Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1. Phân tích mô tả dữ liệu
Qua bảng số liệu cho thấy giá trị tổng tài sản trung bình của mẫu số liệu là 1.094.154 triệu đồng, giá trị tổng tài sản lớn nhất là mã chứng khoán PVS, 22.630.323 triệu đồng và bé nhất là mã chứng khoán DST, 12.148 triệu đồng. Giá trị sổ sách cổ phiếu trung bình của mẫu là 16.794 đồng, giá trị cao nhất là mã chứng khoán VSC, 181.700 đồng, giá trị thấp nhất là mã chứng khoán PVE, 2.600 đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình là 57%, tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất là mã chứng khoán VNA 150% (2009), tỷ lệ chi trả cổ tức thấp nhất là mã chứng khoán SFI, 7% (2007). Tổng vốn chủ sở hữu trung bình là 477.095,3 triệu đông, vốn chủ sở hữu lớn nhất là mã chứng khoán VNM, 12.477.205 triệu đồng, vốn chủ sở hữu thấp nhất là mã chứng khoán CID, 6.166 triệu đồng (năm 2007). Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình của mẫu là 115.171,4 triệu đồng, dòng tiền hoạt đông sản xuất kinh doanh lớn nhất là mã chứng khoán PPC, 26.798.772 triệu đồng (năm 2007) và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh thấp nhất là mã chứng khoán BBC, – 858.243 triệu đồng (năm 2008). Giá trị thị trường trung bình của cổ phần là 22.026 đồng, giá trị thị trường lớn nhất là mã chứng khoán IMP 139.000 đồng (năm 2007), giá thị trường thấp nhất là mã chứng khoán HTP 2.700 đồng (năm 2010). Lợi nhuận trung bình của mẫu nghiên cứu là 104.353,3 triệu đồng, lợi nhuân cao nhất là mã chứng khoán VNM 4.218.182 triệu đồng (2011), lợi nhuận thấp nhất là mã chứng khoán PNC, 5 triệu đồng (năm 2011). Lợi nhuận giữ lại trung bình của mẫu là 91.205,7 triệu đồng, lợi nhuận giữ lại cao nhất là mã chứng khoán VNM, 4.177.446 triêu đồng (năm 2011) và lợi nhuận giữ lại thấp nhất là mã chứng khoán PPC, 0 đồng (năm 2008). Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết
Mô tả giá trị các biến trong mô hình hồi quy:
Bảng 4-2: Mô tả các biến quan sát trong mô hình hồi quy
Trong đó AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản, DPR là tỷ lệ chi trả cổ tức, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản, YLD là tỷ suất cổ tức, bằng cổ tức chia cho giá thị trường của cổ phiếu.
Qua bảng số liệu cho thấy tổng tài sản trung bình của mẫu nghiên cứu tăng qua năm năm là 29,5%, tỷ lệ tăng lớn nhất là mã chứng khoán HBC 637,33% (năm 2007), tỷ lệ tăng thấp nhất là mã chứng khoán TRC – 43,92% (năm 2007). Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty qua các năm là 56,86%, tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất là mã chứng khoán VNA 150% (năm 2009), tỷ lệ chi trả cổ tức thấp nhất là mã chứng khoán SFI 7% (năm 2007). Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản trung bình là 6,62%, giá trị lớn nhất là mã chứng khoán TMC 190,25% năm 2011, giá trị thấp nhất là mã chứng khoán LAF – 69,57% (năm 2011). Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trung bình là 51,96%, tỷ lệ cao nhất là mã chứng khoán CJC 92,75% (năm 2008), tỷ lệ thấp nhất là mã chứng khoán HTV 4,49% (năm 2008). Giá trị thị trường chia giá trị sổ sách bình quân là 1,63 lần, cao nhất là mã chứng khoán PVE 18,15 lần (năm 2007), thấp nhất là mã chứng khoán VSC 0,1783 lần (năm 2009). Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu bình quân là 15,98%, tỷ lệ cao nhất là mã chứng khoán NTL 72,83% (năm 2010), tỷ lệ thấp nhất là mã chứng khoán PNC 0% (năm 2011). Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản trung bình là 9,56%, cao nhất là mã chứng khoán DRC 56,19% (năm 2009) và thấp nhất là mã chứng khoán PPC 0,03% (năm 2011). Logarit tự nhiên của tổng tài sản trung bình là 12,908, cao nhất là mã chứng khoán PVS 16,935 (năm 2011), thấp nhất là mã chứng khoán DST 9,4049 (năm 2008). Tỷ suất cổ tức trung bình là 12,08%, cao nhất là 69,81% và thấp nhất là 1,01%.
