Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán

2.2.1 Những mặt đạt được khi áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch

Về khung pháp lý điều chỉnh trên Thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Có thể nói khung pháp lý về hoạt động công bố thông tin đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thị trường và nhà đầu tư. Vừa qua, nhiều văn bản đã được ban hành và Hội nghị tập huấn cho các thành viên thị trường về các văn bản mới như Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho ; Thông tư 130/2012/TT-BTC hướng dẫn việc mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của bên cạnh việc hoàn thiện về nghĩa vụ CBTT tại Thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 5/4/2012 mới gần đầy để thấy rằng nỗ lực của cơ quan quản lý là rất đáng ghi nhận. Việc ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC đã giúp thị trường minh bạch hơn. Một số điểm mới đáng ghi nhận của Thông tư này như sau:

Thứ nhất, đã hình thành một khung pháp lý thống nhất, đồng bộ bao gồm hệ thống các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động công bố thông tin. Việc ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 thay thế Thông tư 09/2010/TT-BTC đã tạo bước đột phá trong quản lý hoạt động công bố thông tin của các tổ chức liên quan trên thị trường chứng khoán, trong đó có .

Thứ hai, yêu cầu về báo cáo tài chính được thay đổi và quy định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông và khuyến khích các công ty niêm yết tập trung trên SGDCK. Theo quy định trước tại Thông tư 09/2010/TT-BTC hiện hành thì chỉ yêu cầu Báo cáo tài chính của được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Thông tư 52/2012/TT-BTC yêu cầu các công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin như đối với công ty niêm yết, nghĩa là đối với Báo cáo tài chính năm kiểm toán và Báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận (trong khi với thông thường thì chỉ cần kiểm toán Báo cáo tài chính bởi tổ chức kiểm toán độc lập)..

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng Báo cáo tài chính, Thông tư 52 còn quy định thêm nghĩa vụ công bố thông tin trong vòng 24h khiBáo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận hoặc ý kiến từ chối của tổ chức kiểm toán đối với Báo cáo tài chính; công bố công ty kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm; thay đổi công ty kiểm toán (sau khi đã ký hợp đồng) hoặc việc từ chối kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty kiểm toán; kết quả điều chỉnh hồi tố Báo cáo tài chính Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Thứ hai, bổ sung quy định công bố thông tin định kỳ đối với Báo cáo thường niên và Báo cáo Quản trị công ty.

Thứ ba, đảm bảo cho các cổ đông của công ty được tiếp cận một cách kịp thời các thông tin có ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như hoạt động của công ty một cách công khai như: Bắt buộc phải lập website và công bố thông tin trên website công ty cũng như phải công bố trên website trước kỳ họp ĐHĐCĐ về tài liệu, chương trình họp, dự thảo Nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp….

Thứ tư quy định về chế tài xử phạt vi phạm đã được nâng cao đối với từng hành vi vi phạm, đảm bảo những hạn chế trong vi phạm về công bố thông tin đối với . Tại Điều 6, Thông tư 52 có nêu nguyên tắc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công bố thông tin, theo đó tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về phương thức công bố thông tin

UBCKNN, các SGDCK không ngừng hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin bằng biện pháp mở rộng việc báo cáo, CBTT qua hệ thống điện tử, cổng trực tuyến, bảo đảm tính chất kịp thời và khả năng tiếp nhận cao hơn đối với công chúng đầu tư. Cơ chế báo cáo và công bố thông tin được xây dựng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp, như đối với CBTT bất thường cho phép Doanh nghiệp được phép công bố trên website và báo cáo cho UBCKNN qua fax, email… Ngoài ra, hệ thống công bố thông tin tự động CIMS của Sở GDCK Hà Nội đã được triển khai từ ngày 8/5/2012 nhằm đơn giản hóa thủ tục cho Doanh nghiệp, đồng thời giúp cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin nhanh nhất.

