Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Thực trạng rủi ro dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM

Hiện tại các giao dịch ngân hang điện tử tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM đang ở những bước đầu của sự phát triển và vẫn còn mới mẻ nên còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của ngân hàng. Điều này dẫn đến việc quan tâm tới vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hang điện tử chỉ đang ở giai đoạn đầu. Một trong những rủi ro thường xảy ra cho dịch vụ NHĐT là rủi ro giao dịch do những bất ổn về an ninh mạng tại Việt Nam. Số lượng máy tính, website, ĐTDĐ bị tấn công và nhiễm virus tại Việt Nam là khá lớn, đây là một mối de dọa cho dịch vụ NHĐT.

Bảng 2.8: Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam

Chỉ trong vòng hai năm mà số lượng máy tính nhiễm virus tăng nhanh chóng, đồng thời số virus mới xuất hiện trong năm cũng tăng 3641 loại từ năm 2011 đến năm 2012. Đáng lo ngại nhất là virus tấn công ĐTDĐ tăng một cách đột biến tăng gần 10 lần, một con số đáng báo động cho những ai sử dụng ĐTDĐ và cũng là nguy cơ cho việc triển khai ứng dụng Mobile Banking.

Cũng theo một khảo sát của Công ty An ninh mạng Bkis thực hiện trên hệ thống ngân hàng qua Internet (Internet banking) của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy 100% các hệ thống đều tồn tại lỗ hổng an ninh mạng.

Bảng 2.9: Nguy cơ/lỗ hổng trên hệ thống Internet Banking tại 20NHTMVN

Mặc dù tác giả không có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhưng qua bảng khảo sát trên cho thấy rằng: dịch vụ Internet banking được triển khai ở hầu hết các ngân hàng nhưng đều tồn tại lổ hổng, điều này ảnh hưởng tới lòng tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ cũng như hạn chế người dùng sử dụng dịch vụ này. Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

Và gần đây nhất Cục Công nghệ thông tin đã phát hiện, xác minh làm rõ hơn 30 vụ việc trộm cắp, mua bán trái phép thông tin tín dụng bằng Liberty Reserve để chuyển hàng hóa trực tuyến từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ, sử dụng Liberty Reserve mua thông tin thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến với số tiền hơn 26 triệu USD, hơn 1 nghìn tỷ đồng và khoảng 115 nghìn Liberty reserve.

Hay như vào những ngày cuối tháng 7/2013 có một số khách hàng đã bị lấy cắp tiền từ tài khoản trực tuyến của Maritimebank do mất SIM điện thoại. Điều này gây tổn thất cho khách hàng đồng thời ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng cũng như nhà mạng.

Từ thực tế trên có thể thấy là, hành vi chủ yếu của các hacker là lấy cắp thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân, mua bán thông tin thẻ tín dụng trên Internet và trộm cắp tiền từ thẻ và tài khoản.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.4. Khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng

Tác giả thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 200 khách hàng cá nhân có tài khoản tại các NHTMVN tại TP.HCMthông qua 10 câu hỏi.

Thời gian: từ 6/2013-7/2013.

Phương pháp chọnmẫu: thuận tiện

Mục đích: có cái nhìn khái quát hơn về tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của người dân như: lý do vì sao người dân chưa mặn mà sử dụng, họ thường sử dụng dịch vụ nào? Yếu tố quyết định người dân sử dụng là gì?

Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê mô tả qua phần mềm SPSS 16.0.

Sau khi xử lý số liệu và tổng hợp kết quả như sau:

2.4.1. Kết quả khảo sát

Biểu đồ 2.14: Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

2.4.2. Nhận xét, đánh giá Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

Qua số liệu thống kê ý kiến khách hàng có thể thấy:

Thứ nhất, đối tượng tham gia trả lời ý kiến chủ yếu là nhân viên văn phòng (60.5%) và nữ là chiếm đa số, các đối tượng cỏn lại chiếm số ít.

Thứ hai, đối tượng sử dụng dịch vụ NHĐT phần đông là nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi và dịch vụ mà họ thường sử dụng là Mobile banking, Phone banking và Internet banking. Hai dịch vụ Call center và Home banking không có đối tượng nào sử dụng.

Thứ ba, lý do mà những đối tượng không sử dụng dịch vụ NHĐT đưa ra chủ yếu là không biết đến dịch vụ (những người nội trợ, buôn bán, lao động phổ thông), không có nhu cầu sử dụng (nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh), hay có nghe nói đến dịch vụ nhưng không sử dụng. Giáo viên, hưu trí trên 50 tuổi không sử dụng dịch vụ này vì không biết sử dụng internet.

Thứ tư, trong số những đối tượng không sử dụng dịch vụ thì 40.7% là có ý định sử dụng nó, còn lại 59.3% thì không có ý định này.

Thứ năm, phần lớn khách hàng biết đến dịch vụ là nhờ tư vấn của nhân viên ngân hàng (44.1%), tiếp đến là thông tin từ bạn bè, người thân, website của ngân hàng. Kênh phương tiện truyền thông cũng là một nguồn thông tin cho khách hàng tham khảo. Một số khách hàng sử dụng dịch vụ là do công ty nơi mà họ làm việc đăng ký giao dịch với ngân hàng.

Thứ sáu, khách hàng cảm nhận đây là một dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi phí. Tuy nhiên mục đích chủ yếu của họ vẫn là kiểm tra số dư (40.3%), chuyển khoản (27.2%), thanh toán hóa đơn (13.6%). Các dịch vụ khác khách hàng vẫn chưa mấy mặn mà sử dụng.

Thứ bảy, phần lớn khách hàng đều đồng ý rằng: chi phi giao dịch thấp, cách thức thực hiện, giao diện màn hình dễ hiểu, thời gian thao tác nhanh và luôn được giải quyết thỏa đáng khi gặp sự cố với sự nhiệt tình hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên trong lúc giao dịch khách hàng vẫn gặp vấn đề lớn về đường truyền và truyền tải dữ liệu (34.9%). Bên cạnh đó 31.5% khách hàng còn băn khoăn, lưỡng lự về tính bảo mật, an toàn của dịch vụ này.

Thứ tám, yếu tố chủ chốt khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT là do họ đã có sẵn tài khoản tại ngân hàng (68.3%), một số ít là lựa chọn ngân hàng lớn, có uy tín (17.6%)

2.5. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

2.5.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, do thấy trước được tiềm năng của việc ứng dụng CNTT vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh nên 39/39 NHTMVN đều đầu tư công nghệ phục vụ cho việc triển khai dịch vụ NHĐT dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thứ hai, sau khi triển khai dịch vụ các NHTM chú tâm hơn tới việc tạo ra sự đa dạng trong dịch vụ nhằm tăng sự lựa chọn cho khách hàng bằng cách liên kết với đối tác thứ ba trong vấn đề thanh toán.

Thứ ba, là một thành phố lớn, nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cộng với lực lượng lao động trẻ am hiểu công nghệ thông tin nên số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ NHĐT tại TP.HCM tăng dần qua các năm, đồng thời số lượng giao dịch và giá trị giao dịch cũng tăng theo.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng, dịch vụ mạng internet, dịch vụ viễn thông phát triển mạnh mẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ NHĐT.

2.5.2. Tồn tại

Thứ nhất, văn bản pháp lý liên quan tới giao dịch điện tử đã ban hành tương đối đầy đủ, song vẫn chưa hoàn thiện và còn bất cập.

Thứ hai, số lượng người sử dụng dịch vụ tăng dần qua các năm song vẫn ở mức thấp so với một thành phố lớn như TP.HCM. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, nhân viên văn phòng; lao động phổ thông, người lớn tuổi hạn chế sử dụng dịch vụ.

Thứ ba, các NHTM triển khai dịch vụ song chưa quan tâm nhiều tới cách thức hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho khách hàng một cách dễ dàng nhất. Chủ yếu là khách hàng tự tìm hiểu qua website bằng file PDF của ngân hàng.