Dựa vào các giá trị tính được ở bảng trên cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của mẫu nghiên cứu là 56,86% thấp hơn mẫu nghiên cứu ở Thái Lan (Yordying Thanatawee, 2009) và tỷ suất cổ tức trung bình là 12,8% cao hơn mẫu nghiên cứu tại Thái Lan là 9,16%. Hai chỉ tiêu này của mẫu nghiên cứu cao hơn nhiều so với Mỹ, tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của Mỹ là 33% và tỷ suất cổ tức là 5% (Aviazian, 2003), nguyên nhân có thể là do ở Việt Nam có mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp hơn ở Mỹ.
Lợi nhuận giữ lại của mẫu nghiên cứu là 15,98% thấp hơn nhiều so với mẫu nghiên cứu tại Thái Lan là 44,42% và càng thấp hơn mẫu nghiên cứu ở Mỹ của DeAngelo et al (2006) là 74,8%. Tỷ lệ lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản trung bình của mẫu nghiên cứu là 9,56%, trong khi đó mẫu nghiên cứu ở Thái Lan là 12,04% và giá trị này trong bài nghiên cứu của DeAngelo et al (2006) ở Mỹ là 8,6%. Tỷ lệ tăng tài sản trung bình ở Thái Lan là 10,67% và tỷ lệ tăng tài sản trung bình trong mẫu nghiên cứu này là 29,05%. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ) của mẫu nghiên cứu là 51,96% cao hơn mẫu nghiên cứu của Thái Lan là 38,22%. Tỷ lệ dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản chưa cho thấy biểu hiện vấn đề dòng tiền tự do trong mẫu nghiên cứu, bởi vì các công ty có dòng tiền âm vẫn chi trả cổ tức.
Phân tích sự khác nhau các đặc tính của biên, phân theo chính sách cổ tức
Bảng 4-3: Kiểm tra sự khác nhau giữa các biến phân theo chính sách cổ tức
Mẫu sử dụng tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình để chia làm hai nhóm HDPR và LDPR, trong đó HDPR là các biến có tỷ lệ chi trả cổ tức lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ cổ tức của mẫu và LDPR là các biến có tỷ lệ chi trả cổ tức nhỏ hơn trung bình mẫu. Tương tự, sử dụng tỷ suất cổ tức để chia làm hai nhóm HYLD và LYLD, trong đó HYLD các là biến có tỷ suất lớn hơn hoặc bằng trung bình mẫu và LYLD là các biến có tỷ suất cổ tức nhỏ hơn trùng bình mẫu.
