Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật có liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1. Về hoạt động công chứng:

Các tổ chức hành nghề công chứng xuất hiện rất sớm tại thành phố Hà Nội và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công chứng các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân. Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội

Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 10 phòng Công chứng nhà nước và 112 Văn phòng Công chứng tư nhân. Hiện nay, với tổng số 122 tổ chức công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp một phần rất lớn vào hoạt động cung ứng dịch vụ công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch. Đơn cử hoạt động của một phòng Công chứng tại thành phố Hà Nội (phòng Công chứng số 1- Số 310 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ba năm từ 2016 đến 2018 với các trường hợp thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp QSDĐ: năm 2016 công chứng 370 hợp đồng; năm 2017 công chứng 285 hợp đồng và năm 2018 công chứng 355 hợp đồng. Với số lượng đông đảo các tổ chức hành nghề công chứng như hiện nay thì khối lượng công việc công chứng hợp đồng, đăng ký và tranh chấp liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất là rất lớn.

Tình hình công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh chứa đựng rủi ro thì việc nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, xác minh hiện trạng tài sản là QSDĐ và tài sản gắn liền với đất một cách cẩn trọng là việc làm vô cùng cần thiết và trở thành nguyên tắc quan trọng hàng đầu của các tổ chức hành nghề Công chứng, Văn phòng Đăng ký QSDĐ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng tránh rủi ro cho bên nhận thế chấp nhưng người có QSDĐ cũng có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn cho đầu tư. Bất kỳ một sự lơ là, tắc trách và bất cẩn trong quá trình thực hiện cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro cho các bên, đặc biệt là bên nhận thế chấp. Điều đó đòi hỏi các công chứng viên, các cán bộ thực hiện thẩm quyền đăng ký giao dịch thế chấp và giải trừ thế chấp QSDĐ không chỉ giỏi về chuyên môn, về kinh nghiệm thực tế, am tường, nhanh nhạy với thị trường, mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Với vai trò là các thể chế trung gian hỗ trợ cho các bên tham gia giao dịch thế chấp, cũng với vai trò là chủ thể quản lý và kiểm soát các giao dịch thế chấp QSDĐ nhằm đảm bảo cho các giao dịch được thiết lập và thực hiện đúng pháp luật, khơi thông nguồn vốn, kiến tạo cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người dân, các tổ chức hành nghề Công chứng, Văn phòng Đăng ký QSDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ công tác.

Tuy nhiên, khách quan cũng nhận thấy rằng, hoạt động này trên thực tế cũng đã và đang gặp nhiều rào cản và trở ngại. Nhiều giao dịch thế chấp không thể thiết lập hoặc không thể triển khai do gặp nhiều những vướng mắc mà thực tế thiếu đi những cơ sở pháp lý điều chỉnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật học

2.2.2. Về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

  • Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
  • Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);

Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.

Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản:

Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;

Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.

Bước 4: Ký chứng nhận:

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả công chứng:

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.

b) Cách thức thực hiện:

Người yêu cầu công chứng nộp và nhận kết quả giải quyết hồ sơ trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng;

Trong trường hợp người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như:

Văn bản về nghĩa vụ được đảm bảo;

Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên thế chấp là cá nhân):

Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…; Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng; Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân; Giấy chứng nhận kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân;

Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân.

  • Giấy tờ về thẩm quyền đại diện;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch;
  • Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần… (trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp đồng);
  • Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch);
  • Một số giấy tờ khác liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất như: Giấy tờ xác nhận về nguồn gốc đất; Giấy tờ về việc nộp tiền thuê đất cho cả thời gian thuê; Giấy tờ về việc đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo quy định;…
  • Đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo hợp đồng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất/hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người khác được công chứng hoặc văn bản từ chối công chứng, có nêu rõ lý do.

Phí, lệ phí:

Phí công chứng:tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.Cụ thể:

Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định tại Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 về việc ban hành mức trần thù lao công chứng, dịch thuật tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó;

Điều kiện đối với đất khi thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất: + Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; + Trong thời hạn sử dụng đất.

Điều kiện chung đối với các bên:

  • Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
  • Trường hợp giao dịch tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện vì lợi ích của người đó;
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2.3. Một số sai phạm của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua: Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội

Trong thời gian vừa qua, hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra một số sai phạm của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên. Cụ thể, sai phạm về trình tự, thủ tục công chứng một số hợp đồng chưa đúng quy định, địa điểm thực hiện công chứng diễn ra ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong khi đối tượng khách hàng không thuộc diện được công chứng ngoài trụ sở theo quy định pháp luật. Ðáng chú ý, có những văn bản công chứng có nội dung vi phạm pháp luật; chứng thực không có bản chính tại một số văn phòng; giả mạo giấy tờ, giả mạo chủ thể để yêu cầu công chứng, chứng thực và tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch công chứng. Một số công chứng viên vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh…

Các đối tượng cố tình lách kẽ hở pháp luật để thực hiện hành vi gian dối được xác định là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội và bị xử lý. Còn các bên liên quan như văn phòng công chứng, cơ quan điều tra có trách nhiệm phải làm rõ được mục đích, động cơ, tính vụ lợi. Nếu chúng minh được công chứng viên cấu kết với đối tượng phạm tội công chứng hồ sơ chuyển nhượng nhà đất trái quy định nhằm trục lợi cá nhân, thì sẽ bị xử lý ở vai trò đồng phạm giúp sức, song điều này không phải dễ dàng.

Ðơn cử, trong vụ án Nguyễn Quang Huy, cơ quan điều tra đã làm việc với các công chứng viên và họ thừa nhận không phát hiện được giấy tờ trong bộ hồ sơ của các căn hộ là giả mạo. Công an xác định, những công chứng viên này đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật khi lập văn bản chuyển nhượng nên không đề cập xử lý. Ðối với các văn phòng công chứng, xác định có 4 văn phòng không đề ra quy chế làm việc riêng. Cơ quan điều tra đề nghị Sở Tư pháp Hà Nội rút kinh nghiệm với các văn phòng trên.

Còn tại vụ án Trần Quang Vũ, tòa án kiến nghị cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục làm rõ hành vi của các công chứng viên. Nếu có căn cứ thì xử lý, tránh bỏ lọt người và hành vi phạm tội.

Tình trạng “Công chứng sai, chứng thực giả tràn lan” Các văn phòng vi phạm tràn lan, công khai quảng bá trên internet. Tuy nhiên, sau một thời gian, các đơn vị này vẫn không có sự thay đổi về biển bảng ở phía ngoài. Các văn phòng này không có chức năng công chứng, hay nằm trong danh sách quản lý của Sở Tư pháp Hà Nội nhưng quảng cáo trên biển bản các văn phòng đều có nội dung có thể công chứng giấy tờ, văn bằng nhanh chóng, thuận tiện; số đơn khiếu nại, tố cáo phản ánh về hoạt động công chứng, công chứng viên có dấu hiệu gia tăng.

Tiểu kết chương 2

Tại chương 2 của luận văn, tác giả đã phân tích làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói chung và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng; đồng thời, tác giả đã phân tích làm rõ đối tượng, chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Phân tích mối quan hệ giữa công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm,…giúp người đọc hiểu về vấn đề công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tầm quan trọng của việc thực hiện công chứng hợp đồng này và thực tiễn áp dụng trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên một số sai phạm của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, góp phần phản ánh phần nào thực trạng cũng như tình hình thực tế trong hoạt động công chứng. Luận văn: Thực trạng hợp đồng sử dụng đất tại địa bàn Hà Nội

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao công chứng hợp đồng tại Hà Nội

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x