Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1 Nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới
Đổi mới sản phẩm là giai đoạn đầu tiên trong toàn bộ quy trình quản trị đời sống của sản phẩm (Parry và các cộng sự, 2009) và nó có vai trò quan trọng trong việc quyết định các đặc trưng, thuộc tính và chi phí sản xuất ra sản phẩm. Những yếu tố này đến lượt nó lại tạo nên vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai (Slacket và các cộng sự, 2006). Tuy nhiên việc quản trị quy trình đổi mới sản phẩm có tính chất khó khăn và phức tạp do sự không chắc chắn về kết quả (Krishnan and Ulrich, 2001) và phải tiến hành theo nhiều bước có tính lập lại cũng như yêu cầu về tính linh hoạt (Cooper, 1992).
Đổi mới sản phẩm được xem như là quá trình bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng về sản phẩm và triển khai hiện thực hóa ý tưởng này bằng sản phẩm cụ thể có tính mới, độc đáo, hữu ích và khả thi trên thị trường. Quá trình này bao gồm một chuỗi các hoạt động như nghiên cứu phát triển, hình thành ý tưởng, thiết kế và thương mại hóa sản phẩm mới hay vừa cải tiến (Alegre, 2006). Trong các bước nêu trên thì thiết kế mới có một tầm quan trọng mang tính chiến lược trong các doanh nghiệp sản xuất vì nó góp phần quyết định đến phân bố mặt bằng, dây chuyền, quy trình sản xuất và cả việc bố trí mặt bằng. Quá trình phát triển sản phẩm mới có tính rủi ro cao vì không phải dự án đổi mới sản phẩm nào cũng thành công và nhà quản trị có thể quyết định chấm dứt quá trình này sau một hay một vài giai đoạn nếu như đầu ra của những giai đoạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, tuy nhiên kết quả tích cực từ đổi mới sản phẩm sẽ tạo nên một nguồn thu nhập lớn trong tương lai. Thực tiễn từ các nghiên cứu đã phát hiện rằng khả năng tạo ra một sự đổi mới sản phẩm liên tục sẽ cải thiện kết quả kinh doanh về dài hạn trước những áp lực cạnh tranh cũng như rút ngắn đời sống của sản phẩm do tiến bộ khoa học và công nghệ (Brown và Eisenhardt, 1995).
Những phát hiện từ các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ dương và tích cực giữa đổi mới sản phẩm đến kết quả hoạt động kinh doanh (Kleinschmidt và Cooper, 1991; Cooper và De Brentani, 1991; Song và Parry, 1997). Tuy nhiên nếu như mối quan hệ này rất hiển nhiên đối với các doanh nghiệp lớn và dẫn đầu trong danh sách những công ty sáng tạo và đổi mới thì vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thực hiện các hoạt động đổi mới hay không? Mức độ thực hiện đổi mới như thế nào? Và điều quan trọng hơn đó là kết quả từ hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh hay không? Tất cả những câu hỏi đó đã được trả lời thông qua các nghiên cứu trước đây trên thế giới và những phát hiện từ các nghiên cứu đã chỉ ra những doanh nghiệp vừa và nhỏ nào ít đầu tư cho đổi mới thì kết quả sẽ kém hơn so với những SMEs đầu tư cho đổi mới (Helen. S và George. A, 2008). Hơn thế nữa, các doanh nghiệp nhỏ dường như có mức độ đổi mới cao hơn so với các doanh nghiệp lớn vì những lý do như cần đáp ứng nhanh với những thay đổi trên thị trường, sự sẵn sàng cho đổi mới cao hơn và ra quyết định đổi mới nhanh hơn (Fritz, 1989; Bourantas và Papadakis, 1997) để đảm bảo sự cạnh tranh và sống còn cho doanh nghiệp.
Sáng tạo và đổi mới luôn là một yêu cầu bức thiết cho các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Nếu như sáng tạo xuất phát từ việc nhận dạng những bất cập hay những điểm tổn thương của người tiêu dùng (pain points) đó là những gì mà người tiêu dùng không hài lòng với sản phẩm hay dịch vụ hiện tại từ đó đề xuất ra những ý tưởng độc đáo, hữu ích và có giá trị để hoàn thiện những sản phẩm hiện hữu thì đổi mới là quá trình thực hiện những ý tưởng sáng tạo đó. Các ý tưởng sáng tạo đến từ hai khía cạnh: sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng do các tác động từ kinh tế, xã hội cũng như các xu hướng tiêu dùng. Việc hình thành những ý tưởng sáng tạo là một điều khó nhưng để chuyển hóa những ý tưởng sáng tạo này lại là một điều khó hơn. Để chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để đánh giá tính khả thi về phương diện công nghệ nhưng để biến chúng thành sản phẩm và dịch vụ thì cần hàng loạt các bước tiếp theo như lựa chọn danh mục sản phẩm ưu tiên triển khai trong từng giai đoạn, thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghệ, xác định các nhập lượng đầu vào, sản xuất thử, thử nghiệm sản phẩm trên thị trường, hoàn thiện và thương mại hóa (đưa sản phẩm ra thị trường). Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới
Trong quá trình đó, nghiên cứu và phát triển chỉ là giai đoạn đầu nhưng giai đoạn này lại cần rất nhiều vốn đầu tư và bao hàm rủi ro rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là khó khăn lớn nhất. Để giải quyết vấn đề này, mô hình đổi mới mở được xem là mô hình phù hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí cho cả những doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn hiện nay có khuynh hướng sử dụng các công nghệ đã hình thành và đăng ký bản quyền phát minh sáng chế thông qua hình thức thuê (licensing) và phổ biến hơn cả là hình thức mua và sát nhập (M&A) các doanh nghiệp nhỏ có những sáng tạo và đổi mới thành công. Hình thức này giúp cho các doanh nghiệp lớn phân bổ nguồn vốn nghiên cứu và phát triển có tính tập trung vào những mục tiêu hay vấn đề mang tầm chiến lược. Nhưng sự giới hạn về vốn không cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện vấn đề này (thuê bản quyền hay M&A), vì vậy rất nhiều doanh nghiệp nhỏ phải sử dụng con đường tiếp cận các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ độc quyền của nước ngoài để tìm cách khai thác trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó việc mô phỏng các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ khác ở nước ngoài nhưng có khả năng tạo nên và đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng tránh vi phạm bản quyền là con đường tiếp cận với sáng tạo và đổi mới. Đó chính là cách tiếp cận đổi mới mở được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới và ngay tại TP.HCM đang áp dụng.
Dù tiếp cận theo đổi mới đóng hay mở, việc có được ý tưởng và sản phẩm chỉ là bước đầu tiên trong quá trình tạo ra và giới thiệu sản phẩm mới trên thị trường, việc tiến hành tổ chức xây dựng và quản trị đổi mới có vai trò rất quan trọng. Những doanh nghiệp nào chuẩn hóa và thể chế hóa được những bước trong quy trình đổi mới sản phẩm sẽ có khả năng loại trừ được những sai sót và tổn thất không đáng có trong quá trình đổi mới. Hơn thế nữa, đứng trước nhu cầu thị trường rất đa dạng và phong phong phú, nếu doanh nghiệp không biết xác định thứ tự ưu tiên cần triển khai trong danh mục sản phẩm mới thì việc đầu tư sẽ tràn lan và kém hiệu quả. Và cuối cùng tổ chức hoạt động động đổi mới như thế nào cho thích ứng với năng lực và ngữ cảnh của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quyết định sự thành công cho kết quả đổi mới, từ đó góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây chính là những thách thức mà các doanh nghiệp kể cả lớn cũng như vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM cần giải quyết. Các thách thức đó phần nào sẽ được giải quyết thông qua những phát hiện từ nghiên cứu này.
Tất cả những điều nêu trên đã cho thấy tầm quan trọng của đổi mới và sáng tạo giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thích ứng, tồn tại và phát triển trong bối cảnh môi trường cạnh tranh đầy gay gắt trên thế giới. Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam thì những phát hiện này có đúng hay không lại là một vấn đề cần xem xét và kiểm định. Nếu như có sự tương đồng thì điều gì tạo nên sự đổi mới cho SMEs Việt Nam cần được nghiên cứu từ đó có thể đề xuất ra các chính sách và giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho những doanh nghiệp này là một yêu cầu bức thiết. Vấn đề nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP.HCM có tầm quan trọng thiết thực do vị thế quan trọng của TP.HCM so với cả nước và những kết quả nghiên cứu có thể được khái quát hóa trên phạm vi cả nước. Thật vậy, nếu xét về vị thế của của TP. HCM so với cả nước (số liệu thống kê năm 2016) về một số chỉ tiêu cho thấy tỷ trọng GDP, thu ngân sách và số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chiếm một tỷ trọng lần lượt là 21%, 27%, và 33,3%. Hơn thế nữa hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ, sản phẩm và quy trình luôn được chú trọng và kết quả của quá trình đó chính là các sản phẩm mới được hình thành và liên tục giới thiệu trên thị trường. Để có được những kết quả nổi bật nêu trên, hoạt động đầu từ nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm được thực hiện liên tục không chỉ trong các doanh nghiệp lớn mà còn được tiến hành một cách liên tục và bền bỉ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và chính các doanh nghiệp này nhờ quá trình và điều đó được xem là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc khảo sát và phân tích mối quan hệ giữa ba khái niệm nêu trên được tiến hành cho mẫu nghiên cứu bao gồm cả những doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì chúng chiếm một tỷ trọng cao (trên 98%) trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Tất cả những lập luận nêu trên đã cho thấy sự cần thiết khách quan, tính hợp lý và khả năng khái quát hóa của đề tài nghiên cứu xuất phát từ tầm quan trọng của quy trình đổi mới đến kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngữ cảnh của TP.HCM. Do đó mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị chính là làm thế nào để quản trị tốt quá trình đổi mới sản phẩm để tạo ra các kết quả tích cực của đổi mới và từ đó làm tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM” được đề xuất thực hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
1.2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới
Hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là một vấn đề được quan tâm rất nhiều bởi chính phủ và cơ quản quản lý nhà nước của các đại phương trong nhiều năm vừa qua, đặc biệt gần đây nhất Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 39/NĐ-CP trong việc hỗ trợ các SME tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo như hỗ trợ chi phi phí tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo các dạng bảo hộ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền phát minh sáng chế cũng như các chính sách giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia kết nối trong các chuỗi giá trị để tiếp cận các cơ hội ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện tốt các chính sách trong nghị định này sẽ tạo cơ hội cho các SME thực hiện tốt tiến trình đổi mới công nghệ mà và xét cho đến cùng hoạt động đổi mới công nghệ góp phần tạo ra những sản phẩm tốt hơn hay sản phẩm mới để đáp ứng các nhu cầu đang thay đổi trên thị trường và hình thành nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp dựa trên sự khác biệt về sản phẩm.
