Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam.

Theo như bảng thống kê mà tác giả thu thập được từ Phụ lục3 thì tính tới thời điểm hiện tại thì hầu như 39 NHTM Việt Nam đều triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử bên cạnh dịch vụ thẻ, trong đó điển hình ba dịch vụ được hầu hết các ngân hàng triển khai đó là: Internet Banking, Mobile Banking và Call Center.

2.1.1. Dịch vụ thẻ

Có thể nói rằng dịch vụ thẻ là một dịch vụ phát triển sớm nhất so với các dịch vụ còn lại tại Việt Nam. Và việc phát triển thị trường thẻ là mấu chốt quan trọng, đặt tiền đề cho việc triển khai những dịch vụ thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT và TMĐT.

Theo đó tình hình phát hành thẻ tại 10 NHTM dẫn đầu trên cả nước tính đến 31/12/2011 như sau: Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Bảng 2.1: Tình hình phát hành thẻ tại một số NHTM

Quan sát bảng ta thấy ngân hàng Công thương đứng đầu danh sách về số lượng phát hành thẻ cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Từ đây cũng thấy rằng số người chấp nhận sử dụng thẻ khá lớn. Tuy nhiên về cơ cấu thẻ thì thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm đa số. Để thẻ trở thành một phương tiện thanh toán hữu dụng thì các NHTMVN cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế.

Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu thẻ của 10NHTM đứng đầu về số lượng phát hành thẻ năm 2011.

Mặc dù số lượng phát hành thẻ tương đối lớn, tuy nhiên, theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2012 thì mức độ phổ cập thẻ tại Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực vả trên thế giới. Số thẻ tín dụng bình quân trên người tại Việt Nam chỉ 0.017.

Bảng 2.2: So sánh mức độ phổ cập thẻ tín dụng tại một số quốc gia.

Ngoài ra mạng lưới thiết bị phục vụ thanh toán thẻ cũng có sự cải thiện rõ rệt. Số lượng máy ATM và POS tăng dần qua các năm, cụ thể:

Từ năm 2006 đến tháng 06/2013 số lượng máy ATM tăng lên 12,146 máy tương đương với 89.94% một con số khá cao. Đồng thời số lượng máy POS cũng tăng 86.19%.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện để thống nhất thị trường thanh toán nói chung và thị trường thanh toán thẻ nói riêng, NHNN đang chỉ đạo thực hiện sáp nhập ba liên minh thẻ hiện nay. Đó là: hai liên minh thẻ Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink và Công ty cổ phần thẻ thông minh VINA sẽ sáp nhập vào Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Bannetvn) vào cuối năm 2013. Ba liên minh thẻ này thời gian qua đã thống nhất về việc chỉnh sửa, kết nối kỷ thuật, hạ tầng công nghệ thanh toán thẻ. Do vậy, khách hàng có thể dùng thẻ ATM tại bất kỳ ngân hàng nào trên toàn quốc mà không bị giới hạn bởi ngân hàng phát hành thẻ như trước. Ngoài ra Banknetvn cũng đang mở rộng kết nối với các tổ chức chuyển mạch nước ngoài như UnionPay (Trung Quốc), các tổ chức chuyển mạch thuộc Mạng thanh toán Châu Á – Asia Payment Network (APN) như KFTC (Hàn Quốc), ITMX (Thái Lan), MEPS (Malaysia)…, theo đó khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ do các ngân hàng Việt Nam phát hành có thể sử dụng tại nước ngoài và thẻ ghi nợ của các ngân hàng nước ngoài cũng có thể được chấp nhận tại Việt Nam. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường thẻ tại Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.1.2. Dịch vu Internetbanking Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Sau dịch vụ thẻ thì nhiều ngân hàng đã triển khai dịch vụ Internet Banking với số lượng ngân hàng triển khai tăng dần qua các năm. Cụ thể:

Biểu đồ 2.3: Số lượng ngân hàng triển khai Internet Banking qua các năm

Thấy được tiềm năng của dịch vụ NHĐT cộng với điều kiện nội lực vốn có Sacombank, Eximbank, ACB, DongA Bank đã tiến hành triển khai cung ứng dịch vụ từ sớm, do đó số lượng khách hàng tham gia khá nhiều và lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng điện tử của 4 ngân hàng này cũng đáng kể.

