Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing cho co.opmart Cần Thơ năm 2023 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
2.3.1 Nhân sự
Tuyển dụng
Nhu cầu tuyển dụng tại Co.opmart Cần Thơ hiện nay chủ yếu thông qua nội bộ là phổ biến, chưa được công bố rộng rãi, trong khi đó thì trình độ nhân sự còn hạn chế, theo thông tin phân tích tác giả trao đổi với trưởng phòng hành chính thì phổ thông trung học chiếm khoảng 65.07%, đại học 20.07%, còn lại là cao đẳng chiếm 14.86%. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Phát triển
Đội ngũ nhân sự làm việc bên trong Co.opmart Cần Thơ đều được gửi đi huấn luyện các khóa kĩ năng nghiệp vụ nhằm tăng cường kỹ năng công tác cụ thể là các nhân viên bán hàng sẽ được gửi đi huấn luyện tại tại lớp nghiệp vụ bán hàng ở Tp. Hồ Chí Minh, tùy theo nhu cầu có thể gửi số lượng nhân viên nhiều hơn và các tổ trưởng cũng thường xuyên được tham gia vào các khóa đào tạo quản lý cấp cao.
Quản trị tiền lương
Chính sách tiền lương là một trong những vấn đề được Co.opmart Cần Thơ quan tâm nhất vì nó ảnh hường rất nhiều đến thái độ làm việc của nhân viên, Co.opmart Cần Thơ duy trì việc này khá tốt, hiện nay theo chính sách lương từ phòng tổ chức hành chính thì lương của nhân viên trung bình từ khoảng 4.5 triệu – 5.5 triệu đồng, các vị trí quản lý lương có cao hơn dao động từ khoảng 6.5 triệu – 9 triệu đồng, nhìn chung với chính sách lương như hiện nay thì được xem là khá thành công vì duy trì tinh thần làm việc tốt và đảm bảo được cuộc sống cho nhân viên.
Đánh giá thành tích
Hiện nay Co.opmart Cần Thơ vẫn duy trì việc chấm công bằng bảng điểm đối với các nhân viên có thành tích tốt và nhân viên ưu tú trong tháng, điều này kích thích sự ham làm việc và cống hiến của nhân viên, và hàng năm công ty đều có tổ chức các chuyến đi du lịch cho nhân viên và họ có thể cùng tham gia với người nhà, điều này giúp nhân viên có tinh thần thoải mái hơn sau khi đi du lịch và giúp nhân viên có tinh thần làm việc tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.3.2 Các nhóm ngành hàng tại siêu thị Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Mô tả từng ngành hàng trong siêu thị
Với đặc điểm là siêu thị bán lẻ Co.opmart luôn đáp ứng nhu cẩu mua sắm của khách hàng với hơn 15.000 chủng loại sản phẩm. Không ngừng lại ở đó, siêu thị luôn hướng đến phục vụ nhu cầu mua sắm hàng ngày của khách hàng ngày càng tốt hơn bằng cách luôn đa dạng hóa sản phẩm để hướng Co.opmart là nơi mua sắm hằng ngày của mọi nhà.
Ngành hàng thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín
Là một trong những nét đặc trưng của siêu thị với tiêu chí phục vụ nhanh, đa dạng nhiều chủng loại giúp tiết kiệm thời gian cho các bà nội trợ, Co.opmart cung cấp những thực phẩm ngon, sạch và tiện lợi gồm:
- Thực phẩm sơ chế, tẩm ướp
- Thực phẩm chế biến và nấu chín
- Rau an toàn
- Trái cây
Nguồn hàng của Co.opmart luôn được lựa chọn kĩ và mua trực tiếp tại các chơ đầu mối như Vĩnh Long, Bến Tre… trong khu vực hay các nhà vườn ở các tỉnh lân cận để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Tất cả các mặt hàng rau củ đều phải cò xuất xứ rõ rang theo tiêu chuẩn ATVSTP nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng. Hàng hóa được trưng bày tại các tủ làm lạnh để đảm bảo luôn tươi ngon và luôn được nhân viên chăm sóc thường xuyên, ngoài ra nhân viên còn sẳn sàng tư vấn cho khách hàng cách lựa chọn những sản phẩm ngon nhất và cách chế biến. Tuy nhiên vẩn còn một số hạn chế như giá vẫn còn hơi cao, một số loại rau quả chưa thực sự tươi ngon. Theo khảo sát, yếu tố thực phẩm chế biến tươi ngon có 32.5% khách hàng hài lòng, thực phẩm chế biến hợp vệ sinh có 35% khách hàng hài lòng, 50% hài lòng về sự tươi ngon của thực phẩm tươi sống. Qua đó, ta thấy các yếu tố liên quan đến ngành hàng này vẫn chưa được đánh giá cao, vì thế nên có giải pháp khắc phục. Ngoài ra siêu thị nên bố trí thêm các quầy cân vào giờ cao điểm để tránh mất nhiều thời gian mua sắm của khách hàng.
Ngành hàng thực phẩm công nghệ
Các nhà cung cấp cho siêu thị là những thương hiệu lớn như Pepsi, Duch Lady, Vinamilk,…
Hàng hóa tại siêu thị luôn được trưng bày đẹp mắt, dễ lựa chọn, mỗi quầy hàng đều có bảng chỉ dẫn nên rất tiện lợi khi mua sắm.
Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng hàng hóa luôn được chú trọng, luôn có mậu dịch viên quan sát từng nhóm hàng để đảm bảo nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó thì tình trạng giá cả ghi chưa rõ ràng gây nhầm lẫn khi mua sắm.
Ngành hàng hóa mỹ phẩm
Nhiều chủng loại từ các nhà cung cấp như Unilever, P&G, Mỹ Hảo,… luôn mang lại những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày như dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén,… Ngoài ra còn có các sản phẩm chuyên biệt như gel dưỡng tóc, dưỡng da, chăm sóc răng miệng,… với giá cà khác nhau phù hợp với người tiêu dùng. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Ngành hàng đồ dùng
Co.opmart là nhà phân phối của các thương hiệu lơn như HappyCook, Kim Hằng, Việt Tiệp, chén sứ Minh Long,… Với hàng ngàn chủng loại sản phẩm đa dạng, luôn đáp ứng nhu cầu mua sắm người tiêu dùng, các sản phẩm được phân loại theo từng nhóm như: đồ dùng gia đình, thiết bị nhà bếp, ..Giá cả khác nhau giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên, nhóm ngành này lại có ít các chươn trình khuyến mãi, giá cả cũng còn cao. Do đó, siêu thị cần liên hệ với các nhà cung cấp để có các đợt giảm giá kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Ngành hàng may mặc
Hiện nay theo chương trình “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam” siêu thị chủ trương lựa chọn các mặt hàng từ các thương hiệu như Việt Thy, Nguyễn Hiển, Việt Tiến,.. Thêm vào đó, Co.opmart cũng tự mình sản xuất các mặt hàng quần áo mag nhãn hiệu SGC với giá cả tương đối, thường xuyên có các đợt khuyến mãi để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiên, vẩn còn nhiều ý kiến nhận xét giá cả của các mặt hàng quần áo còn cao, mẫu mã chưa thật sự bắt mắt. Chỉ có 27.5% hài lòng khi được hỏi quần áo về mẫu mả, 22.5% không hài lòng. Vì vậy trong thời gian tới siêu thị cần tìm kiếm thêm một số nhà cung cấp khác, bổ sung thêm các sản phẩm hợp thời trang hơn.
Tình hình doanh thu tại các ngành hàng
Trong siêu thị có tất cả năm ngành hàng bao gồm ngành hàng thực phẩm tươi sống, may mặc, đồ dùng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm công nghệ.
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu các ngành hàng từ năm 2014 – 2016
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các ngành hàng năm 2014 – 2016
Nhìn chung doanh thu của các ngành hàng ba năm qua đều tăng. Cụ thể:
Đối với ngành thực phẩm công nghệ, doanh thu ba năm đều tăng và có tỷ trọng dẫn đầu trong tất cả các ngành hàng. Nguyên nhân là do các sản phẩm công nghệ rất đa dạng, chất lượng, giá cả hợp lý thu hút được nhiều khách hàng mua sắm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năm 2016 so với 2015 chỉ có 28.5% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2015 so với 2014 là 54.5%. Nguyên nhân có thể kể đến là trong năm 2015, có tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi. Trong năm 2016, doanh số vẫn tăng nhưng chỉ 26.201 tỷ đồng so với 2015 do năm qua không có nhiều sản phẩm mới và ít chương trình khuyến mãi.
