Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Với bờ biển trải dài hơn 3200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn một triệu km2. Việt Nam cũng có mặt nước nội địa rộng lớn nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá và một nền văn minh lúa nước lâu đời. Những yếu tố này đã giúp Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp thủy sản và từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản hàng đầu trong khu vực ( cùng với Indonesia, Philippines và Thái Lan ). Xuất khẩu thủy sản đang trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nói riêng đang và sẽ đối mặt với môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt. Cụ thể, theo chủ tịch Hiệp Hội Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ( VASEP), cảnh báo trong năm 2012 là năm khắc nghiệt nhất đối với các doanh nghiệp thủy sản do các yếu tố như khủng hoảng kinh tế đang diễn ra sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thủy sản toàn cầu và các nước nhập khẩu sẽ có những đòi hỏi cao hơn về vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn an toàn. Nhu cầu của Châu Âu về các mặt hàng giá cao như tôm và cá ngừ sẽ giảm và các khoản thanh toán sẽ chậm lại. Nhiều quốc gia đang ngày càng bảo vệ sản xuất trong nước bằng những rào cản thương mại và điều này là một thách thức cho ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam. Công ty thủy sản lẫn người nuôi đều thiếu vốn đầu tư vào sản lượng và phương thức nuôi trồng bị ảnh hưởng dịch bệnh. Một khi chi phí đầu tư vào đây cao hơn sẽ làm suy yếu nguồn cung cấp nguyên liệu. Mặt khác giá cá chưa qua chế biến đã liên tục giảm, do đó ảnh hưởng đến người nuôi và một số đã chuyển sang ngành nghề khác …Điều này làm cho chi phí sản xuất cao hơn có nghĩa công ty thủy sản cần nhiều vốn lưu động hơn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng là rất khó khăn ( lãi suất ngân hàng phổ biến ở mức 20% ), và đã có rất nhiều công ty thủy sản không thể có được tiền để mua nguyên liệu thô….Nhìn chung có thể nói các khó khăn chủ yếu đối với các công ty thủy sản tập trung vào vấn đề giải quyết nhu cầu về vốn lưu động. Vì quản trị vốn lưu động hiệu quả là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh do tác động của nó lên lợi nhuận của công ty về thanh khoản. Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu các thành phần trong vốn lưu động tác động lên lợi nhuận của công ty thủy sản như thế nào, tác giả đã chọn đề tài “ Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời của các công ty thủy sản trên TTCK Việt Nam “ làm luận văn tốt nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2. Mục đích nghiên cứu Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Dựa trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của chiều dài chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền khách hàng, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và kỳ thanh toán cho người bán lên khả năng sinh lợi của các công ty thủy sản , tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty thủy sản .

Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:

  • Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản lý vốn lưu động đến khả năng sinh lợi.
  • Thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó lên khả năng sinh lợi.
  • Gợi ý một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng sinh lợi của các công ty thủy sản .

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Luận văn tập trung phân tích tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của các công ty thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, song nghiên cứu chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010.

4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên những lý thuyết kinh điển về quản trị vốn lưu động, tỷ suất sinh lời và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo phương pháp OLS để phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các công ty thủy sản trên TTCK Việt Nam . Cụ thể, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu : phân tích thống kê mô tả và phân tích kết quả hồi qui OLS….

5. Nội dung và kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn bao gồm bốn chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời của công ty.

Chương 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Trình bày kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Kết luận bài nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những hạn chế của đề tài.

CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÔNG TY

1.1 Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ giữa các thành phần vốn lưu động với tỷ suất sinh lời của công ty Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty. Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra một con số doanh thu tuyệt vời, giá trị tài sản lớn, qui mô vốn đồ sộ…Tuy nhiên độ lớn của các con số này không nói lên tất cả, và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm giữ rất nhiều tiền trong tay. Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải thu, vốn của doanh nghiệp biết đâu lại có lượng lớn là các khoản phải trả…Vì vậy xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có quyết định tiến hành đầu tư. Cụ thể việc quản trị vốn lưu động là quản trị các thành phần cấu thành của nó bao gồm các khoản mục phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tiền mặt, cụ thể :

Quản trị khoản phải thu khách hàng (quản trị tín dụng):

Việc quản trị tín dụng thương mại đòi hỏi trả lời năm tập hợp các câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì? Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng? Doanh nghiệp có chuẩn bị để giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh không?
  • Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cần khách hàng ký vào biên nhận hay buộc khách hàng ký vào một loại giấy nhận nợ chính thức nào khác?
  • Phân loại khách hàng: Loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay? Để tìm hiểu, doanh nghiệp có tìm hiểu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua của khách hàng không? Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân hàng?
  • Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tín dụng như thế nào để tránh rủi ro? Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng cho các khách hàng mà doanh nghiệp nghi ngờ? Hay doanh nghiệp chấp nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhóm lớn khách hàng thường xuyên?
  • Biện pháp nào mà doanh nghiệp áp dụng thu nợ khi đến hạn? Doanh nghiệp theo dõi thanh toán như thế nào? Doanh nghiệp làm gì với những khách hàng trả tiền miễn cưỡng hay đã kiệt sức vì họ?

Quản trị hàng tồn kho

Tài sản lưu động quan trọng thứ hai là hàng tồn kho. Đây là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang hoặc thành phẩm đang chờ bán và vận chuyển đi. Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề và không phải tồn kho thấp là tốt hay tồn kho cao là xấu. Vấn đề ở chỗ mức tồn kho như thế nào là hợp lý, vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do đó rất khó để xác định mức tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng.

Hình 1.1 Trình bày tóm tắt hậu quả của việc tồn kho hàng hóa quá ít hoặc quá nhiều Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Tiền bị ứ đọng trong hàng tồn kho không sinh lãi trong khi chi phí tích trữ và bảo hiểm phải thanh toán chưa kể đến rủi ro hàng hóa bị hư hỏng hoặc lỗi thời. Do đó, các nhà quản lý sản xuất phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc trữ hàng tồn kho.

Hiện nay có một số phương pháp dùng để quản lý hàng tồn kho như :

  • Hệ thống quản lý tồn kho Just In Time (JIT) là “ chỉ sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm”. Tuy nhiên, mô hình JIT chỉ hiệu quả đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp.
  • Mô hình EOQ (Economic Order Quantity – Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả): Đây là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối tương quan tỉ lệ nghịch. Cụ thể, khi số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm dẫn đến chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng tăng lên. Do đó, mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất.
  • Mô hình POQ (Production Order Quantity): Mô hình này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa nhưng muốn nhận từ từ, vừa nhận vừa sử dụng.

Quản trị tiền mặt

Quản trị tiền mặt là quá trình quản lý lượng tiền mặt tại quỹ và tiền mặt trong tài khoản thanh toán của ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tình hình chi tiêu tiền mặt, xác định nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, từng bước khắc phục tình trạng thừa thiếu lượng tiền mặt trong ngắn hạn và dài hạn. Khi quản trị tiền mặt cần lưu ý rằng có sự giống nhau giữa mô hình quản trị tiền mặt và mô hình quản trị hàng tồn kho. Thực vậy, về hình thức, tiền mặt cũng giống như hàng tồn kho vì cả hai đều là nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất.

Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền mặt dự trữ. Nếu dự trữ quá nhiều so với nhu cầu thực tế sẽ làm vốn tiền mặt bị ứ đọng. Mặt khác, lạm phát ngày càng tăng sẽ làm giảm sút nhanh chóng sức mua của đồng tiền. Ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Để xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý, hạn chế rủi ro phát sinh, các doanh nghiệp có thể vận dụng một trong hai mô hình sau:

Mô hình Baumol

Mô hình này kết hợp chi phí cơ hội và chi phí giao dịch và có thể được dùng để thiết lập số dư tiền mục tiêu. Mô hình Baumol giúp chúng ta hiểu được tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể trong khi ở các công ty lớn, chi phí giao dịch mua và bán chứng khoán lại trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do lưu giữ một số lượng tiền mặt nhàn rỗi.

Mô hình Miller – Orr

Merton Miller và Daniel Orr đã phát triển một mô hình số dư tiền mặt để giải quyết vấn đề dòng tiền vào và ra dao động ngẫu nhiên từng ngày. Trong mô hình này, cả dòng tiền vào và ra đều được tính đến. Mô hình giả định sự phân phối dòng tiền ròng hàng ngày là phân phối chuẩn. Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller – Orr phụ thuộc vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội.

