Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch
Trong tình hình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay nói chung cũng như sự liên kết với các thị trường chứng khoán lớn của thế giới nói riêng thì có thể nói việc áp dụng triệt để nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin trên thị trược chứng khoán là điều quan trọng nhất, theo đó các chính sách về việc thực hiện nguyên tắc này cần phải được sửa đổi theo hướng không những tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước mà còn phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhất.
3.1.1 Định hướng pháp luật về việc điều chỉnh theo nguyên tắc công khai minh bạch đến năm 2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển, tuy nhiên cơ hội phát triển cũng luôn đồng hành với thách thức, chính vì thế riêng pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán được định hướng đến năm 2020 như sau :
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Luật học
3.1.1.1 Phải khắc phục được những bất cập, hạn chế của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin hiện nay Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
Mọi cải cách trong lĩnh vực nào, dù lớn lao đến đâu cũng đều trở thành thiếu sót nếu như không có cái nhìn thực tế, không có những cải cách gắn liền với thực tại. Chính vì vậy, như chương 2 Luận văn tác giả đã trình bày về các hạn chế đang tồn tại của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì việc cải cách hệ thông luật chứng khoán nói chung và công bố thông tin nói riêng hiện nay chắc chắn không thể thiếu việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để khăc phục những bất cập, hạn chế này. Trong thời gian tới, hệ thống pháp luật chứng khoán đặc biệt là các quy định về công khai, minh bạch thông tin cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung nhằm khắc phục tốt hơn những mặt còn hạn chế, thiếu sót do chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình phát triển, những điểm quy định chưa chặt chẽ , cần rà soát, thống nhất cá nội dung quy định luật chứng khoán về công khai minh bạch thông tin với các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3.1.1.2 Pháp luật điều chỉnh công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán phải phù hợp với quá trình cải cách hệ thống pháp luật, đáp ứng nhu cầu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán
Theo tình hình thực tại, thị trường chứng khoán không bao giờ tách rời và là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, chính vì vậy, việc cải cách pháp luật chứng khoán nói chung và các điều luật về công khai, minh bạch thông tin nói riêng luôn phải gắn liền với quá trình cải cách hệ thống luật quốc gia trong từng giai đoạn nhằm đáp ứng những xu thế của thị trường.
Từ những yêu cầu trong chiến lược cải cách hệ thống pháp luật giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt, ta thấy việc cải cách những quy định trong việc công khai, minh bạch thông tin phải đáp ứng những nhu cầu sau:
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, công bằng và hiệu quả trong quá trình hoàn thiện các cơ chế pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán.
- Các quy định về công khai, minh bạch thông tin cần đạt tới mục tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ quản ly; giúp cho các chủ thể công bố thông tin thực hiện đúng luật.
- Các quy định của luật chứng khoán phải phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết Hàng năm, các SGDCK đã tổ chức chấm điểm Báo cáo thường niên của
các công ty niêm yết, với các tiêu chí như có nội dung về quản trị công ty tốt nhất, giải giành cho Báo cáo phát triển bền vững…, nhằm khích lệ các công ty trong thực hiện CBTT. Tuy nhiên, việc đánh giá Báo cáo thường niên chưa đủ để xác định một doanh nghiệp có minh bạch hay không. Theo thông lệ tại nhiều nước, mức độ minh bạch của các công ty niêm yết được dựa trên chỉ số riêng về minh bạch thông tin. Tại Hoa Kỳ, chỉ số xếp hạng tính minh bạch và CBTT (Transparency and Disclosure – T&D) được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s đưa ra năm 2001 nhằm đánh giá tính minh bạch của công ty niêm yết dựa trên 98 câu hỏi liên quan đến cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư; các thông tin tài chính; và hoạt động của HĐQT (dựa trên các báo cáo mà công ty niêm yết gửi cho SGDCK). Còn tại Singapore, tờ Business Times, Trung tâm quản trị công ty (CGIO), Trường Kinh doanh – Đại học Quốc gia Singapore đã phối hợp cùng xây dựng và đưa ra Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index – GTI) vào năm 2009, thay thế cho chỉ số minh bạch thông tin công ty (Coporate Transparency Index – CTI), theo đó chủ yếu đánh giá mức độ minh bạch về quản trị công ty của công ty niêm yết dựa trên các tiêu chí về chính sách lương thưởng, hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc, vấn đề kế toán và kiểm toán và quyền lợi của nhà đầu tư. Hay tại Đài Loan, đã có Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin (Information Disclosure and Transparency Ranking System -IDTRS) do Viện nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Institute SFI) xây dựng, để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán TWSE (Taiwan Stock Exchange) và GTSM(Gretai Stock Exchange) của Đài Loan, trên cơ sở xem xét mức độ tuân thủ nghĩa vụ CBTT bắt buộc và ý thức CBTT tự nguyện của các công ty. Việc xây dựng chỉ số minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về công ty và các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời nó cũng giúp cải thiện tình trạng minh bạch thông tin trên TTCK, qua đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp, tạo lập và giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường.