Đối với ngành hàng hóa mỹ phẩm ta cũng thấy có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 doanh thu của ngành hàng này là 52.234 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2014 là 30.020 tỷ đồng. Trong năm 2014, tỷ trọng của ngành này là 20.03%, sang năm 2015 tỷ trọng là 20%. Tỷ trọng này sụt giảm do doanh thu ngành hàng thực phẩm công nghệ chiếm khá cao trong cơ cấu doanh thu, Sang năm 2016, doanh thu ngày càng tăng do trong 2015, siêu thị tiếp tục nhập về nhiều loại hàng hóa với mẫu mả đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trên đà đó, doanh thu và tỷ trọng ngành này năm 2016 cũng tiếp tục tăng do không ngừng đa dạng nguồn hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mỷ phẩm của khách hàng. Cụ thể, so với năm 2014, doanh thu năm 2015 tăng 74%, nhưng doanh thu 2016 chỉ tăng 30% so với 2015. Nguyên nhân do năm 2016 các chương trình khuyến mãi không có nhiều chưa kích thích được nhu cầu của khách hàng.
Doanh thu ngành hàng may mặc cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên về tỷ trọng lại có sự sụt giảm. Năm 2015 tỷ trọng ngành hàng này chỉ có 22.85%, thấp hơn so với 2014 là 25.56%. Tốc độ tăng trưởng của ngành hàng này trong năm 2015 so với 2014 chỉ có 17.5% và năm 2016 so với 2015 là 14.5%. Qua đó, ta thấy mặc dù doanh thu qua các năm tăng nhưng tốc độ tăng có suy giảm do trong năm 2015 tình hình kinh tế có nhiều biến động, nên người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Trong năm 2016, siêu thị thu hẹp lại ngành may mặc, các sản phẩm không được đa dạng thêm vào là ít các chương trình khuyến mãi nên khó mà thu hút nhiều khách hàng đến mua sắm. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Doanh thu ngành hàng đồ dùng trong năm 2015 tăng so với năm 2014 nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm 2014. Trong cơ cấu doanh thu thì ngành hàng này có doanh thu không cao so với các ngành hàng còn lại. Nguyên nhân là do siêu thị chưa đa dạng các mặt hàng này, thêm vào đó giá cả còn cao hơn so với bên ngoài. Ngoài ra do trong năm 2015 kinh tế có nhiều khó khăn nên người ta chỉ mua những thứ thật sự cần thiết cho bản thân và gia đình.
Doanh thu ngành thực phẩm chế biến tăng đều qua ba năm. Thế nhưng tỷ trọng lại không cao hơn các ngành khác. Do các sản phẩm nhìn chung vẫn có mức giá cao hơn ở chợ và vẫn chưa tươi ngon. Doanh số năm 2016 có cải thiện hơn với 2015 và tốc độ tăng trưởng doanh thu 2016 so với 2015 là 27,7% cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2015 so với 2014 là 16%. Do siêu thị càng ngày cảng đầu tư nhiều hơn vào nhân viên chế biến với tay nghề giỏi, tạo thêm nhiều món ăn mới giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Uy tín trên thị trường
Như đã phân tích, hiện nay siêu thị Co.opmart Cần Thơ được nhiều người tiêu dùng đến than quan mua sắm. Theo số liệu cho thấy có đến 87.5% khách hàng thường đi mua sắm tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ. Điều đó chứng tỏ siêu thị ngày càng có vị thế trong lòng khách hàng.
2.3.3 Tài chính
Bảng 2.3: Các tỷ số tài chính
Về tỷ số ROA: Qua các năm, ta thấy tỷ số ROA đề tăng. Năm 2014, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0.13 đồng lợi nhuận. Năm 2015, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0.155 đồng lợi nhuận và năm 2016, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0.176 đồng lợi nhuận. Như vậy, nhìn chung thì khả năng sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận của siêu thị là khá tốt.
Về tỷ số ROE: Tỷ số ROE năm 2015 giảm so với năm 2014 do tỷ lệ tăng của lợi nhuận ròng năm 2015 không bằng tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng năm 2015 tăng so với năm 2014 vào khoảng 1.9 lần. Nhưng mức tăng vốn chủ sở hửu năm 2015/2014 là 1.36 lần. Sang năm 2016, tỷ số ROE là 0.417 cao hơn so với năm 2015 là 0.348. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đã được cải thiện, cứ 1 đồng vốn chủ đem lại 0.417 đồng lợi nhuận.
Như vậy, nhìn chung tình hình tài chính của siêu thị đã được cải thiện so với năm 2015. Tuy nhiên, theo cam kết với công ty thương mại cổ phần Cần Thơ, doanh thu sẽ chia theo tỷ lệ 7:3, nên doanh thu và lợi nhuận của siêu thị sẽ giảm đi phần nào. Điều đó là một áp lực không nhỏ đối với siêu thị khi phải đảm bảo chỉ tiêu của liên hiệp. Đồng thời, khi siêu thị muốn thay đổi, nâng cấp thì gặp phải nhiều khó khăn. Hơn nữa, là một siêu thị thuộc liên hiệp nhưng Co.opmart Cần Thơ không được hỗ trợ vốn nhiều từ phía Liên Hiệp nên vấn đề tài chính cũng sẽ khó khăn hơn nếu trong tương lai các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài vào Việt Nam. Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài với tìm lực tài chính mạnh sẽ là một trở ngại không nhỏ đối với siêu thị Co.opmart.
2.3.4 Tình hình hoạt động marketing tại siêu thị Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
2.3.4.1 Đặc điểm thị trường bán hàng và khách hàng
Đặc điểm thị trường bán hàng
Hình thức bán hàng chính đó là bán lẻ, khách hàng đến xem và lựa chọn các mặt hàng cần thiết sau đó sẽ đến tính tiền tại quầy thu ngân. Với các hóa đơn trên 200.000 đồng khách hàng sẽ được giao hàng tận nơi miễn phí trên nội ô Cần Thơ.
Đặc điểm thị trường khách hàng
Trong những năm trở lại đây thì nhu cầu mua sắm tại các siêu thị tăng lên. Nếu trong năm 2014, theo khảo sát hành vi người tiêu dùng thì có khoảng 11% cho rằng kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu, thì con số này năm 2015 là 21%. Tầng suất đi siêu thị từ 2 lần/ tháng thì tăng lên 3 lần/ tháng.
Tại Cần Thơ, theo dự đoán của niêm giám thống kê thì từ 2016 tốc độ tăng 150%. Theo đà phát triển và hội nhập, người Việt Nam nói chung đã quen dần với việc mua sắm tại siêu thị. Theo dự báo, năm 2017 sức mua của người tiêu dùng vào khoản 53 tỷ USD và có xu hướng chuyển dịch mạnh sang kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hoặc trung tâm thương mại. Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, trung bình người dân Cần Thơ đi siêu thị Co.opmart vào khoảng 3.57 lần/tháng. Và thường mua sắm các mặt hàng thuộc nhóm hóa mỹ phẩm và công nghệ. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Trong thời gian qua cho thấy xu hướng tiêu dùng của người thành thị có sự thay đổi. Nếu như trước kia, người tiêu dùng thường lựa chọn các mặt hàng đắt tiền thì hiện nay, họ có xu hướng chuyển sang mua sắm các mặt hàng có nhiều khuyến mãi và đó là đặc điểm của kênh siêu thị. Chính vì vậy, đ1o là một điều kiện thuận lợi giúp cho siêu thị Co.op có cơ hội phát triển.