Như vậy quản trị vốn lưu động tốt sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty như thế nào ? Hay nói cách khác quản trị vốn lưu động tác động đến tỷ suất sinh lời công ty ra sao ?

Tỷ suất sinh lời ROA _ Return On assets là một chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho tổng tài sản trung bình. Công thức này cho thấy rằng việc quản trị vốn lưu động hiệu quả sẽ dẫn đến sự gia tăng trong tỷ suất sinh lời và ngược lại.

Chẳng hạn trong thực tế vốn lưu động được xem như là một chỉ số giúp các nhà đầu tư có nhận định về hiệu quả hoạt động của công ty. Lượng tiền bị đọng trong hàng tồn kho hoặc lượng tiền mà khách hàng còn đang nợ đều không thể sử dụng để chi trả bất cứ khoản nợ nào của công ty cho dù nó vẫn là tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty. Vì vậy nếu một công ty không hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất ( VD: thu hồi nợ chậm) thì điều này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng sự gia tăng trong vốn hoạt động. Có thể nhận thấy điều này rõ ràng hơn nếu so sánh vốn lưu động của công ty qua các thời kỳ, việc thu hồi nợ chậm có thể là dấu hiệu cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động của công ty và đồng thời làm giảm khả năng sinh lời của công ty.

Bên cạnh đó, tiền chính là nhựa sống của công ty. Nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động tái đầu tư và đáp ứng các nhu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạng xấu. Điều này làm giảm khả năng sinh lời cho công ty. Do đó nắm rõ được tình hình nguồn tiền của công ty là điều tối quan trọng để tiến hành ra quyết định. Trong đó đánh giá tình hình nguồn tiền của doanh nghiệp dựa trên quản lý vốn lưu động là biện pháp hữu hiệu .

Đối với các nhà quản lý tài chính, các chỉ tiêu liên quan đến vốn lưu động là rất quan trọng, bởi vốn lưu động là chỉ số liên quan mật thiết đến lượng tiền của doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Xét trường hợp đơn giản : Nhà sản xuất Chocolate Bergen đã sử dụng 10.000 USD để mua đường, sữa, socholate và các phụ liệu …nhập kho. Một tuần sau, số nguyên liệu này được đưa vào dây chuyền sản xuất để làm ra chocolate và nhập kho thành phẩm. Tuần tiếp theo, số bánh kẹo này được đưa ra các cửa hàng đại lý. Hai tuần sau đại lý chuyển tiền vào tài khoản công ty. Như vậy lượng tiền 10.000 USD đã bị đọng vốn trong quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông trong vòng 4 tuần chính là vốn lưu động. Nếu nguyên vật liệu mua về không được đưa ngay vào sản xuất mà tồn kho 1 tháng thì công ty sẽ bị đọng vốn trong khâu dự trữ 1 tháng và nguồn tài chính này không được sử dụng cho các đầu tư khác. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động công ty làm giảm khả năng sinh lời. Mặt khác nếu đại lý trả tiền ngay cho công ty thì số tiền này lại được dùng ngay để mua nguyên vật liệu cho sản xuất và đầu tư vào các dự án khác đem lại lợi nhuận, gia tăng tỷ suất sinh lời. Hay doanh nghiệp sẽ bị đặt trong tình trạng xấu nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn và nhà cung cấp đòi tiền gấp. Lúc này tỷ suất sinh lời chắc chắn cũng bị sụt giảm theo do quản lý tín dụng không hiệu quả….

Nhìn chung các trường hợp tăng hay giảm các khoản phải thu, tiền mặt , tồn kho đều có tác động tương ứng đến tỷ suất sinh lời của công ty. Có rất nhiều lý do giải thích tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động , cụ thể :

Đối với công ty sản xuất tài sản lưu động chiếm hơn một nửa tổng tài sản của nó. Đối với công ty thương mại, tài sản lưu động chiếm nhiều hơn. Việc đầu tư tài sản lưu động quá mức dẫn đến kết quả lợi nhuận từ đầu tư kém hiệu quả. Tuy nhiên, Van Horne và Wachowicz (2004) chỉ ra rằng đầu tư tài sản lưu động quá nhiều có thể có tác động tiêu cực của lợi nhuận công ty. Trong khi đầu tư tài sản lưu động ở mức thấp làm giảm thanh khoản và tồn kho, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động thông suốt. Shin and Soenen (1998) cho rằng hiệu quả của việc quản trị vốn lưu động đóng vai trò quan trọng của chiến lược tổng thể doanh nghiệp để tạo ra giá trị cổ đông. Vốn lưu động được coi là kết quả của khoảng thời gian giữa chi tiêu cho việc mua nguyên vật liệu và thu về các doanh thu bán hàng hóa. Cách quản trị vốn lưu động có tác động đáng kể cho cả thanh khoản và lợi nhuận của công ty. Lamberson(1995) cho thấy rằng quản lý vốn lưu động đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức, nhiều nhà quản lý tài chính gặp khó khăn để xác định các công cụ điều khiển quan trọng của vốn lưu động và mức độ tối ưu của vốn lưu động. Kết quả là, các công ty có thể giảm thiểu rủi ro và cải thiện hiệu suất tổng thể của họ nếu họ có thể hiểu được vai trò và yếu tố quyết định vốn lưu động. Một công ty có thể chọn một chính sách quản trị vốn lưu động tích cực với một mức độ tài sản lưu động thấp là tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản, hoặc nó cũng có thể được sử dụng cho các quyết định tài chính của công ty ở mức độ cao của nợ ngắn hạn là tỷ lệ phần trăm của tổng nợ phải trả (Afza và Nazir, 2009). Giữ một sự cân bằng tối ưu giữa mỗi thành phần vốn lưu động là mục tiêu chính của quản trị vốn lưu động. Kinh doanh thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính để quản lý hiệu quả các khoản phải thu, hàng tồn kho, và các khoản phải trả (Filbeck và Krueger, 2005). Lamberson (1995) chỉ ra rằng hầu hết thời gian và nỗ lực quản lý tài chính được sử dụng trong việc xác định mức độ chưa tối ưu của tài sản lưu động và nợ phải trả và mang chúng đến mức tối ưu. Một mức độ tối ưu của vốn lưu động là một sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả. Nó yêu cầu giám sát liên tục để duy trì mức độ tối ưu của các thành phần khác nhau của vốn lưu động, chẳng hạn như các khoản phải thu tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải nộp (Afza vàNazir, 2009). Một biện pháp phổ biến của quản lý vốn lưu động là chuyển đổi chu kỳ tiền mặt, định nghĩa là tổng của ngày bán hàng ( kỳ thu tiền bình quân) và kỳ luân chuyển hàng tồn kho ít hơn các khoản phải trả, phải nộp (Keown et al, 2003). Khoảng thời gian này càng lâu, mức đầu tư cho vốn lưu động càng lớn . Một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài có thể làm tăng lợi nhuận bởi vì nó dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty cũng có thể giảm với việc chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, nếu chi phí đầu tư vốn lưu động cao hơn và tăng nhanh hơn so với những lợi ích của giữ hàng tồn kho và trợ cấp hàng tồn kho và tín dụng thương mại cho khách hàng nhiều hơn (Deloof, 2003). Cuối cùng, quản trị vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, nó có thể tác động đến sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh bởi vì quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Vì thế để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của công ty, chúng ta cần xem xét từng thành phần của vốn lưu động có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời như thế nào để từ đó có cách xử lý thích hợp nhằm duy trì các thành phần vốn lưu động mức thỏa đáng có nghĩa là vốn lưu động không nên nhiều cũng không nên ít nhưng phải đủ.

1.2 Những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời của công ty Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Các quyết định về lượng hàng hóa tồn kho, kỳ hạn thu nợ khách hàng cũng như kỳ thanh toán cho người bán được phản ánh trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của công ty. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng chỉ tiêu này để phân tích sự ảnh hưởng của các thành phần trong vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của công ty. Nội dung chính của những bài nghiên cứu này có thể được tóm tắt như sau:

Tác giả David M. Mathuva, Khoa Thương mại, Đại học Strathmore, 9928, 00200, Nairobi đã nghiên cứu mẫu gồm 30 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE), Kenyan và sử dụng dữ liệu trong năm 1993- 2008 để xem xét “ Sự ảnh hưởng của các thành phần quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của công ty ”. Các phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này là: (1) tồn tại mối tương quan nghịch biến ở mức ý nghĩa cao giữa thời gian công ty thu hồi tiền mặt từ khách hàng (kỳ thu tiền bình quân_ACP) và tỷ suất sinh lợi (p<0.01). Điều này có nghĩa là các công ty sinh lợi cao hơn tốn ít thời gian hơn để thu hồi tiền mặt từ khách hàng của họ; (2) Tồn tại mối tương quan đồng biến ở mức ý nghĩa cao giữa thời gian cần thiết để chuyển từ hàng tồn kho thành doanh thu (kỳ luân chuyển hàng tồn kho_ ICP) và tỷ suất sinh lợi (p<0.01). Điều này có nghĩa là công ty nào duy trì mức tồn kho hợp lý sẽ giảm được chi phí phát sinh do những gián đoạn tiềm năng trong quá trình sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh do khan hiếm sản phẩm. Điều này giúp làm giảm chi phí cung ứng của công ty và bảo vệ công ty khỏi các biến động giá; (3) Tồn tại mối tương quan đồng biến ở mức ý nghĩa cao giữa thời gian công ty thanh toán cho chủ nợ (kỳ trả tiền bình quân _ APP) và tỷ suất sinh lợi (p<0.01). Điều này ám chỉ rằng thời gian công ty thanh toán cho chủ nợ càng lâu, lợi nhuận nó thu được càng nhiều.

Quản trị vốn lưu động ( liên quan đến việc quản lý tài sản lưu động và nợ phải trả ngắn hạn) rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp bởi vì nó tác động trực tiếp đến khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty (Appuhami, 2008; Christopher và Kamalavalli, 2009; Dash và Ravipati, 2009; Deloof, 2003; Eljelly, 2004; Raheman và Nasr, 2007). Ví dụ như, tài sản lưu động của một công ty sản xuất điển hình hay thậm chí là của một công ty phân phối chiếm hơn một nữa tổng tài sản của công ty. Deloof (2003) đã đưa ra nhận định tương tự rằng các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ phần trăm đáng kể trong tổng tài sản của một công ty. Mức dư thừa tài sản lưu động có thể dễ dàng khiến công ty tạo ra mức thu nhập thấp hơn so với đầu tư. Tuy nhiên, các công ty có quá ít tài sản lưu động lại có thể mắc phải sự thiếu hụt và khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh suôn sẻ (Van Home và Wachowicz, 2005).

Tỷ suất sinh lợi là tỷ lệ thu nhập trên đầu tư của công ty. Một sự đầu tư lớn không xác đáng vào các tài sản lưu động sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập này (Vishnani,2007). Mục đích của quản trị vốn lưu động là quản lý các tài khoản lưu động của công ty để đạt được sự cân đối mong muốn giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro (Ricci và Vito, 2000). Shin và Soenen (1998) phát hiện ra rằng quản trị vốn lưu động hiệu quả là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược toàn công ty hướng đến mục tiêu tạo giá trị cổ đông. Các thành phần khác nhau của quản trị vốn lưu động được chỉ ra như sau:

Kỳ thu tiền bình quân (ACP) là thời gian cần thiết để thu hồi tiền mặt từ khách hàng. Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng như một đại diện cho chính sách thu tiền và như một biến độc lập sử dụng trong các nghiên cứu trước đây (Deloof, 2003; Garcia-Teruel và Martinez-Solano, 2007; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Raheman và Nasr, 2007).

Hình 1.2: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ kinh doanh

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) đề cập đến thời gian chuyển đổi từ hàng tồn kho được giữ tại công ty thành doanh thu. Nhất quán với các nghiên cứu trước như Deloof (2003), Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007), Lazaridis và Tryfonidis (2006) và Raheman và Nasr (2007), kỳ luân chuyển hàng tồn kho được sử dụng như một đại diện cho chính sách hàng tồn kho.

Kỳ trả tiền bình quân (APP) là thời gian cần thiết để thanh toán có các nhà cung cấp của công ty. Nhất quán với Deloof (2003), Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007), Lazaridis và Tryfonidis (2006) và Raheman và Nasr (2007), kỳ trả tiền bình quân được sử dụng như một đại diện của chính sách trả nợ của công ty.