Dùng để chỉ các kiểm định có ý nghĩa ở mức 5%, ** để chỉ kiểm định có ý nghĩa ở mức 10%
Bảng số liệu trên đã phân chia các đặc tính của biến thành biến có tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức cao, với các đặc tính của biến có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp và tỷ suất cổ tức thấp. Kết quả đã cho ta thấy rõ bức tranh về chính chính sách cổ tức với các đặc tính của công ty. Mặc dù các biến được phân chia theo tỷ lệ cổ tức trung bình có nhiều biến có ý nghĩa hơn cho thấy sự khác nhau giữa các biến hơn so với các biên được phân chia theo tỷ suất cổ tức, nhưng sự khác nhau giữa các biên lại không đúng với lý thuyết về vòng đời kinh doanh và lý thuyết dòng tiền tự do. Kết quả này tương tư như kết quả nghiên cứu được thực hiện ở Thái Lan của Yodying Thanatawee (2009). Đối với các biến được phân chia theo tỷ suất cổ tức thì đúng với lý thuyết dòng tiền tự do và vòng đời kinh doanh hơn, kết quả cho thấy công ty có dòng tiền mặt tự do và lợi nhuận giữ lại nhiều hơn sẽ chia cổ tức nhiều hơn (đúng với lý thuyết dòng tiền mặt tự do), kết quả cũng cho thấy công ty có tỷ lệ tăng tài sản nhiều hơn cũng chi trả cổ tức nhiều hơn (điều này đúng với lý thuyết về vòng đời kinh doanh)
Như vậy qua bảng số liêu trên ta thấy việc phân chia các biên theo tỷ suất cổ tức thì các biến có đặc tính phù hợp với lý thuyết vòng đời kinh doanh và lý thuyết dòng tiền. Tuy nhiên phần lớn các biến phân chia theo tỷ lệ chi trả cổ tức lại không đúng với hai lý thuyết này. Trong phần tiếp theo luận văn sẽ đi vào làm rõ hơn mối quan hệ giữa các biên với chính sách cổ tức.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình: Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết
Bảng 4-4: Hệ số tương quan giữa các biến
Trong đó AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản, DPR là tỷ lệ chi trả cổ tức, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản, YLD là tỷ suất cổ tức, bằng cổ tức chia cho giá thị trường của cổ phiếu.
Qua bảng cho thấy các biến đưa vào mô hình đều có tương quan với nhau (hệ số tương quan khác 0) nhưng ít chặt chẽ. Tỷ lệ chi trả cổ tức có mối tương quan dương với tỷ suất cổ tức, mối tương quan này là phù hợp. Các biến tỷ lệ tăng của tổng tài sản, tỷ lệ dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản, tỷ lệ nợ chia cho tổng tài sản, giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách, lợi nhuận giữ lại chia cho vốn chủ sổ hữu, lợi nhuận chia cho tổng tài sản và logarit tự nhiên của tổng tài sản đều có quan hệ âm với tỷ lệ chi trả cổ tức. Mối quan hệ giữ biên tỷ suất cổ tức và các biên còn lại có sự khác biệt đáng kể. Tỷ suất cổ tức có mối tương quan âm với biên tỷ lệ tăng tổng tài sản, biến giá trị thị trường chia giá trị sổ sách và biến logarit tự nhiên của tổng tài sản. Ngược lai biến tỷ suất cổ tức có mối quan hệ dương với các biến dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản, biến tỷ lệ nợ chia cho tổng tài sản, biến lợi nhuận giữ lại chia cho vốn chủ sở hữu và biến lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản.
Nhìn chung hệ số tương quan giữa các biến tương đối thấp (nhỏ hơn 0,8) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình.
4.3. Phân tích hồi quy Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết
Trong phần này bài nghiên cứu đi vào kiểm tra lý thuyết dòng tiền mặt tự do (the free cash flow) và lý thuyết vòng đời kinh doanh (life-cycle hypotheses), phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách cổ tức (đại diện là biên tỷ lệ chi trả cổ tức DPR và biến tỷ suất cổ tức YLD) với các biến độc lập: dòng tiền từ sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản (FCF), lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu (RE/TE), lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản (ROA), logarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ tăng tổng tài sản (AGR), giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của cổ phần (MTB), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LEV).
Mô hình 1: Mô hình hồi quy biên tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) theo các biến
AGR, FCF, LEV, MTB, RE/TE, ROA, SIZE.
