Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam… BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, từ 1981 đến 1989 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam; từ 1990 đến 27/04/2012 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ 27/04/2012 đến nay mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, BIDV đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn,.. có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả… Dù ở bất cứ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ cho sự nghiệp đầu tư phát triển của cả nước.
Trong giai đoạn bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huận chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Hồ Chí Minh, …
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là BIDV Huế)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế có trụ sở đặt tại địa chỉ số 41 Hùng Vương, TP Huế, là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của BIDV, được cấp giấy phép thành lập hoạt động theo Quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của NHNN và công văn số 621 CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống BIDV đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng, tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn về mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, BIDV Thừa Thiên Huế đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế – xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chi nhánh Thừa Thiên Huế là đơn vị hoạt động nhiều năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống. Khó khăn thử thách cũng từng bước vượt qua, từ đó vị thế và uy tín của Chi nhánh Thừa Thiên Huế dần được khẳng định. Đến nay, Chi nhánh đã có một diện mạo mới: Tự tin, năng động, trẻ trung, sáng tạo, xứng đáng với bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Trong giai đoạn 2014 – 2016, bộ máy tổ chức của BIDV Thừa Thiên Huế đã có bước phát triển nhảy vọt với việc gia tăng thêm 3 phòng giao dịch và chuyển đổi 3 quỹ tiết kiệm sang mô hình phòng giao dịch, từ đó gia tăng số lượng phòng giao dịch từ 1 phòng lên 7 phòng. Ngoài ra, Chi nhánh Thừa Thiên Huế tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình với 103 cán bộ được phân bổ vào các phòng ban. Chức năng các phòng ban như sau:
Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, là người chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHĐT&PT Việt Nam và ngân hàng nhà nước.
Các Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công.
Phòng Kế hoạch – tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị – xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của chi nhánh; tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phối hợp các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo; thực hiện báo cáo về công tác tín dụng.
Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng bao gồm: Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền; Quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng; Giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng; Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ và chi trả kiều hối đối với khách hàng.
Phòng Quan hệ khách hàng: chia làm hai mảng cá nhân và doanh nghiệp. Hai phòng có chức năng tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…); chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng; đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng; theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
Phòng Quản lý và dịch vụ Kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Phòng chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh và của khách hàng. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
Phòng Tài chính – Kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính ; đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
Phòng Tổ chức – Hành chính: đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh; thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật…), công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an minh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ nhân viên, tài sản của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.
Tổ điện toán: trực thuộc phòng Kế hoach tổng hợp, có chức năng quản lý mạng, hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu, thông suốt mọi hoạt động của ngân hàng.
Phòng Giao dịch An Cựu, Sông Bồ, Bến Ngự, Nguyễn Trãi, Thành Nội: Thực hiện các giao dịch với khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân, bao gồm: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá; Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh chuyển về Trụ sở Chi nhánh thực hiện.
2.1.4. Môi trường hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
2.1.4.1. Môi trường vĩ mô
Bao gồm môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường chính trị, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế cần phải được đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng vì bất kỳ một sự thay đổi nào của nền kinh tế cũng đều tác động đến hoạt động của các ngân hàng. Các yếu tố tác động thuộc về môi trường kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Mức độ lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lạm phát cao, đầu tư xã hội thấp, đời sống của hầu hết người lao động gặp khó khăn kéo theo sự chững lại trong kinh doanh của các tổ chức ngân hàng. Lạm phát trong giai đoạn 3 năm 2014 – 2016 đạt mức thấp nhất, năm 2014 đạt 1,84% và 2015 đạt 0,63% và năm 2016 là 1,87%, lạm phát diễn biến ổn định trong tầm kiểm soát đã tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ phát huy tác động tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Đây là nhân tố không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. Năm 2014 là năm mà tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước chưa thực sự ổn định vững chắc đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất – kinh doanh và môi trường đầu tư của cả nước, tác động đến kinh tế của tỉnh, tuy nhiên, ngay trong bối cảnh không thuận lợi trên, tình hình kinh tế – xã hội năm 2014 của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có chuyển biến tích cực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,23%. Sang năm 2015, thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các ban ngành, các cấp quyết liệt thực hiện giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhờ đó tình hình tiếp tục có những chuyển biến khả quan, tốc độ tăng trưởng ước đạt 9,03%. Bước qua năm 2016, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đưa sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,11%.