Các mối tương quan khác nhau giữa các thành phần vốn lưu động được thể hiện ở hình 1.2

Quản trị vốn lưu động hiệu quả bao gồm việc lập kế hoạch và kiểm soát các tài sản lưu động và nợ phải trả ngắn hạn theo hướng loại trừ rủi ro mất khả năng của công ty khi đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn cũng như tránh đầu tư quá mức vào các tài sản này (Eljelly, 2004). Các nhà quản lý dành thời gian đáng kể cho các vấn đề hàng ngày có liên quan đến các quyết định về vốn lưu động (Raheman và Nasr, 2007). Một lý do giải thích cho điều này là các tài sản lưu động là các đầu tư ngắn hạn, chúng được liên tục chuyển đổi thành các loại tài sản khác (Rao, 1989). Bằng việc xem xét các khoản nợ phải trả ngắn hạn, công ty có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này đúng hạn. Từ những vấn đề trên, việc quyết định mức độ của các thành phần vốn lưu động khác nhau trở nên thường xuyên, lặp đi lặp lại và tiêu tốn nhiều thời gian (Appuhami, 2008).

Quản trị vốn lưu động là một bộ phận rất cần thiết trong lĩnh vực quản trị tài chính. Nó liên quan đến việc quyết định số lượng và cấu thành các tài sản lưu động và việc tài trợ cho các tài sản này. Tài sản lưu động bao gồm tất cả những tài sản, trong quá trình kinh doanh bình thường, có thể chuyển sang tiền mặt trong một thời gian ngắn, thông thường là một năm, chẳng hạn như khoản đầu tư ngắn hạn có thể sẵn sàng chuyển đổi sang tiền mặt khi cần thiết (Raheman và Nasr, 2007). Smith (1980) và Raheman và Nasr (2007) cho rằng quản trị vốn lưu động rất quan trọng bởi vì các tác động của nó lên tỷ suất sinh lợi và rủi ro của công ty cũng như giá trị của công ty đó.

Cách thức mà vốn lưu động được quản lý có thể tác động đáng kể lên cả khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty (Deloof, 2003). Lấy ví dụ như, các quyết định theo hướng tối đa hóa tỷ suất sinh lợi sẽ làm tối thiểu hóa khả năng thanh khoản tương xứng. Ngược lại, tập trung hoàn toàn vào thanh khoản sẽ tạo xu hướng làm giảm tỷ suất sinh lợi tiềm năng của công ty. Một công ty có thể đạt được doanh số lớn hơn bằng một chính sách tín dụng nới lỏng, chính sách này sẽ kéo dài chu kỳ tiền mặt. Trong trường hợp này, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn có thể đạt được một tỷ suất sinh lợi cao hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm truyền thống về mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ suất sinh lợi của công ty thì, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn sẽ làm tổn hại đến tỷ suất sinh lợi của công ty.

Bảng 1.1 : Mối quan hệ giữa WCM và tỷ suất sinh lợi (1993-2008) theo mô hình bình phương bé nhất tổng thể (OLS)

Các giá trị p-value nằm trong ngoặc đơn với *, ** và *** biểu thị mức ý nghĩa 10, 5 và 1% tương ứng. Kết quả đạt được bằng cách sử dụng mô hình ước lượng bình bình phương bé nhất. Nguồn: dữ liệu khảo sát 1993-2008, tính toán của tác giả

Thông qua kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất OLS, bài nghiên cứu đưa ra nội dung chủ yếu là các nhà quản trị có thể thực sự tạo ra giá trị cho cổ đông của họ bằng cách giảm ACP và tăng ICP. Đồng thời dựa vào các phát hiện quan trọng từ bài nghiên cứu này, các kết luận sau đây có thể được rút ra:

  • Việc quản trị của một công ty có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của nó bằng cách giảm số ngày thu tiền.
  • Việc quản trị cũng có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách tăng hàng tồn kho đến một mức hợp lý. Các công ty cũng có thể kéo dài thời gian thanh toán cho chủ nợ miễn là họ không gây căng thẳng trong mối quan hệ của mình với các chủ nợ này.
  • Các công ty có thể nhận được các lợi thế cạnh tranh lâu dài bằng cách tận dụng các nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả thông qua việc rút ngắn một cách cẩn thận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến điểm cực tiểu của nó. Như vậy, tỷ suất sinh lợi của công ty được kỳ vọng sẽ gia tăng. Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Athens, các tác giả Ioannis Lazaridis và Dimitrios Tryfonidis đã sử dụng một mẫu gồm 131 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Athens (ASE – Athens Stock Exchange) trong giai đoạn 2001 – 2004. Mục đích của bài nghiên cứu này là thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lợi, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó đối với những công ty niêm yết trên ASE. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lợi, được đo lường bởi lợi nhuận hoạt động gộp và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Hơn nữa, các nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng cách quản lý chu kỳ chuyển đổi tiền mặt một cách phù hợp và duy trì mỗi thành phần (tài khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán và hàng tồn kho) ở mức tối ưu.

Mặt khác năm 2010, Bài viết về “ Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời ” của các tác giả Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur đã tìm cách mở rộng thêm phát hiện của Lazaridis và Tryfonidis về mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và lợi nhuận. Một mẫu gồm 88 công ty Mỹ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán NewYork trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2005- 2007 đã được lựa chọn. Họ tìm thấy mối quan hệ quan trọng giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận, được đo lường thông qua lợi nhuận gộp. Theo đó, nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty họ bằng việc xử lý một cách đúng đắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tài khoản phải thu ở mức tối ưu. Nghiên cứu này đã đóng góp thêm tài liệu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận doanh nghiệp.

Ngoài ra, để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán, công ty phải duy trì một số dư tiền mặt hợp lý. Các quyết định về tín dụng thương mại, sản xuất và tiền mặt có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc quản trị vốn lưu động nhằm tạo ra một tổng thể tốt cho công ty. Bằng việc sử dụng các biến :

AR = Các khoản phải thu

AP = Tài khoản các khoản phải trả

INV = Hàng tồn kho = chu kỳ chuyển đổi tiền mặt LNS = Qui mô công ty

FD  = Đòn bẩy tài chính

FFA = Tỷ lệ tài sản tài chính cố định trên tổng tài sản

Thông qua phương pháp thống kê mô tả, kiểm định tương quan và xây dựng mô hình hồi quy và phân tích tác động giữa các biến, tác giả đã rút ra kết luận về các quan sát như sau :

  • Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận ( đo lường thông qua lợi nhuận gộp) và kỳ thu tiền bình quân .
  • Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận. Vì vậy, có vẻ như lợi nhuận hoạt động điều khiển nhà quản lý làm như thế nào trong việc quản lý tài khoản phải thu khách hàng. Vì thế, những phát hiện của nghiên cứu này khuyến nghị rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng việc giảm số ngày cho tài khoản phải thu khách hàng. Ngoài ra mối quan hệ nghịch biến giữa các khoản phải thu khách hàng và lợi nhuận của công ty cũng cho rằng các công ty lợi nhuận thấp sẽ theo đuổi việc giảm tài khoản phải thu khách hàng trong nổ lực giảm khoảng cách trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của họ.

Trên cơ sở các kết quả của bài báo này, tác giả cũng khẳng định rằng lợi nhuận có thể được tăng thêm nếu công ty quản trị vốn lưu động một cách hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản trị vốn lưu động có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho công ty. Vốn lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn chủ yếu của công ty chẳng hạn như các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tiền mặt. Các công ty thường bán chịu hàng hóa, do đó, họ phải mất nhiều tuần thậm chí nhiều tháng mới được khách hàng thanh toán. Các nhà quản lý phải thiết lập các điều kiện bán chịu, quyết định sẽ cấp tín dụng cho khách hàng nào và bảo đảm rằng họ sẽ thanh toán đúng hạn. Bên cạnh đó, để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, công ty phải dự trữ nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm. Tuy nhiên, việc dự trữ các loại hàng tồn kho này đòi hỏi một chi phí đáng kể đồng thời làm ứ đọng vốn. Do đó, quản trị hàng tồn kho là sự cân đối giữa lợi ích và chi phí của việc nắm giữ một lượng lớn hàng tồn kho. Luận văn: Quản trị vốn lưu động của các Công ty thủy sản

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Khái quát về tỷ suất sinh lợi của các Công ty thủy sản

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x