Thứ tư, hệ thống Corebankingkhác nhau giữa các ngân hàng nên các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng triển khai không đồng đều. Môt số ngân hàng dịch vụ NHĐT đang dừng lại ở những giao dịch thanh toán đơn thuần. Một số ngân hàng thì triển khai hầu hết các hình thái, tập trung chủ yếu ở những ngân hàng lớn như: ACB, Vietcombank, Sacombank,…

Thứ năm, mặc dù hấu hết các NHTM đều triển khai dịch vụ NHĐT song vẫn tồn tại nhiều nguy cơ, lỗ hổng trong hệ thống gây ra nhiều rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng.

Thứ sáu, hầu hết các website của NHTMVN xây dựng còn rườm rà, nội dung dài dòng, khách hàng phải click nhiều lần mới tìm kiếm được thông tin mình cần.

Thứ bảy, nhân lực cấp cao cũng như nhân viên cho bộ phận NHĐT tại các NHTM vừa thiếu, vừa yếu. Nên dẫn tới việc điều hành, quản lý, giám sát, kiểm soát dịch vụ còn chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Thứ tám, chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng của dịch vụ NHĐT chưa được quan tâm bởi ngân hàng. Ngân hàng hiện tại vẫn xây dựng những chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng cho các dịch vụ tại quầy. Đa phần những chương trình khuyến mãi cho dịch vụ NHĐT tập trung ở những ngân hàng lớn, có số lượng khách hàng giao dịch qua NHĐT tương đối ổn định.

2.5.3. Nguyên nhân tồn tại Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

Thứ nhất, giao dịch điện tử tại Việt Nam tồn tại khá lâu, nhưng các Bộ ban ngành liên quan ban hành luật pháp thường chồng chéo, dựa vào tình hình phát sinh thực tế để sửa đổi bổ sung không tiên liệu trước.

Thứ hai, tâm lý người Việt Nam còn e dè khi thanh toán trên môi trường Internet, lo ngại về sự an toàn trong giao dịch thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử – cộng với tập quán tiêu dùng, thói quen sử dụng tiền mặt.

Thứ ba, nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, khả năng khai thác ứng dụng CNTT giữa các ngân hàng khác nhau nên việc triển khai dịch vụ, phương thức quản lý, chất lượng dịch vụ tại mỗi ngân hàng cũng không đồng đều và chưa khai thác hết tính năng của công nghệ.

Thứ tư, thiếu sự phối hợp giữa các NHTM trong vấn đề chuyển khoản và thanh toán trực tuyến.

Cuối cùng, các hacker tại Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng hoạt động tinh vi hơn cộng với trình độ quản trị mạng tại các NHTMVN còn hạn chế nên xảy ra tình trạng đánh cắp thông tin và rút tiền từ tài khoản của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, trong chương 2 với lý luận, khảo sát thực tế, số liệu thống kê tác giả đã đi vào phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM.

Thứ nhất, chương 2 khái quát một cách sơ bộ về dịch vụ NHĐT tại các NHTM bao gồm: dịch vụ thẻ, dịch vụ Internet banking, dịch vụ Mobile banking và dịch vụ Phone banking. Đồng thời phân tích sự phát triển của dịch vụ NHĐT qua các chỉ tiêu như số lượng khách hàng, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Ngoài ra tác giả đã thống kê, so sánh những sản phẩm, dịch vụ NHĐT tại một số NHTM.

Thứ hai, tác giả nêu lên được thực trạng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển dịch vụ NHĐT.

Thứ ba, tình hình an ninh mạng liên quan tới rủi ro giao dịch trong NHĐT cũng được tác giả tìm hiểu

Thứ tư, từ những nội dung đề cập trên cộng với kết quả khảo sát thực tế tác giả đưa ra những đánh giá ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân tồn tại của dịch vụ NHĐT tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM

Từ những hạn chế, nguyên nhân nêu trên là cơ sở đề ra những định hướng, giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử VCB

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x