Lượng khách hàng và trị giá hóa đơn bình quân trong ngày
Bảng 2.4: Lượng khách bình quân hàng ngày và giá trị hóa đơn bình quân
Hình 2.7: Lượng khách bình quân và trị giá hóa đơn trong ngày
Từ bảng số liệu nói trên, ta thấy lượng khách bình quân tại siêu thị hằng năm đều tăng. Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 403 lượt khách/ngày, hay là tăng khoảng 7%. Năm 2016 tăng so với năm 2015 chỉ vào khoảng 6.76%. Giá trị hóa đơn bình quân cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2015 tăng so với năm 2014 là 30.000 đồng/hóa đơn, về số tương đối tăng khoảng 33%. Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 16.000 đồng/hóa đơn, về số tương đối tăng khoảng 33%. Tuy nhiên, trong năm 2015 tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 23%, chỉ số CPI ở mức 22.9%. Chính vì vậy, giá trị tăng trưởng thật sự của trị giá hóa đơn bình quân chỉ ở mức 10%. Giá trị hóa đơn bình quân năm 2016 tăng 13.3% so với năm 2015, mặc dù tốc độ tăng này không bằng tốc độ tăng của năm 2015 so với năm 2014 nhưng vì trong năm 2015,lạm phát ở Việt Nam khá cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt nên giá trị hóa đơn tăng là phù hợp. Bước sang năm 2016, lạm phát va chỉ số giá tiêu dùng giảm, giá cả trên thị trường bình ổn hơn. Thêm vào đó, trong năm 2016, Co.opmart Cần Thơ tiến hành chính sách bình ổn giá cả nên trị giá hóa đơn có tăng nhưng không cao so với mặt bằng chung của thị trường. Do đó, tốc độ tăng của trị giá hóa đơn năm 2016 không bằng năm 2015. Nhìn chung, tình hình kinh doanh nói chung của siêu thị có sự tăng trưởng qua hàng năm. Điều đó có thể cho thấy rằng siêu thị Co.opmart ngày càng khẳng định vị thế của mình trong mắt người tiêu dùng. Và một phần nào đó cũng cho thấy mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu mua sắm cũng được nâng lên.
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng qua ba năm 2014 – 2016
Hình 2.8: Lượng khách hàng mua sắm tại siêu thị từ năm 2014 – 2016
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy lượng khách hàng tham gia mua sắm tại siêu thị hằng năm đều tăng. Cụ thể, năm 2015 tăng so với năm 2014 ở mức 17.04%, năm 2016 tăng so với năm 2015 ở mức 30%.
Với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, lượng khách hàng thân thiết của siêu thị đã tăng đáng kể. Chương trình khách hàng thân thiết bắt đầu từ năm 2004, lượng khách hàng thân thiết đạt 1352 người vào năm 2005, đến cuối năm 2010 tăng lên 28.116 người. Đó là một con số khá lớn, chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng đến tham quan và mua sắm tại siêu thị. Sang năm 2011, con số này đạt 30.779 tăng 7.07% so với năm 2010. Trong năm 2016, lượng khách hàng thân thiết tại siêu thị là 40.128, tăng 30% so với năm 2015. Lượng khách hàng thành viên cũng tăng lên quan ba năm. Năm 2014 là 2.196, năm 2015 là 3.951, tức là tăng vào khoảng 80% so với năm 2014. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xuất phát từ giá cả tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 là khá cao. Năm 2016 lượng khách hàng thành viên là 5.597, tăng khoảng 42.0% so với năm 2015.
Lượng khách hàng Vip cũng tăng lên qua ba năm. Ấn tượng nhất là trong năm 2015, lượng khách hàng Vip đạt 2041, tăng 101.0% so với năm 2014. Sự tăng trưởng mạnh này cũng có thể do yếu tố lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Do đó, ta nhận thấy với lượng khách hàng Vip ngày càng tăng lên thì Co.opmart ngày càng có vị thế trong lòng người tiêu dùng.
2.3.4.2 Tình hình hoạt động marketing tại siêu thị Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Sản phẩm
Hiện Co.opmart Cần Thơ đang phân phối hơn 100 mặt hàng rau, củ, quả của các nhà cung cấp là hợp tác xã và liên tổ sản xuất uy tín, đạt tiêu chuẩn VietGAP như Phước An, Phú Lộc, Đồng Thuận,… và trong đó có 15 sản phẩm nhãn hiệu Co.op Fresh được đóng gói trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn VietGAP với nguồn hàng từ các nhà cung cấp trên. Sự hợp tác này đã hỗ trợ các nhà cung cấp, điển hình là liên tổ sản xuất Tân Phú Trung (huyện Củ Chi). Từ mức tiêu thụ chỉ khoảng 70kg/ngày, hiện nay số lượng hàng của Tân Phú Trung cung cấp cho hệ thống Co.opmart để đóng gói và lượng bán ước đạt bình quân 7 tấn/ngày. Tương tự, hiện Co.opmart Cần Thơ đang kinh doanh 14 mặt hàng , trong đó có 4 mặt hàng được mang nhãn hiệu Co.opMart, là sự hợp tác giữa Co.opmart và hợp tác xã Tiến Thành (huyện Cần Giờ). Sau quá trình hợp tác, hợp tác xã Tiến Thành đã nâng lượng tiêu thụ hàng hóa hiện tại lên con số 50 tấn/tháng trong hệ thống Co.opmart. Hàng nhãn riêng Co.opMart luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao được sản xuất từ những đối tác nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, đạt chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ISO, HACCP, GMP,….
Hành nhãn riêng Co.opMart luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, trong suốt quá trình kiểm soát và kinh doanh. Hàng nhãn riêng Co.opMart có 5 ngành hàng là thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, đồ dùng, may mặc, tất cả đều đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã. Hơn thế nữa, hàng hóa nhãn hiệu Co.opMart có giả cả rất cạnh tranh, luôn thấp hơn các loại hàng hóa cùng loại của các thương hiệu trên thị trường từ 5% – 20%.
Giá
Co.opmart Cần Thơ đã chủ động lên phương án đối phó với cơn bão giá. Theo đó, nhà phân phối và nhà cung ứng đều nỗ lực kết hợp chặt chẽ với nhau để chia sẽ dữ liệu về khách hàng, sức mua và thị trường. Song song với việc giữ giá, Co.opmart Cần Thơ cùng các nhà sản xuất chấp nhận chia sẻ chi phí, cắt giảm lợi nhuận để thực hiện liên tục các chương trình khuyến mãi sâu, luân phiên giảm giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để đồng hành “gánh bão” cùng mỗi hộ gia đình, điều này đã giúp Co.opmart Cần Thơ có một chính sách giá hợp lý như hiện nay.
Phân phối
Hiện nay Co.opmart Cần Thơ chủ yếu phân phối sản phẩm trực tiếp đến khách hàng thông qua việc bán sản phẩm trực tiếp tại siêu thị. Bên cạnh đó thì Co.opmart Cần Thơ còn phát triển thêm một kênh phân phối mới khá hiệu quả là bán hàng bằng xe lưu động về nông thôn như các quận Cờ Đỏ, Phụng Hiệp, Thốt Nốt. Các mặt hàng như hàng thiết yếu (thực phẩm, đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, mì gói, nước chấm, bột giặt,…), các mặt hàng hóa mỹ phẩm, hàng gia dụng (rổ, chén, nồi, chảo,…), quần áo may sẵn… Các loại hàng hóa được bố trí trên các kệ giống như một siêu thị mini, góp phần thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều địa điểm mà Co.opmart chưa thâm nhập vào như các quận Phong Điền, Bình Thủy, Cái Răng, Vĩnh Thạnh,….
Chiêu thị
Chiêu thị là một công cụ thúc đẩy các hoạt động bán hàng, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng, đổng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh các chương trình chiêu thị dười hìn thức khuyến mãi của các nhà cung cấp, siêu thị còn tổ chức các chương trình chiêu thị riêng của hệ thống siêu thị Co.opmart nói chung và siêu thị Co.opmart Cần Thơ nói riêng. Tại Co.opmart Cần Thơ, chi phí cho hoạt động chiêu thị hằng năm chiếm khoảng 2% tổng doanh thu của siêu thị.
Trong năm, siêu thị thực hiện khá nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến tham quan mua sắm nhất là vào các dịp lễ tết như 14/2, 27/7, 30/4, 20/11… Đặc biệt là dịp tết nguyên đán còn có các chương trình khuyến mãi như tặng điểm thưởng, tặng quà cuối năm cho các thành viên và thành viên Vip của siêu thị.