Môi trường công nghệ: Công nghệ ngân hàng hiện đại là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nghiệp vụ ngân hàng được thực hiện nhanh chóng và hoàn thiện, chính xác, hiệu quả cao. Đối với nước ta, mặc dù công nghệ ngân hàng được chú trọng đầu tư phát triển nhưng vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ. Riêng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, yếu tố công nghệ là một thách thức lớn trong điều kiện hiện nay. Trình độ công nghệ tại Chi nhánh tuy có nhiều mặt ưu thế so với chi nhánh các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn, chưa theo kịp yêu cầu hiện đại hóa so với mặt bằng chung của chi nhánh một số ngân hàng khác trên địa bàn. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Môi trường chính trị, pháp luật: Ngân hàng BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung về bản chất là trung gian tài chính và hoạt động của nó có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia, do đó họ phải tiến hành các công việc đó dưới một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; việc kiểm tra giám sát các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa chưa được chú trọng, công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh chưa được phối hợp tốt, số doanh nghiệp có đăng ký nhưng không hoạt động còn nhiều. Về phía các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như việc tiếp cận các nguồn vốn vay, mặt bằng cho sản xuất, nghiên cứu thị trường,…
Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý, kinh tế không thuận lợi; điều kiện tự nhiên khó khăn, thiên tai xảy ra liên tục gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, phát triển kinh tế địa phương đòi hỏi mọi nỗ lực tạo vốn của ngân hàng và cho vay sản xuất kinh doanh có cân nhắc thỏa đáng, tránh sự hủy hoại và lãng phí môi trường tự nhiên.
Môi trường văn hóa xã hội: Các yếu tố văn hóa, xã hội thay đổi cũng tác động rất lớn đến ngân hàng. Chẳng hạn, khi mức sống của người dân được cải thiện, tập quán tiết kiệm đầu tư, kỳ vọng cuộc sống tăng lên, xu hướng tiêu dùng phát triển,… thì vai trò của ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng. Nắm bắt các vấn đề văn hóa xã hội là điều khó khăn vì nó không dễ nhận biết. Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp với yếu tố văn hóa xã hội sẽ tất yếu dẫn đến thất bại.
2.1.4.2. Môi trường vi mô
Khách hàng: Bên cạnh một lực lượng khách hàng lớn là các công ty, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể hoạt động trên địa bàn, gần đây Chi nhánh đã bắt đầu chú trọng hơn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn cũng như thị trường khách hàng cá nhân, người tiêu dùng. BIDV Huế đã thu hút được một lượng khách hàng ổn định và trung thành. Đồng thời, ngày càng mở rộng giao dịch với các đối tượng khách hàng mới đầy tiềm năng. Hiểu rõ vai trò tác động to lớn của khách hàng có thể ảnh hưởng, BIDV Huế đang ngày càng hoàn thiện công tác khách hàng nhằm đảm bảo thành công trong tương lai với một thị trường đầy biến động với nguy cơ cạnh tranh cao. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của BIDV không chỉ là các ngân hàng khác mà BIDV còn phải đối mặt với các chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của nhau đối với các dịch vụ liên quan đến Kho bạc nhà nước, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng chính sách, công ty bảo hiểm, các dịch vụ bán hàng trả góp,… Đặc biệt với xu thế phát triển như hiện nay, trong tương lai gần ngân hàng sẽ càng phải khó khăn hơn để cạnh tranh với các đối thủ mới xuất hiện như các thị trường tài chính thay thế. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải ra sức phấn đấu, tạo uy tín mạnh trên thị trường bằng mức lãi suất hợp lý, phong cách phục vụ tốt, đa dạng loại hình dịch vụ,…
Nhà cung cấp: Do đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên nhà cung cấp của các ngân hàng chủ yếu là trong lĩnh vực dịch vụ chuyển tiền, các đại lý thanh toán, đại lý cho vay ủy thác,… BIDV thời gian qua đã tiến hành hợp tác với các nhà cung cấp trong các lĩnh vực như: dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, đại lý ủy thác cho các tổ chức quốc tế như WB, IMF,…
