Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quan về chiến lược và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương.

2.1.1. Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương. Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

Được thành lập từ năm 1968 và trải qua chặng đường 14 năm đổi mới, phát triển, Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương (Vinaseed) là công ty Giống cây trồng lâu đời và quy mô lớn tại Việt Nam. Để đạt được các thành công như hiện nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống chiến lược cấp công ty và chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực chủ đạo là Giống cây trồng. Về chiến lược cấp công ty, Vinaseed đã định hướng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba lĩnh vực đó là ngành Giống cây trồng, ngành vật tư nông nghiệp và ngành nông sản. Cùng với đó, Công ty mới chỉ xây dựng được chiến lược cấp kinh doanh cho mảng kinh doanh Giống cây trồng. cụ thể:

Giai đoạn 2012 – 2016, Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào lĩnh vực chủ đạo là Ngành trồng trọt, cụ thể là lĩnh vực Giống cây trồng (chiến 95% hoạt động của Công ty), tiếp đó là ngành vật tư nông nghiệp phục vụ cây trồng (chiến 4% hoạt động) và định hướng phát triển ngành kinh doanh chính là chế biến kinh doanh nông sản (chiếm 1% hoạt động). Trong giai đoạn này, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng bình quân 12%/ năm, doanh thu bình quân tăng 20%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng 24%/năm, thị phần giống lúa chiến 5 – 8% thị phần cả nước, quy mô vốn tăng trưởng 20%/năm.

Chiến lược 2016 -2020 và tầm nhín đến năm 2025, Công ty xác định mục tiêu trở thành tập đoàn cung cấp các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững hàng đầu Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu, Công ty xác định sẽ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chính sau:

  • Tập trung vào phát triển ngành nghề cốt lõi là sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
  • Kinh doanh nông sản theo chuỗi giá trị và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
  • Kinh doanh vật tư nông nghiệp và chuyển giao công nghệ và các giải pháp canh tác bền vững.

MỤC TIÊU

  • TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN 5 NĂM
  • DOANH THU 13%/NĂM
  • LỢI NHUẬN 20%/NĂM

Hình 2.1: Mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của Vinaseed

Cùng với đó, Vinaseed định vị sản phẩm mục tiêu theo hướng nâng tỷ trọng sản phẩm bản quyền có giá trị kinh tế cao, đồng thời giảm dần các dòng sản phẩm phổ thông góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm áp lực về phát triển cơ sở hạ tầng. Cụ thể, Công ty định hướng phát triển các sản phẩm kinh doanh đến năm 2021 là: Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

  • Đối với lĩnh vực giống cây trồng: Tập trung phát triển các dòng sản phẩm năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu hạn, chịu úng, chịu mặn, ….) khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Đối với lĩnh vực nông sản: tập trung phát triển các dòng sản phẩm thương hiệu, phát triển các dòng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hữu cơ, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa cao cấp và hướng đến xuất khẩu.
  • Công ty đặt mục tiêu kinh doanh đến năm 2021 sẽ duy trì tốc độ lợi nhuận sau thuế 20%/ năm; Tốc độ tăng trưởng thị phần, sản lượng, doanh thu sản phẩm bản quyền 16%/ năm; Giữ vững vị thế công ty giống hàng đầu Việt Nam. Để thực hiện được định hướng chiến lược và mục tiêu đã đề ra, Vinaseed đã xây dựng các hoạt động mang tích chiến lược sau:

Thứ nhất, Công ty tập trung vào công tác quản trị doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng quy mô phát triển mới của Công ty bằng cách kiện toàn, tổ chức bộ máy quản trị, bố trí sắp xếp, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tuyển dụng bổ sung nhân sự đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô công ty; Xây dựng, nâng cấp hệ thống quản trị tiên tiến, minh bạch và đặc biệt chú trọng đến quản trị rủi ro cho Công ty; Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, xây dựng chính sách đãi ngộ tốt cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, đội ngũ cán bộ cấp trung và kế cận xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Thứ hai là tiếp tục đầu tư, hợp tác với các công ty mục tiêu cùng ngành, các công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất để phát huy tối đa lợi thế về cơ sở vật chất, nhân lực và thị trường. Kinh doanh theo hướng gia tăng giá trị hạt giống cây trồng, tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị thặng dư lớn, kết hợp phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm (phát triển các ngành hàng có liên quan để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh và thị trường như phát triển ngành hàng kinh doanh nông sản, rau quả cao cấp, ….) kinh doanh giống đi đôi với chuyển giao các dịch vụ khoa học công nghệ mới, chủ yếu tập trung vào những công nghệ sản xuất có thể áp dụng hiệu quả cho sản xuất đại trà, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bền vững và hiệu quả kinh tế cao đối với bà con nông dân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2.  Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh của Vinaseed Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

Thực hiện chiến lược đã đề ra, công ty đã đạt được các thành công sau:

2.1.2.1. Quản trị nhân sự và tổ chức

Về tổ chức, Vinaseed đã xây dựng được hệ thống công ty con, các chi nhánh và đại lý trải rộng khắp các nước, trong đó 4 công ty con và 8 chi nhánh, 2 nhà máy, 2 trung tâm nghiên cứu tập trung tại các khu vực sản xuất kinh doanh chính trong nước như ở Đồng bằng Sông Hồng (4 chi nhánh, 2 công ty con, 2 nhà máy), Bắc trung bộ (2 chi nhánh), Duyên hải Nam trung bộ (1 công ty con), Đồng bằng song cửu Long (1 công ty con). Hệ thống đại lý với trên 3.000 đại lý giống lớn nhỏ rải khắp 6 vùng sinh thái trên cả nước và hệ thống phân phối nông sản tại phía bắc.Hệ thống tổ chức tại Vinaseed được tổ chức theo khối chức năng. Các bộ phận được chia thành các đơn vị, khối riêng biệt hỗ trợ nhau, trong đó có 4 công ty con, 13 đơn vị thành viên, 1 khối nghiệp vụ và 1 khối hỗ trợ như Hình 2.2.

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của Vinaseed

Các công ty con hoạt hoạt động tách biệt và hạch toán độc lập, tuy nhiên vẫn chịu sự điều hành của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, đồng thời hỗ trợ các đơn vị khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

Các đơn vị thành viên hoạt động phụ thuộc vào công ty mẹ, hạch toán phụ thuộc, được giao tài sản, nhà máy, kho và độc lập kinh doanh theo kế hoạch đã định ra và chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả kinh doanh của đơn vị trước ban giám đốc.

Khối nghiệp vụ bao gồm các phòng Kế hoạch & Đầu tư; các phòng KD; Phòng Quản lý chất lượng, Phòng sản xuất và Phòng Marketing và phát triển sản phẩm. Các phòng có nghĩa vụ và trách nhiệm điều hành sản xuất, kinh doanh và tư vấn cho Ban tổng giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Khối hỗ trợ bao gồm các phòng Nhân sự Hành chính và Phòng Tài chính Kế toán, hoạt động dưới dự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách.

Cùng với đó là hệ thống các quy chế, quy định về các hoạt động trong Công ty được phổi biến tới mọi nhân viên trong công ty như: Quy chế tài chính, Quy chế hành chính, Quy chế kinh doanh, Quy chế quản trị rủi ro, ….

Công ty đã thành công khi bước đầu thực hiện mục tiêu kinh doanh nông sản như xây dựng được 1 công ty Nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam chuyên sản xuất, kinh doanh dưa lưới và 1 chi nhánh kinh doanh Nông sản chuyên sản xuất, thu mua, kinh doanh lúa gạo. Tuy nhiên, công ty chưa đạt được mục tiêu tham gia vào ngành vật tư nông nghiệp cho giống cây trồng.

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực của Vinaseed Group năm 2017

Về nhân sự, tính đến hết năm 2017, tổng nguồn nhân lực tại Tập đoàn giống cây trồng (Vinaseed Group – gồm tất cả các đơn vị thành viên, công ty con) có 719 nhân sự, trong đó có 6 chuyên gia nông nghiệp, 86 quản lý, 38 nhân viên và 89 công nhân 01, bốc xếp. Trong 538 nhân viên thì khối Kỹ thuật sản xuất đông đảo nhất với người, chiếm gần 47% tổng số nhân viên của Vinaseed Group, Khối Thị trường kinh doanh chỉ chiếm 1/5 tổng số nhân viên với 118 người tương ứng với tỷ lệ 22%, Khối Quản trị chiếm 1/3 số nhân viên với 167 người tương ứng với tỷ lệ 31%. Tỷ lệ nhân sự có trình độ đại học và trên đại học tính đến cuối năm 2017 là 68%, trong đó khối quản lý, nguyên cứu có 96% người có trỉnh độ đại học trở lên. Cụ thể về nhân sự kinh doanh gạo tại Vinaseed, hiên tại bao gồm 1 giám đốc, 1 trưởng phó phòng kinh doanh gạo, 2 kế toán và 4 nhân viên kinh doanh kiêm giao nhận. Hệ thống nhân dự đươc đánh giá dựa trên mục tiêu đã xây dựng 06 tháng/ 1 lần bởi hội đồng đánh giá gồm các lãnh đạo trong công ty. Đây là con số ấn tượng, tăng gấp đôi nhân sự so với tổng nhân sự năm 2012 cũng như chất lượng nhân sự của Công ty. Tuy nhiên, mặt hạn chế của Công ty là việc các nhân sự bỏ việc, với trên 20 nhân sự bỏ việc hàng năm trong đó khoảng 10 nhân sự có kinh nghiệm, gây thất thoát nguồn nhân lực trỉnh độ cao và kinh nghiệm làm việc tại Công ty.

2.1.2.2. Kết quả tài chính và kinh doanh: Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

Thực hiện chiến lược đã đề ra, trong giai đoạn 5 năm từ 2013 đến 2017, mặc dù trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam không ổn định, Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai, áp lực cạnh tranh gay gắt trong ngành và đặc biệt từ các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, khoa học công nghệ, kinh nghiệm phát triển thị trường, Công ty đã thực hiện thành công chiến lược phát triển đã đề ra, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, quy mô hoạt động không ngừng phát triển và vị thế ngày càng lớn mạnh.

Hình 2.4: Tăng trưởng TTS và VCSH của Vinaseed giai đoạn 2013-2017.

Về doanh thu: Đến năm 2017 đạt 1.603 tỷ đồng, tăng trưởng 120% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng gấp 2,72 lần so với năm 2013, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%/năm.

Đồng thời các chỉ số tài chính cho thấy Vinaseed có sự tăng trưởng mạnh, đều đặn hàng năm và các chỉ số rất lành mạnh, đạt được thành công lớn khi thực hiện các chiến lược đã đề ra.

Bảng 2.1: Kết quả tài chính của Vinaseed giai đoạn 2013 – 2017.

Về thực hiện chiến lược trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã đạt được thành công và sự phát triển lớn trong ngành Giống cây trồng, khi trở thành công ty dẫn đầu ngành, chiếm thị phần lớn nhất cả nước trong mảng giống lúa, ngô, cụ thể: Công ty đã tập trung vào 4 vùng thị trường chính ĐBSH, TDMN Phía Bắc, BTB & DHMT và Tây Nguyên, trong đó: Khu vực ĐBSH là nơi công ty chiếm dược thị phần cao nhất với 28%, Khu vực thị trường TDMN phía Bắc có sự tăng trưởng thị phần mạnh từ 13% (năm 2011) đến 25% (năm 2015). Cùng với đó, Quy mô sản lượng và doanh thu độc quyền tăng trưởng hơn 3 lần so với năm 2011, chiếm 70% sản lượng và doanh thu toàn Công ty. Về hoạt động kinh doanh trong ngành vật tư

Nông nghiệp, Công ty đã chưa đề ra được chiến lược cụ thể, cũng như chưa tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành. Về hoạt động kinh doanh nông sản, Công ty đã bước đầu tham gia vào kinh doanh mặt hàng dưa lưới và lúa gạo và đã đạt được thành công bước đầu trong 2 mặt hàng này. Tuy nhiên, Công ty lại biểu hiện nhiều mặt hạn chế trong công tác điều hành, phát triển kinh doanh trong lĩnh vực nông sản do chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh trên thị trường lúa gạo.

2.2. Tình hình thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh trên thị trường lúa gạo của Vinaseed Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

Thực hiện chiến lược cấp công ty là định hướng kinh doanh ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh nông sản trong chiến lược năm 2012-2016 và chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị (giai đoạn 2017-2022, định hướng đến năm 2025), năm 2016, Vinaseed đã thành lập phòng kinh doanh nông sản và nay là Chi nhánh kinh doanh nông sản với chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, thu mua, kinh doanh các mặt hàng lúa gạo, bước đầu tham gia thị trường lúa gạo Việt Nam.

2.2.1.  Kết quả sản xuất kinh doanh trên thị trường lúa gạo của Vinaseed

Trải qua 2 năm kinh doanh trên thị trường lúa gạo, Chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng. Theo đó năm 2017, sản lượng gạo cung cấp ra thị trường của Vinaseed đạt được 3.500 tấn, tăng 15% kế hoạch và 32% so với năm 2016. Trong đó, sản

Hình 2.7: Kết quả sản xuất, kinh doanh mảng kinh doanh gạo năm 2017

Lượng gạo thương hiệu tiêu thụ là 2.584 tấn, chiếm 74% tổng sản lượng tiêu thụ, còn lại 916 tấn hàng xá, chiếm 26% tổng sản lượng tiêu thụ. Doanh thu kinh doanh lúa gạo đạt 56 tỷ đồng và tăng trưởng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2016. Lợi nhuân gộp năm 2017 đạt hơn 9 tỷ đồng, tăng trưởng 240% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lợi nhuận gộp của các mặt hàng gạo thương hiệu là 8 tỷ đồng, chiếm 90% lợi nhuận gộp mảng kinh doanh gạo năm 2017.

Hình 2.8: Cơ cấu sản lượng gạo thương hiệu tiêu thụ năm 2017 của Vinaseed.

Về cơ cấu sản phẩm gạo thương hiệu, Công ty luôn hướng đến việc cung cấp các sản phẩm gạo chất lượng, an toàn và tươi (gạo mới) tới tay người tiêu dùng. Trong đó, gạo thơm RVT là sản phẩm thương hiệu chất lượng cao được bán chạy nhất trong 2 năm, tiêu thụ 1.400 tấn năm 2017, tăng 86% so với năm 2016; tiếp đến là gạo Trân châu hương đạt sản lượng tiêu thụ 960 tấn năm 2017, tăng 192% so với năm 2016. Ngoài ra, năm 2017 Công ty còn tiêu thụ được lượng ít các sản phẩm gạo khác như gạo Japonica 39 tấn; gạo Nếp vàng ĐB 49 tấn; gạo phúc thọ đen, huyết rồng 30 tấn… Trong các mặt hàng gạo của công ty, gạo thơm RVT là gạo chất lượng cao nhất có độ dẻo, thơm ngon hướng tới người tiêu dùng thu nhập trung bình đến cao; Gạo Trân châu hương, Japonica, đài thơm, dự hương và gạo Nếp vàng ĐB là gạo chất lượng tốt hướng tới đối tượng người tiêu dùng tầm trung; gạo lứt bao gồm gạo Phúc thọ đen, gạo Huyết rồng cho người ăn kiêng, giữ gìn sức khỏe.

Về hoạt động marketing, Chi nhánh kinh doanh Nông sản phối hợp với phòng Marketing tổ chức các chiến dịch quảng cáo như tổ chức các buổi truyền thông trên VTV1, VTV6; các hoạt động nấu cơm giới thiệu sản phẩm gạo tới tận tay người tiêu dùng. Các hoạt động marketing đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và tăng trưởng cho sản phẩm gạo của Công ty trong 2 năm kinh doanh trên thị trường lúa gạo.

Về thị trường, nhờ uy tín là công ty đầu ngành trong lĩnh vực giống cây trồng – đặc biệt là giống lúa gạo, Công ty đã có bước phát triển mạnh trong khu vực thị trường phía Bắc, trong đó trọng tâm là thị trường Hà Nội chiếm hơn 50% tổng sản lượng tiêu thụ. Công ty đang dần phát triển ra các thành phố ở tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, … và một số tỉnh bắc trung bộ như Nghệ An, Vinh.

Hình 2.9: Cơ cấu nhà phân phối gạo năm 2017 của Vinaseed.

Về hệ thống phân phối, mặt hàng gạo của Công ty đã bước đầu thành công khi thâm nhập vào hệ thống các siêu thị lớn như hệ thống Vinmart, các hệ thống nhà hàng thực phẩm sạch trong khu vực nội thành Hà Nội và nhiều khu vực khác. Sản phẩm gạo ngày càng được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng tiêu dùng. Cụ thể, công ty đã tiêu thụ được 727 tấn trong hệ thống siêu thị Vinmart, chiếm 21% tổng sản lượng tiêu thụ; 635 tấn cung cấp cho công ty SamSung, chiếm 18%; 600 tấn cho hệ thống các trường học chiếm 17%; …

2.2.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trên thị trường lúa gạo Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

a. Về các thành công

Sau 2 năm thâm nhập vào thị trường lúa gạo Việt Nam, Công ty đã đạt được thành công lớn về tốc độ tăng trưởng mảng kinh doanh lúa gạo khi sản lượng tăng 32%, doanh thu tăng 148% và lợi nhuận gộp tăng 140% so với cùng kỳ 2016, đây là con số tăng trưởng ấn tượng so với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của ngành lúa gạo. Cùng với đó, sản phẩm gạo thương hiệu của Công ty được khách hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn, 74% tổng sản lượng tiêu thụ, tăng 134% So với cùng kỳ, đặc biệt là sản phẩm gạo chất lượng cao RVT được tiêu dùng lớn nhất. Điều này cho thấy, Công ty khá thành công khi quảng bá các sản phẩm thương hiệu và được người tiêu dùng tích cực đón nhận, đặc biệt là thị trường Hà Nội với sản lượng tiêu thụ hơn 50%.

Một thành công khác của Công ty là xây đựng được hệ thống kênh phân phối tại hệ thống siêu thị Vinmart rộng lớn khắp cả nước, hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn và hệ thống các trường học trong khu vực nội thành Hà Nội nhằm tiếp cân tới khách hàng có thu nhập khá và cao.

b. Về các hạn chế

Mặc dù đã có bước phát triển lớn trên thị trường lúa gạo nhưng hiện nay, Công ty chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể cho mảng kinh doanh lúa gạo. Đồng thời, sản lượng gạo tiêu thụ của Công ty chưa được như mong đợi, khi chỉ chiếm 0,016% thị phần tiêu thụ trong nước, tăng 0,004% so với năm 2016 và bằng 0,012% tổng sản lượng gạo tiêu thụ gạo trong nước và xuất khẩu. Cho thấy, sản phẩm gạo của Công ty chỉ chiếm thị phần cực nhỏ trong nước. Kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty trên thị trường lúa gạo. Cùng với đó, Chi nhánh ngày càng gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều mặt hạn chế trong công tác định hướng phát triển và điều hành mảng kinh doanh gạo.

Với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường lúa gạo, Chi nhánh đã cho thấy việc thiếu định hướng trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Số lượng và chất lượng của lực lượng kinh doanh mỏng và yếu dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trực tiếp dẫn đến tỷ lệ thu hồi công nợ thấp khi công nợ từ mức 2,6 tỷ đồng năm 2016, chiếm tỷ lệ 12%/doanh thu lên 17 tỷ đồng năm 2017, chiếm tỷ lệ 32%/doanh thu. Việc thiếu định hướng chiến lược còn được thể hiện ở việc nhà máy chế biến gạo hoạt động dưới công suất thực tế. Nhà máy có công suất chế biến 20.000 tấn/năm trong khi sản lượng tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 3.500 tấn, bằng 17,5% công suất của nhà máy. Điều này làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Cùng với đó, công tác quản trị tại CN cũng biểu hiện nhiều bất cập trong điều hành gây khó khăn trong công việc. Như bất cập trong việc phân công và quản lý công việc của các thành viên trong CN các nhân viên phải làm việc 6 ngày/tuần với áp lực lớn, điều này làm giảm động lực làm việc của nhân viên dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc và gián tiếp làm CN càng thiếu nhân sự hoạt động. Ngoài ra, việc Chi nhánh tham gia vào hầu hết chuỗi hoạt động từ vận chuyển, marketing bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng cũng làm khối lượng công việc nhiều hơn, gây áp lực nên lực lượng nhân sự vốn đã mỏng.

Từ những phân tích trên, yêu cầu xây dựng chiến lược kinh doanh cho mảng kinh doanh gạo trở nên cần thiết nhằm định hướng lại hoạt động của Chi nhánh kinh doanh nông sản, làm giảm áp lực, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn và bền vững trong tương lai. Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY Giống cây

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Phân tích môi trường bên trong của CTY Giống cây

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x