Quan sát bảng (2.3)và biểu đồ(2.4)ta thấy số lượng khách hàng, số lượng giao dịch, giá trị giao dịch tại 4 ngân hàng này tăng dần qua các năm. Về số lượng tổng hợp tại 4 ngân hàng này thì:

Số lượng khách hàng tăng từ 88,228 khách hàng năm 2010 lên tới 234,723 khách hàng năm 2012 tức tăng 2.7 lần. Trong đó, Sacombank và DongABank có số lượng khách hàng tăng đáng kể; tại Sacombank từ 17,373 khách hàng năm 2010 tăng lên 66,465 khách hàng năm 2012, bình quân giai đoạn 2010-2012 số lượng khách hàng tăng 95.6%; còn tại DongABank bình quân giai đoạn 2010-2012 số lượng khách hàng tăng 81.99%.

Số lượng giao dịch bình quân giai đoạn 2010-2012 tăng 47.21 %, trong đó tại ACB số lượng giao dịch bình quan gia đoạn 2010-2012 tăng cao nhất với 60.94%.

Sở dĩ vậy là do, ACB không ngừng cải tiến, mở rộng, cung cấp thêm nhiều tiên ích giao dịch cho khách hàng.

Cùng với đó là giá trị giao dịch bình quân giai đoạn 2010-2012 tại 4 ngân hàng cũng tăng 72.24% và ACB là một trong bốn ngân hàng có tốc độ tăng cao nhất. Tuy nhiên, DongAbank luôn có số lượng khách hàng cao so với 3 ngân hàng cón lại nhưng giá trị giao dịch lại thấp nhất, chứng tỏ giá trị của mỗi lần giao dịch tại đây là rất thấp.

Bên cạnh đó, để có thể thu hút khách hàng sử dụng thì mỗi ngân hàng đều đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, theo bảng thống kê (2.4), thì ngân hàng Á Châu là một trong những ngân hàng cho ra nhiều sản phẩm NHĐT nhất. Một số ngân hàng còn lại sản phẩm còn rất đơn điệu chỉ dừng lại ở những giao dịch thanh toán đơn thuần, chưa tạo ra nhiều sự lựa chọn khách hàng. Đây là một trong những vấn đề  của các NHTM hiện nay.

2.1.3. Dịch vụ Mobilebanking

Năm 2003, NHTMCP Á Châu là ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng Mobile Banking để phân phối các dịch vụ tài chính ngân hàng thông qua hình thái SMS. Hiện nay, các NHTMVN tiếp tục cải tiến và ứng dụng các hình thái khác nhau của Mobile Banking.

Về tình hình cụ thể, số lượng ngân hàng triển khai Mobilebanking tăng dần qua các năm:

Biểu đồ 2.5: Số lượng ngân hàng triển khai Mobilebanking

Từ 5 ngân hàng triển khai Mobilebanking tới năm 2013 thì 39 NHTM đều đã triển khai dịch vụ. Tuy nhiên, vể công nghệ thì các ngân hàng sử dụng các giải pháp khác nhau để triển khai: Simtoolkit, Mobile Web, Mobile Application. Mỗi giải pháp công nghệ đều có ưu, nhược điểm nhất định (tham khảo phụ lục 5) và các ngân hàng sẽ lựa chọn một hoặc đồng thời nhiều giải pháp tùy theo mục đích, chiến lược riêng. Đặc biệt tại Việt Nam thì hình thái phổ biến nhất là tin nhắn ngắn (SMS) thì 39/39 ngân hàng đều triển khai. Các hình thức khác thì còn hạn chế. Cụ thể: Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Biểu đồ 2.6: Số lượng ngân hàng triển khai ứng dụng trên ĐTDĐ

Quan sát biểu đồ ta thấy, các NHTM triển khai theo xu hướng Mobile Application. Đây là một lựa chọn phù hợp với xu hướng thế giới bởi tính năng vượt trội: đa dạng, linh hoạt, nhận diện thương hiệu tốt. Mặt khác ngân hàng triển khai theo hướng Mobile Application chứng tỏ sự ưa thích, hứng thú sử dụng của người dùng với ứng dụng này. Minh chứng cho điều này là số lượng khách hàng, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch tại Sacombank, DongA Bank, ACB và Eximbank tăng qua các năm.