2.1.5. Kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016
Những năm gần đây, hoạt động ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cùng với sự có mặt của rất nhiều NH TMCP ngoài quốc doanh là sự xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh trên gây nên sức ép khá lớn đến BIDV nói chung và BIDV Huế nói riêng do họ có khá nhiều lợi thế về công nghệ, con người, trình độ quản lý,…
Cùng với những khó khăn về cạnh tranh là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đứng trước bóng đen kinh tế và khủng hoảng nợ công. Hệ thống tài chính ngân hàng đặt trước sự báo động khi các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm một loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới. Kinh tế trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn. Chính các nhân tố này đã làm cho lĩnh vực kinh doanh ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số thành quả nhất định.
Thu nhập và chi phí là hai tiêu chí quan trọng nói lên hiệu quả HĐKD của Chi nhánh. Kết quả tài chính ngày càng khả quan với xu hướng tăng thu nhập, tăng chi phí, tăng lợi nhuận sẽ góp phần nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên. Dưới đây là tình hình HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm qua:
2.1.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Huế năm 2014 – 2016
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Tổng thu nhập và chi phí có xu hướng tăng dần qua mỗi năm, lợi nhuận thu về cũng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2014 – 2016.
Thu nhập: Thu nhập của ngân hàng luôn là một khoản mục được quan tâm, đó là kết quả cuối cùng phản ánh chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu từ lãi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu khác. Mức thu nhập năm 2014 này đạt 422.290 trđ, thấp hơn so với năm 2015 đạt 496.674 trđ. Nguyên nhân là do thu nhập của Chi nhánh chủ yếu là từ các khoản tín dụng cho vay. Trong năm 2015, Chi nhánh đã thực hiện cơ chế cho vay theo thỏa thuận. Bởi thế, Chi nhánh có điều kiện mở rộng dư nợ tín dụng, đồng thời mở rộng các hình thức kiểm soát hoạt động tín dụng chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng giữ ở mức cao hơn so với năm trước cũng là một biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã đẩy mạnh thu từ các hoạt động ngoài tín dụng, thu nợ đã xử lý rủi ro. Bước sang năm 2016, thu nhập đạt 590.458 trđ tăng 18,89% tức tăng lên 93.784 trđ. Đây là kết quả đáng được ghi nhận của Chi nhánh trong nỗ lực thu hồi nợ và kiểm soát hoạt động tín dụng, tuy trong giai đoạn đầu khi mới nhận sáp nhập MHB vào giữa năm 2015, Chi nhánh Huế nói riêng cũng như toàn hệ thống BIDV nói chung gặp phải nhiều khó khăn, nhưng với việc cố gắng không ngừng, Chi nhánh đã có được những thành công nhất định, giúp gia tăng ổn định thu nhập qua mỗi năm. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Chi phí: Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ta thấy tổng chi phí đang có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2015 đạt 413.794 trđ, tăng so với năm 2014 đạt 362.076 trđ ứng với tỷ lệ tăng là 14,28 %, do năm 2015 ngân hàng đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, phải trích quỹ dự phòng rủi ro…, hơn nữa việc BIDV nhận sáp nhập ngân hàng MHB vào năm 2015 cũng đã phần nào làm gia tăng chi phí cho BIDV nói chung cũng như BIDV Huế nói riêng, bao gồm các chi phí như chuyển đổi hệ thống, tái cơ cấu nhân sự, hay gia tăng trích lập dự phòng rủi ro,… Năm 2016 tổng chi phí đạt 476.152 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 62.358 triệu đồng, tương đương tăng 15,77%. Nguyên nhân là do trong năm 2016, các ngân hàng đồng loạt dùng công cụ lãi suất để tiến hành cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng về với mình, do vậy Chi nhánh cũng phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với sự biến động của thị trường. Còn một nhân tố nữa không kém phần quan trọng làm thay đổi mức lãi suất huy động bình quân là thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động (theo thời hạn, loại tiền huy động).