Các chương trình khuyến mãi được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau vào các dịp khác nhau nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng đến than quan mua sắm.
Chẳng hạn như vào ngày lễ 8/3 thường có các chương trình như tặng điểm thưởng cho khách hàng nữ là thành viên hoặc Vip, tặng Coupon giảm giá hoặc các chương trình rút thăm trúng thưởng với khách hàng là nữ khi trị giá hóa đơn trên 200.000 đồng. Một chương trình khuyến mãi cũng có ý nghĩa về mặt xã hội là vào dịp 8/3 siêu thị có chương trình tặng quà cho các chị em phụ nữ có hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Điều đó góp phần nâng cao thương hiệu Co.op trong lòng khách hàng.
Vào những dịp như 14/2, siêu thị thường có chương trình khuyến mãi như gói quà miễn phí tại quầy chăm sóc khách hàng, và còn các chương trình rút thăm trúng thưởng và giảm giá, tặng phiếu mua hàng.
Bảng 2.6: Tình hình doanh thu ngày 8/3 qua ba năm 2014 – 2016
Hình 2.9: Doanh số và lượng khách bình quân ngày 8/3 năm 2014 – 2016
Qua bảng trên, ta thấy lượng khách hàng vào dịp lễ 8/3 qua ba năm đều có sự tăng lên về doanh thu và lượng khách hàng trong ngày. Nếu như tốc độ tăng trưởng về doanh thu của cả năm 2015 so với năm 2014 là 31.42% thì sự tăng trưởng về doanh thu ngày 8/3 năm 2015 so với năm 2014 là 64.38%. Tương tự, tốc độ tăng trưởng của doanh thu ngày 8/3 năm 2016 so với năm 2015 là 40.86% vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của cả năm là 22.77%. Thêm vào đó, lượng khách hàng bình quân vào ngày này cũng tăng qua các năm. Với các chương trình dành cho khách hàng là nữ giới như tặng điểm thưởng với hóa đơn trên 200.000 đồng dành cho khách hàng Vip và thành viên, và được tham gia bóc thăm trúng thưởng. Tuy các chương trình khuyến mãi chỉ với quy mô nhỏ nhưng với các kết quả đạt được ta thấy được chương trình marketing của siêu thị tương đối hiệu quả.
Dịch vụ khách hàng
Với chính sách chất lượng “Co.opmart luôn mang lại những giá trị tăng thêm cho khách hàng”, Co.opmart rất quan tâm đến hoạt động dịch vụ nhằm tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu “Co.opmart bạn của mọi nhà”. Hiện nay, dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng là một trong những thế mạnh của Co.opmart, với nhiều dịch vụ đang triển khai thì siêu thị luôn nhận được sự quan tâm và hài lòng từ phía khách hàng. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Co.opmart hiện đang có rất nhiều dịch vụ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng bao gồm các dịch vụ thường xuyên và thời vụ.
Các dịch vụ thường xuyên:
- Dịch vu gói quà miễn phí: dịch vụ này rất được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt đối với công nhân viên và học sinh, sinh viên.
- Dịch vụ giao hàng miễn phí tận nhà với hóa đơn trên 200.000 đồng tại khu vực nội ô thành phố Cần Thơ.
- Dịch vụ bán hàng qua điện thoại.
- Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng Master Card, ACB Card và có các máy ATM của các ngân hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm không dùng tiền mặt của khách hàng/
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về các góp ý , khiếu nại, để kịp thời giải quyết nhanh chóng thắc mắc khi khách hàng gặp vướng mắc.
Xuất hóa đơn đỏ, hóa đơn VAT theo yêu cầu của khách hàng cá nhân hoặc từ phía doanh nghiệp.
Tuy nhiên còn có những hạn chế như:
- Nhân viên quầy dịch vụ còn có thái độ chưa thân thiện.
- Việc giải quyết khiếu nại vẫn còn chậm và chưa thỏa mãn được khách hàng.
Các dịch vụ thời vụ:
- Dịch vụ đặc biệt dành cho dịp xuân về là những gói quà với nhiều mẫu mã đa dạng, bắt mắt.
- Dịp Noel, Co.opmart còn thực hiện giao quà Noel theo yêu cầu của khách hàng. Vào dịp này, có khoảng 200 ông già Noel đến tặng quà cho các em thiếu nhi tạo được sự bất ngờ cho các em và lấy được thiện cảm từ phía gia đình khách hàng.
Tuy nhiên còn có một số khách hàng còn phàn nàn do họ phải chờ đợi quá lâu khi gói quà cũng nhận nhận quà vào thời gian đã hẹn. Do đó cần phải bố trí thêm nhân sự vào các dịp lễ để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng.
Hoạt động xã hội
Ngoài chính sách chấ lượng, Co.opmart là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên, mọi hoạt động của siêu thị luôn hướng đến cộng đồng.
Co.opmart Cần Thơ ngoài việc kinh doanh còn thành lập công đoàn và đoàn thanh niên. Hai bộ phận này ngoài việc giúp các nhân viên tìm hiểu thêm các công tác Đoàn tại địa phương, mà còn là nơi sinh hoạt của nhân viên, để nhân viên có thể chia sẽ những khó khăn giúp nhau hoàn thanh tốt công việc.
Mỗi quý Công đoàn còn đứng ra quyên góp 1 ngày lương lập Quỹ từ thiện, với số tiền quyên góp được Co.opmart xây dựng những ngôi nhà tình thương và tình nghĩa giúp cho người nghèo có mái che đầu nhân dịp xuân về tết đến.
Ngoài ra, Co.opmart còn là nhà tài trợ lớn cho các chương trình du lịch để quảng bá hình ảnh của siêu thị. Trong năm du lịch quốc gia Mekong diễn ra tại Cần Thơ, toàn thể nhân viên Co.opmart tham gia lễ hội đường phố và siêu thị tài trợ số tiền đến 2 tỷ đồng. Sự thành công của các chương trình góp phần tạo thêm danh tiếng cho thương hiệu Co.opmart và thương hiệu Co.opmart đến gần với người tiêu dùng hơn.
2.4 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
2.4.1 Môi trường kinh tế xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam nói chung và bất cứ một ngành nghề nào, đặc biệt ngành siêu thị bán lẻ chịu tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ta trong các giai đoạn qua như sau:
Thông qua tình hình trên ta có nhận xét cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 7.02%/năm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7.38%/năm giai đoạn 2000 – 2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8.34%/năm giai đoạn 2006 – 2007 xuống mức 6.14%/năm giai đoạn 2008 – 2010 và đạt 6.24% năm 2011, 5.25% năm 2012 và 2013 là 5.42%. Mức tăng trưởng này tăng lên 6.68% năm 2015 và World Bank dự báo trong những năm tới sẽ tăng thêm khoảng 0.3% tức GDP vào năm 2017 sẽ ước đạt 6.93%. Đây là một mức tăng trưởng tuy không cao nhưng cho thấy một điều là kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ khả quan hơn.
Để có cái nhìn tổng quan hơn ta xem tốc độ tăng trưởng của Việt Nam so với khu vực.
Theo dự báo và tính toán của World Bank thì Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia năng động nhất Châu Á trong thời gian tới và thông qua phân tích trên ta thấy rằng kinh tế của chúng ta có khả năng tăng trưởng mạnh hơn các nước khác trong khu vực đây là một trong những tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo hàng quý của Economic Insight thuộc hiệp hội Kiểm toán và Công chứng tại Anh Quốc và xứ Wales, đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng hơn 65%, tương đương Philippines. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Tại Cần Thơ theo báo cáo trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 11.98%. Con số tăng trưởng này cao hơn mức tăng 11.67% của cùng kỳ 2013 và nhìn chung cao hơn tình hình tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Và dự kiến đến năm 2020, thu thập bình quân đầu người của Cần Thơ đạt 6.480 USD. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0.863.
Điểm đánh giá: yếu tố tăng trưởng kinh tế 5/100 (2) Tiềm năng tăng trưởng thị phần
Trong báo cáo nghiên cứu về “Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2016” của tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu dùng. Với khoảng 90 triệu dân nhưng mới chỉ có 724 siêu thị, 172 trung tâm thương mại và trên 1000 cửa hàng tiện ích, con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Dự báo, từ nay đến năm 2016, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm.
Hình 2.12: Thể hiện sự phát triển siêu thị từ 2010 – 2013
Qua những số liệu trên ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng các siêu thị trên cả nước vẫn rất nhanh do sự tăng trưởng quy mô của thị trường và với dân số nước ta thì thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng như các chuyên gia đã nhận định.
Lạm phát
Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số, với mức tăng trung bình là 11.5%/năm, nhìn vào đồ thị có thể thấy, lạm phát trong vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá rõ nét.
Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất đến nền kinh tế Việt Nam, điều này đã gây tác động đẩy giá cả hàng hóa lên cao.
Lãi suất
Từ tháng 3/2015, Ngân hàng nhà nước yêu cầu bắt đầu giảm một loạt lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đồng thời hạ trần lãi suất cho vay ưu đãi xuống 7% và giảm lãi suất các khoản vay cũ. Đồng thời, lãi suất cho vay ngắn hạn với khách hàng vay ở lĩnh vực ưu tiên từ 7% – 9%, 9.3% – 11% đối với trung và dài hạn, ngân hàng nhà nước cho biết đây chỉ là mức tối đa, bản thân các ngân hàng có thể tự cân nhắc để điều chỉnh xuống mức thấp hơn tùy theo giá vốn, khả năng thanh toán, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng.
Tỷ giá hối đoái
Theo các báo cáo và phân tích của World Bank thì tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam và Mỹ không có biến động nhiều điều này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Co.opmart Cần Thơ nhưng việc tỷ giá ổn định sẽ giúp kinh tế ổn định, dễ kiểm soát hơn trong thời gian tới.
Hình 2.14: Tỷ giá của đồng Đô La Mỹ và đồng Việt Nam
Theo tình hình trên thì trong tương lai giá của đồng tiền Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá so với Đô la Mỹ. Đây là một tín hiệu khả quan gián tiếp đối với Co.opmart Cần Thơ vì với tỷ giá dự đoán trong tương lai thì hàng trong nước sẽ có khả năng cạnh tranh hơn.
2.4.2 Các yếu tố luật pháp – chính phủ – chính trị Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Các nhân tố liên quan tới luật pháp – chính trị ở đây ta sẽ phân tích 3 nhân tố chính thường tác động tới hoạt động kinh doanh của Co.opmart Cần Thơ.
Sự ổn định kinh tế xã hội
Tình hình chính trị trong những năm vừa qua tương đối ổn định. Việt Nam được đánh giá là quốc gia trong khu vực Châu Á có nền chính trị ổn định khi trên thế giới đã và đang xảy ra hàng loạt các cuộc khủng bố, bất ổn chính trị. Những năm gần đây thì nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật như các quy định liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tại Bộ luật dân sự (2005), Luật bảo vệ môi trường (2005), Luật cạnh tranh (2004), Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm (2003) và các nghị định của Chính phủ về quảng cáo, về hàng giả,… Chương trình cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam là một quyết tâm chính trị lớn, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, theo ghi nhận của giới doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vào thời điểm này cho thấy nền chính trị đang ổn định. Mặc dù trong thời gian qua tình hình chính trị xã hội trên thế giới biến động lớn, trong đó vấn đề tranh chấp biển đảo, biên giới đang là một vấn đề gây cấn và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, nhưng điều này cũng không gây ảnh hưởng quá lớn đến sự ổn định xã hội của Việt Nam.
Chính sách thuế
Chính phủ ngày càng hoàn thiện hệ thống thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu nước ngoài và đưa ra nhiều chính sách thuế cho mục đích ngăn chặn suy thoái kinh tế như gói kích cầu 8 tỷ USD (2009).
Hay cụ thể hơn theo Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc Hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Nghị quyết này đưa ra 5 gói giải pháp sau đây nhằm ứng cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động:
- Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng Quý 2/2012 thêm 6 tháng
- Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012
- Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 9 tháng nếu chưa nộp
- Miễn thuế môn bài 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và làm muối
- Gia hạn 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất
- Người có thu nhập trên 9 triệu đồng mới chịu thuế thu nhập cá nhân
Các quy định của chính phủ
Hiện nay các quy định về bán lẻ vẩn chưa rõ ràng và chưa có chiến lược dài hạn để thúc đẩy hổ trợ ngành kinh doanh bán lẻ của Việt Nam và đây là một trong những bất lợi không nhỏ đối với các công ty hoạt động trong ngành bán lẻ.
2.4.3 Môi trường xã hội Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Xu hướng tiêu dùng
Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Định Hướng (FTA) vừa công bố bảng tổng kết 12 xu hướng tiêu dùng chính ảnh hưởng đến cuộc sống của người Việt Nam trong năm 2014.
Có một số vấn đề Co.opmart Cần Thơ cần quan tâm như sau:
- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm
- Niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt Nam đã dần tăng lên cụ thể 71% trong tổng số đối tượng nghiên cứu tại các thành phố lớn tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao
- Người tiêu dùng quan niệm một sản phẩm chất lượng là phải có nguồn gốc, nhãn hiệu, xuất xứ rõ ràng
- 80% người dân truy cập Internet hàng ngày ở các thành phố lớn
- Do ảnh hưởng từ lạm phát nên đa số người tiêu dùng trong thời gian tới chủ yếu mua sắm khi có nhiều chương trình khuyến mãi kèm theo và yếu tố giá ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Quy mô và cấu trúc dân số
Quy mô dân số
Với quy mô dân số 2013 gần 90 triệu người và mật độ dân số 265 người/km2. Đứng thứ 13 trong các nước đông dân nhất thế giới và hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á sau Indonexia và Philippin, dân số trẻ em trong độ từ 0 đến 15 năm 2012 là 24.931 nghìn, trong đó nam là 12.253 ngìn và nữ là 12.667. Theo thông tin từ Tổng cục thống kê, dân số Cần Thơ năm 2013 là 1.224.100 người, đạt mật độ 868 người/km2, trong đó dân cư thành thị là 791.800 người chiếm 64.7% và dân cư nông thôn là 408.500 người chiếm 35.3%. Với mật độ dân số năm 2013 là 868 người/km2 đây là tỷ lệ tập trung dân cư đông nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hình 2.15: Tốc độ phát triển dân số của Việt Nam 2000 – 2020
Cơ cấu độ tuổi
Dự báo đến năm 2020 số trẻ em chiếm khoảng 30% so với tổng dân số và cơ cấu trẻ em ở mỗi nhóm tuổi cũng có sự thay đổi. Dân số trẻ em ở các nhóm tuổi từ 0 – 10 được dự báo đến năm 2020 đều có xu hướng tăng, dân số nhóm 0 tuổi được dự báo là 1.51 triệu, 1 tuổi là 1.52 triệu, từ 0 – 4 tuổi là 7.61 triệu, nhóm 3 -5 tuổi là 4.6 triệu, nhóm 6 tuổi là 1.51 triệu và nhóm 6 – 10 là 7.5 triệu. Tuy nhiên nhóm dân số từ 11 – 14 và 15 tuổi lại có xu hướng giảm, tương ứng là 5.8 triệu và 1.4 triệu. Nhìn chung Đồng Bằng Sông Cửu Long ở tất cả các nhóm tuổi đều có số lượng trẻ em cao hơn các vùng khác, cao nhất ở nhóm 6 – 10 tuổi (1.53 triệu) và mật độ dân số năm 2013 trên 868 người/km2 cao nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xu hướng
Ngày nay có nhiều hình thức giải trí mới nổi lên trong giới trẻ đó là xem phim ở rạp, đến các khu vui chơi, chơi game, tham gia các hoạt động văn nghệ, tập thể dục thẩm mỹ, vần đề sắc đẹp và sức khỏe ngày càng được các bạn trẻ quan tâm, ngoài ra các vấn đề như hôn nhân đồng tính cũng đã được nhìn thoáng hơn. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Người tiêu dùng ngày càng đặt nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm có lợi cho sức khỏe, được sản xuất kết hợp nguồn vật liệu thiên nhiên và áp dụng khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả. Cách thức thực hiện quảng cáo đơn giản và lôi cuốn. Sản phẩm cần có bao bì hấp dẫn, đạt chuẩn mực về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thu nhập
Theo nghị định 103/2014/NĐ – CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp.
Từ ngày 1/1/2015 sẽ áp dụng mức lượng tối thiểu vùng từ 2.150.000 đến 3.100.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Đây là một tín hiệu tốt để người tiêu dùng có thể tăng thêm khả năng mua sắm với số tiền tăng thêm.
Điểm đánh giá: Yếu tố xu hướng mua sắm tại các siêu thị 8/100
2.4.4 Môi trường công nghệ
Sự ứng dụng internet
Sự phát triển của khoa học công nghệ và internet đã tạo ra thuận lợi trong hoạt động kinh doanh siêu thị, đa số các giao dịch hợp đồng của Co.opmart Cần Thơ, chủ yếu thông qua mail như các hợp đồng thuê mặt bằng, các đơn hàng, thư hoàn giá và những chỉ thị từ Co.opmart Sài Gòn đến Co.opmart Cần Thơ điều này làm cho Co.opmart Cần Thơ rút ngắn được thời gian trong quá trình tiến hành giao dịch kinh doanh, giảm chi phí giao dịch.
Việc sử dụng internet công cộng là phương thức truy cập hiệu quả tại Việt Nam trước đây so với môi trường sử dụng internet tại các trường học, nhà riêng còn bị hạn chế. Đến nay internet công cộng vẫn duy trì nhưng có giảm từ 42% năm 2012 xuống còn 36% năm 2013. Do cơ sở hạ tầng phát triển, việc sử dụng internet tại nhà có xu hướng tăng 75% năm 2012 lên 88% năm 2013. Với đường truyền ADSL hoặc cáp quang tốc độ cao, người dùng hầu như ai cũng hài lòng với việc sử dụng internet tại nhà.
Xu hướng mua sắm qua mạng
Hiện nay có rất nhiều trang web bán hàng qua mạng theo hình thức C2C rất phát triển chỉ cần gõ tên sản phẩm cần mua vào những trang tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… hay các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram sẽ có vô số thông tin về sản phẩm từ những nguồn cung cấp khác nhau. Với các trang web như Vatgia.com, Enbac.com, Chotot.vn, Lazada.vn, Sendo.vn,… Đó là những “siêu thị online”, đem đến cho khách hàng nhiều sản phẩm và những lựa chọn khác nhau, đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là nguy cơ cho Co.opmart Cần Thơ.
2.4.5 Môi trường tự nhiên Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, Việt Nam sẽ là một trong bốn nước phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Nguyên nhân một phần do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng một phần khác là do chúng ta thiếu quan tâm đến môi trường sinh thái và tính bền vững trong phát triển, đây là nguy cơ không nhỏ cho Co.opmart Cần Thơ, điển hình là trong những ngày mưa lớn kéo dài nhiều tuyến đường chính ở Cần Thơ bị ngập sâu, điều này đã làm giảm lượng khách đến với siêu thị rõ rệt.
Tính mùa vụ theo thời tiết
Việt Nam điều kiện thiên nhiên khác với một số quốc gia, độ ẩm cao với hai mùa mưa nắng.
Vào những thời điểm mưa kéo dài thì số lượng người đi mua sắm tại siêu thị cũng giảm đi rõ, điều này khiến Co.opmart Cần Thơ phải tung ra những chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng như tặng xe máy, Tivi LCD,… và các chương trình khuyến mãi khác để thu hút khách hàng, điều này làm tăng thêm một khoản chi phí. Hay ta thấy rõ nhất là trong những ngày hè nóng như vừa qua là cơ hội kinh doanh cho các sản phẩm như máy điều hòa, quạt hơi nước, túi xách thời trang du lịch, các loại quần áo thời trang mùa hè, các loại giày, dép,…
2.5 MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.5.1 Nhà cung ứng
Hiện tại nhà cung ứng hàng hóa của Co.opmart Cần Thơ là Saigon Co.op, hàng hóa chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về, ngoài ra Co.opmart còn đặt hàng với các nhà cung cấp tại địa phương như rau củ quả tại các chợ đầu mối như Vĩnh long, Bạc Liêu,.. Ngoài ra Co.opmart còn có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp lơn như Pepsi, Unilever, Vinamilk,…Với mối quan hệ tốt thì Co.opmart luôn đảm bảo nguồn hàng cung cấp kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời việc lập trung tâm phân phối tại miền Tây đã góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển cho siêu thị.
2.5.2 Khách hàng Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Bất cứ trong lĩnh vực kinh doanh nào, khách hàng bao giờ cũng là yếu tố chủ chốt giúp doanh nghiệp thành công. Không nằm ngoài quy luật đó, khách hàng đối với Co.opmart Cần Thơ là vô cùng quan trọng. Khách hàng đến với siêu thị thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghề khác nhau, với phần lớn là công nhân viên chức 60%, nội trợ 10%, học sinh sinh viên chiếm khoảng 22.5% và còn lại chiếm 7%. ( Nguồn: số liệu nghiên cứu tháng 10/2016)
Bảng 2.7: Siêu thị được khách hàng lựa chọn mua sắm
Qua bảng số liệu trên ta thấy Co.opmart là siêu thị được khách hàng lựa chọn nhiều khi đi mua sắm. Từ bảng số liệu trên, ta thấy có đến 33.3% khách hàng thường đi siêu thị Co.opmart, Metro chỉ có 10%, Vinmart 13.3%, Lottle và Big C hơn 20%. Từ đó, ta thấy với lượng khách hàng đông đảo như vậy Co.opmart đã phần nào khẳng định tên tuổi của mình tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Như vậy, Co.opmart sẽ có cơ hội thu hút thêm nhiều khách hàng, quảng bá hình ảnh thông qua những khách hàng thân thiết mua sắm tại siêu thị.
Cuộc sống hàng ngày càng nâng cao thì yêu cầu của con người ngày càng tăng, doanh nghiệp nào không thỏa mãn được khách hàng sẽ mất họ vào tay đối thủ. Chính vì vậy siêu thị luôn phải cố gắng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Một số tiêu chí thỏa mãn yêu cầu khách hàng như sau:
Hình 2.16: Lý do khách hàng thường mua sắm tại Co.opmart Cần Thơ
Qua số liệu nghiên cứu cho thấy có 34 hay 85% khách hàng lựa chọn mua sắm tại siêu thị do có hàng hóa phong phú và đa dạng, 19 hay 47.5% khách hàng đến với siêu thị Co.opmart Cần Thơ vì giá cả phải chăng, có 9 khách hàng quan tâm đến yếu tố phục vụ khi đi mua sắm, 8 khách hàng hài long với dịch vụ tăng thêm như giao hàng tận nhà hay gói quà miễn phí, 12 khách hàng thích đến mua sắm tại siêu thị vì có không gian rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái khi đến mua sắm, vị trí thuận lợi cũng là một trong những lý do được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi đến mua sắm. Yếu tố này được 12 khách hàng lựa chọn tương ứng với 30%. Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố giúp khách hàng đến với siêu thị nhiều hơn với 18 người lựa chọn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như an toàn, bãi giữ xe rộng rãi, có các dịch vụ vui chơi giải trí,..Như vậy, nhìn chung các yếu tố về hàng hóa đa dạng và có nhiều chương trình khuyến mãi, giá cả phải chăng. Các sản phẩm mà người tiêu dùng thường hay lựa chọn khi đi mua sắm đó là các mặt hàng về hóa mỹ phẩm, thực phẩm công nghệ và chế biến.