Dependent Variable: DPR
Method: Least Squares
Date: 10/25/12 Time: 09:44
Sample: 1 805
Included observations: 805
Theo kết quả hồi quy cho thấy mô hình có giá trị Prob(F-statistic) <5% nên mô hình hồi quy phù hợp. Giá trị kiểm đinh Durbin-Watson stat=1,59 (1 < d < 3, mô hình không có hiện tượng tự tương quan1) cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. So với mức ý nghĩa 5% thì biến SIZE, ROA và LEV có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại ít có giá trị thống kê. Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết
Do các biến FCF, RE/TE, SIZE và MTB không có giá trị thống kê nên ta loại các biến này ra khỏi mô hình và có kết quả sau:
Dependent Variable: DPR
Method: Least Squares
Date: 10/25/12 Time: 16:12
Sample: 1 805
Included observations: 805
Dựa vào bảng kết quả trên cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) có mối quan hệ dương với biến dòng tiền mặt tự do (FCF), điều này phù hợp với lý thuyết về dòng tiền mặt tự do. Tuy nhiên mối quan hệ này lại có mối quan hệ này có ít ý nghĩa thống kê (Pvalue >5%). Biến DPR lại có mối quan hệ âm với biến RE/TE (lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu), biến ROA (lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản) và SIZE (logarit tự nhiên của tổng tài sản), mối quan hệ này không phù hợp với lý thuyết dòng đời kinh doanh, tuy nhiên mối quan hệ giữa biến DPR và biến RE/TE lại ít có ý nghĩa thống kê (Pvalue>5%). Theo lý thuyết vòng đời kinh doanh thì công ty trong giai đoạn tăng trưởng sẽ ít chi trả cổ tức. Điều này lại diễn ra ngược lại, kết quả bảng trên cho thấy công ty mối quan hệ dương giữa tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) và MTB (giá thị trường chia cho giá trị sổ sách), so với mức ý nghĩa 5% thì mối quan hệ này đáng tin cậy. Biến AGR (tỷ lệ tăng tổng tài sản) có mối quan hệ dương với DPR, mối quan hệ này đáng tin cậy (vì Pvalue<5%). Biến còn lại LEV (tỷ lệ nợ chia cho tổng tài sản) có mối quan hệ âm với DPR, mối quan hệ này là đáng tin cậy (vì Pvalue<5%).
Như vậy kết quả thu được từ mô hình 1 cho thấy chỉ có 3 biến AGR, ROA và LEV có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên chỉ có biến LEV là phù hợp với lý thuyết nghiên cứu. Mối quan hệ giữa các biến được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 4-5: Kết quả hồi quy các biến độc lập theo biến tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) so với kỳ vọng
Trong đó DPR là tỷ lệ chi trả cổ tức và YLD là tỷ suất cổ tức, bằng cổ tức chia cho giá thị trường của cổ phiếu, hai biến này đại diện cho chính sách cổ tức. AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản qua từng năm, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Dùng để chỉ các biến có ý nghĩa ở mức 5% và 10%.
Mô hình 2:
Mô hình hồi quy biên tỷ suất cổ tức (YLD) theo các biến AGR, FCF, LEV,MTB,RE/TE, ROA, SIZE
Dependent Variable: YLD
Method: Least Squares
Date: 10/25/12 Time: 09:51
Sample: 1 805
Included observations: 805
Từ bảng kết quả thu được cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp (vì có Prob (F-statistic) <5%). Mô hình cũng không có hiện tượng tự tương quan (vì giá trị Durbin-Watson stat =1,9). So với mức ý nghĩa 5% thì các biến FCF, SIZE, AGR, MTB, LEV đều có ý nghĩa thống kê. Các biền còn lại là RE/TE, ROA, không có ý nghĩa (so với 5%) nên loại ra khỏi mô hình, sau khi loại hai biến này ta có kết quả sau:
Dependent Variable: YLD
Method: Least Squares
Date: 10/25/12 Time: 17:25
Sample: 1 805
Included observations: 805