Nhìn vào bảng (2.5) và biểu đồ (2.7) ta thấy, cũng như Internetbanking, dịch vụ Mobilebanking cũng thu hút một lượng khách hàng nhất định sử dụng làm gia tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch tại các NHTM. Cụ thể:

Số lượng khách hàng bình quân giai đoạn 2010-2012 tăng 148.76%, trong đó DongABank có số lượng khách hàng tăng lớn nhất, tăng 81,532 khách hàng. Điều này chứng tỏ rằng khách hàng ngày càng quan tâm tới dịch vụ này vì những tiện ích mà nó mang lại và xu hướng của người sử dụng. Từ đây, các NHTM có thể nghiên cứu triển khai nhiều ứng dụng trên ĐTDD hơn nữa cho khách hàng. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ di động phát triển như hiện nay.

Song song đó là số lượng giao dịch và giá trị giao dịch cũng tăng qua các năm. Số lượng giao dịch tăng 91,584 món trong giai đoạn 2010-2012; bình quân giai đoạn 2010-2012 giá trị giao dịch tăng 36.63%, tuy tốc độ tăng không cao nhưng cũng thể hiện được xu hướng giá trị giao dịch tăng dần qua các năm và không có biểu hiện giảm xuống. Vấn đề đặt ra là sự bất cân xứng giữa số lượng khách hàng và giá trị giao dịch. Mặc dủ khách hàng quan tâm sử dụng nhưng vẫn chưa thực sự trở thành một thói quen và tuyệt đối tin tưởng vào nó, vì giá trị mỗi lần giao dịch còn khá thấp.

Bên cạnh đó tùy vào công nghệ, nội lực, khả năng quản trị mà mỗi ngân hàng lựa chọn cho mình phương thức triển khai khác nhau hoặc một phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức để từ đó tạo ra những sản phẩm đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Và dù là Internetbanking hay Mobilebanking thì ACB luôn luôn đứng đầu danh sách về sự đa dạng của các loại sản phẩm, rất đáng để các NHTM học hỏi kinh nghiệm.

Bảng 2.5: Số liệu thống kê về Mobile banking tại 4 NHTM

2.1.4. Dịch vụ Phonebanking Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Sau Internet và Mobile Banking thì Phonebanking cũng được khách hàng lựa chọn, tuy số lượng khách hàng, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch còn thấp. Song là một tín hiệu đáng mừng cho các NHTM vì triển khai dịch vụ mới đã được sự chấp nhận sử dụng của khách hàng. Hiện tại các NHTMVN đều triển khai Phonebanking, tuy nhiên chỉ triển khai những dịch vụ mang tính chất truy vấn hoặc kiểm tra thông tin. Tại ngân hàng Đông Á thì dịch vụ này có các dịch vụ chuyển khoản và thanh toán nên đã thu hút một lực lượng khách hàng đăng ký sử dụng. Cụ thể:

Bảng 2.7: Số liệu thống kê về Phonebanking tại DongAbank

Số lượng khách hàng tuy không lớn nhưng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2011 số lượng khách hàng tăng 41.33% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 52.98% so với năm 2011.

Bình quân giai đoạn 2010-2012 số lượng giao dịch tăng 142.04%, giá trị giao dịch tăng 51.62%.

Hầu hết những ngân hàng triển khai Phonebanking thường kết với và sử dụng chung tổng đài với Trung tâm dịch vụ khách hàng (Call Center). Sử dụng Phonebanking khách hàng có thể thực hiện các tính năng:

  • Tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất tiết kiệm, tiền gửi thanh toán…
  • Truy vấn thông tin tài khoản (số dư, liệt kê giao dịch).
  • Chuyển khoản/ thanh toán: Chuyển khoản, Nạp tiền điện tử, Mua thẻ trả trước.

Đối với dịch vụ tra cứu thông tin thì khách hàng sử dụng miễn phí còn chuyển khoản và thanh toán thì có tính phí.

Còn đối với dịch vụ Homebanking chỉ có một số ngân hàng triển khai và khách hàng cũng chưa mặn mà sử dụng nó. Theo thống kê của tác giả thì chỉ có 3 ngân hàng triển khai dịch vụ này đó là: Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng kỷ thương và Ngân hàng Việt Á.

2.2. Thực trạng các điều kiện cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

2.2.1. Điều kiện pháp lý

Bên cạnh tuân thủ Luật của ngành ( Luật các tổ chức tín dụng) thì dịch vụ ngân hàng điện tử chịu 3 khung pháp lý chủ yếu là Luật giao dịch điện tử (29/11/2005), Luật công nghệ thông tin (29/06/2006) và Luật viễn thông (23/11/2009). Và để thực hiện nó thì chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông còn ban hành thêm một số nghị định, thông tư liên quan. Cụ thể:

  • Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử.
  • Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
  • Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
  • Nghị định số 97/2008/NĐ-CP vể quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
  • Nghị định số 77/2012Nđ-CP về chống thư rác.
  • Nghị định số 101/2012/ND-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Nghị định số 106/2011ND-CP sửa đổi bổ sung nghị định số 26/2007 ND-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực số.
  • Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về một số tội phạm trong lĩnh vực CNTT và truyền thông.

Trên đây chỉ là một vài Nghị định, Thông tư điển hình, ngoài ra khung pháp lý cho Thương mại điện tử Việt Nam cũng như giao dịch điện tử trong ngành Ngân hàng-cụ thể là dịch vụ ngân hàng điện tử về cơ bản đã được định hình với những khía cạnh khác nhau. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để những người tham gia sử dụng nó nắm vững và tuân thủ theo những quy định này trong các văn bản pháp luật.

2.2.2. Điều kiện công nghệ

Corebanking

Để đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng qua nhiều kênh phân phối: Internet, ATM, POS (Point of sale), Mobile, SMS, Phone thì yêu cầu Corebanking của ngân hàng phải hiện đại. Mà điều này thì phụ thuộc vào vốn và kinh nghiệm của mỗi ngân hàng nên các NHTMVN gặp nhiều khó khăn và quản lý không đồng đều. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ ở mức thấp – chi phí khoảng 200 ngàn đến dưới 500 ngàn USD. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ ở mức độ cao – chi phí lên tới 5 triệu USD nhưng chưa sử dụng hết các tính năng. Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Hiện nay, tại 34 NHTM sử dụng 7 hệ thống Corebanking khác nhau (tham khảo phụ lục 4). Cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.9: Corebanking tại các NHTMVN

Qua biểu đồ trên cho thấy mỗi ngân hàng lựa chọn cho mình một Corebanking khác nhau. Chính sự khác nhau về hệ thống Corebanking mà giao diện, sản phẩm của mỗi ngân hàng cũng mang những đặc trưng riêng và mang tính cạnh tranh. Tuy nhiên, dù dùng hệ thống Corebanking nào thì vẩn phải tuân thủ yêu cầu quản lý của NHNN. vào tháng 09/2013thìtrong các hệ thống corebanking ở trênTemenos xếp thứ hai trong 40 corebanking được xếp hạng, tiếp theo đó là, I-Flex: Flexcube Microbanker của Oracle xếp vị trí thứ ba, Siliver Lake thứ mười một, Polaris thứ tám, Sungard Ambit thứ mười ba và OSI: TCBS thứ hai mươi ba, còn Huyndai thì không nằm trong bảng xếp hạng này.

An ninh, bảo mật

Khi giao dịch qua ngân hàng điện tử vấn đề mà khách hàng lo ngại là sợ máy tính vị nhiễm virus, bị cài phần mềm ăn cắp thông tin và tiền bị chuyển vào tài khoản khác. Do vậy, một số ngân hàng sử dụng phương thức xác thực khi giao dịch là:

Xác thực dựa trên định danh người sử dụng (Username) và mật khẩu (Password)

Sự kết hợp của một cặp Username và Password là cách xác thực phổ biến nhất hiện nay. Với phương thức xác thực này, thông tin cặp username và password nhập vào được đối chiếu với dữ liệu đã được lưu trữ trên hệ thống. Nếu thông tin trùng khớp thì người sử dụng được xác thực, còn nếu không người sử dụng bị từ chối hoặc cấm truy cập. Phương thức xác thực này có tính bảo mật không cao, vì thông tin cặp Username và Password dùng đăng nhập vào hệ thống mà khách hàng gửi đi xác thực là trong tình trạng ký tự văn bản, tức không được mã hóa và có thể bị chặn bắt trên đường truyền, thậm chí ngay trong quá trình nhập vào: Password còn có thể bị lộ do đặt quá đơn giản hoặc dễ đoán. Hẩu hết khi khách hàng đăng nhập vảo sử dụng Internetbanking thì bước đầu tiên là sử dụng username và password để đăng nhập. Nhằm đảm bảo an toàn khi đăng nhập một số ngân hàng có thêm thao tác sử dụng bàn phím ảo.

OTP SMS (One time password short message service)

Mật khẩu sử dụng một lần, được phát sinh ngẫu nhiên qua hệ thống ngân hàng và gửi đến số điện thoại đăng ký dịch vụ của khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch.

OTP Token(One time password Token)

Là thiết bị phát sinh mật khẩu dùng một lần do ngân hàng phát hành. Trên thiết bị có một nút nhỏ dùng để tạo ra mật khẩu dùng một lần là dãy số gồm 06 con số.

Khi thực hiện giao dịch, khách hàng chọn xác thực lệnh theo phương thức xác thực OTP Token, ngoài việc xác nhận mật khẩu đăng nhập, hệ thống còn yêu cầu nhập vào dãy số hiện ra trên thiết bị OTP Token khi khách hàng bấm vào nút nhỏ trên thiết bị này và nhập dãy số này vào để xác nhận giao dịch. Trên mỗi thiết bị OTP Token đều có một dãy số seri. Khi khách hàng đăng ký sử dụng OTP Token, nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện đăng ký số seri kết nối với tài khoản Online của khách hàng. Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của mật khẩu phát sinh từ thiết bị thông qua số seri này. Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

OTP Matrix

Là một tấm thẻ ma trận do ngân hàng phát hành dùng để xác thực giao dịch. Trên thẻ có in một bảng ma trận số gồm 64 ô số (8×8) được phát sinh theo nguyên tắc ngẫu nhiên, an toàn, khó đoán trước. Mỗi tấm thẻ có một bảng ma trận khác nhau và có in một số seri. Khi khách hàng đăng ký sử dụng thẻ, nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện đăng ký số seri kết nối với tài khoản Online của khách hàng. Hệ thống sẽ nhận dạng thẻ này thuộc khách hàng nào thông qua số seri này. Sau khi đăng ký thẻ ma trận, mỗi lần thực hiện giao dịch, khi xác thực lệnh hệ thống yêu cầu khách hàng nhập vào 03 cặp số ngẫu nhiên từ thẻ ma trận và khách hàng nhập các giá trị trên thẻ này vào để xác nhận giao dịch.

2.2.3. Điều kiện con người

Khả năng tiếp thu công nghệ, mức sống của người dân, thói quen sử dụng dịch vụ

Việt Nam là một nước đang phát triển với cơ cấu dân số trẻ, chất lượng cuộc sống cũng như trình độ dân trí của người dân ngày một được nâng cao. Chính vì vậy mà khả năng tiếp thu công nghệ của người dân không còn hạn chế như trước. Đặc biệt ở những thành phố lớn, nơi tập trung một lượng lớn những lao động trẻ thì đây không còn là một rào cản cho dịch vụ NHĐT.