Tại Việt Nam, kể từ khi TTCK chính thức hoạt động vào năm 2000 cho đến nay chưa có bất kỳ bộ chỉ số minh bạch thông tin nào được áp dụng để đo lường mức độ minh bạch của các công ty niêm yết. Chính vì thế, Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước. Việc đánh giá tính minh bạch của công ty niêm yết nên được thực hiện bởi một cơ quan độc lập và dựa trên các thông tin cơ bản như cơ cấu sở hữu, hoạt động và quyền lợi của nhân sự quản lý, quyền và nghĩa vụ của cổ đông; hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ tiếp cận thông tin của nhà đầu tư…
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
Hoạt động công bố thông tin của công ty đại nhằm giúp việc tìm kiếm và thu thập thông tin cho các bên được dễ dàng. Xem xét cách thức thực hiện CBTT của công ty đại chúng tại một số quốc gia cho thấy công ty đại chúng có thể thực hiện công bố thông tin qua hai cơ chế sau:
Công bố thông tin trực tiếp: là hình thức công ty đại chúng CBTT trực tiếp ra công chúng (qua website) song song với báo cáo cho cơ quan quản lý như Uỷ ban chứng khoán, SGDCK… Cơ chế CBTT này áp dụng đối với những nước có quy mô TTCK lớn, các công ty đã có tập quán CBTT.
Công bố thông tin gián tiếp: là hình thức công ty đại chúng CBTT qua cơ quan quản lý như Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, tiếp đó cơ quan quản lý sẽ kiểm tra thông tin và CBTT ra thị trường. Đây là cơ chế được phổ biến áp dụng với những nước có quy mô thị trường nhỏ, các công ty chưa quen với việc công bố thông tin và khung pháp lý chưa rõ ràng, đầy đủ.
Cơ chế CBTT nào cũng có những thuận lợi và bất cập đi kèm. Tại một số nước như Đức, Anh… việc CBTT của công ty đại chúng được thực hiện kết hợp giữa hai cơ chế trên, cụ thể là các công ty đại chúng CBTT trực tiếp ra công chúng song song với báo cáo cơ quan quản lý, ngoại trừ một số thông tin nhạy cảm công ty phải báo cáo cơ quan quản lý như UBCKNN, SGDCK để kiểm tra về mức độ chính xác thông tin, rồi mới được công bố ra công chúng. Thời hạn để cơ quan quản lý kiểm tra thông tin được quy định rất nghiêm ngặt (chỉ khoảng từ 1/2 tiếng đến 1 tiếng), nhằm tránh việc lợi dụng thông tin kiếm lời.
Tại Việt Nam, công ty đại chúng thực hiện CBTT theo cơ chế trực tiếp, nghĩa là việc CBTT được tiến hành song song với báo cáo cơ quan quản lý. Cơ chế CBTT này mang lại sự kịp thời về thông tin tới nhà đầu tư. Tuy nhiên do không được kiểm duyệt trước khi công bố nên các công ty có thể công bố một lượng lớn thông tin không có giá trị ra thị trường, những thông tin quan trọng có thể bị che đậy bởi các thông tin không thích hợp. Chẳng hạn, công ty có thể CBTT về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới hay công bố về cơ cấu chủ sở hữu của công ty theo yêu cầu của pháp luật, tuy nhiên Tổng giám đốc mới được bổ nhiệm không đạt đúng tiêu chuẩn như quy định hoặc cơ cấu chủ sở hữu thực sự của công ty lại có sự khác biệt so với thông tin đã công bố. Nếu các thông tin sai lệch không được phát hiện sẽ tạo ra cái nhìn sai lệch của nhà đầu tư với công ty và có thể gây hậu quả không tốt đối với chính các nhà đầu tư trên thị trường.