Từ kết quả hồi quy bảng trên cho thấy mô hình 2 có nhiều biến có ý nghĩa hơn so với mô hình 1. Trong đó, biến phụ thuộc YLD (tỷ suất cổ tức) có mối quan hệ dương với dòng tiền mặt tự do (FCF), mối quan hệ này đáng tín cậy (vì Pvalue <5%), điều này phù hợp với lý thuyết dòng tiền mặt tự do. Bên cạnh đó ta cũng thấy biến RE/TE và ROA đều có quan hệ dương với YLD, điều này phù hợp với lý thuyết về vòng đời kinh doanh, tuy nhiên biến RE/TE và ROA lại có độ tin cậy thấp (vì Pvalue> 5%). Các biến AGR, MTB và LEV đều có mối quan hệ dương với tỷ suất cổ tức (YLD), các biến này có độ tin cậy cao (vì có mức ý nghĩa < 5%). Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba biến này và biến YLD ngược với lý thuyết vòng đời kinh doanh. Tương tự như vậy biến SIZE có quan hệ âm với biến YLD, mối quan hệ này cũng ngược với lý thuyết vòng đời kinh doanh. Bảng mô tả mối quan hệ này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4-6: Kết quả giữa hồi quy các biến độc lập theo tỷ suất cổ tức so với kỳ vọng
Trong đó DPR là tỷ lệ chi trả cổ tức và YLD là tỷ suất cổ tức, bằng cổ tức chia cho giá thị trường của cổ phiếu, hai biến này đại diện cho chính sách cổ tức. AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản qua từng năm, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản. Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết
Dùng để chỉ các biến có ý nghĩa ở mức 5% và 10%
Từ kết quả chạy hồi quy và hai bảng so sánh kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy mô hình hồi quy các biến theo tỷ suất cổ tức có độ tin cậy lớn hơn so với mô hình hồi quy các biến theo tỷ lệ chi trả cổ tức (R2 của mô hình chạy theo biến DPR là 5,5%, R2 của biến chạy theo mô hình YLD là 11,18%). Giá trị nghiên cứu đạt được của mô hình chạy theo biến YLD cũng phù hợp với lý thuyết vòng đời kinh doanh và lý thuyết dòng tiền hơn.
Bảng 4-7: Tóm tắt kết quả hồi quy
Biến phụ thuộc là DPR (tỷ lệ chi trả cổ tức) và biến YLD (tỷ suất cổ tức). AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản qua từng năm, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản. R2 là hệ số xác định của mô hình dùng để chỉ các biến có ý nghĩa 5% và 10%.
KẾT LUẬN
Luận văn đã đi vào nghiên cứu chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn năm 2007 – 2011. Luận văn tập trung vào nghiên cứu hai lý thuyết: lý thuyết dòng tiền mặt tự do và lý thuyết vòng đời kinh doanh. Dựa trên kết quả so sánh giá trị các biến có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, kết quả phân tích mối tương quan các biến và phân tích hồi quy cho thấy bằng chứng ủng hộ lý thuyết dòng tiền tự do, tức là công ty có nhiều tiền mặt hơn sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy công ty có nhiều lợi nhuận giữ lại sẽ trả cổ tức nhiều hơn. Tuy nhiên chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy công ty có quy mô lớn hơn sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn, công ty có khả năng sinh lời nhiều hơn sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn, công ty có cơ hội đầu tư nhiều hơn sẽ chi trả cổ tức thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu chưa có đủ bằng chứng giải thích được mối quan hệ giữa biến quy mô công ty, lợi nhuận, cơ hội đầu tư với tỷ lệ chi trả cổ tức do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, số liệu còn hạn chế, chỉ lấy trong 5 năm (2007 – 2011) nên chưa có đủ cơ sở dữ liệu để phân tích đầy đủ.
- Thứ hai, thị trường chứng khoán Việt Nam có các chính sách pháp luật bảo vệ nhà đầu tư còn thấp nên các nhà đâu tư thích nhận cổ tức hơn là các hứa hẹn việc chi trả cổ tức trong tương lai.
- Thứ ba, trong giai đoạn 2007-2011 đã xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Vì vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo thu thập số liệu của nhiều năm hơn để cái nhìn toàn diện hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu cũng có thể tập trung vào nghiên cứu cụ thể hơn về chính sách cổ tức, ví dụ như: việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng vốn cổ phần hay mua lại cổ phiếu quỹ. Luận văn: Giải pháp NC chính sách cổ tức của các Cty niêm yết
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: