Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu – Bằng chứng thực nghiệm các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1 Quy trình nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau: tác giả sẽ xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đồng thời tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan và cơ sở lý thuyết từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Với mô hình gốc của Ohlson, tác giả sẽ thu thập dữ liệu và sử dụng công cụ thống kê để kiểm định mô hình nhằm xác định mức độ tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Với kết quả nghiên cứu định lượng, tác giả sẽ đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mối quan hệ của thông tin kế toán và giá cổ phiếu.

Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Tổng hợp lý thuyết từ các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng lý thuyết nền

Xác định mô hình nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu về giá cổ phiếu và thông tin kế toán có liên quan đến mô hình nghiên cứu

Kiểm định thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và lựa chọn mô hình phù hợp

Phân tích kết quả nghiên cứu

Đề xuất giải pháp tác động đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán đến giá cổ phiếu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.2 Mô hình nghiên cứu: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

3.2.1 Mô hình nghiên cứu:

Dựa vào mô hình gốc của Ohlson (1995), tác giả xem xét ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu thông qua 2 biến số: Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS) và mô hình nghiên cứu thể hiện như sau:

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS)

Giá thị trường của cổ phiếu (MP)

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.2 Các biến nghiên cứu:

3.2.2.1 Biến phụ thuộc: Giá thị trường cổ phiếu (MP) Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

Hạn chế mô hình Ohlson là dựa trên giả định thị trường hiệu quả, điều này rất khó đáp ứng trong thực tế và theo kết quả nghiên cứu của Đào Lê Trang Anh (2015) thì thị trường chứng khoán Việt Nam không đạt hiệu quả dạng yếu. Như vậy, với giả thiết thị trường hiệu quả của mô hình thì thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay không đáp ứng được yêu cầu. Về lý thuyết, sau một thời gian dài hoạt động, thị trường cũng sẽ quay lại mức hiệu quả, nhưng vì thời gian dài đó là không xác định được (Trần Ngọc Lina, 2013) nên trong bài nghiên cứu này tác giả kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) sử dụng mô hình Ohlson kết hợp với nghiên cứu của Aboody và các cộng sự (2002) khi nới lỏng thị trường hiệu quả và giá cổ phiếu (biến phụ thuộc) sẽ lấy trong các trường hợp khác nhau:

  • Với giả thiết thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu được lấy vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán mà BCTC phản ánh.
  • Với giả thiết thị trường hiệu quả không được thỏa mãn và thị trường tự điều chỉnh về trạng thái hiệu quả sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, BCTC năm thường được công bố một khoảng thời gian sau khi niên độ kế toán kết thúc, nên việc lấy giá cổ phiếu vào thời điểm công bố BCTC với một độ trễ thời gian nhất định so với thời điểm kết thúc niên độ có ưu điểm là giá cổ phiếu phản ảnh đầy đủ hơn thông tin BCTC. Do đó, các độ trễ được sử dụng trong nghiên cứu này là 3, 6, 9 và 12 tháng sau khi kết thúc niên độ kế toán quy về mức giá đầu năm, cụ thể như sau:

Trong đó:

: giá cổ phiếu được điều chỉnh cho thời điểm t (thời điểm kết thúc niên độ kế toán) theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu tháng trong tương lai.

: giá cổ phiếu vào thời điểm t +

: lãi thị trường (xác định trên chỉ số lãi chỉ số VN-Index) cho khoảng thời gian từ t đến t +

3.2.2.2 Biến độc lập: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS):

EPS là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS là chỉ tiêu được các nhà đầu tư sử dụng thường xuyên, là công cụ để đánh giá kết quả thực hiện của công ty, dùng để so sánh kết quả của công ty qua các thời kỳ và so sánh giữa các công ty với nhau.

Theo thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 04 chuẩn mực kế toán, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định như sau:

Trong đó:

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu.

Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự kiện (Trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn.

Để loại trừ ảnh hưởng của các sự kiện làm thay đổi giá cổ phiếu nhưng không làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu như trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, chia tách cổ phiếu, sáp nhập cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phiếu mới…tác giả sẽ sử dụng EPS điều chỉnh cho nghiên cứu với công thức tính EPS điều chỉnh đã được

Giá tham chiếu ngày giao dịch = (Giá đóng cửa trước ngày giao dịch không hưởng quyền x KLCP được nhận quyền mua + Giá phát hành x KLCP phát hành

Lưu ý về chỉ tiêu EPS cơ bản: từ năm 2015, BCTC sẽ được lập và trình bày theo quy định tại thông tư 200/2012/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông sẽ loại trừ lợi nhuận trích quỹ khen thưởng, phúc lợi trước khi tính chỉ tiêu EPS cơ bản.