Việc phát hiện thông tin sai lệch có thể thực hiện trước hoặc sau khi thông tin được công bố ra thị trường. Muốn phát hiện thông tin sai lệch trước khi thông tin công bố ra thị trường, đòi hỏi phải áp dụng cơ chế CBTT gián tiếp, tức là cơ quan quản lý kiểm tra thông tin trước khi nó được công bố ra thị trường. Với cơ chế CBTT trực tiếp, các thông tin sai lệch được phát hiện sau khi được công bố ra thị trường thông qua công tác giám sát từ cơ quan quản lý. Chính vì vậy một cơ chế CBTT hiệu quả khuyến khích sự minh bạch của công ty đại chúng tại Việt Nam nên là sự kết hợp giữa cơ chế CBTT trực tiếp và gián tiếp, kèm theo đó là công tác giám sát thị trường của cơ quan quản lý. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định chặt chẽ và rõ ràng về việc công ty đại chúng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra đối với các nhà đầu tư liên quan đến việc cung cấp những thông tin sai lệch, không đầy đủ hoặc bị bóp méo và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra khi CBTT không đầy đủ và thiếu chính xác.
3.2.3. Hoàn thiện phương tiện công bố thông tin Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
Để thực hiện CBTT có hiệu quả, tại các TTCK phát triển, công ty đại chúng thường thực hiện công bố thông tin trên những hệ thống chuyên biệt nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin theo những quy trình chặt chẽ và cụ thể, giúp cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận đến thông tin. Tại Việt Nam, công ty đại chúng thực hiện cơ chế công bố thông tin trực tiếp thông qua website. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiện đại và hiện chưa có một Trung tâm dữ liệu lưu trữ thông tin công bố. Do vậy, kiến nghị về phương tiện, hình thức công bố thông tin như sau:
- Thứ nhất, cơ quan quản lý và công ty đại chúng cần đồng thời phát triển một hệ thống CBTT số hóa dựa trên nền Web. Hiện nay, UBCKNN đã xây dựng hệ thống CBTT dành cho công ty đại chúng (IDS), SGDCK Hà Nội đã triển khai hệ thống CBTT tự động CIMS, và SGDCK Tp.HCM đang hoàn thiện hệ thống CBTT điện tử. Tuy nhiên, hệ thống CBTT giữa các SGDCK và UBCKNN chưa đồng bộ, nên cùng một thông tin công bố, các công ty phải thực hiện các cách thức báo cáo khác nhau (tại UBCKNN, công ty đại chúng phải gửi các thông tin dưới dạng file điện tử theo mẫu quy định lên hệ thống IDS; tại HNX, công ty niêm yết/đăng ký giao dịch phải nhập trực tiếp thông tin trên hệ thống CIMS; còn tại HOSE, công ty niêm yết phải gửi bản giấy hoặc file .pdf đến Sở khi có nội dung cần công bố). Điều này gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, cần có giải pháp để liên thông giữa các hệ thống này để công ty chỉ cần gửi báo cáo một lần, đảm bảo cho cả SGDCK và UBCKK đều có được thông tin; hoặc có phương án thống nhất về định dạng, mẫu biểu tài liệu giúp cho công ty thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan quản lý.
- Thứ hai, cơ quan quản lý thị trường cần xây dựng một Trung tâm lưu giữ thông tin công bố, phục vụ cho công tác giám sát thị trường hiệu quả hơn. Trên thế giới, trung tâm này có thể đặt tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc đặt tại Cơ quan quản lý giám sát thị trường, tùy vào lựa chọn của từng nước. Đối với Việt Nam, việc đặt Trung tâm lưu trữ thông tin nên thuộc về UBCKNN do cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thông tin của toàn bộ công ty đại chúng, trong khi SGDCK chỉ quản lý thông tin của công ty đại chúng niêm yết.
- Ba là, khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển.
