là: Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn tiền gửi chủ yếu vẫn là tiết kiệm dân cư; các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ tuy đã được cải tiến, đổi mới nhưng doanh số và tỷ trọng vẫn chưa được cao.
Nguyên nhân là: do các loại hình tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ chưa thực sự linh hoạt đã làm tăng chi phí huy động vốn tiền gửi, chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế trong cơ chế thị trường cho nên chưa khai thác được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, nhiều người dân vẫn đi tìm những lĩnh vực đầu tư khai thác có lợi nhuận cao hơn.
Ba là: Nguồn vốn tiền gửi trung dài hạn huy động được tuy có tăng trưởng về doanh số nhưng vẫn đạt tỷ trọng thấp trong giai đoạn năm 2014 – 2016.
Nguyên nhân là: do lãi suất huy động nguồn vốn này kém hấp dẫn, thường thấp hơn lãi suất dành cho các khoản tiền gửi có thời hạn ngắn nên khách hàng thường ít khi lựa chọn sản phẩm tiền gửi trung dài hạn.
Bốn là: Về chất lượng nguồn nhân lực, tuy đội ngũ cán bộ là những người vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ nhưng chưa chuẩn hóa trong phong cách phục vụ. Một vài cán bộ còn làm việc theo kiểu “đúng trách nhiệm” nhưng lại thiếu sự quan tâm hay thiếu sự thân thiện đối với khách hàng. Khách hàng giao dịch thành công nhưng không cảm thấy thực sự hài lòng khi một số cán bộ giao dịch còn khá lạnh lùng. Đây là một thực tế không riêng gì ở BIDV Huế mà còn ở rất nhiều các Chi nhánh khác trong cả nước.
Nguyên nhân là: do công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyển dụng của BIDV khá chú trọng về trình độ học vấn nhưng lại chưa chú trọng về các kỹ năng mềm của ứng viên. Cán bộ mới được tuyển dụng vào ngân hàng chỉ được đào tạo bởi các cán bộ cũ thông qua quá trình quan sát công việc của các cán bộ đã làm việc lâu năm. Điều này dẫn đến việc học hỏi trau dồi nghiệp vụ của nhân viên tập sự không được bài bản, liên tục thông suốt và không mang tính khoa học. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp chưa thực sự được Ban lãnh đạo chú trọng truyền đạt và đào tạo cho cán bộ.
Tóm tắt chương 2
Qua đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Huế đã cho thấy những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn tiền gửi tại đây, khẳng định Chi nhánh đã có những bước tiến quan trọng, tạo đà phát triển, chuẩn bị sẵn sàng cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, công tác huy động vốn tiền gửi tại đây vẫn còn tồn tại những hạn chế với cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan đòi hỏi bản thân Chi nhánh nói riêng cũng như BIDV nói chung phải nỗ lực khắc phục và phấn đấu. Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao huy động vốn tiền gửi tại BIDV