Đồng thời hiểu được tầm quan trọng của phát triển CNTT trong nâng cao chất lượng cuộc sống nên Bộ Thông tin- Truyền thông cũng đã triển khai nhiều đề án nhằm phổ biến CNTT tới từng người dân. Mặt khác, tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như trong đời sống nên người dân ngày càng được tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt đã tồn tại từ rất lâu đối với người dân Việt Nam thật sự là một hạn chế lớn cho sự phát triển của dịch vụ NHĐT. Mặc dù vậy, vì những bất tiện khi mang theo tiền mặt (cướp giật, trộm cắp) nên càng ngày người dân càng thay đổi dần thói quen tiêu dùng của mình. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường ngân hàng điện tử. Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

Nguồn nhân lực của ngân hàng.

Số lượng

Cung cho ngành ngân hàng

Theo thống kê của NHNN, đến năm 2012, tổng số nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng 180,000 người, trong đó làm việc trong hệ thống NHNN hơn 6,000 người, số còn lại làm việc trong các ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân.

Hiện tại cung về số lượng lực lượng lao động trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng đã vượt xa nhu cầu thực tế của các tổ chức tài chính – tín dụng, nhất là trình độ cử nhân. Theo số liệu của Viện Nhân lực Ngân hàng tài chính (BTCI) và tập đoàn HayGroup, lượng sinh viên trong ngành ra trường trong năm học 2012- 2013 khoảng 29,000 người đến 32,000 người và đến năm 2016 là 61,000 người.

Trên đây là số liệu thống kê cho cả nước, còn tại TP.HCM có 14 trường đại học, 9 trường cao đẳng có đào tạo ngành Tài chinh- ngân hàng . Điều này cho thấy rằng, hàng năm tại TP.HCM số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính- Ngân hàng là rất lớn. Các NHTM không phải lo lắng về tình hình thiếu hụt nhân lực do nguồn cung dồi dào. Vấn đề đặt ra là chất lượng của nguồn nhân lực này như thế nào?

Cầu của ngành ngân hàng

Trong số 29,000 đến 32,000 sinh viên tốt nghiệp trong năm 2012-2013 thì số lượng sinh viên tuyển dụng chỉ khoảng từ 15,000 đến 20,000 người.

Còn theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), trong giai đoạn từ 2013-2015 thì bình quân mổi năm thành phố có nhu cầu 280,000-300,000 chỗ làm việc thì ngành Tài chinh- Ngân hàng chiếm 3% tức khoảng 8,400-9,000 người.

Chất lượng

Tân cử nhân Tài chinh- Ngân hàng

Nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo (Đại học/Học viện) chưa đáp ứng được nhu cầu và gặp nhiều hạn chế như:

Một là, khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử.

Hai là, do không được tiếp cận với thực tế, không ít tân cử nhân vào vị trí công việc không biết bắt đầu từ đâu, các thao tác rất lúng túng, hiệu năng công việc không cao, ở một chừng mục nhất định đã hạn chế tính năng động sáng tạo trong công việc được được giao.

Ba là, trình độ tiếng anh chưa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài.

Nhân viên ngân hàng

Nhìn chung, các nhân viên ngân hàng hiện tại đều rất năng động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn, kỷ năng nghề nghiệp khá tốt, đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia về đào tạo, nguồn nhân lực ngành ngân hàng hiện vẫn có một thực tế là vừa yếu, vừa thiếu, cụ thể: Khối kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) yếu; kiến thức chuyên môn, và kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hầu hết các NHTMCP quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế không cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự án, kĩ năng giao tiếp. Do vậy, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một vấn đề lớn cho các NHTM.

Theo các chuyên gia dự báo đến năm 2015, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính- ngân hàng cả nước khoảng 94,000 người, năm 2020 là 120,900 người. Nếu các cơ sở đào tạo không thay đổi chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thì đến năm 2015, lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng.

Riêng đối với dịch vụ NHĐT một số ngân hàng đã có bộ phận hoạt động riêng, một số ngân hàng khác thì chưa mở rộng bộ phận này. Vì tại những ngân hàng này dịch vụ này chỉ mới được triển khai gần đây nên công tác tuyển chọn nhân viên còn gặp khó khăn hoặc chuyển nhân viên từ bộ phận khác qua. Luận văn: Tổng quan Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng VCB

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x