Trên TTCK Mỹ – thị trường được coi là phát triển bậc nhất hiện nay, đội ngũ các hãng thông tin chuyên nghiệp phát triển khá hùng hậu. Các hãng này có vai trò quan trọng, cung cấp các thông tin rất phong phú cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới, giúp nhà đầu tư có thể tìm hiểu về bất kỳ các công ty nào mà họ muốn đầu tư, từ đó nhà đầu tư rút gọn được thời gian tìm hiểu và đưa ra chiến lược đầu tư kịp thời. Chính vì thế, TTCK Mỹ luôn thu hút rất lớn số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tại Việt Nam, việc thu hút một cách lâu dài nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là rất cần thiết cho doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế, do đó việc phát triển hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp sẽ là nhu cầu tất yếu trong tương lai.
3.2.4. Các giải pháp khác Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể
Có thể thấy trong vấn đề tăng cường tính công khai, minh bạch của TTCK điều cần nhất là tính chủ động, ý thức tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể tham gia thị trường. Cơ quan quản lý cũng cần tuyên truyền để các công ty đại chúng ý thức hơn nữa lợi ích của việc CBTT. Chỉ khi bản thân các công ty công bố thông tin một cách có trách nhiệm thì các thông tin trên thị trường mới “có chất lượng” và quyền lợi nhà đầu tư mới được đảm bảo. Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN cũng cần đạt hiệu quả, có các biện pháp xử lý vi phạm nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng một cách kịp thời, tạo tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, từ đó nâng cao tính minh bạch thông tin của công ty đại chúng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm thành lập các quỹ bảo vệ nhà đầu tư tại một số nước. Các quỹ này ngoài vai trò bảo vệ nhà đầu tư, còn có trách nhiệm lên án các vi phạm nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng, họ kêu gọi công chúng đầu tư tẩy chay công ty đó. Sự quay lưng của nhà đầu tư, của khách hàng chính là “vũ khí” hữu hiệu có thể sử dụng để hạn chế các hành vi vi phạm nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng.
Nâng cao năng lực và vị thế của cơ quan quản lý:
Hiện nay vai trò của UBCKNN chưa đủ mạnh nên không giải quyết được vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự phản ứng nhanh, mạnh của cơ quan quản lý, giám sát thị trường. Do không có đủ thẩm quyền nên phản ứng của UBCKNN đôi khi chậm, chưa hiệu quả. Ở rất nhiều nước, việc quản lý, giám sát TTCK được thực hiện bởi một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, với thẩm quyền tương đối rộng. Chẳng hạn, ở Mỹ, theo Luật Chứng khoán 1933, Ủy ban chứng khoán (SEC) là một cơ quan độc lập thuộc chính phủ. Ở Anh, Cơ quan Quản lý các dịch vụ tài chính (FSA) là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập theo Luật Các thị trường và dịch vụ tài chính năm 2000. Ban điều hành FSA do Bộ Tài chính bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ quan này hoàn toàn độc lập với chính phủ về tổ chức và kinh phí hoạt động. Tại Trung Quốc, Thái Lan, UBCK cũng đều là cơ quan thuộc chính phủ, có thẩm quyền tương đương với một bộ và người đứng đầu UBCK là thành viên Chính phủ. Trong khi đó ở Việt Nam, UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính (tương đương một Vụ thuộc Bộ). Do đó, vị thế của UBCKNN không cao, mặt khác cơ quan này cũng không có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh các bằng chứng về các hành vi gian lận, đầu cơ, thao túng thị trường trong hoạt động đầu tư chứng khoán nên hiệu quả giám sát thị trường của UBCKNN còn hạn chế. Do đó, cần xem xét nâng vị thế cho cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán (UBCKNN) với đầy đủ chức năng lập quy, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.
Ngoài ra, liên quan đến việc quản lý công ty đại chúng có thể thấy, hiện nay UBCKNN chưa quản lý chặt đến các công ty đại chúng chưa niêm yết. Nhiều công ty đã đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán, vì thế cũng không thực hiện nghĩa vụ CBTT nhưng khó có cơ sở để kiểm soát được các công ty này. Do đó, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa UBCKNN với cơ quan quản lý doanh nghiệp để các quy định pháp lý có tính thực thi hiệu quả trên thực tế. Bên cạnh đó, TTCK càng phát triển thì phạm vi, đối tượng của hoạt động giám sát, thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng mở rộng. Vì thế, đội ngũ cán bộ quản lý của UBCKNN, SGDCK, TTLKCK cũng cần có năng lực để phát hiện những vi phạm hay dấu hiệu bất thường trong giao dịch cũng như trong hoạt động và những gian lận tại Báo cáo tài chính của các công ty.
Nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong tiếp cận, sử dụng thông tin:
Tại nhiều nước trên thế giới, các định chế tài chính, các tổ chức nghiên cứu, phân tích thị trường… được quyền đưa ra những nhận định về tình hình kinh tế cũng như những dự báo tầm xa về động thái điều hành chính sách vĩ mô của
Chính phủ cũng như tình hình của các doanh nghiệp. Trên cơ sở những thông tin đa dạng, phong phú và nhiều chiều, nhà đầu tư có nhiều cơ sở tham khảo và tất yếu họ sẽ cẩn trọng, chọn lọc trong việc tiếp nhận thông tin. Ở nước ta thông tin dự báo để cho các nhà đầu tư tham khảo chưa nhiều và cơ sở số liệu đưa ra thông tin đó có tính thuyết phục không cao, nên khi xuất hiện bất cứ một thông tin mà thị trường trông chờ, nhà đầu tư dễ có phản ứng chấp nhận thông tin một cách đơn giản. Thực tế không chỉ đối với thông tin về chứng khoán mà các thông tin liên quan đến tỷ giá, chính sách vĩ mô… cũng đã tác động không nhỏ đến TTCK. Do đó, để đảm bảo an toàn cho đồng vốn, các quyết định đầu tư cần dựa trên việc tìm hiểu kỹ càng về sức khỏe doanh nghiệp; đồng thời bất kỳ thông tin nào được đưa ra, nhà đầu tư cần xem xét mức độ xác thực của thông tin đó, tránh đầu tư theo số đông. Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
Ngoài ra, tham gia TTCK Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân đầu tư lướt sóng ngắn hạn, họ thường không có lợi thế về thông tin và bản thân nhà đầu tư không thể am tường hoạt động doanh nghiệp, nắm được khối lượng thông tin đồ sộ của cả thị trường như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…, vì thế họ cũng dễ bị tác động bởi thông tin. Điển hình như sự việc liên quan đến sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại biển Đông ngày 8/5/2014 vừa qua đã khiến TTCK lao dốc với mức giảm lịch sử (33,01 điểm (5,89%) – mức giảm lớn nhất trong lịch sử từ khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động). Mức giảm điểm này còn lớn hơn cả sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt (giảm 4,7%). Tiếp sau đó, ngày 12/05 chỉ số VNIndex tiếp tục giảm 24,61 điểm (4,54%). Tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư đã đưa VNIndex trở thành chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới (theo Bloomberg) vào thời gian này. Rõ ràng, trong sự việc này nhà đầu tư trong nước đã phản ứng một cáchthái quá, không cần thiết. Trong khi đó, trái ngược với nhà đầu tư trong nước, tranh thủ tình trạng “hoảng loạn” trên TTCK, nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp mua ròng các cổ phiếu giá rẻ, và kết quả là sau đó, khi nhà đầu tư bình tĩnh trở lại, thị trường tăng điểm thì nhà đầu tư nước ngoài đã thu về một khoảng lợi nhuận không hề nhỏ. Sự việc này cho thấy, tâm lý đám đông vẫn “lấn lướt” trên thị trường. Vì thế, nâng cao ý thức trong tiếp cận, phân tích và sử dụng thông tin với chính bản thân nhà đầu tư là cần thiết, nhằm giảm thiểu những rủi ro do thông tin đem lại cho chính họ. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần có nhiều chính sách thu hút sự tham gia của tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, mà điển hình là các tổ chức tài chính như các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại…, giúp TTCK hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Tái cấu trúc lại cơ sở nhà đầu tư cũng chính là một trong bốn trụ cột nhằm tái cấu trúc TTCK Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 3