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với hàng hóa tại siêu thị
Hình 2.17:Mức độ hài lòng khách hàng với hàng hóa tại Coopmart Cần Thơ
Như vậy, nhìn chng các yếu tố liên quan đến hàng hóa đều có mức điểm tương đồng. Các yếu tố cao điểm nhất là nguồn gốc sản phẩm công nghệ đạt 3.97 điểm, nguồn hàng hóa phong phú đa dạng đạt 3.85 điểm. Yếu tố thấp nhất là việc đổi trả lại hàng hóa chỉ có 2.85 điểm. Theo ý kiến của khách hàng, do khách hàng không biết đến việc có thể trả đổi hàng hóa nên thấy việc trả đổi hàng là việc khó khăn. Một số ý kiến lại cho rằng, khi đổi trả hàng hóa thái độ của nhân viên không thân thiện nên họ cảm thấy không thoải mái. Do đó siêu thị cần chú ý đến vấn đề này, tránh gây ra tâm lý phiền hà cho khách hàng Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Mức độ hài lòng về các chương trình khuyến mãi của siêu thị
Hình 2.18: Mức độ hài lòng về giá cả tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên, ta thấy yếu tố giả cả phù hợp với chất lượng của nó được 3.77 điểm. Và yếu tố thấp điểm nhất là giá cả so với chợ không cao hơn chỉ được 3.2 điểm. Điều này cho thấy khách hàng vẫn không thực sự hài lòng về giá cả so với chợ. Nhìn chung theo cam kết bình ổn giá thị trường, giá cả các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày thường không cao hơn so với chợ, nếu có sự chênh lệch thì chỉ cao hơn 1-2%, nhất là các mặt hàng rau củ quả. Vì lý do an toàn vệ sinh thực phẩm, siêu thị luôn lựa chọn những nhà cung cấp rau sạch và an toàn nên giá thành có hơi cao hơn. Thêm vào đó, hiện nay đa phần người dân Việt Nam đang có xu hướng chuyển dần sang mua sắm tại siêu thị, nhưng vẫn còn 65.8% vẫn mua sắm tại chợ. Đặc điểm tâm lý người tiêu dùng thường là cho hàng hóa tại siêu thị luôn mắc hơn chợ, và các mặt hàng rau củ quả, thịt cá thường mắc hơn. Tuy nhiên, trên thực tế giá thường không cao hơn. Cụ thể, theo khảo sát Chanh dây Đà Lạt ngoài chợ bán khoảng 14.000đ/kg thì trong siêu thị chỉ có giá 10.000đ, cà chua ngoài chợ 12.000đ/kg thì trong siêu thị chỉ có 9.000đ, xà lách vẫn giữ mức 30.000đ/kg cao hơn 3000-4000đ so với trong siêu thị,… Nhưng nhìn chung khách hàng tạm thời hài lòng về giá hàng hóa với 3.7 điểm.
Mức độ hài lòng về các chương trình khuyến mãi
Nhằm thu hút thêm khách hàng đến tham quan mua sắm tại siêu thị thì các chương trình khuyến mãi là một yếu tố vô cùng cần thiết. Chính vì thế mà siêu thị cần phải đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về các chương trình khuyến mãi.
Hình 2.19: Mức độ hài lòng về các chương trình khuyến mãi
Như vậy, yếu tố hấp dẫn của các chương trình khuyến mãi chỉ đạt mức 3.58 điểm, chỉ trên mức trung bình. Đối với khách hàng, các chương trình khuyến mãi thường lập đi lặp lại nên không được hấp dẫn. Riêng đối với khách hàng là thành viên và Vip cho rằng quà tặng dành cho họ không mấy hấp dẫn, và chưa thật sự có giá trị. Trong dịp phát quà tết cho khách hàng là thành viên, khách hàng chưa hài lòng với quà tặng của siêu thị, vì vậy cần có nhiều chương trình khuyến mãi hơn. Yếu tố nhận biết các chương trình khuyến mãi tương đối cao 3.8 điểm.
Mức độ hài lòng đối với nhân viên trong siêu thị
Hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì thế siêu thị càng phải quan tâm đến khách hàng hơn. Trong quá trình mua sắm, khách hàng thường xuyên tiếp xúc với nhân viên trong siêu thị. Vì thế, đội ngũ nhân viên cần phải tạo được cảm tình trong lòng khách hàng. Có như thế, siêu thị mới thật sự vững mạnh.
Hình 2.20: Mức độ hài lòng nhân viên tại siêu thị Co.opmart Cần Thơ
Như vậy, theo nghiên cứu cho thấy yếu tố ăn mặc gọn gàng được khách hàng cho điểm 3.6. Thấp nhất là sự có mặt kịp thời của nhân viên trong siêu thị với 3.05 điểm. Theo ý kiến khách hàng, khi khách hàng cần được tư vấn thì không gặp được nhân viên bán hàng, nhất là khu may mặc và thực phẩm công nghệ. Yếu tố nhiệt tình cũng không được đánh giá cao, chỉ đạt 3.1 điểm. Đây là mức điểm thật sự thấp khi yếu tố nhiệt tình là một điều vô cùng quan trọng đối với một siêu thị. Đa số khách hàng đều cho rằng thái độ của nhân viên không vui vẻ khi khách hàng thắc mắc, hoặc trong quá trình tính tiền, giải đáp thắc mắc, nhân viên tỏ ra không vui vẻ, nhiệt tình, vì vậy mà yếu tố thân thiện chỉ đạt 3.33 điểm. Yếu tố giải quyết tốt khiếu nại của khách hàng chỉ đạt 3.38 điểm. Nguyên nhân yếu tố này không được đánh giá cao là do sự chậm trễ trong giải quyết làm cho khách hàng phải chờ đợi quá lâu, hoặc vấn đề không được giải quyết thỏa đáng liên quan đến quyền lợi khách hàng như vấn đề cập nhật điểm số mua hàng, thông tin cập nhật sai.
Đó là những đánh giá chung nhất về nhân viên siêu thị. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về từng nhóm nhân viên, chúng ta cần tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng về từng nhóm nhân viên thông qua bảng điểm sau đây:
Hình 2.21: Mức độ hài lòng từng nhóm nhân viên tại Co.opmart Cần Thơ
Trong các nhóm nhân viên, nhóm nhân viên thấp điểm nhất là nhân viên giữ xe chỉ có 3.23 điểm. Theo ý kiến khách hàng thì nhóm nhân viên tại bãi giữ xe có thái độ không thân thiện lắm trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Đối với nhân viên tại quầy dịch vụ cũng chỉ đạt 3.3 điểm. Nhóm nhân viên này được đánh giá là không thân thiện và tác phong làm việc chưa được chuyên nghiệp, chậm trễ trong khâu khiếu nại, giải quyết thắc mắc của khách hàng. Đối với bộ phận thu ngân, khách hàng cũng cho rằng bộ phận này chưa chuyên nghiệp, tính tiền khá chậm vào những ngày cuối tuần, khiến khách hàng mất nhiều thời gian chờ đợi. Nhìn chung thì thái độ của nhân viên trong siêu thị cần điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Ngày nay khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng và đòi hỏi nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng. Chính vì thế đó cũng là một sức ép không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Siêu thị Co.opmart cũng không nằm ngoài quy luật đó. Như chúng ta đã biết, hiện tại Cần Thơ có 5 siêu thị tập trung trong nội ô thành phố nên tình hình cạnh tranh đang rất gây gắt. Thêm vào đó, với sự thuận lợi trong giao thông, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ, đây là một thách thức không nhỏ cho Co.opmart Cần Thơ. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Hình 2.22: Các yếu tố ảnh hưởng việc không lựa chọn siêu thị Co.opmart
Nhìn vào số liệu trên, ta thấy chổ ở xa và chính sách khuyến mãi kém hấp dẫn chiếm nhiều nhất với 21 sự lựa chọn hay tương ứng với 51.5%. Tiếp theo là sự xuất hiện của siêu thị mới với 16 lựa chọn, chiếm 40%. Sự lựa chọn nơi khác cũng do tác động bởi bạn bè với 14 phiếu, chiếm 22.5%. Yếu tố ít lựa chọn nhất là cách bố trí hàng hóa với 9 phiếu. Như vậy, ngoài yếu tố khách quan là chỗ ở xa, chúng ta không thể kiểm soát, thì các yếu tố còn lại thì có thể. Trong đó, cần chú trọng nhiều ở các chương trình khuyến mãi vì đó cũng là lý do được nhiều người lựa chọn khi không mua sắm tại siêu thị nữa.
Các chương trình khuyến mãi được yêu thích
Cũng theo nghiên cứu về các chương trình khuyến mãi cho thấy, đa số khách hàng đều cho rằng các chương trình khuyến mãi của siêu thị chỉ hơi hấp dẫn, đạt 3.58 điểm. Các chương trình khuyến mãi mà khách hàng thường mong muốn là:
Hình 2.23: Các chương trình khuyến mãi được yêu thích
Thông qua số liệu trên, ta thấy chương trình khuyến mãi được khách hàng yêu thích nhất đó là giảm giá, chiếm 82.5%. Tiếp theo là phương thức tặng kèm sản phẩm cùng loại, chiếm 67.5%, tặng kèm sản phẩm khác loại chiếm 62.5%. Thấp nhất là cào trúng thưởng chỉ chiếm 22.5%.