Trong những năm tiếp theo ngân hàng cần tích cực tìm kiếm những nguồn vốn giá rẻ và an toàn để giảm chi phí xuống mức thấp nhất, đồng thời cần phải thẩm định kỹ trước khi quyết định cho vay, ưu tiên khách hàng uy tín (khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, trung thực trong kinh doanh, hoàn trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi và quản trị kinh doanh có hiệu quả), tránh tình trạng bỏ qua khách hàng tốt và cấp tín dụng cho những khách hàng xấu.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là khả quan, bởi trong giai đoạn 3 năm 2014 – 2016 nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh khó khăn, đặc biệt từ năm 2012 nhiều ngân hàng bắt buộc bị sát nhập (như Habubank vào SHB, PGBank vào Vietinbank, hay Southern Bank vào Sacombank…), thì sự gia tăng ổn định của Chi nhánh về thu nhập cũng như lợi nhuận là một tín hiệu tích cực. Năm 2015 lợi nhuận Chi nhánh đạt 82.879 trđ tăng 22.395 trđ ứng với tỷ lệ tăng 37,71% so với năm 2014, sang năm 2016 lợi nhuận đạt 114.306 trđ, tăng 31.427 trđ tương đương tăng 37,92 %, chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động ngân hàng tăng, mà nguồn thu chủ yếu là từ lãi của hoạt động cho vay và chi phí trả lãi tiền gửi. Mặt khác lợi nhuận tăng lên cũng do Chi nhánh đã cân đối được nguồn thu – chi… Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ những định hướng và chính sách của Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thị trường, đồng thời có được kết quả trên là do sự cố gắng của tất cả cán bộ nhân viên, minh chứng cho sự hợp lý của cơ cấu và việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.
Trong năm 2017 tới đây, Chi nhánh đã và đang triển khai một loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm – lãi suất thả nổi, tiền gửi đầu tư – lãi suất thả nổi, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời gian, tiền gửi thanh toán – lãi suất bậc thang,… nhiều sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, góp phần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là những loại hình dịch vụ mới có công nghệ cao, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn, nâng cao tầm ảnh hưởng và uy tín của Chi nhánh trên địa bàn thông qua việc quan tâm hơn nữa tới hoạt động marketing và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh đang xem xét những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đi vào ổn định và tăng trưởng.
2.1.5.2. Kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi (VTG) Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng. Năm 2015 tổng vốn huy động đạt 3.394.019 trđ, tăng 824.990 trđ so với năm 2014, ứng với tỷ lệ tăng là 32,11%. Nguyên nhân là do năm lãi suất huy động diễn biến theo xu hướng ổn định đã giúp tạo được niềm tin cho khách hàng gủi tiền, khiến cho hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng thuận lợi. Tiếp tục sang năm 2016 đạt 3.792.960 trđ tăng 398.941 trđ so với năm 2015, ứng với tỷ lệ tăng 11,75% với các hình thức sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy lượng vốn huy động được đã tăng trưởng qua từng năm, giúp Chi nhánh hạn chế việc phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng vào năm 2016 là thấp hơn so với năm 2015, nhưng đây cũng là điều dễ hiểu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, cộng thêm tình hình kinh tế vĩ mô năm 2016 có lúc gặp bất ổn, tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác huy động vốn. Chính vì vậy, tổng vốn huy động tăng năm 2016 cũng chứng tỏ được uy tín của Chi nhánh ngày càng tăng lên cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ BIDV.