Về thực tế thực hiện quy định về công khai, minh bạch thông tin trên TTCK

Việc ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC trong đó quy định chặt chẽ nghĩa vụ công bố thông tin, đồng thời với việc tăng mức xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin đã tạo hiệu ứng khá tích cực trên thị trường về tính tuân thủ, không chỉ với các doanh nghiêp mà còn với cá nhân, tổ chức khác. Cụ thể, xem xét trên SGDCK Hà Nội (HNX) với 396 doanh nghiệp niêm yết và tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết là 8.553.626.803 cổ phiếu. Về tình hình thực hiện công bố thông tin, trên HNX cụ thể như sau:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật học

2.2.1.4 Về tình hình tuân thủ thời hạn nộp BCTC Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Số lượng CTNY có nghĩa vụ công bố BCTC kiểm toán năm 2012: 397 công ty (01 trường hợp chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2012 là GLT do thay đổi niên độ kế toán từ 1/4 đến 31/3 năm sau). Kết quả thực hiện tính đến thời điểm 14/05/2013 cụ thể như sau:

Như vậy, tính đến ngày 14/05/2013 có 121 trường hợp (chiếm 23%) chậm công bố BCTC kiểm toán năm 2012, tăng 10% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do việc nộp BCTC kiểm toán năm 2012 tuân theo quy định mới tại Thông tư 52/2012/TT-BTC chặt chẽ hơn so với quy định trước đây, cụ thể: TCNY phải công bố BCTC kiểm toán năm chậm nhất 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm toán và thời hạn công bố thông tin BCTC năm không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (khoảng 31/3 hàng năm). Trong khi đó, việc nộp BCTC kiểm toán năm 2011 tuân theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC (đã hết hiệu lực từ ngày 1/6/2012), theo đó thời hạn nộp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm (khoảng 10/4 hàng năm). [23] 2.2.1.5Về công bố thông tin bất thường

Trong năm 2013, HNX đã phát hiện và báo cáo UBCKNN đối với 108 trường hợp vi phạm (bằng 75% so với năm 2012). Hầu hết đều là vi phạm chậm công bố thông tin về thay đổi nhân sự, thay đổi người được ủy quyền công bố thông tin và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên cũng như Nghị quyết HĐQT thông qua việc trả cổ tức, mua cổ phiếu quỹ hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhìn chung thời gian công bố thông tin của các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nhất là với những Doanh nghiệp niêm yết công bố qua CIMS được miễn bỏ bản cứng.

2.2.2 Thực trạng áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán

Xét trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Hose) Trong năm 2012, có 197 công ty vi phạm quy định về CBTT và đã được nhắc nhở bằng văn bản, chiếm 63,96% số công ty niêm yết. Tổng số lần nhắc nhở bằng văn bản là 489 lần cụ thể như sau: Có 110 vi phạm liên quan đến CBTT bất thường; 253 vi phạm liên quan đến CBTT các Báo cáo tài chính; 84 vi phạm liên quan đến nộp hoặc CBTT Báo cáo tình hình quản trị Công ty và 42 vi phạm liên quan đến CBTT Báo cáo thường niên năm 2011. Qua quá trình giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết và hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, Phòng Quản lý và Thẩm định Niêm yết đã phát hiện ra các trường hợp vi phạm Quy chế Niêm yết và Quy chế Công bố thông tin. Các trường hợp vi phạm đều bị xử lý theo các hình thức nhắc nhở trên website, bị cảnh cáo trên toàn thị trường hoặc đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch, huỷ niêm yết tuỳ theo mức độ vi phạm. Các trường hợp khắc phục được nguyên nhân bị xử lý vi phạm được chuyển sang hình thức xử lý nhẹ hơn. Trong năm 2012 có 20 Công ty bị cảnh cáo, 28 cổ phiếu trong diện cảnh báo, 5 cổ phiếu đưa ra khỏi diện cảnh báo: 5 cổ phiếu, 9 cổ phiếu hủy niêm yêt: có 9 cổ phiếu là BAS, TRI, CAD, MCV, VKP, MKP, CSG, HU4, PSE. Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Như vậy, có thể thấy tính công khai, minh bạch của TTCK thông qua hoạt động CBTT của các doanh nghiệp niêm yết và CTĐC đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin vẫn là một vi phạm khá phổ biến. Điều này xuất phát một phần từ nguyên nhân từ chính sách pháp luật nhưng chủ yếu là do ý thức thiếu tuân thủ của chính Doanh nghiệp. Qua đó phản ánh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt còn thấp. Các vi phạm của chủ yếu liên quan đến CBTT các báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quản trị công ty. Một số vi phạm điển hình như:

  • Doanh nghiệp chậm công bố thông tin, đặc biệt là Báo cáo tài chính với nguyên nhân giải trình thường gặp là thay đổi hệ thống kế toán, kế toán trưởng đi vắng hoặc phải thu thập nhiều số liệu của công ty liên kết… Ngoài ra, các công ty cũng thường chậm công bố trên website công ty làm giảm khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Vấn đề này cũng khó kiểm soát vì doanh nghiệp hoàn toàn có thể cái lại thời gian, ngày giờ đăng trên website công ty.
  • Công bố BCTC không trung thực, cố tình “làm đẹp” Báo cáo tài chính Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết cũng đang trở thành một vấn đề nóng trên TTCK hiện nay. Gần đây, sau kì soát xét BCTC, rất nhiều doanh nghiệp có chênh lệch lớn giữa BCTC trước và sau soát xét, thậm chí có DN chuyển từ lãi qua lỗ khiến các nhà đầu tư hoang mang như: CTCP Xây dựng hạ tầng Sông Đà (SDH) công bố BCTC bán niên soát xét công ty mẹ với mức lỗ 16,37 tỷ đồng, thay vì lãi 612 triệu đồng như báo cáo trước đó do các khoản chi phí phát sinh thêm; CTCP Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT) từ lãi 3,36 tỷ đồng chuyển thành lỗ 4,34 tỷ đồng dẫn tới lãi gộp chỉ còn 755 triệu đồng so với mức 4,71 tỷ đồng trước soát xét… Không chỉ giảm mạnh lợi nhuận sau soát xét, nhiều DN bị kiểm toán viên đưa ra ý kiến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục như CTCK Tràng An (TAS), CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN), CTCP Tập đoàn Thái Hòa (THV), CTCP Viglacera Hạ Long (VHL), CTCP Đầu tư Phát triển Vinaconex (VCR)… Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến những sai lệch số liệu trước và sau soát xét thường là chủ quan nhiều hơn khách quan. Trong bối cảnh tình hình thị trường khó khăn chung, Doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm… nên nhiều DN đã tìm cách “làm đẹp” báo cáo tài chính. Và dù các công ty này có giải trình nguyên nhân nào đi nữa thì khi nhà đầu tư nhìn vào những con số giảm đột ngột trong báo cáo tài chính cũng không thể không hoài nghi về tính trung thực của nó.
  • Trên thực tế, còn tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tế công bố. Như đối với Báo cáo thường niên của các Doanh nghiệp, hiện tại có nhiều điểm chưa đáp ứng được đòi hỏi thông tin ngày càng khắt khe của các nhà đầu tư. Doanh nghịêp hiện nay xây Báo cáo thường niên còn chung chung, dài dòng, nhưng thiếu thông tin được lượng hoá; sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn và quá nặng về các thông tin quá khứ… nên không nhiều hữu ích cho nhà đầu tư. Các lợi ích và lương thưởng của Hội đồng quản trị không được thống kê đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, thông điệp quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên bổ sung vào Báo cáo thường niên, cũng như thể hiện đậm nét trong Báo cáo diễn giải khi có điều kiện xây dựng là phải giải đáp được cho nhà đầu tư, ngày mai Doanh nghiệp là ai chứ không phải hôm qua và hôm nay Doanh nghiệp là ai.
  • Nhiều công ty coi nhẹ việc công bố thông tin và công bố thông tin mang tính đối phó. Điều này dẫn đến chất lượng các thông tin công bố không đầy đủ. Các Doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của công bố thông tin và việc nâng cao hình ảnh của Doanh nghiệp khi thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thông tin. Điều này dẫn đến những hệ quả không mong muốn cho mục tiêu minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam.
  • Về vấn đề chia sẻ thông tin của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Nếu như lãnh đạo các công ty tại Mỹ sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin cho NĐT về mọi vấn đề có liên quan đến công tác quản trị, sở hữu cổ phần của thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), lý lịch của tổng giám đốc… thì tại nhiều DN tại Việt Nam thường tập trung vào lợi ích cá nhân, không cởi mở chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến thành viên HĐQT dù đó là quyền lợi của chính nhà đầu tư. Điều đó khiến cho bản thân NĐT không có lòng tin vào ban lãnh đạo cũng như DN. Bên cạnh đó, thành viên quản trị, điều hành doanh nghiệp Việt Nam thường có mối quan hệ liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu không công bố rõ ràng, ít có thành viên Hội đồng quản trị độc lập, thậm chí nội bộ mâu thuẫn nhau. Thực tế này, đòi hỏi tự thân các doanh nghiệp phải công khai thông tin, minh bạch hơn và hoàn thiện hệ thống quản trị tốt hơn trước đòi hỏi phát triển của thị trường.

2.3 Những bất cập và tồn tại khi thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Một là các qui định pháp luật về công bố thông tin mặc dù đã qui định cụ thể hơn song các văn bản hướng dẫn về CBTT chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành khung pháp lý ổn định và nhất quán, chưa có tính định hướng thị trường, thường bị thay đổi để “chạy theo” thị trường. Điều đó, một mặt cho thấy các qui định về CBTT mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh và trật tự hóa hoạt động CBTT, mà chưa làm được chức năng định hướng sự phát triển của hoạt động này theo sự phát triển TTCK. Qua đó, cũng cho thấy những hạn chế trong hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan chuyên môn. Ví dụ: Thông tư 57/2004/TT- BTC ban hành ngày 17/06/2004, được thay thế bằng Thông tư 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/04/2007, Ngày 15/01/2010 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09/2010/ TT- BTC thay thế thông tư 38/2007/TT- BTC nói trên nhưng mới dừng lại ở sự thay đổi về mặt từ ngữ, hay sự xắp xếp lại trật tự hoặc tách, gộp các qui định… Đến Thông tư 52/2012/TT-BTC mặc dù có nhiều điểm mới nhưng vẫn còn những quy định chung chung, chưa cụ thể, chồng chéo và gây khó hiểu cho bản thân nhà quản lý, điều hành thị trường và các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin. Như quy định tại Khoản 4, Điều 10, Thông tư 52: Trường hợp Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và Báo cáo tài chính bán niên được soát xét có các ý kiến ngoại trừ/lưu ý thì công ty phải công bố thông tin về giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ/lưu ý đó. Tinh thần của Thông tư 52 là doanh nghiệp phải công bố giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ/lưu ý của kiểm toán đồng thời khi công bố BCTC năm/bán niên. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp thường CBTT BCTC trước để kịp thời hạn và CBTT giải trình sau với lí do cần thời gian làm việc với công ty kiểm toán và cũng khó có căn cứ để xử lý vi phạm do quy định chưa rõ ràng. Hay một số quy định hiện hành còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin như quy định về các trường hợp khác được tạm hoãn công bố thông tin được UBCKNN chấp thuận (ngoài các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn…).

Như vậy có thể thấy, các văn bản pháp luật về công bố thông tin được xây dựng với trình độ lập pháp chưa cao, các điều khoản chưa logic, nhiều thuật ngữ pháp lý chưa được chuẩn hóa… Những hạn chế này tác động không nhỏ đến hiệu quả thực thi và tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực CBTT và dẫn đến đòi hỏi pháp luật CBTT phải sửa đổi nhanh chóng.

Hai là, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động CBTT chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe và ngăn chặn vi phạm.

Năm 2006, Luật Chứng khoán được ban hành, một trong những điểm nhấn mang tính nổi trội đó là quy định cụ thể các biện pháp chế tài áp dụng đối với các vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về CBTT thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật: xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc xử lý được quy định tại Thông tư 52.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2013/NDCP phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày 23/9/2013 quy định mức xử phạt tối đa đối với tổ chức vi phạm là 02 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 01 tỷ đồng. Tuy nhiên mức xử phạt tiền cao nhất là 100 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi phạm về CBTT trên TTCK được qui định tại Điều 33 và 34 của nghị định Nghị định số 108/2013/NDCP nêu trên được coi là còn quá nhẹso những gì mà doanh nghiệp thu được khi vi phạm trong việc công khai, minh bạch thông tin , đồng thời chế tài xử phạt bổ sung chỉ dừng lại ở việc qui định “Buộc huỷ bỏ hoặc cải chính thông tin”. Các qui định nêu trên chưa thực sự bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội trong CBTT trên TTCK đã được bổ sung với những tội danh mới trong Bộ luật Hình Sự sửa đổi năm 2009 được qui định tại các điều 181a, 181b, 181c mới chỉ dừng lại ở việc “định danh” và “định hình”, mặc dù mới đây Bộ Tư pháp- Công an- Tòa án Nhân dân tối cao- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT- BTP- BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính- kế toán và chứng khoán, trong đó có tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Tội thao túng giá chứng khoán, đồng thời nêu cụ thể một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Tuy nhiên việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm đối với những hành vi phạm tội trong lĩnh vực này được coi là rất khó khăn trong quá trình áp dụng. Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

Ba là, Pháp luật về CBTT chưa quy định quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, nhà đầu tư. Các qui định này mới chỉ được đề cập dưới góc độ những qui định chung trong Luật Doanh nghiệp mà chưa được cụ thể hoá trong pháp luật công bố thông tin. Do vậy, trong những trường hợp nhà đầu tư muốn biết, muốn tìm hiểu về những vấn đề quan tâm, sẽ không có căn cứ để yêu cầu công ty cung cấp các thông tin liên quan, trong khi đó nhu cầu này của cổ đông cần thiết và hợp pháp. Họ là những người được tiếp cận thông tin ở giai đoạn sau so với nhiều cổ đông nội bộ, như quy định Thông tư 52/2012/TT- BTC thời gian công bố báo cáo kiểm toán BCTC năm của là 90 ngày sau ngày kết thúc năm tài chính. Đây là khoảng thời gian đủ dài để sự bất cân xứng về thông tin tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích có những hoạt động giao dịch khác nhau.

Bốn là, pháp luật về CBTT chưa quy định cụ thể việc CBTT trong tương lai, những thông tin về các đánh giá của Hội đồng quản trị công ty, ban giám đốc về kế hoặc kinh doanh, về thay đổi thị trường đầu ra của công ty, những tác động của thị trường vốn và triển vọng của công ty; nhóm thông tin về Hội đồng quản trị như thành viên hội đồng quản trị sở hữu bao nhiêu phần trăm trong những công ty khác, năng lực, kinh nghiệm quản lý của hội đồng quản trị như pháp luật Hàn Quốc, Úc,…. Bởi lẽ, các thông tin này rất quan trọng không những giúp cho nhà đầu tư đánh giá được năng lực, tính độc lập của đội ngũ hội đồng quản trị công ty.

Năm là, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư hiện nay còn khá yếu. Tại Hoa Kỳ, ngoài việc phải chấp hành các nguyên tắc công bố thông tin chung, các công ty niêm yết phải có sự kiểm soát của nhà đầu tư. Điều này sẽ buộc các công ty niêm yết phải công bố các thông tin một cách trung thực và đáng tin cậy, nếu không họ sẽ bị lên án bởi các Công ty bảo vệ nhà đầu tư

Sáu là, việc công bố thông tin của các nhà đầu tư hiện nay khá tản mạn và chưa phát triển hệ thống trung gian công bố thông tin,khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, nhất là khi chúng ta đang huy động nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài thì càng phải khuyến khích các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp thay cho nhà đầu tư như , công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký thực hiện công bố thông tin thay cho cổ đông lớn, nhà đầu tư nước ngoài…

Từ những bất cập và tồn tại trên cho thấy cần phải có những điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là khung pháp lý cho hoạt động công bố thông tin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Tóm lại, cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của thị trường, sự học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật chứng khoán của các nước trên thế giới, các quy định về công khai, minh bạch thông tin vẫn đang được tiếp tục xem xét, nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện hơn trên cơ sở bảo vệ các nhà đầu tư, khuyến khích các chủ thể chủ động công khai, minh bạch thông tin.

Tuy nhiên trong quá trình đỏi mới đó các quy định về công khai, minh bạch thông tin sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định cả về nội dung quy định, thủ tục pháp lý, cũng như nhận thức của các chủ thể. Do vậy cần thiết phải sớm tìm ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán. Luận văn: Thực trạng công khai minh bạch trong chứng khoán

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x