Với các mong muốn đó, chúng ta cần quan tâm đến cách thức truyển tải thông tin khuyến mãi đến khách hàng sao cho hiệu quả nhất.
Hình 2.24: Nguồn thông tin trong siêu thị
Như vậy, nguồn thông tin hiệu quả nhất chính là các bảng khuyến mãi trên các kệ hàng, có 31 khách hàng lựa chọn chiếm 77.5%. Tuy nhiên, tại các quầy kệ vẫn có hiện tượng các bản giá bị rách, nhòe, ghi thông tin khuyến mãi không rõ ràng. Do đó, siêu thị cần thiết kế các bảng khuyến mãi sao cho thật bắt mắt, tránh hiện trạng các bảng thông tin khuyến mãi bị rách, nhòe,…Vì đây cũng được xem là bộ mặt của siêu thị, cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng khách hàng.
Ngoài ra, các nguồn thông tin từ nhân viên và hệ thống loa phát trong siêu thị cũng hiệu quả, chiếm 40%. Ngày nay, thông tin trên các trang web cũng khá phổ biến, đó cũng là phương tiện giúp siêu thị quảng bá hình ảnh mình đến khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ trang web của siêu thị cũng chưa thật sự cao, chỉ có 17.5%. Tuy nhiên, theo khảo sát thì có rất nhiều khách hàng chưa biết đến website của siêu thị hoặc nếu biết thì cho rằng website còn nghèo nàn về nội dung và trang trí không bắt mắt. Do đó, siêu thị cần nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Nguồn thông tin ít được khách hàng quan tâm đến là băng rôn ngoài siêu thị, chỉ có 2.5%. Nguyên nhân vấn đề là do khách hàng không chú ý đến việc treo băng rôn và băng rôn không tạo được sự chú ý khi khách vào mua sắm.
2.5.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tổng cộng 5 siêu thị, bao gồm Vinmart, Metro, Big C, Lottlemart, Co.opmart. Như vậy sự cạnh tranh giữa các siêu thị là vô cùng gây gắt.
Vinmart
Điểm mạnh: là một siêu thị mới và là một bộ phận của tập đoàn Vincom nên với số vốn mạnh, Vinmart đang có tốc độ phát triển nhanh chóng với nhiều các cửa hàng Vinmart+ nằm rải rác nhiều nơi trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điểm yếu: do siêu thị còn mới nên chưa có nhiều khách hàng.
Metro
Điểm mạnh: Metro là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất thê giới. Metro chuyên về bán sỉ, đối tượng khách hàng chủ yếu là nhà hàng, bệnh viện, trường học, các hộ mua bán lẻ. Kho hàng với sức chứa lớn và bãi xe vô cùng rộng là một lợi thế của siêu thị Metro.
Điểm yếu: Khi đến mua sắm và khi thanh toán tiền hàng cần phải xuất trình thẻ thành viên, gây phiền hà cho khách hàng khi tham gia mua sắm tại siêu thị, trẻ em dưới 1m3 không được vào, không có khu vực vui chơi giải trí, bãi giữ xe khá xa cửa ra vào, hàng hóa chất trên cao tạo cảm giác không an toàn, các xe chất hàng lưu thông trong khuôn viên mua sắm bất kể giờ giấc gây nguy hiểm cho khách hàng trong quá trình mua sắm.
Big C
Điểm mạnh: tập đoàn nước ngoài có tiểm lực tài chính mạnh, giá cả hàng hóa nhìn chung khá rẻ, không gian mua sắm rộng, bãi giữ xe rộng.
Điểm yếu: nằm ở khu vực vị trí giao thông không thuận lợi, hàng hóa sắp xếp chưa được hợp lý, lượng hàng hóa trong kho không đủ đếp đáp ứng nhu cầu khách hàng khi khách hàng cần, một số mặt hàng chất lượng còn kém.
Lottle
Điểm mạnh: tâp đoàn bán lẻ lớn đến từ Hàn Quốc, với số vốn dồi dào cùng kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ nhiều năm, các mặt hàng phong phú, nhiều chủng loại nhập khẩu, tọa lạc ở vị trí giao thông đông đúc.
Điểm yếu: Bãi giữ xe còn chưa đáp ứng được lượng khách hàng lớn vào các ngày lễ, cuối tuần, bố trí cửa ra vào khu mua sắm chưa hợp lý.
Ngày nay, khi Internet ngày càng phát triển thì hình thức mua bán thông qua internet ngày càng nở rộ, rất nhiều cá nhân tham gia mua bán mỹ phẩm, quần áo thông qua Zalo, facebook, và già thành của các sản phẩm này thường rất rẻ do nguồn hàng chủ yếu từ Trung Quốc, đây là một thách thức không nhỏ đối với siêu thị Co.opmart Cần Thơ.
2.5.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
Theo đánh giá, trong năm 2017 thị trường bán lẻ tại Việt Nam khá nóng, mỗi năm doanh thu từ thị trường bán lẻ tăng 23%. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 4/30 quốc gia có mức độ hấp dẫn trong thị trường bán lẻ với các nhà đầu tư nước ngoài, riêng kênh bán lẻ hiện đại dù chỉ mới chiếm khoảng 20.0% trên thị trường bán lẻ nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, con số này sẽ tăng nhanh hơn vào năm 2017. Thêm vào đó, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng hội nhập, chính vì thế họ ngày càng có xu hướng chuyển sang mua sắm tại các kênh bán lẻ hiện đại.
Do tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển và giao thông thuận lợi sau khi cầu Cần Thơ hoàn thành, điều này tạo điều kiện thông thương thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ khác đến Cần Thơ. Mặc dù theo quy định trong cam kết WTO, khi doanh nhiệp nước ngoài muốn gia nhập thị trường bán lẻ tại địa phương, phải xem xét đến nhu cầu kinh tế tại khu vực đó. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này còn khá lõng lẻo, do đó việc các nhà bán lẻ mở thêm chi nhánh vẫn thực hiện khá dễ dàng. Hơn nữa, thông qua việc nhượng quyền hay hợp tác kinh doanh, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam hơn. Như thế với tiềm lực về tài chính, khoa học kỹ thuật, thì sự gia nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là một thách thức lớn đối với Co.op Cần Thơ.
Đối với CoopMart Cần Thơ hiện nay thì đối thủ tiềm ẩn là rất nhiều và nhất là các đối thủ này rất khó xác định nên cần thiết phải cẩn trọng. Theo nghiên cứu từ COLDWELL BANKER Việt Nam (CBVN), rất nhiều nhà bán lẻ lớn nước ngoài đang chuẩn bị để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các tên tuổi danh tiếng khác cũng đang có những bước nghiên cứu và kế hoạch tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam như Tesco (Anh), Wall-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) hay FairPrice (Singapore). E-Mart tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc, đã ký kết thiết lập kinh doanh bán lẻ với đối tác trong nước là tập đoàn U&I tại Bình Dương thông qua việc khai trương một hệ thống các siêu thị với vốn đầu tư 1 tỷ USD. Chuỗi hệ thống siêu thị E-Mart Việt Nam sẽ có vốn đầu tư ban đầu khoảng 80 triệu USD trong đó 80% đến từ E-Mart. Theo kế hoạch đến năm 2020, E-Mart Việt Nam sẽ thiết hệ thống chuỗi 52 siêu thị trên toàn quốc. Ngoài ra, AEON Co Ltd (Nhật Bản) với thương hiệu chuỗi siêu thị Jusco,với doanh thu ròng hàng năm là 15 tỷ USD, tập đoàn AEON được xem là đối thủ năng ký đối bất kỳ nhà bán lẻ nào khi dự kiến trong vòng 10 năm tới, AEON sẽ là một trong 3 nhà phân phối bán lẻ dẫn đầu trên thị trường Châu Á. Luận văn: Thực trạng chiến lược marketing cho co.opmart
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: