Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng cấp đổi quyền sử dụng đất tại Thạch Thất hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thất.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Thạch Thất.
- Kết quả công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSĐ tại huyện Thạch Thất.
- Yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao kết quả công tác cấp đổ, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>>Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lí Đất Đai
3.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Thực trạng cấp đổi quyền sử dụng đất tại Thạch Thất
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để có được cái nhìn tổng quản về công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ của huyện Thạch Thất, nghiên cứu tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ địa chính (tại xã lựa chon), cán bộ thuộc phòng ban liên quan (phòng Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai…) về đánh giá mức độ thực hiện công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ. Với đặc thù của vùng miền điển hình của huyện Thạch thất mang địa hình từ thấp tới cao trải dài theo hứơng tây bắc đề tài chọn 3 xã: Yên Trung, Thị trấn Liên Quan, Bình Yên với các đặc điểm sau:
- Xã Yên Trung: Là xã vùng cao với địa hình đồi núi, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (Vùng cao của huyện Thạch Thất gồm 3 xã: Yên Bình, Tiến Xuân, Yên Trung);
- Thị trấn Liên Quan: Khu vực trung tâm kinh tế của cả huyện địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ;
- Xã Bình Yên (xã cách trung tâm 8 – 10 km) vùng bán sơn địa địa hình vùng trung du. Người dân chủ yếu sản sản xuất nông nghiệp và kết hợp dịch trường hợp.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Luận văn: Thực trạng cấp đổi quyền sử dụng đất tại Thạch Thất
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục trường hợp cho đề tài nghiên cứu; Đề tài thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quyền sử dụng đất, thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đăng ký biến động tại huyện Thạch Thất.
Các số liệu, tài liệu được thu thập tại các cơ quan: Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hà Nội, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Thạch Thất, Phòng Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan chuyên môn của huyện.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các thông tin, tài liệu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí chuyên ngành.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ, đề tài phỏng vấn các cán bộ quản lý (cán bộ địa chính xã, lãnh đạo xã, cán bộ thuộc các phòng ban liên quan, lãnh đạo huyện…) và người dân (thể hiện trong bộ phiếu điều tra).
Cụ thể số liệu các hộ điều tra được tính theo công thức sau:
Trong đó:
n: Số lượng phiếu cần điều tra;
Tổng số giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; e: Là sai số cho phép (e = 10%) (Lê Huy Bá, 2006).
Theo số liệu thống kê của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện
Thạch Thất năm 2018 có tổng 790 trường hợp được cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ. Qua tính toán n = 88,76. Do đó đề tài chọn điều tra 150 hộ dân (được cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ) là phù hợp (cụ thể số lượng cụ thể trường hợp cấp đổi theo từng quyền thể hiện tại bảng 3.2).
Bảng 3.1. Số lượng trường hợp được điều tra theo từng quyền sử dụng đất
3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu Luận văn: Thực trạng cấp đổi quyền sử dụng đất tại Thạch Thất
Toàn bộ số liệu thu thập được đề tài tiến hành tổng hợp, thống kê theo nhóm đối tượng phỏng vấn theo từng chỉ tiêu. Các số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phầm mềm Excel và Word.
3.2.4. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả địa bàn nghiên cứu, tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Thạch Thất, kết quả thực hiện quyền sử dụng đất.
Phương pháp thống kê so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả cấp đổi GCNQSDĐ qua các năm từ 2015 – 2018. Nhằm tìm hiểu công tác cấp đổi GCNQSDĐ tại địa phương khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp… quyền sử dụng đất tại huyện Thạch Thất từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Thạch Thất.
3.2.5. Phương pháp chuyên gia
Đề tài tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tại huyện Thạch Thất. Luận văn: Thực trạng cấp đổi quyền sử dụng đất tại Thạch Thất
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Công tác cấp đổi quyền sử dụng đất tại Thạch Thất