Để có thể liên tục hình thành và giới thiệu những sản phẩm mới hay cải tiến trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải có một tầm nhìn dài hạn tập trung vào hoạt động những ý tưởng sản phẩm mang tính mới, độc đáo và hữu ích kết hợp với việc sử dụng những công nghệ mới vừa được giới thiệu và vận hành trong ngành để chuyển chúng thành các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể phù hợp với thị trường. Tất cả những hoạt động này đều thuộc về quy trình quản trị và phát triển sản phẩm mới cho nên quản trị tốt quy trình đổi mới sản phẩm sẽ góp phần đạt mục tiêu liên tục cải tiến và giới thiệu các sản phẩm mới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh nhờ sự khác biệt và có được lợi thế của người đi đầu. Hơn thế nửa quản trị tốt quy trình phát triển sản phẩm mới cho phép có được những kết quả tích cực về kết quả đổi mới và như vậy có thể gia tăng thị phần tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm từ đó góp phần cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh. Tất cả những lập luận nêu trên chính là lý do và tính hợp lý của việc nghiên cứu mới quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới, kết quả đối mới và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến ba mục tiêu cơ bản: (1) Khảo sát mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới sản phẩm đến kết quả đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh; (2) Nhận dạng những yếu tố nào trong quy trình đổi mới sản phẩm tác động mạnh đến kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh; (3) Đưa ra các khuyến cáo hay hàm ý quản trị cho các đơn vị tư vấn hay các doanh nghiệp về những gì cần thực hiện để quản trị quy trình đổi mới sản phẩm tốt hơn qua đó cải thiện kết quả đổi mới và kết quả sản xuất kinh doanh.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết trong đề tài này bao gồm: (1) Liệu có mối quan hệ tác động giữa quản trị quy trình đổi mới và kết quả đổi mới hay không?; (2) Kết quả đổi mới sản phẩm có góp phần làm tăng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hay không?; và (3) Các hàm ý quản trị nào cần được áp dụng nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM thông qua hoạt động quản trị quy trình đổi mới sản phẩm.
1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng có kết hợp với định tính. Kỹ thuật định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia để làm rõ các bộ phận thể hiện các khái niệm nghiên cứu như quy trình đổi mới sản phẩm, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn thế nữa kỹ thuật này được sử dụng để kiểm tra các yếu tố thành phần hay biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu nêu trên. Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, các yếu tố thành phần hay biến quan sát đo lường các khái niệm được xây dựng thành bản câu hỏi điều tra. Phương pháp định lượng được sử dụng bằng các công cụ như phân tích nhân tố khám phá (EFA) và độ tin cậy của đo lường (kiểm định cronbach) để tìm độ giá trị (validity) và độ tin cậy (reliablity) của các biến quan sát trong việc đo lường các khái niệm nghiên cứu hay biến tiềm ẩn. Tiếp theo đó, kỹ thuật phân tích đơn biến được sử dụng để xác định độ phân tán của các biến; và cuối cùng hàm tương quan đa biến được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa quy trình đổi mới sản phẩm, kết quả đổi mới và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp.
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới sản phẩm, kết quả đổi mới và kết quả sản xuất kinh doanh và đơn vị thu thập thông tin là các doanh nghiệp nhưng đối tượng thu thập thông tin là các nhà quản trị cấp cao và cấp trung phụ trách hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm. Theo tiêu chuẩn đó thì các nhà quản trị cấp cao là giám đốc/phó giám đốc doanh nghiệp và cấp trung là giám đốc sản phẩm, công nghệ và kinh doanh là những đối tượng được thu thập thông tin. Mỗi doanh nghiệp sẽ điều tra từ 5 – 6 đối tượng nêu trên và số lượng bản câu hỏi điều tra được gửi đến trên 100 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM; một số doanh nghiệp có trụ sở tại Khu công nghệ cao Quận 9 và số còn lại là những doanh nghiệp nằm bên ngoài khu công nghệ cao này. Bản câu hỏi được gửi đến trực tiếp cho các doanh nghiệp bằng thư thông qua sự giới thiệu và phối hợp với Hội Doanh nhân thành phố. Nghiên cứu điều tra bằng bảng câu hỏi thu thập các thông tin dựa trên giá trị cảm nhận do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu thực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính.
Những doanh nghiệp được chọn để điều tra nằm trong bốn ngành trọng điểm được xác định bởi Ủy ban Nhân dân TP.HCM đó là cơ khí, điện tử, cao su-hóa-nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm. Cơ sở để lựa chọn đó là những ngành này được sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền thành phố trong vấn đề tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ thông qua sự hỗ trợ của Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM cũng như tiếp cận các nguồn vốn kích cầu phục vụ cho ứng dụng khoa học và công nghệ. Hơn thế nữa những ngành này tạo nên những sản phẩm chủ lực và có giá trị gia tăng cao cũng như lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh và thành phó khác
1.7 Kết cấu của đề tài: Đề tài được viết thành 4 chương, cụ thể như sau. Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới
Chương đầu tiên giới thiệu vấn đề nghiên cứu bắt đầu từ việc nêu lên tầm quan trọng của đổi mới và sáng tạo đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh cạnh tranh từ đó xác định hoạt động quản trị quy trình đổi mới có vai trò quan trọng tạo nên những kết quả đổi mới, và đến lượt nó kết quả này sẽ tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những khó khăn hay vướng mắc của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động đổi mới quy trình được đề cập đồng thời với việc phân tích ngữ cảnh của TP.HCM để xác định vấn đề nghiên cứu cũng như tính cần thiết và hợp lý của đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đó mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu được đề xuất. Cuối cùng đối tượng nghiên cứu, đối tượng thu thập thông tin, phạm vi và phương pháp nghiên cứu được đề cập để làm sáng tỏ cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Chương thứ hai tập trung vào lược khảo các lý thuyết từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Phần mở đầu của chương này đề cập đến các khái niệm có liên quan cũng như mối quan hệ giữa các khái niệm như quản trị quy trình đổi mới, kết quả đổi mới và kết quả kinh doanh. Dựa trên nền tảng của các kết quả nghiên cứu trong việc định nghĩa các khái niệm nêu trên và mối quan hệ giữa chúng khung nghiên cứu hay mô hình nghiên cứu được đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra.
Chương thứ ba giải quyết các vấn đề thuộc phương pháp luận nghiên cứu bắt đầu từ việc đo lường các khái niệm nghiên cứu để xây dựng bản câu hỏi điều tra, phương pháp chọn mẫu và phương pháp xử lý dữ liệu. Việc đo lường các khái niệm nghiên cứu dựa trên các đo lường trước đây từ đó tiến hành phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh các đo lường và phát triển bản câu hỏi điều tra. Vấn đề chọn mẫu sẽ đề cập đến phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu và các vấn đề có liên quan đến đặc trưng của mẫu. Cuối củng các kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng thống kê giản đơn và suy luận sẽ được đề cập nhằm trả lời cũng như kiểm định các giả thuyết được đề cập trong chương thứ hai.
Chương thứ tư đi vào trình bày, phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu từ việc xử lý dữ liệu thu thập được bằng bảng câu hỏi. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành để xác định các biến có kết hợp với phân tích độ tin cậy của thang đo từ đó khẳng định các biến hiện hữu (hoặc xác định biến mới nếu có) có giá trị và độ tin cậy. Trên cơ sở các biến đã được xác định, kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để tìm sự khác biệt giữa trung bình các nhóm theo các tiêu thức phân loại như sở hữu, quy mô, ngành nghề, cấp quản trị, ứng với các biến nghiên cứu. Cuối củng kỹ thuật phân tích tương quan đa biến theo mô hình đường dẫn (Path Analysis) được triển khai nhằm kiểm định các giả thuyết và giải thích sự phù hợp của mô hình được thiết lập trong chương 2.
Cuối củng, từ những kết quả và phát hiện có được trong phân tích xử lý và kiểm định giả thuyết các mối quan hệ được phát hiện trước đây sẽ được khẳng định và các phát hiện mới sẽ được đề xuất. Tính tương thích của các kết quả phát hiện sẽ được thảo luận dựa trên việc so sánh với những kết quả nghiên cứu trước đây. Những đóng góp của đề tài sẽ được khẳng định và đưa ra các khuyến cáo về hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả hoạt động trên cơ sở quản trị tốt quy trình đổi mới sản phẩm. Cuối củng các hạn chế của đề tài và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo sẽ được nêu ra. Luận văn: Mối quan hệ giữa quản trị quy trình đổi mới
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Các lý thuyết có liên quan và mô hình nghiên cứu