Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Căn cứ chọn đề tài Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
Trong những năm gần đây, xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty niêm yết có cơ hội thu hút vốn kinh doanh thông qua các khoản đầu tư không chỉ của các nhà đầu tư trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vốn hóa thị trường cổ phiếu đến cuối năm 2014 đạt 1.121.000 tỷ đồng, tăng 54,4% so với đầu năm 2010, đạt trên 31% GDP (cuối năm 2007, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu thậm chí đạt 43,23% GDP). Tính cả dư nợ trái phiếu trên thị trường trái phiếu, thì quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt khoảng 54% GDP.Sau 15 năm phát triển, vốn hóa thị trường chứng khoán tăng 580 lần.Giá trị giao dịch bình quân tăng 50 lần. Thị trường chứng khoán đã giúp Chính phủ và các doanh nghiệp huy động khoảng 2 triệu tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển.Quy mô huy động vốn hiện nay tăng 50 lần so với 10 năm trước. Tính riêng trong 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ lệ đã tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị trường tiền tệ – tín dụng.
Trên thị trường chứng khoán thì thông tin là yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư. Các Báo cáo tài chính được yêu cầu phải cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho người sử dụng thông tin, đặc biệt là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (đa phần trong số họ là các nhà đầu tư và các nhà phân tích). Công cụ tài chính có mặt ở hầu hết các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp vì trong quá trình hoạt động, từ hoạt động huy động vốn đến hoạt động sử dụng vốn trong kinh doanh hay phòng ngừa rủi ro đều gắn với công cụ tài chính do doanh nghiệp phát hành hay đầu tư. Vì vậy kế toán công cụ tài chính giữ vai trò quan trọng, chi phối chất lượng thông tin kế toán mà doanh nghiệp cung cấp.
Xu hướng hội tụ và đồng nhất các chuẩn mực kế toán và kiểm toán trên thế giới đã giúp cho Việt Nam tiếp cận được với các Nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận (GAAP), các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng. Các chuẩn mực kế toán hiện hành về công cụ tài chính gồm có: IAS 32 – Công cụ tài chính: Trình bày và công bố; IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận, đo lường; IFRS số 7 – Công cụ tài chính: Công bố và IFRS 9 – Công cụ tài chính. Bốn chuẩn mực này được coi là nằm trong nhóm các chuẩn mực khó, phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới các đơn vị trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Về phía Việt Nam, hiện nay chưa có chuẩn mực riêng về kế toán công cụ tài chính: Kế toán công cụ tài chính đã được quy định rải rác trong các chuẩn mực VAS01 “chuẩn mực chung”, VAS10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, VAS16 “chi phí đi vay”, VAS 21 “trình bày báo cáo tài chính”… thực tế đó dẫn đến nhiều khó khăn cho việc quản lý, chuẩn hóa thông tin cũng như việc thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp.
Thông tư 210/2009/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính” ra đời ngày 06/11/2009, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011. Tuy nhiên thông tư này mới chỉ bao gồm IAS 32 và IFRS 7, mà chưa có IAS 39 và ban hành trước IFRS 9. Thông tư 210/2009/TT-BTC được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính. Do công cụ tài chính bao trùm nhiều loại hình tài sản và nợ phải trả tài chính nên việc áp dụng các chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều tổ chức.
Trên cơ sở đó tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài “Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu nhằm nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính và đo lường mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014.
Đánh giá thực trạng công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhằm giúp nâng cao chất lượng công bố thông tin.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống lại các nghiên cứu trước đây trên thế giới về trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày công bố thông tin Công cụ tài chính tại Việt Nam.
Xây dựng và kiểm định mô hình phù hợp về mối quan hệ giữa các nhân tố (Quy mô, Công ty kiểm toán, kết quả kinh doanh, Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu) tác động như thế nào đến mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính.
Đánh giá thực trạng công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014
Đưa ra các giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng công bố thông tin cho các doanh nghiệp.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, trọng tâm của luận văn trả lời các câu hỏi:
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp ở các nghiên cứu trước đây trên thế giới?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014?
Mối tương quan giữa các nhân tố và mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính như thế nào?
Thực trạng công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014 như thế nào?
Giải pháp nào nhằm giúp nâng cao chất lượng công bố thông tin cho các doanh nghiệp?
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các quy định kế toán về trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính của IASB, của Việt Nam, cụ thể là IAS 32 – Công cụ tài chính: Trình bày và công bố; IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận, đo lường; IFRS số 7 – Công cụ tài chính: Công bố; IFRS 9 – Công cụ tài chính và Thông tư 210/2009/TT-BTC.
Mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính theo Thông tư 210/2009/TT-BTC.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian:
Các quy định kế toán về công cụ tài chính đối doanh nghiệp phi tài chính theo chuẩn mực quốc tế và quy định tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là năm 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
Với việc áp dụng phương pháp định lượng, đề tài sẽ suy diễn từ các nghiên cứu trước nhằm dự kiến mô hình lý thuyết sẽ kiểm định.
Thu thập dữ liệu thông qua điều tra chọn mẫu, số lượng mẫu là 100 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu từ BCTC năm 2014 của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp hồi quy tương quan đa biến tuyến tính (ứng dụng phần mềm Eviews 7) để phân tích mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và kiểm định các giả thuyết mô hình.
1.6 Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình dưới đây nhằm thực hiện đầy đủ nội dung và mục tiêu của đề tài:
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trước đây
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình đo lường các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin
Công cụ tài chính của các doanh nghiệp
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Thống kê mô tả, Phân tích hệ số tương quan, Thực hiện các hồi quy tương quan đa biến tuyến tính
1.7 Các nghiên cứu liên quan của thế giới và Việt Nam Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
Trên thế giới đã có các nghiên cứu về công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu này cho kết quả khác nhau.
Nghiên cứu về công cụ tài chính của Lopes và Rodrigues (2006) cũng tập trung xác định các tiêu chuẩn công bố tự nguyện về công cụ tài chính ở các doanh nghiệp Bồ Đào Nha, Bảng Hạng mục Công bố được phát triển dựa vào các quy định IAS 32: Công bố và trình bày và IAS 39: Ghi nhận, đo lường. Nghiên cứu cho thấy quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp kiểm toán có quan hệ mật thiết với mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính Nghiên cứu của Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007) tập trung vào tính minh bạch của các công bố về công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng ở Úc. Họ đo lường tính minh bạch dựa trên chỉ số công bố thông tin dựa trên AASB 1033 – Trình bày và công bố công cụ tài chính, xem xét mối quan hệ giữa tính minh bạch và đặc điểm công ty được thể hiện bởi quy mô, hiệu suất, cơ hội phát triển, kiểm toán viên và loại hình doanh nghiệp khai khoáng. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng tính minh bạch của công bố công cụ tài chính phái sinh giữa các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng gia tăng qua các thời kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn bằng chứng về sự không tuân thủ với những yêu cầu về công bố, đặc biệt là khi liên quan tới giá trị hợp lý ròng. Kết quả nghiên cứu tìm thấy quy mô doanh nghiệp lớn, Chỉ số giá thị trường/ Thu nhập của cổ phiếu và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ công bố về các công cụ tài chính phái sinh rõ ràng hơn.
Nghiên cứu của Malaquias và Vargas (2013) phân tích mức độ công bố thông tin của các công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Brazil. Họ đã kiểm tra các báo cáo hàng năm của một mẫu của 24 doanh nghiệp cung cấp của Brazil và thị trường vốn của Mỹ cho các năm từ năm 2002 đến năm 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô và tuổi của các doanh nghiệp của Brazil có mối tương quan thuận đến mức độ công bố thông tin về các công cụ tài chính trong báo cáo tài chính dựa trên Các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Hà Thị Mỹ (2012) cho thấy các nhân tố quy mô của doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, vốn điều lệ); Tỷ số ROE và đòn bẩy tài chính có mối tương quan thuận với mức độ Công bố thông tin Công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả nhận định ngân hàng được kiểm toán bởi công ty kiểm toán trong nhóm Big4 sẽ có mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính cao hơn ngân hàng không được kiểm toán bởi công ty kiểm toán trong nhóm Big4.
Nghiên cứu khoa học của Phạm Quang và Hà Thị Phương Dung (2013) nhận thấy mức độ trình bày và công bố thông tin của các doanh nghiệp được khảo sát là thấp trước khi Thông tư 210có hiệu lực và đang được cải thiện dần trong giai đoạn 2010 – 2012. Kết quả tính toán cho thấy uy tín của doanh nghiệp kiểm toán, giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu có liên quan đáng kể tới mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính. Nghiên cứu này cũng chỉ ra doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường có xu hướng trình bày và công bố nhiều thông tin về công cụ tài chính để từ đó khẳng định vị thế của doanh nghiệp mình.
1.8 Đóng góp của nghiên cứu Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
Xác định mức độ Công bố thông tin Công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014, thông qua đó nhà hoạch định chính sách đánh giá được mức độ tuân thủ thông tư 210/2009/TT-BTC của các doanh nghiệp.
Tìm ra mối liên hệ giữa mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính với quy mô của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh và quy mô doanh nghiệp kiểm toán, từ đó giúp người sử dụng thông tin kế toán chủ động hơn trong việc sử dụng Báo cáo tài chính, đưa ra quyết định đầu tư.
1.9 Bố cục nghiên cứu
Luận văn được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã khái quát lí do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu toàn luận văn. Bên cạnh đó, tác giả đã liệt kê và phân tích sơ bộ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính của mỗi nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu cũng đã hệ thống hóa được toàn bộ các nội dung mà các chương tiếp theo sẽ trình bày. Luận văn: Nhân tố tác động đến các DN chứng khoán Tp.HCM
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Khái quát về công cụ tài chính của các DN Tp.HCM