Tóm lại để hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, cần rất nhiều các giải pháp hợp lý được tiến hành song song, đồng thời. trong đó bao gồm cả việc đổi mới các quy định, cũng như việc nâng cao phẩm chất, năng lực cán bộ, bên cạnh đó thì không thể thiếu sự hỗ trợ của công nghệ khoa học và các chuyên gia, Trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán thì mọi quy định pháp luật không bao giờ là hoàn thiện một cách tuyệt đối, điều này đòi hỏi các nhà làm luật không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để sớm có những quy định phù hợp sửa đổi bổ sung những quy định trước đó và soạn ra những quy định mới quản lý thị trường một cách phù hợp với tình hình phát triển.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, nguyên tắc công khai, minh bạch có tầm quan trọng không chỉ với chính doanh nghiệp, công chúng đầu tư mà còn đối với cả cơ quan quản lý. Đối với doanh nghiệp, đó là hình ảnh, là trách nhiệm và cũng là cơ hội thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Đối với nhà đầu tư, thông tin là yếu tố hàng đầu trong quyết định đầu tư của họ, giúp họ đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời sẽ tạo và duy trì niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, với thị trường. Những biểu tượng thành công một thời của các công ty đa quốc gia trước đây đã sụp đổ khi cung cấp những thông tin sai lệch là lời cảnh tỉnh cho giới đầu tư về tầm quan trọng của việc CBTT. Ở Việt Nam, vấn đề này đã và đang là một tồn tại khá lớn. Tuy nhiên, nỗ lực công khai, minh bạch hóa thông tin không phải chỉ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước mà còn đòi hỏi sự chung tay của các công ty, các cổ đông và người có liên quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin một cách có trách nhiệm. Bởi lẽ, khung pháp lý hiện nay đã có và điều chỉnh khá chặt chẽ nhưng nó là chưa đủ nếu như tự thân các doanh nghiệp, cổ đông không nghiêm túc tuân thủ và bỏ qua trách nhiệm xã hội đối với công chúng đầu tư. Minh bạch hóa TTCK là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, nó không những giúp TTCK hấp dẫn hơn mà còn là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển chính thị trường này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều sự kiện thăng trầm nhưng nổi bật nhất là vấn đề công khai, minh bạch thông tin. Hàng loạt các sai phạm về công bố thông tin – thường là các doanh nghiệp sai phạm trong công khai minh bạch thông tin bấtthường, việc thiếu minh bạch trong công bố thông tin đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối nhà đầu tư cá nhân vì họ chiếm đa số trên TTCK Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đặt những đồng tiền tích cóp vào thị trường chứng khoán để mong tìm kiếm lợi nhuận khi hưu trí, để mong mua được nhà hay có thể nuôi con cái ăn học; vậy thì họ đáng được tham gia vào một hệ thống công bằng và tin cậy. Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường. Năng lực tài chính, quyền lợi, kiến thức và cả đạo đức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. Bảo vệ nhà đầu tư được xem là bảo vệ thị trường từ gốc, vai trò của nhà đầu tư nói trên ít được đề cập đến ở Việt Nam trong thời gian qua và khá mới mẻ. Vị trí quan trọng số 1 của nhà đầu tư trên thị trường được thừa nhận ở Việt Nam, dù ít được đề cập tới. Nhưng yêu cầu bảo vệ họ lại trở nên cấp thiết, được đặt ra trong suốt thời gian qua, đặc biệt là ở một thị trường mới nổikiến thức nhà đầu tư phần lớn còn hạn chế và hệ thống pháp lý đang hoàn thiện như ở Việt Nam. Bảo vệ nhà đầu tư là bảo vệ thị trường. Đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc, có thể được đảm bảo trên lý thuyết hoặc trên thực tế.
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, gắn liền quá trình nghiên cứu lý luận với việc phân tích các số liệu thực tiễn, tác giả mong muốn trong thời gian tới pháp luật về công khai, minh bạch thông tin sẽ được nhanh chóng khắc phục những hạn chế đang tồn tại, phát huy hơn nữa những thành công mà hệ thống pháp luật này đã đạt được trong thời gian qua. Pháp luật về công khai, minh bạch thông tin phải thực sự là một hệ thống, thống nhất, phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn: Biện pháp NC sự minh bạch trong chứng khoán
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Nguyên tắc minh bạch trên thị trường chứng khoán