Năm 2014 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có những chiến lược, chỉ đạo sâu sát đến từng cán bộ liên quan đến công tác huy động vốn, chú trọng công tác marketing, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo với phương châm: “Chia sẻ cơ hội – hợp tác thành công”. Chính vì vậy, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được kết quả rất ngoạn mục trong công tác huy động vốn. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 đạt 3.214.000 triệu đồng, tăng hơn 350 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 61% so với 31/12/2013. Trong đó: Tiền gửi VNĐ đạt 2.494.611 triệu đồng, tăng 62%; Tiền gửi ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 74.418 triệu đồng, tăng 31%.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 1.050.166 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng đến 63% so với thời điểm 31/12/2013; Tiền gửi dân cư đạt: 1.518.863 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 41% so với 31/12/2013.
Năm 2015 là năm ngành ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng vẫn diễn ra quyết liệt, trong khi lãi suất huy động vốn của BIDV thấp hơn nhiều so với các NHTM trên địa bàn, không khuyến khích được khách hàng gửi tiền, đặc biệt là không thu hút được tiền gửi dân cư. Hơn nữa, trên thị trường cũng có nhiều kênh đầu tư sinh lời khác: chứng khoán, vàng, bất động sản, nên nguồn vốn bị san sẻ. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Chi nhánh nên năm 2015, toàn Chi nhánh đã được những kết quả nhất định:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2015 đạt 3.394.019 triệu đồng, tăng hơn 800 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 32% so với 31/12/2014. Trong đó: Tiền gửi VNĐ ở mức 3.304.562 triệu đồng, tăng 809.951 triệu đồng, tương ứng tăng 32%; Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ ở mức 89.457 triệu đồng, tăng 15.039 triệu đồng, tương ứng tăng 32%.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 1.457.230 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng đến 39% so với thời điểm 31/12/2014; Tiền gửi dân cư đạt: 1.936.789 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 28% so với 31/12/2014.
Năm 2016 là năm được đánh giá đầy khả quan của ngành ngân hàng. Bên cạnh các nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh của ngành tài chính – ngân hàng như: chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN, cầu của nền kinh tế, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác,… cũng được các tổ chức tín dụng đánh giá là diễn biến ổn định hoặc có thuận lợi hơn các năm trước. Cùng các chính sách, chiến lược sâu sát của Ban lãnh đạo ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Chi nhánh thì năm 2016 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng 12% so với năm 2015.
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2016 đạt 3.792.960 triệu đồng, tăng 398.941 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 12% so với 31/12/2015. Trong đó: Tiền gửi VNĐ: 3.686.757 triệu đồng, tăng 382.159 triệu đồng tương đương tăng 12%; Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 106.203 triệu đồng, tăng 16.746 triệu đồng, tương đương tăng 19%.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 1.983.540 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 52,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng khoảng 2% so với năm 2015; Tiền gửi dân cư đạt: 1.809.420 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,7% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 352.190 triệu đồng so với 31/12/2015, tương đương tỷ lệ 8%.