Tác giả sẽ sử dụng chỉ tiêu EPS cơ bản cho bài nghiên cứu và không sử dụng chỉ tiêu EPS suy giảm vì:

  • Tác giả kế thừa biến nghiên cứu EPS cơ bản từ các công trình nghiên cứu trước như Nguyễn Việt Dũng (2009), Trần Ngọc Lina (2013), Đỗ Hạnh Nguyên (2014), Nguyễn Thị Khánh Phương (2015)…
  • Chỉ tiêu EPS suy giảm được trình bày theo hướng dẫn thông tư 200/2012/TT-BTC ngày 22/12/2014 áp dụng từ năm 2015 trong khi đó giai đoạn nghiên cứu của luận văn là từ 2011-2015 chính vì thế sử dụng EPS suy giảm sẽ hạn chế dữ liệu nghiên cứu và không phản ánh đúng mức độ tác động của thông tin kế toán.

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS):

Giá trị sổ sách là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Giá trị sổ sách cho biết giá trị tài sản công ty còn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị sổ sách là thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho nhà đầu tư. BVPS cho thấy đầu tư trên mỗi cổ phiếu được thực hiện trong quá trình kinh doanh của các cổ động. Giá trị sổ sách cao thường cho thấy các công ty có thành tích hoạt động tích cực.

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu được tính theo công thức:

3.3 Phương pháp phân tích mô hình: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

3.3.1 Mô hình kinh tế lượng:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo đó thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố EPS và BVPS đến giá cổ phiếu thông qua 3 mô hình kinh tế lượng: mô hình hồi qui tuyến tính thông thường (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM):

Mô hình hồi qui tuyến tính thông thường (Pooled OLS) MPit = 0 + 1EPSit + 2BVPSit + uit

Trong đó:

MPit: giá thị trường của cổ phiếu công ty i năm t

EPSit: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty i năm t

BVPSit: Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty i năm t

Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM):

MPit = 0i + 1EPSit + 2BVPSit + uit Trong đó:

0i: Hệ số chặn cho công ty i (nhằm phân biệt hệ số chặn của từng công ty khác nhau có thể khác nhau do khác biệt về đặc điểm, chính sách quản lý, hoạt động giữa các công ty)

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM):

MPit = 0 + 1EPSit + 2BVPSit + wi

Trong đó:

it = it+ uit

uit thành phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp. it: thành phần sai số theo không gian hay theo các công ty.

3.3.2 Các kiểm định thống kê được thực hiện để lựa chọn mô hình phù hợp: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

3.3.2.1 Kiểm định Breuscher – Pagan:

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) được so sánh với phương pháp bình phương hồi qui tuyến tính thông thường (OLS) bằng kiểm định Breuscher – Pagan nhằm kiểm định sự tồn tại của các ảnh hưởng ngẫu nhiên. Giả thiết kiểm định như sau:

Ho: sai số không tồn tại tác động ngẫu nhiên

H1: sai số tồn tại tác động ngẫu nhiên

Khi giá trị P_value <0,05 bác bỏ Ho, khi đó sai số tồn tại các tác động ngẫu nhiên, thì mô hình REM được lựa chọn.

Ngược lại, mô hình OLS được lựa chọn.

3.3.2.2 Kiểm định Hausman: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) được so sánh thông qua kiểm định Hausman nhằm xem xét sự tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến giải thích. Giả thiết kiểm định như sau:

Ho: εi và biến giải thích không tương quan

H1: εi và biến giải thích có tương quan

Khi giá trị P_value <0,05 bác bỏ Ho, khi đó εi và biến giải thích tương quan với nhau, thì mô hình FEM được lựa chọn.

Ngược lại, mô hình REM được luạ chọn.

3.4 Chọn mẫu:

Phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản (theo phân ngành đã được Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM áp dụng từ 25/01/2016).

Luận văn sẽ có cỡ mẫu là 120 doanh nghiệp với 561 quan sát trong vòng 5 năm, trong đó nhóm ngành công nghiệp là 84 doanh nghiệp với 389 quan sát và ngành bất động sản là 36 doanh nghiệp với 172 quan sát.

Tác giả lựa chọn các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản vì các lý do sau:

  • Điểm mới của luận văn là sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu theo từng nhóm doanh nghiệp khác nhau và trên cơ sở đặc thù thông tin kế toán khác nhau của lĩnh vực công nghiệp và bất động sản, tác giả đã lựa chọn các công ty thuộc các lĩnh vực này để xem xét với những đặc thù thông kế toán sẽ tác động như thế nào đến mức độ ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Đồng thời với khối lượng giao dịch lớn trong năm 2016 cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu của những lĩnh vực này.
  • Số quan sát của 02 nhóm doanh nghiệp đảm bảo mang tính đại diện cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM do kích thước mẫu đảm bảo khi phân tích hồi quy đa biến tính theo công thức là n>=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Nguyễn Đình Thọ 2011, trang 499 – 500)

Biểu đồ 3.1: Khối lượng giao dịch cổ phiếu trong năm 2016

3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

Dữ liệu phục vụ cho việc ước lượng các mô hình bao gồm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS), giá cổ phiếu (MP) và chỉ số VN-Index. Tất cả được lấy từ kho dữ liệu của trên trang web: www.cophieu68.vn và trang thông tin của doanh nghiệp niêm yết.

Dữ liệu thu thập gồm 120 công ty, mỗi công ty sẽ thu thập các chỉ tiêu về giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của niên độ từ năm 2011 – 2015; tương ứng với giá cổ phiếu và chỉ số VN-Index vào các thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 3, 6, 9, 12 tháng.

Bảng 3.1 Bảng tóm tắt phương pháp thu thập dữ liệu

Biến phụ thuộc

Giá cổ phiếu của công ty i tại ngày 31 tháng 12 năm t

Giá cổ phiếu của công ty i được điều chỉnh cho thời điểm t từ biến động giá cổ phiếu 3 tháng sau

Giá cổ phiếu của công ty i được điều chỉnh cho thời điểm t từ biến động giá cổ phiếu 6 tháng sau

Giá cổ phiếu của công ty i được điều chỉnh cho thời điểm t từ biến động giá cổ phiếu 9 tháng sau

Giá cổ phiếu của công ty i được điều chỉnh cho thời điểm t từ biến động giá cổ phiếu 12 tháng sau

Cách đo lường

Giá đóng cửa đã điều chỉnh của HOSE

Giá đóng cửa đã điều chỉnh của HOSE và điều chỉnh theo công thức (3.1)

Giá đóng cửa đã điều chỉnh của HOSE và điều chỉnh theo công thức (3.1)

Giá đóng cửa đã điều chỉnh của HOSE và điều chỉnh theo công thức (3.1)

Giá đóng cửa đã điều chỉnh của HOSE và điều chỉnh theo công thức (3.1)

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích mô hình định lượng với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu, biến độc lập là lợi nhuận và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Với dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng (dữ liệu được sắp xếp theo thời gian và theo công ty) nên tác giả sử dụng phần mềm STATA 12 để tiến hành phân tích dữ liệu, cụ thể như sau:

  • Phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập.
  • Kiểm tra hiện tượng đa công tuyến giữa hai biến giải thích là EPS và BVPS.
  • Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính OLS, FEM và REM lần lượt theo giá cổ phiếu tại các thời điểm khác nhau Pt, Pt/3, Pt/6, Pt/9, Pt/12 trên toàn bộ mẫu và theo nhóm lĩnh vực công nghiệp và bất động sản.
  • Thực hiện kiểm định Breuscher – Pagan để lựa chọn giữa mô hình OLS và REM, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này tác giả đã trình bày chi tiết các bước tiết hành nghiên cứu như: xây dựng quy trình nghiên cứu, xác định mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu để tiến hành phân tích ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản.

Mẫu nghiên cứu gồm 120 doanh nghiệp với 561 quan sát trong vòng 5 năm (2011-2015), trong đó nhóm ngành công nghiệp là 84 doanh nghiệp với 389 quan sát và ngành bất động sản là 36 doanh nghiệp với 172 quan sát.

Luận văn sẽ dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) sử dụng mô hình Ohlson kết hợp với nghiên cứu của Aboody và các cộng sự (2002) cho phép nới lỏng giả thiết thị trường hiệu quả. Theo đó giá cổ phiếu dùng cho nghiên cứu sẽ được lấy thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 3, 6, 9, 12 tháng. Luận văn: Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao thông tin chứng khoán của kế toán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x