2.1.5.3. Kết quả hoạt động sử dụng vốn Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
Song song với công tác huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn hay cụ thể là việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của Chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn của nền kinh tế đã gây tác động không nhỏ đến công tác tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Bảng số liệu 2.4 cho thấy tổng dư nợ của Chi nhánh có sự tăng trưởng nhận thấy rõ trong 3 năm qua: năm 2015 tăng 992.534 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 36% so với năm 2014; năm 2016 so với năm 2015 đã tăng 1.056.961 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 28%. Năm 2016, tổng dư nợ tăng là kết quả của tổng doanh số cho vay tăng, cộng với việc số ít khách hàng trả nợ trước hạn. Có thể lý giải là do năm 2016 nền kinh tế cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn còn đang trong giai đoạn bất ổn và gặp nhiều khó khăn, nên hoạt động sản xuất kinh doanh được khuyến khích phát triển thông qua các chương trình vay vốn, đã tác động không nhỏ đến đầu tư cho vay, hơn nữa giá cả một số các mặt hàng tiêu dùng biến động theo chiều hướng tăng lên về những tháng cuối năm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nền sản xuất trên địa bàn nên nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng tăng cao dẫn tới doanh số cho vay có xu hướng tăng lên. Cụ thể hơn, cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh được phân loại theo các chỉ tiêu sau:
- Theo loại tiền: có thể nhận thấy sự chênh lệch về tỉ trọng cho vay giữa VND và ngoại tệ. Bởi lẽ do đặc điểm nền kinh tế địa phương là sản xuất nông lâm ngư nghiệp, nền công nghiệp chưa thực sự phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu nên nhu cầu vay vốn chỉ dừng lại ở đồng nội tệ VND, nên ngân hàng chỉ cho vay bằng ngoại tệ ở một tỉ lệ nhỏ (chiếm 5% vào năm 2014, 4% vào năm 2015 và năm 2016), phần còn lại là cho vay bằng VND (chiếm đến 95% vào năm 2014, 96% năm 2015 và 2016). Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
- Theo thời hạn cho vay: ta thấy có sự không cân đối trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, tiếp theo là dư nợ dài hạn và dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Dư nợ ngắn hạn về tỷ trọng và số lượng đang có xu hướng tăng lên: năm 2015 so với năm 2014 tăng 415.859 trđ ứng với tỷ lệ tăng là 28%; năm 2016 so với 2015 tăng 687.152 trđ ứng với tỷ lệ tăng 37%. Dư nợ trung hạn có sự thay đổi theo chiều hướng tăng doanh số và tăng tỷ trọng: năm 2015 so với năm 2014 doanh số tăng 43.352 trđ, tương ứng tăng 14%; năm 2016 so với 2015 doanh số cho vay tăng 180.962 trđ, ứng với mức tăng 52%. Đối với dư nợ dài hạn cũng có sự biến động về doanh số: năm 2015 so với 2014 doanh số dư nợ loại này tăng 682.911 trđ tức là tăng đến 80%; năm 2016 so với năm 2015 lại tăng thêm 188.847 trđ tương đương tăng 12%. Qua xem xét cơ cấu cho vay như trên nhận thấy tỉ trọng cho vay ngắn hạn chiếm cao nhất, tiếp theo là cho vay dài hạn và cuối cùng là cho vay trung hạn, bởi lẽ ngân hàng chủ yếu cho vay các dự án vừa và nhỏ, có quy mô ở mức trung bình, thời hạn cho vay ngắn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn của đa số các tổ chức kinh tế trên địa bàn, bên cạnh đó ngân hàng cũng nỗ lực cho vay đối với các dự án lớn để khuyến khích đầu tư phát triển. Có thể thấy cơ cấu dư nợ theo kì hạn qua các năm trong giai đoạn 2014 – 2016 là không đổi, thể hiện sự ổn định tương đối trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, Chi nhánh cũng đang có những chiến lược mới trong cho vay nhằm đạt được sự cân đối hơn nữa trong cơ cấu dư nợ.
- Theo đối tượng vay: Có sự chênh lệch khá lớn về tỉ trọng giữa các đối tượng vay trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh. Do mục tiêu chính của ngân hàng là khuyến khích đầu tư phát triển cho nên tỉ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế (TCKT) chiếm đa số, ở mức 80%, phần còn lại cho vay dân cư (hộ gia đình, tư nhân, cá thể) chiếm tỷ trọng 20% vào năm 2014; năm 2015 cho vay các TCKT chiếm tỷ trọng 83% trong khi cho vay dân cư chiếm 17%; sang đến năm 2016 cho vay đối với các TCKT chiếm gần 79% và đối với khu vực dân cư chiếm 21%. Có thể thấy trong những năm gần đây, cho vay hộ gia đình, tư nhân, cá thể luôn có sự tăng trưởng về doanh số cho vay: năm 2015 doanh số tăng 208.036 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 36% so với năm 2014. Năm 2016 so với năm 2015 doanh số tăng là 232.696 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng trưởng 31%. Cùng xu hướng như trên, cho vay các TCKT cũng biến động tăng về doanh số trong giai đoạn 2014 – 2016: năm 2015 doanh số tăng 784.498 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 35%; doanh số cho vay các TCKT năm 2016 so với năm 2015 tăng 827.265 triệu đồng, tức tăng 27%
Tại BIDV Thừa Thiên Huế, Ban giám đốc đã thường xuyên chỉ đạo phòng kinh doanh thực hiện và làm tốt quy trình phòng ngừa và xử lý nợ có vấn đề, thể hiện từ khâu thẩm định ban đầu đến việc kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay của khách hàng, hàng quý đều thực hiện phân loại nợ theo từng nhóm để có biện pháp chỉ đạo thu hồi và hạn chế nợ xấu xảy ra. Với những cố gắng như vậy nên trong những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cho phép dưới 1%.
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động quan trọng đối với mỗi NHTM, nó là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng do đó, nếu biết cách sử dụng vốn một cách hợp lý thì sẽ giúp các NHTM nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Qua bảng ta thấy tổng dư nợ còn ở mức cao và tăng trưởng đều qua mỗi năm nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động sử dụng vốn, trong những năm vừa qua Chi nhánh BIDV Huế đã rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động này.
2.1.5.4. Kết quả hoạt động dịch vụ
Các loại thu nhập từ các dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, bảo lãnh và ủy thác…đều được duy trì thường xuyên tại Chi nhánh chứng tỏ chất lượng các dịch vụ của ngân hàng đang được nâng cao, lượng khách hàng đến giao dịch với NH ngày càng đông. Ngoài ra, ngân hàng cũng tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm khác mang lại tiện ích cho khách hàng như dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, hệ thống tin nhắn báo biến động số dư tài khoản, SMS Banking, tín dụng dự phòng, thu chi tại nhà đối với khách hàng cá nhân… Cùng với việc nâng phần tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng và đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong lợi nhuận mà ngân hàng thu được. Kết quả từ hoạt động cung cấp dịch vụ của BIDV Huế trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động dịch vụ của BIDV Huế giai đoạn 2014 – 2016
Lượng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2015, nguồn thu từ dịch vụ tăng cao từ 17.681 triệu đồng vào năm 2014 đã tăng lên 21.812 triệu đồng, với mức tăng 23,36%, số lượng tăng là 4.131 triệu đồng, và kéo dài mức tăng trưởng sang năm 2016 đạt 27.363 triệu đồng, tăng 25,45%, số lượng tăng là 5.551 triệu đồng.
Nhìn chung, chiếm phần lớn nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh là thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước và nhận kiều hối với tỷ lệ của hai hoạt động này trong tổng nguồn thu luôn đạt trên 60%. Điều này có được do ưu thế của hệ thống BIDV Việt Nam với mạng lưới trải rộng trên tất cả các tỉnh, thành phố của cả nước. Trong bối cảnh có nhiều sự cạnh tranh lớn từ các ngân hàng khác với mạng lưới dịch vụ ngày càng mở rộng với mức phí thấp, thì sự gia tăng về lượng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh là nỗ lực đáng ghi nhận, Chi nhánh luôn hoạt động với mục tiêu hướng đến khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ sao cho phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo được uy tín và niềm tin qua nhiều năm hoạt động. Luận văn: Tổng quan vốn tiền gửi tại Ngân hàng BIDV
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV